Nước và sắc đẹp

Vietsciences-Hồng Lê Thọ       06/02/2008
 

 

Những bài cùng tác giả

Bài 1 : Nước và sắc đẹp
Bài 2 :
Nước trong cơ thể sống
Bài 3 :
Những phương pháp lọc nước phổ biến
Bài 4 :
Vai trò của nước trong mỹ phẩm
Bài 5 :
Nước và cơ thể - Một mối quan hệ kỳ diệu
Bài 6 :
Nước và huớng phát triển của kỹ thuật xử lý -Từ cách nhìn của một nhà sản xuất Nhật Bản

 SUY NGHĨ BAN ĐẦU VỀ SẮC ĐẸP

        Khi cuộc sống ổn định thì mối quan tâm về "sắc đẹp" từ da mặt, mái tóc, cách ăn mặc... ngày càng được chú ý. Hai ước muốn cơ bản của phụ nữ là "đẹp và có duyên" đã tồn tại trong tiềm thức lại càng hiện rõ hơn. Đẹp dáng, đẹp nết, lịch thiệp trong ăn mặc lẫn đối xử là không dễ có, và không thể ngày một ngày hai đạt được như ý muốn. Nói đến cái đẹp, không thể không nghĩ đến "Mỹ phẩm" (1) và cả chục mặt hàng trang điểm cho mặt, cho mắt, thân thể và cho mái tóc. Tuy rằng, khi chọn một mặt hàng nào đó, người phụ nữ thường đắn đo về chất lượng, màu sắc và giá cả. Ngoài sự dịu dàng vốn có (càng dịu dàng càng duyên dáng !) thì vẻ đẹp bên ngoài dựa vào mỹ phẩm sẽ tôn lên nét đẹp kín đáo bên trong hoặc để che dấu phần khiếm khuyết của da mặt, nhưng cũng có khi hiệu quả của "son phấn" hoàn toàn ngược lại. Nó "làm xấu đi" khi phô trương, bày vẽ không đúng cách. Lạm dụng mỹ phẩm có thể gây tác hại lâu dài do hóa chất.

                Trong lớp học về mỹ phẩm, nhiều bạn gái đã thẳng thắn hỏi " Đẹp là thế nào ?" và "Thế nào để có được một làn da đẹp mà không cần son phấn ?". Tất nhiên điều sẽ phải nói đến trước hết là quan niệm về cái đẹp của người phụ nữ Á đông, được tóm tắt qua bốn chữ "công-dung-ngôn-hạnh". Như trên đã nói, chữ "duyên" của người phụ nữ chính là cái "nền" cho nét đẹp cụ thể bên ngoài, nhưng cũng không phải vì thế mà tránh né được câu trả lời cụ thể, mang tính thuyết phục về khoa học mà người hỏi đang chờ. Về "sắc", chúng ta có thể hiểu là sắc diện trên mặt, nơi dễ thấy nhất, hay sâu xa hơn là sự tuần hoàn của máu huyết, mức độ "tráng kiện" của cơ thể và tình trạng tâm sinh lý đang có. Làn da trên mặt của chúng ta tuy rất mỏng, chỉ có 0,04mm nhưng mang đầy đủ chức phận xúc giác, hô hấp, bài tiết, điều hòa thân nhiệt; là màn chắn chống vi khuẩn thâm nhập. Nếu những hoạt động ấy bình thường trong môi trường chuẩn mực (vệ sinh, không khí , nước...) với một cuộc sống thoải mái, hạnh phúc, sức khỏe bình thường, ổn định về tâm sinh lý thì "sắc diện" trên mặt sẽ hồng hào, làn da luôn ở trong tình trạng sáng sủa, khi ấy nét "đẹp" sẽ hiện rõ. Nói khác đi, nếu những yếu tố trên thay đổi thì "sắc diện" sẽ không còn được "đẹp" nữa, làn da mất sự mềm mại, mịn màng, căng phồng và thơm mát, ngoại trừ yếu tố tuổi tác, không ai có thể tránh khỏi. Khi chúng ta hôn lên đôi má cháu bé, có ngay cảm giác mịn màng tươi mát, thơm tho và dịu ngọt vô cùng. Yếu tố làm cho chúng ta thấy "đẹp" còn nằm ở sự cân đối của cấu tạo khuôn mặt, thân thể, tức "hình hài" của con người. Chính vì thế mà khi chấm các cuộc thi hoa hậu người ta thường nêu lên các chỉ số  (số đo vòng ngực, mông và chiều cao) cùng trí thông minh hay ứng xử của thí sinh (tức trình độ văn hóa cần thiết nào đó). Đẹp là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó sức khỏe là một nhân tố quyết định, chính vì vậy mà hầu hết các nhà sản xuất về mỹ phẩm ngày nay đều tiếp cận với ngành y dược và thế giới thiên nhiên để có được những sản phẩm giúp cho nữ giới "gìn giữ " da mặt trước khi làm đẹp bằng mỹ phẩm. Da mặt của con người rất nhạy cảm đối với mọi biến đổi của thế giới bên ngoài và tâm sinh lý bên trong, với nhiệt độ và ánh sáng, với tiêu hóa và tuần hoàn, tuổi tác.... Nói cụ thể hơn, đó là nước, dưỡng khí là những chất vừa đóng vai dinh dưỡng giúp cho những tế bào chuyển hóa tạo ra sự sống vừa giúp cho cơ thể ở trong tình trạng hoạt động ổn định như chúng ta đã đọc ở chương trước.

 

ĐIỀU CẦN NHỚ KHI MUỐN LÀM ĐẸP

 

 

              
Hàm lượng nước của da mặt ở mức 60% - 65% vào lứa tuổi 25 và dần dà bị "héo" hoặc teo lại khi ngày càng lớn tuổi, khác với các cháu bé sơ sinh, hàm lượng nước đến 80% và sức sống của tế bào cấu tạo nên độ ẩm của da (NMF) đang sung sức. Khi nghiên cứu trong công nghệ sinh học phát triển, giới chuyên môn về da liễu đã phát hiện những nhân tố tạo ra độ ẩm cho da (Natural Moisturazing Factors). ctors). Biểu bì với 40% là các loại Acide Aminé tự do. Acide Hyaluronique và Collagène ở chân bì là những hoạt chất có cấu tạo phân tử lớn, độ hòa tan trong nước với mức rất cao (rất ái thủy hay nôm na là độ ngậm nước ) tạo sức căng cho da.

                Người ta còn biết lớp tế bào sừng trong biểu bì có 58% là Protéin (chất đạm), 11% Lipid (chất béo) và 31% là NMF, Lipid cùng NMF điều chỉnh độ ẩm của da, trong đó có hơn 16 loại Acide Amin (như Acide Glutonique, Acide Asparagine, Allamin, Glycine...) và các Acide Aminé này tác dụng với nước rất linh hoạt để duy trì độ ẩm, giữ cho da luôn ở mức ổn định nếu da không bị kích thích bởi môi trường, ánh sáng, các độc tố từ bên ngoài hay một sự rối loạn nào đó trong hoạt động của bản thân của tế bào. Chính vì vậy, những hoạt chất sinh học trong mỹ phẩm cơ bản có cấu tạo gần gủi với những Acide Amin trong NMF nhằm bổ sung nguồn thiếu hụt hay do rối loạn gây nên, là những sản phẩm có giá trị cao đang được ứng dụng rất phổ biến trong những mặt hàng mỹ phẩm cao cấp trên thế giới.

