Những bài cùng tác giả
Báo cáo của
Ajinomoto (Phần 1)
Báo cáo của Ajinomoto (Phần 2)
Báo cáo của
Ajinomoto (Phần 3)
Luật Bảo Vệ Môi trường
Đập Tan Bảo Thủ để phát triển
3-2-3 "Đập tan bảo thủ" tại Ajinomoto
Một dự án của Chính phủ Thái Lan đã làm thay đổi quan niệm của AJT về chất
thải và sản phẩm phụ. Như trước đây đã đề cập, AJT bắt đầu thẩm định lại giá
trị của những sản phẩm phụ tại Trung tâm Thử nghiệm Nông nghiệp của chính
phủ, phòng nghiện cứu của một số trường đại học và trung tâm R&D của mình để
tìm kiếm các chứng cứ khoa học cho thấy sản phẩm thứ cấp phát sinh từ quy
trình của Ajinomoto là vượt trội về giá trị so các loại phân bón hóa học
khác. Mặt khác do vẫn giữ giá bán thấp hơn nhiều so phân bón hóa học nên
phân bón của AJT bắt đầu bán chạy. Cuối cùng vào năm 1998, doanh số sản phẩm phụ trở nên đáng kể. Các nhà quản
lý thảo luận về tình hình tiêu thụ sản phẩm phụ, việc mà trước đây họ chỉ
làm đối với sản phẩm chính, và đã thấy có cơ hội lớn trong việc tăng doanh
thu nhờ sản phẩm phụ. * Sản phẩm phụ của AJT có tiềm năng tiêu thụ tốt hơn vì có nhiều nông dân ưa
chuộng phân của AJT hơn phân hóa học. Các bảng dữ liệu khoa học qua thí
nghiệm là bằng chứng thuyết phục nông dân sử dụng sản phẩm của AJT nhờ vậy
tiếng tốt bắt đầu lan rộng. * Với một hệ thống quản lý tốt hơn và nhiều nguồn nhân lực vật tư hơn, bộ
phận quản lý môi trường có thể thành công trong việc cung ứng tốt hơn về
dịch vụ và sản phẩm cho người tiêu dùng; * Bộ phận quản lý môi trường, thường là một gánh nặng chi phí cho việc gìn
giữ môi trường và tuân thủ luật môi trường, nay đã có cơ hội mang về lợi
nhuận và phát triển theo hướng kinh doanh mới. Tình cờ nhóm sản phẩm phụ vẽ số liệu mang màu đen đã làm sáng mắt ra các nhà
quản lý AJT. Họ bắt đầu tìm cơ hội để làm ra sản phẩm thay vì sản phẩm phụ,
vì họ tìm được khả năng biến đổi chất thải tốn kém, nó sẽ làm hại môi trường
nếu xả ra mà không xử lý, thành mặt hàng có giá trị. Đó là giây phút khi một
nguy cơ biến thành một cơ hội và điều mạo hiểm được biến thành tiềm năng lợi
nhuận, phá tan tính bảo thủ tồn tại lâu đời trong văn hóa AJT. FDG-Thai lan và chúng tôi đang đứng trên một tổng kết đầy tham vọng là sự
đầu tư này và các chi phí cho bảo vệ môi trường sẽ góp sức cho công ty lớn
mạnh, làm ra nhiều lợi nhuận và gặt hái sự tôn trọng của xã hội. Điều này
hiễn nhiên sẽ dẫn đến việc phát triển thân thiện môi trường mạnh hơn nữa
trong sản xuất và kinh doanh. 3-2-4 NHỮNG CƠ HỘI
3-2-4-1 Tầm vóc của thị trường phân bón
Thật may mắn cho những nhà quản lý AJT khi họ tìm thấy cơ hội tốt hơn để bán
sản phẩm phụ của mình. Tuy nhiên, những cơ hội đã xuất hiện trong thời gian
qua đối với bộ phận phụ trách sản phẩm phụ này nhưng do tính bảo thủ mà họ
đã bỏ lỡ. Người ta sẽ nhận ra cơ hội nếu bức màn bảo thủ nầy được gỡ bỏ. Đây
là điều đã xảy ra cho những nhà quản trị AJT. Theo số liệu thống kê lượng
phân bón nhập khẩu vào Thái Lan, khoảng độ 1.500.000 tấn phân bón nhập khẩu
trong năm 2000, chỉ một số lượng nhỏ phân bón là được sản xuất trong nước.
