Những bài cùng tác giả
Báo cáo của
Ajinomoto (Phần 1)
Báo cáo của Ajinomoto (Phần 2)
Báo cáo của
Ajinomoto (Phần 3)
Luật Bảo Vệ Môi trường
Phần Một
Một người thành công sẽ biết gặt hái từ những lỗi lầm và thử lại bằng
cách khác.
- Dale Carnegie –
Hành động xả nước thải bí mật vào sông Thị Vải kéo dài 14 năm qua của
công ty Vedan Việt Nam được phơi bày ra ánh sáng qua điều tra trong suốt
mấy tháng nay của Tổng cục cảnh sát môi trường. Những kết quả ban đầu
công bố trong cuối tuần qua—20/9/2008-- chứng tỏ hành động man trá nầy
đã được tính toán từ khi Công ty Vedan lập thiết kế nhà máy tại Việt
Nam, vi phạm có tổ chức và kế hoạch công phu. Phải chăng những loại
thiết bị “xử lý” nước thải của Vedan hiện có chỉ “làm màu” che đậy mưu
mô ác độc, không những phá hoại môi trường, hệ sinh thái mà còn gây biết
bao bệnh tật, tai họa cho người dân vốn rất nghèo ở lưu vực các tỉnh Bà
Rịa-Vũng tàu, Đồng Nai và Thành phố Hồ chí Minh.
Chúng tôi cung cấp một số thông tin từ Nhật bản qua tư liệu có được
để bạn đọc tham khảo kịp thời.
Phát triển không làm hại môi trường đã trở thành việc quan tâm chính của
các công ty trong thế kỷ 21, đòi hỏi không ngừng tạo ra một mô thức phát
triển sản xuất kinh doanh tốt nhất mà vẫn giữ gìn được môi trường thiên
nhiên. Điều này chúng ta đã thấy ở chương 3 và 4, nói về việc tạo một
khung sườn và các chiến lược có thề chấp nhận được cho việc trên.
Trong chương này, chúng tôi sẽ giải thích ngắn gọn về các vấn đề môi
trường phát sinh khi một nhà máy công nghiệp lên men phải đối diện và
phương cách vượt chướng ngại thông qua việc ứng dụng chiến thuật phát
triển thân thiện môi trường.
1- GIỚI THIỆU
Acid amin là những acid hữu cơ hình thành tự nhiên, căn bản là những
khối protein. Thực ra mà nói, acid amin là loại dưỡng chất được biết từ
rất lâu, tồn tại trên trái đất và tạo ra sự sống từ thuở sơ khai. Có
biết bao bộ phận trong cơ thể chúng ta hưởng lợi từ những acid này mà có
bàn đến cả ngày cũng chưa hết.
Chúng được dùng chủ yếu để phục hồi cho cơ bắp, phần mềm, tuyến, móng,
tóc, da và nội tạng. Một acid amin tối cần cho cơ thể là khi cơ thể
không thể tự tổng hợp được nó với những gì có sẵn, mà cần phải bổ sung
qua đường ăn uống. Có 8 loại acid amin thường được xem là tối cần cho
con người: L-tryptophan, L-lysine, L-methionine, L-phenylalanine,
L-threonine, L-valine, L-leucine và L-isoleucine. Hai loại khác tối cần
cho trẻ em là L-histidine và L-arginine.
Công ty Ajinomota Nhật Bản đã có nhiều cải tiến trong việc phát triển
các sản phẩm acid amin, tận dụng những tính chất độc đáo của acid amin
này cả về mặt cơ bản lẫn mặt ứng dụng qua nghiên cứu. Kiến thức và kỹ
năng có được qua phân tích các nhiệm vụ sinh học chuyên biệt và các chức
năng của acid amin đã được áp dụng vào việc kinh doanh như trong lĩnh
vực y dược.
Thí dụ, L-glutamic acid để làm ra bột ngọt (MonoSodium Glutamate -MSG),
một loại bột nêm sử dụng rộng rãi khắp thế giới. L-lysine là một axit
amin phụ gia dùng trong thức ăn gia súc. Acid amin nối nhánh (BCAA),
L-leucine, L-valine, L-iso-leucine được dùng bổ sung giúp duy trì cơ bắp
luôn trong tình trạng tốt. L-glycine có hiệu quả giúp ngủ ngon.
Hầu hết acid amin được sản xuất bằng phương pháp lên men vi sinh và
Ajinomoto là nhà cung cấp hàng đầu thế giới. Các công ty Nhật như
Ajinomoto(AJT), Kyowa Hakko và Tanabe Pharmaceuticals là những nhà sản
xuất tiên phong trong phương pháp lên men vi sinh tạo acid amin. Trong
các loại acid amin, MSG và L-lysine được sản xuất với số lượng lớn. Sản
lượng acid amin tỷ lệ thuận với phát triển dân số và phát triển các ứng
dụng mới cho acid amin.