                Chỉ với một đêm không ngủ vì một lý do hay tâm trạng nào đó, ngày hôm sau chúng ta sẽ thấy da mặt có hiện tượng bị "mất nước", bị khô rất rõ, kèm theo đó là những nét quầng thâm ngay dưới mắt. Ngược lại, nếu chúng ta đi trong nắng hay làm việc mệt mỏi, bực mình hay cáu gắt, làn da sẽ lấm tấm mồ hôi vì tuyến bài tiết bã nhờn hoạt động mạnh hơn, nhất là ở vùng mũi và vùng trán để điều hòa lại thân nhiệt. Làn da phản ứng nhạy cảm trước một trạng thái bất bình thường (2). Khi tế bào da phải làm việc không bình thường do cuộc sống hay môi trường, tâm sinh lý thay đổi sẽ sớm bị mỏi mệt và nếu kéo dài thì hiện tượng "lão hóa" sẽ xuất hiện trên khuôn mặt. Sự rối loạn của thần kinh hay rối loạn của những bộ phận trong cơ thể còn là nguyên nhân của sự rối loạn về nội tiết trong tế bào da. Da lại càng dễ bị hủy hoại hơn khi gặp các yếu tố bên ngoài tác động như ánh sáng mặt trời với tia cực tím mạnh (gây nám, nhăn) và bụi bẩn, vi khuẩn (gây chứng viêm, mụn các loại), và dần dần trở thành các loại bệnh da liễu khó trị, gây tác hại lâu dài cho làn da.

               
Da bị khô rất dễ phát hiện (hàm lượng nước trong biểu bì dưới 10%) khi chúng ta nhìn vào gương thấy mặt hơi sần sùi, da không mịn và không ăn phấn khi trang điểm, có khi có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Những người ở trong vùng không khí lạnh và khô như miền Bắc vào mùa đông hay Đàlạt thường bị "khô da", (mặc dù có khi thấy má hồng hào, đỏ ửng ) do nhiệt độ lạnh bên ngoài tác động vào tầng tế bào tạo ra độ ẩm của da chuyển hóa không kịp với sự biến đổi sừng hoá do sự bốc hơi của lớp da bên ngoài (biểu bì). Sự cân đối về độ ẩm trong da (moisture balance) mất dần và độ pH của da ngày càng mang tính Acide mạnh hơn (3). Điều này giải thích tại sao thân thể con người, hay da mặt thường có mùi chua (toan hóa) khó chịu.


                 
Bình thường, da phụ nữ có độ pH từ 4,5 - 6,5 (mang tính Acide nhẹ), nếu da bị khô thì pH sẽ bị tụt đến 3,5 - 4,5 nhưng nếu da nhờn thì dễ bị kiềm hóa, trong trường hợp kéo dài, dễ bị tróc do thiếu dưỡng chất cân bằng trở lại. Ngoài những yếu tố về rối loạn bên trong (mất ngủ, táo bón, dùng nhiều thuốc trụ sinh và ăn uống thất thường) còn có yếu tố của nước. Khi rửa mặt buổi sáng, có khi bạn cảm thấy da bị khô rát là do hàm lượng Cl2 trong nước hay tạp chất khoáng chất (Nitrate, Carbonate) quá cao hút nước trên da mặt. Khi bạn dùng một loại xà phòng có tính kiềm cao (pH trên 9) thì do tính tẩy rửa khá mạnh của nó làm cho da mặt bị khô và ngứa ngáy, vì da đã bị tẩy đi lớp sừng bo vệ bên ngoài, lớp da non phải chịu đựng quá sớm. Làn da thường có chu kỳ phát sinh và đào thải trong vòng 28 ngày nhưng vì một tác động nào đó của hóa chất, ánh sáng (tia tử ngoại) và môi trường (bụi bậm, vi khuẩn hay vi sinh) chu kỳ này, sẽ bị rút ngắn hay hủy hoại trật tự phát triển theo qui luật và đó là nguyên nhân của mọi vết nhăn, nám, lỗ chân lông hở to (tạo cảm giác da bị dày lên) hay các chứng mụn viêm trên mặt

                Làn da đẹp là một làn da sáng sủa, mịn màng và tươi tắn tự nhiên, cho nên, theo chúng tôi, phải cẩn thận trong khi rửa mặt và sử dụng mỹ phẩm tạo dáng, nhiều khi nó là nguyên nhân gây ra các chứng nói trên vì các mỹ phẩm màu có khuynh hướng hấp thụ ánh sáng rất mạnh, điều này giải thích tại sao đôi môi dễ bị thâm đen, hai gò má dễ bị nám khi dùng phấn màu, hay môi son đậm. Dù muốn hay không, làn da của mặt là một trong những nơi tiếp xúc nhiều nhất trong sinh hoạt con người, không thể che dấu được, cho nên việc  bảo vệ da mặt là điều kiện đầu tiên trong gìn giữ sắc đẹp. Không thể trang điểm đẹp bằng các loại phấn (lót và màu) khi làn da quá bẩn, nhờn hay khô.

                Cho nên động tác đầu tiên là phải rửa mặt. Ai cũng phải rửa mặt bằng nước vào mỗi sáng, nhưng hầu hết là rửa mặt theo thói quen để làm sạch phần "bài tiết" của da và để  "tươi tỉnh" hơn  chứ  không  nghĩ rằng động tác này rất quan trọng trong việc bảo vệ làn da, tạo cho tế bào da hấp thụ dưỡng chất (O2) từ bên ngoài giúp hoạt động sinh lý của tế bào da năng động hơn. Nên tạo thói quen quan trọng trong sinh hoạt là rửa mặt mỗi khi trở về nhà hay sau 4 - 8 giờ đồng hồ và đặc biệt là trước khi đi ngủ. Rửa mặt còn là động tác tẩy bỏ các tế bào sừng đã chết còn bám trên da hay bã nhờn ở lỗ chân lông, giúp cho hoạt động hô hấp của da được thoải mái. Khi rửa mặt bằng tay còn làm cho  da được xoa bóp giúp cho máu tuần hoàn tốt hơn và phần cơ dưới da được rắn chắc trở lại, chống được chứng da bị chảy xệ vì phần cơ dưới biểu bì thường mệt mỏi trong một ngày làm việc, đồng thời thần kinh trên mặt được vổ về, giúp tỉnh táo, bớt căng thẳng. "Da mặt đẹp trước hết phải là một làn da sạch" chính là vì vậy. Đối với lứa tuổi còn trẻ (dưới 18 tuổi) động tác này sẽ giúp bạn giữ được làn da mịn màng, tuy nhiên cần lưu ý là nguồn nước sử dụng để rửa mặt phải là loại nước trong, sạch; tránh dùng nước ao hồ hay nước có hàm lượng cồn mạnh sẽ làm cho da bị khô và sử dụng các loại xà phòng có độ pH = 7, độ mịn và bọt dịu, nhỏ. Đối với phụ nữ lớn tuổi, không thể ngăn chặn được tất cả yếu tố có thể làm cho làn da bị "xấu đi", nhất là môi trường hiện nay ô nhiễm vượt mức cho phép. Cuộc sống dần dần được "công nghiệp hoá" thì việc phải dùng đến mỹ phẩm cơ bản nào đó là điều khó tránh. Phương pháp dùng dưa leo, lòng trắng trứng hay hơi nước đắp lên mặt đã được "truyền miệng" từ hàng chục năm trước, theo lối cổ truyền, giúp cho người phụ nữ gìn giữ làn da, nhưng điều ấy chỉ có hiệu quả khi được thực hiện thường xuyên vào mỗi tối trước khi ngủ và thực tế cho thấy ít người nào có thể kiên nhẫn đến như vậy, khó thành một thói quen vì những động tác này chiếm thời giờ đáng kể.

 

 

CHĂM SÓC DA THẾ NÀO CHO ĐÚNG -

       NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT

 

              
Để có thể tiếp tục giữ được nét đẹp và ngăn chặn (làm chậm đi) sự lão hóa của làn da, bạn gái cần lưu ý những điểm sau:

                1- Giữ gìn sức khỏe bình thường và trạng thái tâm sinh lý ổn định. Tuổi tác càng cao thì làn da bị xấu đi là quy luật tự nhiên, nhưng nếu có sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái, hạnh phúc, vui vẻ, sẽ giúp bạn có được một tuổi "thanh xuân" lâu hơn.