(hình 5-4)
 Hình 5-4 Nhu cầu phân bón cho nông nghiệp ở Thái Lan trong năm 1998 - 1999 Nguồn: UN, Số liệu về phân bón tại Thái Lan, FINANDIP Thu thập vào ngày 24-8-2005 Tại Thái Lan, tiền dự phòng mua phân bón là nghĩa vụ chính của quỹ dự trữ
ngoại tệ. Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ phát triển ngành sản xuất phân
bón nội địa. Tuy nhiên, nỗ lực này bị kiềm hãm bởi nạn thiếu hụt nguyên
liệu. Cho đến lúc gần đây, khả năng sản xuất phân nội địa vẫn còn bị giới
hạn trong việc phối hợp ni-tơ và phốt pho (phân NP), ni-tơ, phốt pho(Lân) và
Bồ tạt (phân NPK). Điều này có nghĩa là còn rất nhiều cơ hội cho Ajinomoto
xâm nhập vào thị trường phân bón. Riêng về loại phân NPK, chính phủ đã hỗ trợ cho hai dự án sản xuất
bồ-tạt(Potassium) vào năm 1998; một ở phía dưới lưu vực Bam Net Narong
(thuộc dự án Asean) và cái còn lại ở phía nam mõ Somboon tại Udon Thani
(thuộc dự án APPC, tổ hợp Asian Pacific Potash). Thái Lan buộc phải nhập
khẩu axít phốt-pho-ric vì không có tài nguyên thiên nhiên để cung ứng. Thông
thường người ta sử dụng chất ammonium hoặc urea, cả hai thứ là hoá chất tổng
hợp dùng khí đốt tự nhiên và sử dụng chất ni-tơ làm nguồn tạo chất dinh
dưỡng. Thái Lan có nguồn khí đốt tự nhiên, có thể xây nhà máy ammonium cung
cấp cho nhu cầu ammonia nội địa. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có nhà máy tổng
hợp ammonia tại Thái Lan. Người ta đồn rằng thế lực vận động hành lang của những nhà nhập khẩu ammonia
và urea rất mạnh, đến nỗi trong quá khứ một dự án xây nhà máy ammonium đã bị
chính phủ từ chối nhiều lần. Thí dụ đã có lúc nhà cung cấp phân nội địa lớn
nhất là công ty Phân bón Quốc gia Thái Lan (NFC) đã thúc đẩy mạnh mẽ tìm
nguồn đầu tư từ chính phủ Thái và các tổ hợp kinh doanh nông sản để xây dựng
một nhà máy ammonia dùng nguồn khí đốt có sẵn. Sản xuất ammonia tại địa phương sẽ làm giá phân bón hạ cho nông dân và giảm
sự lệ thuộc vào nhập khẩu ammonia đắt tiền. Tuy nhiên, các nhà chính trị vẫn
chưa cho phép công ty xây nhà máy ammonia, nên Thái Lan vẫn phải lệ thuộc
vào nước ngoài nguồn cung ammonium urea, ammonium sulfat và nguồn tạo
nitrogen cho các chất đó. AJT tạo ra chất ammonium sulfate, nitrogen hữu cơ
và axít phosphoric tạo ra trong quy trình sản xuất, xem như là nguyên liệu
miễn phí để sản xuất ra phân bón quý giá. Số lượng chỉ là 500,000 tấn, tính
ra khoảng 2% tổng nhu cầu phân bón ở Thái Lan. 3-2-4-2 Thuộc tính tổ chức và các cơ hội kinh doanh khác
Luật pháp Thái Lan cấm công ty nước ngoài lập nhà máy để kinh doanh, vậy nếu
AJT muốn tiến hành kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, Ajinomoto phải lập
một công ty độc lập tại Thái Lan. Nếu một công ty nông nghiệp được thành
lập, công ty mới này có thể phụ trách công việc kinh doanh thuộc lĩnh vực
nông nghiệp và được hưởng miễn giảm thuế trên sản phẩm phân bón. Các công ty
thường phải trả 7% thuế giá trị gia tăng trên doanh số bán, nhưng các công
ty nông nghiệp trong nước của Thái Lan được miễn thuế nhằm bảo vệ ngành công