Trong việc nghiên cứu và phát triển kỹ thuật để sản xuất loại thực phẩm
- sức khỏe chuyên biệt này, Ajinomoto tập trung cao về mặt môi trường.
Ajinomoto xây dựng quy trình sản xuất thật hiệu quả với tác động ít nhất
vào môi trường, kết hợp kỹ thuật lên men và sinh học; cải tiến quy trình
sản xuất sao cho giảm thiểu năng lượng và ít ảnh hưởng nhất đến môi
trường; tái xử dụng nguyên vật liệu dùng trong giai
đoạn trung gian bằng cách xử lý triệt để gần như toàn bộ vật tư nguyên
liệu đều trở thành sản phẩm có giá trị.
Để là một công ty có giải pháp môi trường hiệu quả cao, AJT đã lập một
công ty độc lập quản lý về môi trường, FDG-Thái lan đã nổ lực hỗ trợ tập
đoàn Ajinomoto Thailand trong việc giảm thiểu gánh nặng môi trường tại
cộng đồng địa phương và giúp duy trì phát triển trong vùng (nói cụ thể là
làm giảm tác hại ô nhiễm môi trường—HLT).
Quản lý về môi trường thường được xem là một phí tổn cần thiết; là những
chi phí không né tránh đâu được để tuân thủ pháp luật, tuy nhiên chúng
tôi sẽ chỉ cho thấy được bằng cách nào FDG-Thailand chẳng những giải
quyết được bài toán về môi trường mà còn tận dụng được các kiến thức
chuyên sâu về quản lý môi trường để mở rộng kinh doanh, đóng góp cho
công nghiệp địa phương và nâng cao lơi nhuận của mình.
2- XÁC LẬP CÁC VẤN ĐỀ CỦA CÔNG NGHỆ LÊN MEN VI SINH
2-1 Những tác động trực tiếp đến môi trường và các vấn đề của công
nghiệp lên men vi sinh tạo acid amin.
Acid amin dạng MSG và L-lysine được sản xuất trên khắp thế giới bằng
công nghệ lên men vi sinh. Thí dụ, khoảng 2 triệu tấn MSG và 1 triệu tấn
Lysine được sản xuất mỗi năm. Thị trường acid amin này vẫn đang phát
triển 3 đến 7 phần trăm trên toàn thế giới, do đó gánh nặng môi trường
sẽ tự động gia tăng nếu như không có những tác động giảm thiểu.

Sơ đồ của quy trình lên men vi sinh tạo acid amin.
Sự lên men cần nhiều nguyên liệu như các gốc carbon, chất khoáng, các
gốc nitro(N) và nước.
Các vi sinh đặc biệt được dùng để tạo ra acid amin trong quy trình lên
men này, sau đó nước bọt lên men được xử lý bằng quy trình phân tách để
tạo ra tinh thể của acid amin.
Các chất lỏng và rắn còn thừa lại, sau khi bị rút tỉa và thoát hơi trong
tiến trình, chính là các chất thải công nghiệp trong quá trình lên men
vi sinh.
Thông thường, hơi ga thoát ra trong tiến trình được tẩy bằng dung dịch
hóa chất và lọc sạch bởi các bộ lọc, nên không có ô nhiễm môi trường do
hơi ga trong tiến trình này, chỉ trừ ra chất khí CO2 là nguồn gây hiệu
ứng nhà kính.
Ở hầu hết các nước phát triển, nơi Nghị định thư Kyoto được phê chuẩn,
chính phủ quan tâm sâu sát đến việc hạ thấp khí thải CO2. Mặc dù Thái
Lan không tham gia Nghị định thư Kyoto hay có các điều luật về chất khí
gây hiệu ứng nhà kính, Tập đoàn Ajinomoto trên cương vị dẫn đầu công
nghiệp lên men vi sinh, vẫn tiếp tục tìm tòi các phương pháp giảm thiểu
khí CO2 phát sinh qua sử dụng nhiên liệu hóa thạch để bảo vệ môi trường
(trong báo cáo của tập đoàn Ajinomoto về môi trường năm 2004).