                Gìn giữ sức khỏe bình thường ở đây còn tùy thuộc vào điều kiện sống, nhịp điệu của sinh hoạt; đặc biệt người phụ nữ dễ mẫn cảm trước những biến cố hay tác động đột xuất, dễ mất bình tĩnh cho nên càng phải tránh những bực tức bất chợt. Phải tránh những thức ăn thức uống gây kích thích, táo bón hay khó tiêu hóa. Phụ nữ rất dễ bị "thiếu nước" do việc e ngại uống nhiều trong ngày, mỗi khi ra ngoài vì vậy "táo bón" là một hiện tượng khá phổ biến và đó là nguyên nhân gây ra các loại mụn hay nhọt trên mặt. Bạn nên có thói quen uống nước mỗi khi thức dậy, trước khi ăn trưa và tối hay theo một giờ giấc nhất định phù hợp với sinh hoạt của mình, bằng nước đun sôi để nguội, nước trái cây hay sữa đậu nành, sữa tươi càng tốt.. Chớ lo "bụng sẽ bị phình to" khi uống nước. Nước còn giúp hoạt hóa và thúc đẩy bài tiết bình thường, giảm được độc tố tồn đọng bên trong cơ thể. Kinh nguyệt hàng tháng, tuần hoàn máu huyết không đều, bạn gái dễ bị nổi mụn. Nếu có thói quen "sờ nặn", mụn sẽ nhiễm độc và lây lan khắp mặt do vi trùng từ móng tay nhiễm bẩn. Nên ăn những chất tươi như rau quả có nhiều Vitaminee E, C, A, D và những chất xơ (khoai, rau) và chất khoáng càng nhiều càng tốt. Các loại Vitaminee E, C sẽ làm cho da bạn tránh được nám, khô đồng thới làm tăng tính kháng độc của cơ thể, giúp tế bào da được "hoạt hóa" hơn .

               
Giấc ngủ rất quan trọng đến trạng thái của làn da. Thức khuya sẽ gây hiện tượng mệt mỏi gấp bội. Nên chú ý tế bào da hoạt động sôi nổi nhất từ 10 giờ đêm đến 4 giờ sáng mỗi ngày (4).

             2- Yếu tố di truyền cũng rất quan trọng. Không ít người bẩm sinh đã có một làn da khá đẹp (trắng, mịn) nhưng cũng có những người mới chớm tuổi thành niên dễ bị mụn bọc, làn da sần sùi, dễ bị dị ứng. Đây là một nhân tố ngoài ý muốn, vì vậy bạn không được chán nản, tuyệt vọng mà nên tìm hiểu kỹ làn da của mình (qua kinh nghiệm hay chẩn đoán của bác sĩ da liu) để có phương cách chữa trị hay phòng ngừa. Tuyệt đối tránh dùng các loại thuốc da liễu hay mỹ phẩm một cách tùy tiện, nghe theo lời đồn đãi, khuyên răn của bạn bè không có trình độ chuyên môn để tự chữa trị thì sẽ rất nguy hại. Chúng tôi đã gặp rất nhiều bạn gái tự ý chữa bệnh nám da bằng các loại kem lột chứa Corticoid độc hại hay chữa mụn bằng các pommade trụ sinh từ loại này sang loại khác để rồi làm làn da tan nát hay thâm cháy. Trong khi ấy, một động tác "rửa mặt" cơ bản hay việc gìn giữ vệ sinh lại không hề được để ý đến.

 

                3- Trước khi bắt đầu quan tâm đến một loại kem hay một loại mỹ phẩm cơ bản, nên biết da bạn thuộc loại da gì, cần những dưỡng chất nào. Mỗi người chỉ có một làn da để gìn giữ và làm đẹp, không thể thay thế được, vì vậy có rất nhiều người e ngại không dùng bất cứ loại kem dưỡng da nào, vì lo ngại tác hại lâu dài là điều dễ hiểu. Mặt khác cũng có khuynh hướng lạm dụng mỹ phẩm, xem là "thần dược", rằng sẽ được đẹp ngay sau vài lần sử dụng. Hai xu hướng này đều không đúng. Cho nên việc có kiến thức để chọn hay không chọn mỹ phẩm cho mình không hề đơn giản. Có loại "kem" bạn dùng trong một vài tuần đầu làm da có một nét đẹp nhân tạo (mặc dù khó phát hiện) nhưng sử dụng lâu thì xuất hiện nám, mụn, lở loét và lúc ấy bạn lại tưởng rằng mình bị "nóng gan" hay bị một chứng bệnh nào đó, vội vàng chữa chạy mà không để ý đến nguyên nhân "ban đầu" này. Việc cẩn thận chọn cho mình một phương pháp giữ gìn làn da không bao giờ thừa và càng cẩn trọng càng tốt.

 Có nhiều ý kiến cho rằng không nên thoa kem vào ban đêm, trước khi đi ngủ để cho da thịt “được thở”. Điều này chỉ đúng khi bạn dùng các loại kem mỡ “cho ban ngày”. Có những hóa chất đi từ hóa dầu, khó tương hợp, không thẩm thấu vào da. Các loại kem đêm (Crème de Nuit) thường được pha chế loãng hơn, có hoạt chất sinh học, có độ thẩm thấu cao. Mặc khác, vào ban đêm, tế bào da hoạt động mạnh hơn nên càng cần có dưỡng chất để hấp thụ, bồi dưỡng cho phần đã mất mát trong ngày, vì vậy dùng kem dưỡng da ban đêm càng dễ thấy hiệu quả hơn.

 

LÃO HÓA CỦA DA DO ÁNH SÁNG VÀ THIẾU DƯỠNG CHẤT

 Ngành mỹ phẩm hiện đại ngày càng đi vào lĩnh vực dược - y học (cosme ceutical), sử dụng các loại hoạt chất sinh học có cấu tạo tương tự với các Acide amine trong tế bào da nhằm tạo sức dưỡng và bù đắp cho phần thiếu hụt của cơ thể. Vào những năm 60, nếu người ta chỉ biết có một loại kem gọi là "dưỡng da" đơn thuần thì nay đã được chia làm nhiều loại (sáng, tối) cho từng làn da (khô, nhờn, bình thường, vừa khô vừa nhờn...) và cho từng lứa tuổi với những cấu chất khác nhau, đồng thời cũng đã chế tạo được những loại "kem" bằng nguyên liệu thiên nhiên (Acide trái cây, Vit E, A, rong tảo hay công nghệ sinh học). Ngay cả trong những loại mỹ phẩm màu (son, phấn, mascara) nhiều nhà sản xuất ngày nay đã sử dụng các hoạt chất chống thâm, dùng chất chống sự xâm nhập của tia tử ngoại (anti UV) từ các loại thực vật như dầu cám gạo, dầu lô hội... một cách hữu hiệu. Tia tử ngoại, nhiệt độ và hóa chất thâm nhập vào da quá liều sẽ phá hoại và ngăn cản hoạt động của DNA, làm vỡ cơ cấu vận động chuyển hóa hay phá vỡ tế bào da phát sinh ra Ion gốc tự do (free radical, radical libre). Khi DNA tế bào da mất khả năng sinh tồn và phát triển dị biến thì các bệnh ung thư da sẽ hình thành, ban đầu là với những vết nám hiện trên mặt sau đó lây lan nếu tính miễn nhiễm (chống toan hóa) không còn hiệu quả hay suy thoái. Đặc biệt phần dầu (lipid) trong cơ thể rất dễ bị oxid hóa và thông thường là phần Acide béo phosphore không bão hòa ở màng tế bào là squallène sẽ tạo ra những gốc tự do, gặp ánh sáng mặt trời hoặc do tuổi tác càng cao thì squallène cũng rất dễ bị biến chất do H2 bị tách rời.