nghiệp nông sản. Do đó, nếu Ajinomoto lập được một công ty như vậy thì sẽ có cơ hội để thâm
nhập vào khu vực nông nghiệp và hưởng miễn giảm thuế VAT trên sản phẩm phân
bón. Tạo một công ty độc lập thì còn có nhiều việc quan trọng khác nữa phải bàn
tới, chứ không chỉ là lợi thế về mặt kinh tế. Những thứ đó là động lực, chất
lượng sản phẩm và mối liên hệ với xã hội địa phương. Làm một công ty độc lập trong nước thì động lực và cam kết về chất lượng sản
phẩm, sự tương thích và thân thiện với môi trường theo truyền thống cũ về
sản phẩm phụ ... tất cả đều phải được nâng lên tầm mức cao. Nhân viên của
công ty mới này phải là "nhân vật chủ chốt" để chăm lo cho "sản phẩm chủ
chốt". Phải cần một động lực thúc đẩy mới thoát khỏi những tiếp đầu ngữ như
là "thứ cấp", "phụ" hay ý nghĩa dơ bẩn của chữ "thải". Tất cả phải như là họ sản xuất và kinh doanh những sản phẩm chất lượng cao
mà những nhân viên có thể tự hào và giải thích cho khách hàng với niềm hãnh
diện. Kinh doanh trong một nền kinh tế truyền thống phải thực sự mang tính
bản địa mới giúp cho công ty thông suốt được những nhu cầu của xã hội địa
phương. Tóm lại, cơ hội mang đến cho tổ chức đang thuận lợi để lập một công ty địa
phương độc lập về nông nghiệp thân thiện với môi trường, có liên quan đến
chất thải và các sản phẩm phụ của Ajinomoto. Qua các điểm sau: * Tạo động lực (thúc đẩy làm việc) tốt hơn và cam kết rõ ràng hơn của nhân
viên đối với chất lượng sản phẩm, sự tương thích và thân thiện với môi
trường bằng cách thay đổi quy ước của việc kinh doanh từ quản lý chất thải
và sản phẩm phụ sang thành kinh doanh sản phẩm. * Tạo mối liên hệ tốt hơn với xã hội địa phương giống như là một công ty bản
địa chính hiệu. * Tập đoàn AJT có thể hòa nhập vào công việc kinh doanh nông nghiệp, và việc
này sẽ giúp lại AJT mở rộng kinh doanh vào lĩnh vực nông nghiệp. * Tăng lợi nhuận nhờ miễn giảm thuế VAT 7%.
3-2-5 Những điểm mạnh và những điểm yếu
Trong hàm ý những nguy cơ bao giờ luôn đi đôi với cơ hội, chúng tôi sẽ mô tả
những điểm mạnh và yếu của AJT trong việc kinh doanh lên men vi sinh tại
Thái Lan cũng như trong lĩnh vực quản lý môi trường. 3-2-5-1 Những điểm mạnh
AJT mạnh trong việc có chuyên môn đặc biệt kỹ thuật lên men vi sinh, nhất là
việc phát triển vi sinh, kỹ thuật tinh lọc và sản xuất, khả năng phân tích
và xử lý nước thải ra. Có được nhiều cán bộ nghiên cứu khoa học về sự lên
men, thực phẩm và sản phẩm hóa chất. Nước bị ô nhiễm là điều quan tâm nhất của người Thái vì nó ảnh hưởng đến
nông nghiệp là ngành chủ lực của đất nước Thái lan. Trong vai trò người lãnh
đạo của công nghiệp lên men vi sinh tạo axít amin, AJT đã có nhiều nỗ lực
trong việc tuân thủ luật môi trường, xử lý vật tư trong tiến trình để giảm
thiểu khối lượng chất thải và hạ thấp chi phí phải gánh chịu trong việc làm
thân thiện môi trường. AJT đã tích lũy rất tốt các kỹ thuật và bí quyết
trong xử lý nước thải của mình. Mặc dù luật môi trường quy định hàm lượng BOD nước thải qua xử lý của nhà
máy AJT là 200 ppm, Ajinomoto luôn giữ BOD dưới 10 ppm theo chủ trương của
mình là tác hại phát sinh phải bằng không, và đó là mục tiêu phải đạt của
mọi nhà máy Ajinomoto. Thực tế, ngay cả hiện nay nhà máy lên men của AJT
thường xả nước thải ở hàm lượng thấp hơn 5 ppm, còn sạch hơn BOD trong nước
sông thiên nhiên. Trong hình 5-5, một hệ thống xử lý nước thải tiêu biểu cho quy trình sản
xuất bằng lên men vi sinh (Đo kiểm về môi trường của các nhà máy Nhật Bản ở
hải ngoại - Thái Lan, 1998)
 Hình 5-5 Lược đồ xử lý nước thải Nguồn: Đo kiểm về môi trường các công ty Nhật Bản ở hải ngoại, Báo cáo khảo sát các điểm mốc về quan tâm đến môi trường liên quan tới hoạt động hải ngoại các công ty Nhật Bản, FY 1998 (Thu thập vào ngày 16/8/2005 )
3-2-5-2 Các điểm yếu
Mặc dù AJT đã bán sản phẩm phụ như là một loại thay thế cho phân bón, AJT có
rất ít chuyên môn về lĩnh vực nông nghiệp, do đó Ajinomoto không nắm bắt và
nhận thức được cơ hội trong việc tận dụng sản phẩm phụ này để làm ra loại
phân bón cao cấp và cho chăn nuôi gia súc. Như đã nêu ở phần trên, sự thiếu kém chuyên môn này buộc AJT lùng sục khách
hàng mua sản phẩm phụ của mình, và đối diện khủng hoảng do phải giữ hàng tồn
kho (ngày càng nhiều). Điều này có thể làm hỏng việc chính là sản xuất axít
amin và kinh doanh nó. Sự thiếu kém chuyên môn về nông nghiệp cũng làm suy tàn các cơ hội bành
trướng kinh doanh vào lĩnh vực nông nghiệp. Mãi đến gần đây AJT mới biết còn có nhà phân phối thứ cấp của sản phẩm phụ
này, ở khâu đó sản phẩm phụ của Ajinomoto được biến đổi thành sản phẩm cao
cấp hơn. AJT cũng không hề nghiên cứu lắp đặt một hệ thống Dây chuyền Phân
phối hiệu quả cho tiến trình lên men, Thực tế mà nói, AJT là một người tiêu dùng lớn các sản phẩm nông nghiệp ở
Thái Lan cũng như trên toàn thế giới. Thí dụ như, Ajinomoto đã mua khoảng
20% sản lượng tinh bột làm từ củ khoai mì ở Thái Lan, vậy nếu AJT có thể tự
sản xuất củ khoai mì cho mình thì sẽ tiết kiệm một khoản chi phí khổng
lồ.(Đây chính là mô hình kinh doanh của Vedan tại Việt Nam hiện nay--HLT).
Trước đây nhóm lãnh đạo AJT chưa bao giờ nghĩ đến những gì nằm trước quy
trình đầu tiên hay việc thâm nhập vào kinh doanh nông nghiệp kiểu như thế. Đã có vài dự án táo bạo thử thâm nhập lĩnh vực nông nghiệp, tuy nhiên lần
nào cũng bị chấm dứt trong thất bại vì thiếu chuyên môn kỹ thuật, con người
và cơ cấu tổ chức, ngân quỹ và kiến thức nông nghiệp địa phương. Một quản lý
cấp cao của AJT đã nói "chúng ta phái tránh lĩnh vực nông nghiệp ra, vì nó
không thuộc chuyên môn của công ty" hoặc "có nhiều nguy hiểm—risk-- mà AJT
không thể kiểm soát được trong công việc nông nghiệp, như sâu bệnh và tai
họa thiên nhiên", thông thường nó có nghĩa là chấm dứt sự thách thức và khai
tử tiềm năng phát triển về kỹ năng nông nghiệp. Luật pháp Thái cấm công ty nước ngoài canh tác vì mục đích thương mại nên
AJT, đăng ký là một công ty nước ngoài trong Luật về Công ty tại Thái Lan,
không thể có những kinh nghiệm thực tiển về nông nghiệp. Từ đó AJT có rất ít
nỗ lực để phát triển loại phân bón cao cấp thích hợp cho thị trường địa
phương. AJT thậm chí còn không biết đến mối quan hệ cung cầu về phân bón ở Thái Lan.