 


                 

Và cứ như trên thì gốc LO sẽ ngày càng phát sinh làm tế bào da ngày càng bị teo lại, tạo nên nếp nhăn.

                Mặt khác, khi ra nắng thì da thường bị sạm do sự bài tiết của hắc tố Mélanine nhằm bảo vệ lớp thượng bì. Gần đây, người ta phát hiện rằng tia tử ngoại UVAB khi chiếu thẳng vào mặt thìcác Enzyme Tyrosin (chất tạo ra tế bào Mélanine) bị kích thích, thúc đẩy hắc tố bài tiết nhiều, gặp ánh sáng mặt trời sẽ biến thành vết nám (5).

 

NƯỚC VÀ MỸ PHẨM

Tất cả các loại mỹ phẩm dưỡng da, tóc, thân thể đều có hàm lượng nước từ 15-95%, phần còn lại là một số phụ gia và hoạt chất vi lượng. Vì vậy, đối với nhà sản xuất mỹ phẩm, công nghệ xử lý nước là một kỹ thuật sống còn, không thể xem thường vì "nước" ở trong ngành mỹ phẩm là một dược chất hay nguyên liệu đắt tiền, khác hẳn với công nghệ xử lý nước uống hay làm nước giải khát. Giá thành nước uống là 1,5 USD/tấn nhưng sẽ có trị giá khoảng 1000 - 2000 USD/tấn khi biến thành mỹ phẩm (tại Nhật Bản). Một là chất lượng sản phẩm tùy thuộc vào chất lượng nước sử dụng, các phản ứng liên hoàn trong công nghệ có xảy ra được như ý muốn hay không tùy thuộc trước hết vào chất lượng nước. Hai là nguồn nước nguyên liệu tốt sẽ giúp cho sản phẩm có độ bền cao, không bị hư hỏng do nấm và vi khuẩn gây ra. Chính vì thế việc quản lý chất lượng nước trong ngành mỹ phẩm có một ý nghĩa cơ bản, và hầu hết đều phải đầu tư khá đắt tiền vào lĩnh vực này. Điều lý thú là những công ty xử lý nước uống nổi tiếng trên thế giới như Vichy, Vittel (Pháp), Shiseido, Kanebo (Nhật) lại là những nhà sản xuất mỹ phẩm  cao cấp. Ở Tokyo hay Paris ngày nay, nước tinh khiết còn được cung cấp cho gia đình không những để uống hay nấu ăn mà còn để sử dụng vào vệ sinh cá nhân vì họ cho rằng giá nước tinh khiết vẫn còn rẻ hơn các loại thuốc phòng chống bệnh da liễu do trong chất lượng nước máy không còn đảm bão được những tiêu chuẩn hóa lý. Trên thị trường thế giới, nhiều loại mỹ phẩm hay nước hoa lấy nước làm nguyên liệu thay cho các loại dầu mỡ, rượu hay các họ chất thơm. Nước rửa mặt khi tẩy trng (Cleansing water), nước dưỡng da (Skin lotion) hay nước hoa (Eau de Cologne), hoặc nước tạo thơm (Eau de Toilette)... là những sản phẩm khá phổ biến. Khuynh hướng không dùng hương liệu, chất tạo mùi nhân tạo nhằm tránh những hậu quả gây nám, phân hủy hoạt chất sinh học đang là đề tài lớn đối với các nhà sản xuất mỹ phẩm. Mỹ phẩm cơ bản đúng nghĩa phải gắn chặt với việc bảo vệ, gìn giữ nét tự nhiên vốn có của làn da và ngăn ngừa những dấu hiệu lão hóa bằng thành tựu của những nghiên cứu khoa học về tế bào, về tính năng động của DNA bằng công nghệ sinh học để tìm cách đáp ứng nhu cầu "kéo dài tuổi thanh xuân" trên cơ sở được chăm sóc thường xuyên, vì không thể có một nét đẹp tự nhiên trong giây lát, nếu có thì đó chỉ là những nét đẹp "nhân tạo" bằng mỹ phẩm màu như son phấn mà thôi. Nói khác đi, tôn trọng qui luật vận động của hệ sinh thái trong cấu tạo của tế bào da, thúc đẩy hoạt động của chúng một cách đúng đắn bằng những hoạt chất cần thiết là một việc làm khá mới, chỉ xuất hiện gần 20 năm nay khi ngành công nghệ sinh học và tế bào học phát triển, khi những thành tựu trong nghiên cứu về cơ chế của DNA và RNA được nước (H2O) cấu kết và chuyển hóa trong tế bào đã được tìm thấy trong quá trình sản sinh, tái tạo và đào thải.

               
Một sản phẩm hóa học làm "đẹp" nhanh chắc chắn sẽ có hại vì nó đi ngược lại qui luật  phát triển của da. Do đó, việc làm đẹp của người phụ nữ cũng phải dựa trên sự vận động của cơ thể, trong đó nước là một động lực (từ trong sản phẩm cũng như từ trong cơ thể) có quan hệ vô cùng mật thiết. Khi chọn mỹ phẩm hầu hết bạn gái thường có tâm lý đòi hỏi "phải đẹp ngay" hay "phải hết nám, hết mụn ngay" thì mới gọi là "sản phẩm có hiệu quả". Điều đó liệu có đúng không ? Theo chúng tôi, làm đẹp là một quá trình chăm chút, săn sóc về mọi phương diện, không thể đẹp ngay với một lọ kem hay một vài ngày "thoa thoa" qua quít để rồi thất vọng quá sớm.

                Những sản phẩm dưỡng da cơ bản như đã nói ở trên, hiện nay trên thị trường nhiều nước được chia làm nhiu loại khác nhau, thường thấy nhất là chống khô, làm ẩm da (Hydratant, Moisturizer), Anti UV (chống tia cực tím), Revitalizer (hoạt hóa tế bào da), Rénergie (sinh động trở lại), Facial Treatment (xử lý mặt), Anti-Age (chống lão hóa)... nhưng tựu trung vào việc gìn giữ và giúp cho da chống lại các hiện tượng lão hóa hay phục hồi trạng thái của da theo một đặc trưng nào đó mà khách hàng đang cần. Khó tìm thấy một nhà sản xuất nổi tiếng nào sản xuất một loại mỹ phẩm "dưỡng da" đa năng cùng lúc chống được khô, nhờn, mụn, nám nhăn... như chúng ta có thể tìm thấy tại "chợ trời" ở Tp.Hồ Chí Minh với đủ loại nhãn hiệu mà chẳng rõ xuất xứ.

                Theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất mỹ phẩm Nhật Bản, hàng năm một phụ nữ Nhật trong lứa tuổi trên 25 chi cho mỹ phẩm dưỡng da từ 180 - 250 USD/người và 60% doanh thu của ngành sản xuất mỹ phẩm tại Nhật Bản là các mặt hàng mỹ phẩm cơ bản, trong khi đó người Pháp dành khoảng 38 USD và người Mỹ chỉ có 18 - 20 USD cho các loại kem, thuốc dưỡng da (6).

 

 
Điều này cho thấy khuynh hướng của phụ nữ Âu Mỹ là muốn làm đẹp ngay bằng các loại mỹ phẩm màu trong khi phụ nữ Nhật Bản lại quan tâm đến việc chăm sóc cho làn da hơn . (7)

Từ khi các nhà khoa học phát hiện "lỗ thng" khổng lồ của tầng Ozone (làm cho trái đất nóng lên và tia cực tím gây ung thư da tăng cao) thì khuynh hướng sử dụng các hoạt chất chống tia tử ngoại ngày càng được phổ biến dưới các dạng thuốc, dầu hay kem.