Dù là nhà cung cấp sản phẩm phụ để làm phân bón, AJT không quan tâm đến việc
cải thiện chất lượng cho nguyên liệu nông nghiệp này. Thí dụ, AJT mua khoảng
40,000 tấn mật rỉ đường và tinh bột sắn để sản xuất ra 24 ngàn tấn MSG (ở
xưởng Ajinomoto Kamphaengphet chẳng hạn); nhưng không ai từng thử dùng nó
sản phẩm phụ phát sinh từ qui trình sản xuất để nuôi trồng. 3-2-6 Sự ra đời của FDG-Thai lan
Theo như kết luận trong bảng phân tích của SWOT(*), FDG được thành lập vào
tháng giêng năm 2002 như một công ty nông nghiệp độc lập, sản xuất có thân
thiện môi trường. Chúng tôi nhận nhiệm vụ thuộc nhóm lãnh đạo cao nhất của
công ty từ tháng bảy năm 2002. Đó là thời điểm rất tốt để điều hành một công
ty mới theo một đường lối mới nhằm trở nên thân thiện môi trường hơn, mang
về nhiều lợi nhuận và phát triển nhanh chóng. Với những nỗ lực to lớn của
ông Prashith, ông Nipon, bà Sopa và toàn bộ thành viên khác trong FDG, chúng
tôi đã dẫn dắt một cuộc thay đổi triệt để trong việc quản lý sản phẩm chất
thải của AJT. Công ty chúng tôi chăm lo toàn bộ nguyên liệu trung gian trong quy trình sản
xuất của Ajinomoto, giải phóng AJT khỏi trách nhiệm quản lý tổn hại môi
trường đối với nguyên liệu rắn và lỏng trung gian trong quy trình sản xuất
mà họ thường gọi là chất thải và sản phẩm phụ. AJT có thể tập trung vào xử
lý nước thải và chất khí thải của xưởng họ sao cho môi trường giữ được tốt
đẹp, cũng là việc làm chuyên môn của họ trước giờ. Về phần mình, FDG xử lý và chế biến chất thải nhằm gia tăng giá trị phân bón
nông nghiệp, thức ăn gia súc và sản phẩm công nghiệp khác như muối ăn. Là
một công ty độc lập ngành nông nghiệp có thân thiện môi trường, FDG có thể
tạo cho sản phẩm một hình ảnh tốt hơn vì FDG là một công ty nông nghiệp và
thực tế có thể tăng giá trị sản phẩm qua việc tăng cường nghiên cứu và phát
triển trên sản phẩm của mình. Không chỉ nguyên liệu trung gian chế biến của Ajinomoto mà còn ở các xưởng
khác hay nguyên liệu thô từ các nguồn khác có thể dùng để tăng cường chất
lượng và tính hiệu quả của sản phẩm. Điều này giúp FDG phát triển như là một công ty quản lý môi trường trong
cộng đồng địa phương, đảm nhiệm xử lý vật tư trung gian trong quy trình sản
xuất của nhiều loại hình công nghiệp và các công ty chuyên về nông nghiệp
khác. Nó cũng có thể tự mình trồng trọt. Một điểm yếu của tập đoàn AJT là không có
nhiều chuyên môn lắm, nên phải thuê chuyên gia nông nghiệp địa phương và
liên kết nghiên cứu với các trường đại học cũng như các trung tâm nghiên cứu
của chính phủ là điều cần thiết. Ngày nay, FDG-Thai lan sản xuất hơn 20 loại sản phẩm có giá trị, dẫn dắt và
điều hành công việc kinh doanh độc lập liên quan đến ngành nông nghiệp, như
nuôi cá hay làm vườn. Công việc kinh doanh liên quan đến thân thiện môi
trường bành trướng theo cấp số nhân. Ông Ebisawa (một trong những tác giả),
giám đốc của công ty, khẳng định rằng thông qua tích lũy kỹ thuật và bí
quyết, chúng tôi thật sự muốn thành lập một chương trình kinh doanh giúp
phát triển kinh tế nhanh chóng theo hướng thân thiện với môi trường ở Thái
Lan.(còn tiếp) Đón xem phần 4 Nguyễn Thanh Quyền dịch HLT hiệu đính __________________________________________________________________________________ Qua bản vẽ về qui trình sản xuất bột ngọt bằng phương pháp lên men của
Ajinomoto Nhật bản(ở bài 1) và sơ đồ xử lý nước thải ở bài viết nầy chúng ta
có thể hình dung được Vedan Việt Nam đã bỏ qua những công đoạn nào và xả
thẳng nước thải ra sông Thị Vải. Chú thích: (*) SWOT: viết tắt từ chữ cái của Strengths(mạnh), Weaknesses(yếu),
Opportunities(cơ hội) và Threaths(đe dọa - thách thức) trong phân tích những
nhân tố khách quan và chủ quan, thuận lợi và bất lợi để vạch ra chiếc lược
sản xuất hay kinh doanh. Phương pháp nầy do GS Albert Humphrey áp dụng tại
đại học Stanford để nghiên cứu từ kết quả của 500 công ty đứng đầu trong
danh sách của Fortune trong thập kỷ 1960 và 1970 (HLT).
©
http://vietsciences.free.fr
và http://vietsciences.org Hồng Lê Thọ
|