 Như chúng ta đã biết, các loại máy lọc nước gia đình hay hệ thống xử lý nước ở thành phố có thể dùng tốt ở nơi này nhưng chưa chắc đã thích hợp với nơi khác. Mỹ phẩm cũng mang đặc tính tương tự, nhất là các loại mỹ phẩm để bảo vệ làn da, có nghĩa là hiệu quả cho người da trắng ở vùng ôn đới với khí hậu lạnh, khô, nhưng không thích hợp cho người da vàng hay người ở vùng khí hậu nhiệt đới. Nhiều bạn gái đã hỏi chúng tôi một loại kem khá nổi tiếng sử dụng ở Châu Âu có thể dùng được tại Việt Nam hay không ? Câu trả lời khách quan và chính xác nhất là không phải tốt - xấu mà phải xem có thích hợp, có chống lại sự thâm nhập của tia cực tím (UV), có chứa những độc tố hay hoạt chất lột tẩy là nguyên nhân gây bệnh cho da hay không. Người Châu Âu có khuynh hướng thích có màu da nâu (bronzé) và dùng kem chống khô trong khi người Châu Á lại thích trắng. Mọi phụ nữ đều ngại làn da bị "lão hóa" nhưng nguyên nhân gây ra các chứng này của mỗi nơi lại khác nhau (do môi trường và các điều kiện sinh hoạt...). Vì vậy, như đã đề cập ở trên việc tìm hiểu kỹ những hoạt chất được sử dụng làm mỹ phẩm phù hợp với thể trạng của mình là rất quan trọng. Trong số hơn 76.000 khách đã đến soi da và trả lời các câu hỏi về kinh nghiệm trong việc sử dụng mỹ phẩm của Đại Phú Sĩ tại Tp.Hồ Chí Minh chúng tôi biết được hơn 65% đã dùng qua một loại sản phẩm dưỡng da nào đó của Thái Lan, Đài Loan hay không rõ nơi xuất xứ chỉ có khoảng 5% là dùng sản phẩm của Châu Âu. Với thực tế qua 3 năm theo dõi những triệu chứng trên da mặt của số người nói trên, chúng tôi thấy số bị cháy nám (vì hóa chất của các loại mỹ phẩm lột da) hay sạm vùng má (do phấn hồng) chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng 60 - 65%, và số người da bị khô do dùng các loại xà phòng có tính kiềm lớn hay uống trụ sinh chiếm tỷ lệ 8 - 12%, đặc biệt là trong mùa mưa. Ngoài ra còn có nhiều người bị khô da, mụn do những vấn đề về tiêu hóa. Rất nhiều phụ nữ bị mụn cho rằng "trong mình bị nóng" vì thức ăn hoặc qui cho bệnh "gan", từ đó tìm mua loại thuốc chữa đau gan, làm "mát gan" một cách tùy tiện, không nghĩ rằng nguyên nhân mụn có thể do một mỹ phẩm nào đó hay những đồ dùng sinh hoạt thiếu vệ sinh, bị ẩm mốc hoặc do táo bón, kinh nguyệt gây ra. Gặp những trường hợp như thế, tốt nhất là đến bác sĩ để xác định nguyên nhân trước khi chữa bệnh !

Tâm lý nóng vội "muốn đẹp ngay" rất nguy hiểm và đó là nguyên nhân gây ra nhiêu trường hợp đau buồn không thể đền bù lại được.

 

CÁCH CHỌN VÀ SỬ DỤNG MỸ PHẨM CHO DA MẶT

     Thông thường da mặt người phụ nữ có bốn loại sau (phân loại theo thể trạng):

                               - Da bình thường

                               - Da khô

                               - Da nhờn

                                - Da vừa nhờn vừa khô ( phức hợp) (8)

Nhiều sản phẩm có ghi chữ "Oil free" (không có dầu), "Fragrance free" (không pha hương liệu), hay "cồn free" (không có cồn) đều nhằm lưu ý khách hàng trong khi chọn mỹ phẩm vì những lý do nêu trên

               

1- Da bình thường (Normal skin)

                              
Da của một người khỏe mạnh, nhất là ở lứa tuổi dưới 25, thường mịn, căng đều, không bị tróc, khô, nét rất tươi và sáng sủa nhờ độ pH luôn trong khoảng 5,5 - 6,5 và sự cân bằng của độ ẩm trong da ổn định nhờ các hoạt động bình thường của tế bào và cấu trúc còn bền vững của các lớp da, các tuyến bài tiết và hô hấp ở biểu bì không bị rối loạn.

                               Độ ẩm của da bình thường vào khoảng 60% - 70% và ở lứa tuổi 15 - 18 tuổi, các cấu chất trong NMF hoạt động khá mạnh theo sự tăng trưởng của cơ thể, hàm lượng Collagène tạo ra sức căng ở tầng cơ mỡ hay Acide Hyaluronic, Squallène ở biểu bì đạt mức cao, vì vậy người phụ nữ ở lớp tuổi này có làn da đẹp nhất, không kể đến một vài hiện tượng cá biệt như mụn cám, mụn bọc xuất hiện trong thời kỳ kinh nguyệt do sự bài tiết Hormone nam tính (Androgen) quá nhiều, gây mất cân đối về Hormone trong cơ thể. Ở lứa tuổi này không nên sử dụng các loại mỹ phẩm dễ gây kích thích, dị ứng (lột, tẩy hay màu mạnh) đồng thời giữ gìn da mặt luôn được sạch sẽ, nhất là ở vùng trán, cằm và lưng sóng mũi vì đây là những nơi nhạy cảm, dễ bị mụn hay bài tiết nhiều chất nhờn. Dùng các loại kem dưỡng da vào ban đêm (loại nhẹ như kem sữa hay nước dưỡng da) để chăm sóc thêm, đồng thời rửa mặt với xà phòng hay kem rửa mặt loại có độ pH = 6 - 7, tránh dùng xà phòng có kiềm tính cao (pH 8) dễ làm khô da.

           

 

2- Da khô (Dry skin)

 

     Rất tế nhị khi định nghĩa hiện tượng da bị khô. Nói một cách khoa học là da bị khô khi hàm lượng các hoạt chất tạo độ ẩm cho da, dưới mức bình thường, có độ ẩm dưới 40%. Da sẽ khô khi lớp dầu (lipid) ở biểu bì bị tẩy đi hay mất cân đối, tạo điều kiện cho các chứng viêm loét do vi khuẩn xâm nhập vào trong tế bào da, mà ngứa ngáy trên da mặt là biểu hiện đầu tiên. Hiện tượng "mất nước" này dễ xảy ra trong không khí lạnh, khô (như ở phòng có gắn máy điều hòa) hoặc khi bị mất ngủ kéo dài. "Mất nước" làm biểu bì bị sừng hoá nhanh hơn bình thường vì vậy người có da khô thường bị sần sùi, tróc vảy, không ăn phấn và dễ bị dị ứng trong môi trường bụi bặm (ngứa ngáy do da non phản ứng). Hiện tượng da khô còn do dùng nước có tính kiềm cao để rửa mặt, đặc biệt các loại xà phòng nhờn nhớt hay nước nhiễm chua phèn. Đối với người trẻ tuổi thì khó chịu khi cảm thấy da sần sùi, không mướt mịn, nhưng đối với người lớn tuổi thì da bị "chì" (xám) hay "xỉn". Nguyên nhân tạo ra chứng khô da còn ở bộ máy tiêu hóa và các hoạt động không bình thường khác của cơ thể (như mất ngủ, táo bón, máu huyết không điều hoà), thời kỳ mang thai hay người sử dụng thuốc trụ sinh quá liều cho phép.  Như chúng ta đã biết, lượng nước giữa các tế bào (ngoại dịch) ở hạ bì ngày càng giảm theo lứa tuổi song song với hiện tượng khô da biểu hiện ra bên ngoài cho nên người bị da khô rất dễ dẫn đến lão hóa (nhăn nheo, teo nhúm). Nói khác đi, các hoạt chất Acide Aminé và sợi Hydrophile vốn giúp cho tế bào giữ được "độ ẩm" (nước) dần dà bị mất, tế bào không tái tạo lại được thêm khi lớn tuổi, vì vậy da không còn tươi tắn, mang tính "ái thủy" như khi còn trẻ. Sự lão hóa da ở người trẻ tuổi chính là lớp sừng ở biểu bì dễ bị chết (héo) nhanh hơn bình thường do chức năng nội tiết và thẩm thấu bị suy giảm.

                               Lớp tế bào sừng mỏng 10 - 20 micron có màu trắng đục hay trong. Bên ngoài biểu bì là một lớp dầu (lipid) được NMF thải ra. Nhờ lớp dầu này mà các tế bào NMF hoạt động bình thường, chống lại sự bốc hơi nước đồng thời điều chỉnh lượng O2, nước hấp thụ và ngăn chặn vi trùng hay vi khuẩn thâm nhập cơ thể. Nếu hàm lượng thủy phân của tế bào sừng dưới 10% thì da sẽ bị khô và nhăn. NMF là những Acide aminé (16 loại) giữ được độ ẩm của da chiếm 31% tế bào sừng, đồng thời còn có các ion khoáng như Na+, K+, Mg++, Ca++, Cl -... Chất dầu từ NMF và tuyến bã nhờn bài tiết với thành phần chủ yếu là Triglyceride, Squallène tạo ra lớp mỡ phủ lên da nhằm giữ cho da không bị "mất nước".

 

                      Thành phần của Lipid trong da

 
   Bình quân (%)  Phạm vi (%) 
Triglycerides 41% 19,5 - 49,4% 
Diglycerides  2,2% 2,3 - 4,3%
Fatty Acides 16,0% 7,9 - 39,0%
Squallène 12,0% 10,1 - 13,9%
Wax esters 25,0% 22,6 - 29,5%
Cholesterol  1,4%    1,2 - 2,3% 
Cholesterol esters 2,1%    1,5 - 2,6%

 

Chính vì thế, nếu sử dụng loại tẩy rửa mạnh làm phân hủy lớp Triglyceride và Squallène thì da dễ bị bốc hơi, gây ra hiện tượng da bị khô là vậy. Người ta cho rằng da ửng đỏ khi bị khô chính vì lớp dầu Triglyceride bị phân giải và Squallène bị vỡ, không còn chức năng bảo vệ và đấy là mầm mống của các chứng mụn do vi khuẩn bên ngoài thâm nhập gây nên. Mặt khác, khi Hormone nam tính (Androgen) bài tiết không đều và dư thừa thì hàm lượng lipid cần thiết để bảo vệ da cũng mất cân đối (thường được gọi chung là rối loạn nội tiết) và đây cũng là nguyên nhân gây chứng mụn cho thanhĐối với người bị khô da, các hoạt chất gây ẩm trở lại (Hydraté) rất cần thiết như Acide Hyaluronic, Squallène, Glycérine... Vì thế, kem có các Vitamine  niên trong thời kỳ phát triển hay phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt.

                              
tổng hợp C, A, E giúp cho tế bào hoạt hóa trở lại. Các loại Vitamine này còn chống được sự xâm nhập của các tia cực tím và vi khuẩn. Trong các loại kem đắt tiền, các nhà sản xuất còn pha thêm những hoạt chất khoáng Na+ (Sodium Alginate, Allantoin), K+ dễ hòa tan trong dung dịch nước.

                               Nên lưu ý, mỹ phẩm chống khô da (Hydratant, moisturizer) cho ban ngày và vào ban đêm rất khác nhau, cho nên trong các loại kem ban ngày thường có những hoạt chất chống nắng, chống bốc hơi; trong khi ban đêm thì kem phải  có các loại Vitamine, chất cân đối lại pH và độ ẩm. Tránh dùng kem có Vitamine E vào ban ngày vì khi gặp nắng Vitamine E sẽ bị phân giải và kích thích hắc tố Mélanine phát triển, dễ bị nám. Kem ban đêm thì ngược lại, rất giàu Vitamine E như đã nói. Người có da khô nên thường xuyên rửa mặt bằng loại xà phòng có bọt mịn với độ pH= 7 - 8, sau đó dùng các chất sữa hay kem dưỡng da. Tránh dùng các loại cồn hay mỹ phẩm có chứa cồn, hóa chất thơm mạnh hay mỹ phẩm tẩy, lột da.

           

3- Da nhờn (Oily skin)

 

             
vùng nhiệt đới, do thời tiết nóng nực, da phụ nữ rất dễ bài tiết mồ hôi nhằm điều hòa thân nhiệt nên hiện tượng lấm tấm các hạt dầu (sébum) xuất hiện ở những vùng mẩn cảm như trán, cằm và dọc theo sống mũi (gọi chung là vùng chữ T trên mặt). Khi các tuyến bài tiết mồ hôi hoạt động mạnh thì chất dầu thoát ra nhiều hơn bình thường làm cho da mặt bị kiềm hóa, trở nên bóng, nhầy nhớt, dễ bị bụi bẩn bám vào, hay mụn cám phát triển. Lớp nhờn trên mặt là những chất tạo ra lipid như Squallène, Triglycéride (chất béo hữu cơ) bám chặt ở lỗ chân lông, ngăn cản sự hô hấp cho nên người bị nhờn rất dễ bị mụn cám đồng thời lỗ chân lông lại hở to (do chân lông phải tiếp tục hô hấp), tạo cảm giác da bị dày lên hay lỗ chỗ. Hiện tượng này thấy rất rõ ở những người hay cạo mặt, lạm dụng mỹ phẩm màu (phấn bột, màu) lâu ngày. Những người bị nhờn da rất khó trang điểm vì kem phấn không bám được vào da. Hơn thế nữa, các lớp tế bào sừng đã chết tiếp tục bám trên mặt làm cho lỗ chân lông bị bít hẳn, càng dễ gây các chứng viêm, lại thêm các tác động kích thích (nặn mụn, cạo mặt) có thể dẫn đến việc loét lở thành mụt nhọt hay mụn bọc do nhiễm trùng. Chính vì vậy, những người có da nhờn thường bị các chứng bệnh này. Chất nhờn (lipid) trên da mặt là một màng mỏng phủ trên biểu bì, phát sinh (95%) từ các tuyến bã nhờn (sebaceous glands) bài tiết ra ngoài và từ những tế bào da bị sừng hóa (5%). Lớp nhờn này chứa nhiều loại Acide béo, mỡ ester (wax ester), Triglycéride, Squallène và Cholestérol. Da bị nhờn là chính các Acide béo và mỡ Ester bài tiết quá nhiều, đặc biệt là lứa tuổi 16-39. Các chât mỡ như Triglycéride dễ bị phân hủy, khi gặp vi trùng thâm nhập gây viêm da và dẫn đến việc bài tiết quá nhiều, tạo mụn bọc. Do đó, đối với người bị mụn viêm lở thường xuyên, việc cân đối lại hormone là điều cần thiết, nhất là nam nữ ở lứa tuổi dậy thì.

                                                                                              

 

                Tỷ lệ da nhờn ở phụ nữ phía Nam rất cao (70-80%), trong đó số người vừa nhờn vừa khô chiếm gần 65% và bị thêm chứng mụn là 35% trong tỷ lệ trên. Ngược lại phụ nữ ở vùng cao hay miền Bắc hay lại bị chứng khô da và nám. Mặt còn có một mạng lưới của cơ và hệ thần kinh cho nên khi ở trong trạng thái căng thẳng, mặt thường đổ mồ hôi hay nhăn nhúm lại. Khi bị mệt, mặt rất dễ bị nhờn nhớt mặc dù có người vốn có làn da khô hay bình thường. Cho nên việc xác định "nhờn, khô" còn tùy thuộc vào trạng thái tâm sinh lý, không phải là bệnh. Vì vậy, tránh vội vã chữa trị khi chưa tìm thấy nguyên nhân cơ bản, có khi tốn hao vô ích.

                                Để giải quyết chứng da nhờn, trước tiên, phải biết giữ cho da sạch sẽ, tẩy nhẹ lớp sừng đã chết, lớp mụn ở chân lông. Bạn gái có thể sử dụng các loại kem tẩy trang, tốt hơn là nước dưỡng da có chứa các hoạt chất tẩy như AHA (Alpha Hydroxyde Acides) đi từ nguyên liệu trái cây hay dùng dưa leo là chất giàu Saponin, để làm sạch da trở lại. Mật ong cũng là một chất tẩy da rất tốt. Các mỹ phẩm có sử dụng hóa chất tẩy phải được định lượng và kiểm tra thường xuyên, lạm dụng sẽ gây nám, lột da mặt. Tránh dùng các loại kem nhiều dầu mỡ, sáp, nên sử dụng các loại dịch loãng hay nước có hoạt chất nói trên. Trước khi trang điểm, nói chung cho tất cả, và đặc biệt đối với người da nhờn, là nên rửa mặt thật sạch bằng tay hoặc khăn lông, nhất là vùng chữ "T". Nên tẩy trang trước khi đi ngủ hay nghỉ ngơi, trả lại cho làn da những hoạt động tự nhiên để thúc đẩy sự chuyển hóa bình thường của tế bào.

           

4- Da phức hợp (vừa nhờn vừa khô - Mixed skin)

          

Đây là một loại da khá phổ biến ở phụ nữ phía Nam, đặc biệt vào mùa hè, vùng T của da thường bị đổ mồ hôi nhờn nhưng vùng gò má lại bị khô, xỉn khi nhiệt độ lên cao. Tuyến bã nhờn ở vùng T hoạt động khá mạnh và thường tạo ra những lỗ chân lông lớn trên đỉnh mũi hay mụn cám đen dọc theo sống mũi, trong khi hai gò má bị thiếu chất dầu (bị khô) do lớp sừng bên ngoài thiếu độ ẩm cần thiết. Tóm lại, những người có da phức hợp thường bị khô vùng mặt này nhưng lại bài tiết chất nhờn nhiều hơn bình thường ở vùng mặt khác. Nếu bạn là người bị chứng phức hợp thì trước hết nên dùng bông gòn với nước dưỡng (Skin softener) lau sạch phần bị nhờn nhớt sau khi rửa mặt và tiếp đến là dùng một loại kem sữa dưỡng da (milk lotion) thoa vào da ban đêm để chống khô da. Nếu được, nên dùng loại xà phòng tiệt trùng để lau sạch những chổ bị mụn trước khi dùng kem sữa.

                               Đối với phần bị mụn viêm, nên sử dụng loại kem trừ mụn nhằm ngăn chặn kịp thời hiện tượng da bị viêm lở (9).

                               Dầu muốn hay không, những mỹ phẩm tạo dáng bằng đường nét nhân tạo là một nhu cầu rất lớn, dần dà trở thành một nhu yếu phẩm làm đẹp của người phụ nữ. Đặc biệt, trong giao tế xã hội bắt buộc, người phụ nữ nào cũng phải có  một hộp phấn, cây son để trang điểm. Xu hướng trang điểm các loại sản phẩm tạo dáng này tùy thuộc vào mấy yếu tố sau:

                               1- Tính thời trang, mùa, màu áo quần, môi trường tiếp xúc và thời điểm sử dụng (sáng, chiều, tối...) để chọn màu thích hợp.

                               2- Mỗi người có mỗi cách trang điểm riêng nhưng không ngoài mục đích làm nổi bật đường nét hấp dẫn, cân đối để tôn vẻ đẹp riêng của từng người.

                               3- Nhãn hiệu và màu được chọn lựa theo sở thích từng người.

               

 

Về mặt khoa học, "màu" thấy được khi một chất nào đó hấp thụ ánh sáng. Sở dĩ chúng ta thấy màu đỏ của vật thể là vì vật thể đó hấp thụ tia hồng ngoại, hay màu tím là do hấp thụ tia tử ngoại cho nên các mỹ phẩm màu sẽ có những tác động gây hại làm thâm , nám da nếu không kèm theo những hóa chất chống lại sự thâm nhập của ánh sáng vào tế bào da. Nhưng những chất này lại có hóa chất nền là Oxyd Titan, một loại bột rất nhuyn, rất dễ bám vào lỗ chân lông, bịt kín, cản trở bài tiết và hô hấp. Để giải quyết những mâu thuẫn này, vào những năm 1970, các nhà sản xuất dần dà chuyển sang việc đưa những hoạt chất chống khô, Vitamine vào son, phấn và đến năm 1980 trở lại thì bổ sung các hoạt chất chống tia tử ngoại và làm mềm da như dầu Aloe, Acide Hyaluronique. Hiện nay khuynh hướng không sử dụng hương tổng hợp trong mỹ phẩm (trừ nước hoa) ngày càng phổ biến, hay chỉ sử dụng một lượng vừa đủ để "bão hòa" mùi hôi khó chịu do hóa chất gây nên. Vấn đề cơ bản và khó nhất trong ngành công nghiệp mỹ phẩm là tạo sự thẩm thấu của hoạt chất vào tế bào da nhưng không ai có thể bỏ qua hay xem thường chất lượng của H2O, vì chính H2O là một hoạt chất cơ bản không những làm xúc tác cho những phản ứng sinh học mà còn là chất chuyển tải, đưa các hoạt chất vào da một cách tinh vi nhất.

 

 

     

 ====================

 (1) Mỹ phẩm thường được phân loại: theo chức năng như sau:

                - nbsp; - Mỹ phẩm tạo dáng: Son phấn, mascara, bút chì kẻ môi, mắt, sơn móng tay, keo chải tóc... (còn gọi là mỹ phẩm màu)

                - Mỹ phẩm cơ bản: Gồm các loại kem dưỡng da (đêm, ngày), chống lão hóa (nhăn nám), chống nhờn, khô...

                - Mỹ phẩm tẩy rửa: Dầu gội, kem đánh răng, dầu tắm...

                - Mỹ phẩm đặc trị: Chống mụn, tẩy da...

                - Mỹ Phẩm tạo hương: Tạo mùi thơm cho thân thể (body lotion), chống hôi (déodorant) hay gây hương đặc biệt trong trang điểm (eau de cologne)

 

(2)

THÀNH PHẦN CỦA NMF

Acide Amine tự do 40%
Acide Pyrrolidone Carboxylique (PCA) 12%
Urée 7%
Ammoniaque, Acide Urique, Glucosamique Uréatinine 1,5%
Sodium 5%
Calcium 1,5%
Potassium 4%
Magnésium 1,5%
Phosphates 0,5%
Chloramines 6%
Lactates 12%
Citrates, formiates 0,5%
Chưa rõ 8,5%
            

 

 (3) - Tác hại của Oxygen trong không khí rất dễ thấy qua hiện tượng của chiếc xe đạp bị sét, rỉ khi để ngoài trời hay trong nước. Hiện tượng này được gọi là Oxyt-hóa. Vậy thì khi da, mắt và phổi (qua đường hô hấp) tiếp xúc với không khí có bị "rỉ mục" hay Oxyt-hóa không ? Vẫn có và càng mạnh khi tiếp xúc càng lâu. Điều ấy tưởng như ai cũng biết, nhưng trong y khoa, hiện tượng Oxyt-hóa gây bệnh chỉ mới được phát hiện gần 30 năm về trước khi các bác sĩ nhi khoa tìm thấy chứng bệnh viêm võng mạc của các cháu sơ sinh thiếu tháng được đặt trong lồng kính có nồng độ Oxygen cao. Oxygen thường được lý giải như một loại dưỡng khí, nhưng ở một nồng độ cao lại trở thành một chất độc, có tính sát khuẩn mạnh. Một số bạn nữ bị viêm mụn thường sử dụng "nước Oxy già" hay các loại Pommade có hàm lượng Oxygen lớn (Oxy 10) làm cháy cả da. Con người hấp thụ Oxygen để nuôi tế bào qua đường máu. Mỗi ngày cơ thể hít vào khoảng 500 lít Oxygen để Oxýt-hóa thức ăn (2500 kilo calori) tạo ra năng lượng cho những hoạt động nhưng có 1 - 2% Oxygen trong tế bào là những Oxygen tự do (Free Radical) - mang điện tích âm - thường gây tác hại ngược lại nhưng không đủ sức để hủy diệt tế bào nhờ những Enzyme kháng toan hóa (Super Oxyddimustaze) (chống lại sự Oxýt hóa) có sẵn trong tế bào. Khi tế bào mất sự cân đối này, hay khả năng chống toan-hóa suy giảm thì biểu hiện của sự lão hóa sẽ đến. Các loại thuốc chống lão hóa đặc biệt là kem dưỡng da có kèm theo Vitamine A, E, C thường được gọi "Anti-Age" là vì vậy

 

 (4) - Các loại hoạt chất thường được sử dụng trong mỹ phẩm:

                * Vitamine A (chống sừng hóa, hoạt hóa tế bào da), Vitamine E (chống Ion Oxygen tự

                  do, nám)

                * Vitamine C (xúc tác phản ứng tạo Collagène, chống Ion tự do, chống nhăn), AHA (Alpha Hydroxy Acides) giúp tẩy tế bào sừng, làm sạch da.

                * Hoạt chất sinh học: Acide Hyaluronique và các loại Acide Amin khác làm dưỡng dưỡng dưỡng dưỡng

                   chất cho da, trong dầu cám (g> -orizanol), dầu cá (Squallène).

                * Chất trích ly từ thảo mộc: tinh dầu cam thảo, lô hội, tía tô, mướp đắng, vỏ bưởi,

                  bồ kết, gừng... là những hoạt chất thiên nhiên, không gây dị ứng, viêm da, được sử

                  dụng làm các loại kem cao cấp

                * Ngoài ra, người ta còn sử dụng vàng, bột trân châu trong các loại kem dưỡng da, đặc biệt là sản phẩm của Nhật Bản và Trung Quốc

 

                (5)  Các loại dầu thoa chống nắng hay kem trang điểm chống tia tử ngoại thường có ghi chỉ số chống nắng SPF (Sun Protecting Factor). Đây là một chỉ số nói lên hiệu quả chống sự thâm nhập của tia tử ngoại (UV-B) đối với da. Chỉ số SPF càng lớn thì hiệu quả chống nắng càng cao, tuy nhiên đây không phải là một chỉ số có giá trị tuyệt đối và còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể, hoặc thể chất như độ đổ mồ hôi hay lượng nước tiếp xúc trong khi tắm.

                (6) Tạp chí Drug & Cosmetic Industry 9/94 (Mỹ) cho biết: Người Pháp chi 198,9 USD/năm cho mỹ phẩm trong đó 54 USD cho trang điểm, 38 USD /tóc, 37,8 USD /da và 69,1 USD /nước hoa. Riêng về phần 37,8 USD cho da thì khoảng 24,2 USD cho da mặt, 8,69 USD cho thân thể và gần 5 USD cho sản phẩm chống nắng hay làm nâu da. So với mức chi cho làn da của người Nhật là 180 - 250 USD /năm thì người Nhật chi tiêu gấp 8 lần cho mỹ phẩm dưỡng da so với người Pháp là nước tiêu dùng nhiều nhất các loại mỹ phẩm ở Châu Âu, trong khi đó người Nhật lại ít dùng nước hoa (2%), và các sản phẩm trang điểm (28-30%). Từ năm 1994, sản phẩm mỹ phẩm cơ bản tăng 12 - 14% /năm nhờ sự phát hiện ra AHA (Alpha Hydroxyl Acide), một hoạt chất mới từ tinh trái cây có khả năng tẩy dần các vết nám trên mặt, tức lấy đi các tế bào sừng đã chết nhưng vẫn còn bám trên biểu bì, làm da bóng và trắng trở lại.

 Mức tiêu thụ của người Nhật như sau:

 

Nước hoa 2%     22,043 T
Mỹ phẩm tóc 28.6%  312,850 T
Da 39,2%  429,454 T
Tạo dáng (son phấn) 28.4%  310,884 T
Đặc biệt 1.8%    19,789 T

                                                          1,095,020 T

 

                (7) - Kem và Nước Hoa vốn có một lịch sử lâu đời, từ thời Ai Cập cổ đại hay miền Lưỡng Hà (Iraq ngày nay) là những vùng sa mạc mà nhiệt độ ban ngày và ban đêm có thể chênh nhau đến 50°C. Người Ai Cập cổ đại đã biết sử dụng mỡ động vật hay dầu thực vật để thoa lên da thịt. Nữ hoàng Cleopâtre cũng đã biết dùng tinh dầu hoa hồng để gây thơm, và dùng sữa lạc đà để tắm. Đến thời kỳ văn minh La-Hi, phương pháp chiết xuất tinh dầu từ các loại hoa trở nên phổ biến, và y sĩ Galenus của thời kỳ La Mã thứ 2 khám phá việc trộn dầu vào mỡ động vật để làm kem trị bệnh. Đến thế kỷ thứ 17, phương pháp nhũ hóa mới được phát minh ở Châu Âu tạo được nhũ tương mà công nghiệp mỹ phẩm ngày nay đang áp dụng.
 

(8) Một thói quen của giới nữ khi cầm hũ kem trên tay là ngửi xem có thơm hay không. Nghĩ rằng kem có mùi thơm mạnh là loại tốt, bởi mùi thơm có thể hợp ý thích chứ chưa chắc đã hợp làn da. Hầu hết các sản phẩm làm đẹp đều có pha hương liệu trước hết nhằm “lấn át” mùi hóa chất pha trộn, gây cảm giác dễ chịu khi thoa lên mặt. Tuy nhiên, những sản phẩm cao cấp, dùng hoạt chất sinh học đều tránh việc sử dụng hương liệu mạnh vì những lý do chủ yếu sau:

          - Hương liệu tổng hợp chất thơm (Aromatique compound) có khả năng

                phân hủy hoạt chất có tác dụng trong kem

          - Cồn (Alcohol) hay Aldehyde  làm khô da (trong dầu thơm)

          - Họ chất thơm có thể là nguyên nhân gây nám khi tiếp xúc với tia tử ngoại

    Nhiều sản phẩm có ghi chữ “Oil free” (không có dầu), “Fragrance free” (không pha hương liệu), hay “Alcohol free” (không có cồn) đều nhằm lưu ý khách hàng trong khi chọn mỹ phẩm vì những lý do nêu trên

   Kem “tốt” không phải là kem có mùi thơm mạnh yếu mà là loại kem đạt được những tiêu chuẩn:

              - Độ thẩm thấu vào da của kem nhanh hay chậm. Sau khi thoa đều khắp lên mặt (hay tay), không bị nhờn nhớt, không bị nóng bừng hay ngứa ngáy khó chịu

            - Kem không có mùi chua hay nấm mốc trên bề mặt, không bị vàng

             - Độ mịn của tuyệt đối. Nếu thấy kem bị lợn cợn tức là hóa chất pha trộn không tan thì đấy là kem không đạt tiêu chuẩn

             - Hiệu quả của kem có phù hợp với chỉ dẫn ngoài bao bì hay không


 

(9)  Ngoài việc phân loại chính như trên, còn có những loại da sau:

                Da dầu (nhờn), da lão hóa (nhăn, nám), da khô, da bẩn, da sần sùi (Velue), da có mùi hôi, da có Pellicules (gàu), da sỉn (Mal irrigué), da sạm (Insolé), bạch tạng (Dyschromie), da suy dinh dưỡng (Carence), da đen (Atrophique)

 

            ©  http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org Hồng Lê Thọ