Khí Freon R12 (dichloro-fluorométhane)
Khí Freon rò rỉ ra môi trường từ các hệ thống làm lạnh sử dụng khí
freon. Sử dụng khí freon bị nghiêm cấm bởi công ước quốc tế và các công
ty phải theo luật để giảm thiểu việc hủy hoại tầng ozone. Chất thải rắn,
gồm vi khuẩn, hạt nhựa trao đổi ion, các chất hữu cơ đã qua sử dụng,
phát sinh trong quá trình lên men, cùng các chất thải gốc các-bon cần
phải được đổ xá ngoài trời mà không có phương án chuyên biệt nào nhằm
tận dụng loại chất thải này.
Vì Ajinomoto tránh dùng các chất độc hại nên các chất thải của nó có thể
tái sinh, tuy nhiên cũng có vài công ty dùng một chất độc hại nhằm tăng
cường hiệu quả của tiến trình lên men, từ đó phát sinh chất thải công
nghiệp có hại cho sức khỏe con người lẫn môi trường thiên nhiên - thí dụ
như muối Clorua natri (sodium chloride -NaCl) làm hại cho cây trồng.
Thật không may, một số công ty vẫn còn đổ xá chất thải rắn (loại có hại
lẫn loại vô hại), và do mặt bằng đổ xá cũng có giới hạn đặc biệt ở vùng
ngoại ô, nên điều này đã gây nhiều bức xúc trong xã hội ở nhiều quốc
gia. Vì mặt bằng đổ xá chất thải được cho phép thì rất hiếm, nên việc xả
thải bất hợp pháp làm vấn đề càng trầm trọng hơn. Như đã nêu, xả thải
bất hợp pháp đã trở thành bức xúc xã hội ở Thái Lan và là một vấn nạn
phổ biến cho mọi nhà máy trên khắp thế giới.
Tập đoàn Ajinomoto xử lý chất thải lỏng chứa nhu cầu oxy sinh học (BOD)
thấp bằng thiết bị xử lý chất thải nhằm tách tạp chất hữu cơ, gọi là
phương pháp sử lý bằng bùn hoạt hóa (Activated Sludge), tách BOD bằng vi
sinh.
Xưa kia khi chất thải công nghiệp có thể đổ ra biển một cách hợp pháp,
Ajinomoto cũng thường làm như thế (theo báo cáo môi trường của Ajinomoto
năm 2004). Tuy nhiên, sau khi tham gia phê chuẩn Công Ước Luân Đôn năm
1972, Ajinomoto đã chấm dứt việc trên và bắt đầu bán chất thải này để
làm phân bón (Báo cáo Kizen năm 2004).
Thật không may, ở Thái Lan và vài nước đang phát triển khác, các nhà máy
công nghệ vi sinh vẫn còn xả bỏ lén chất thải có BOD cao không qua xử
lý, gây tổn hại đến danh tiếng của ngành công nghiệp vi sinh.
Nhân tiện cũng xin báo, trước khi AJT-Thailand xây dựng nhà máy MSG thứ
nhì ở tỉnh Kamphaengphet Thái Lan, AJT-Thailand đã bị tai tiếng do tin
đồn rằng một nhà máy lên men vi sinh sẽ làm nhiễm độc dòng sông và làm
hư hại mùa màng tại khu vực xây dựng nhà máy. Xuất phát từ tin đồn này
là từ hoạt động của một nhà máy bột ngọt khác ở Thái Lan đã đổ lén khối
lượng lớn nước thải lỏng xuống dòng sông, gây thiệt hại lớn cho mùa vụ
nông nghiệp.
Nước bị ô nhiễm được xem là vấn đề nghiêm trọng về môi trường tại Thái
Lan, do đó tin đồn về nguồn nước bị ô nhiễm có thể khơi dậy sự phản
kháng của nông dân trong việc xây dựng nhà máy.
Thật không may, công nghiệp lên men vi sinh đôi khi cũng có xả thải lén
ra môi trường. Một số nhà máy ở Trung Quốc có đi ống ngầm thoát ra dòng
sông gần đó nên có thể xả thải ra sông không ai thấy. Một vài nơi trên
thế giới, đặc biệt tại Châu Á, nạn tham nhũng đôi khi làm các vấn đề về
môi trường tệ hại thêm. Xả thải công nghiệp bất hợp pháp đôi khi bị lờ
đi vì các giới chức tham nhũng.
2-2 Điều gì ngăn cản các công ty trở nên thân thiện môi trường ?
Ngày nay các vấn đề về môi trường là hiển nhiên và rõ ràng với tất cả
mọi người, đến nổi chúng ta phải quan tâm đến môi trường mới có thể duy
trì được việc phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều công ty đã thất
bại khi muốn tạo một hoạt động làm sạch mang tính chất môi trường nhằm
giảm thiểu gánh nặng cho môi trường.
Tại sao nhiều xí nghiệp và công ty thất bại khi tiến hành các công việc
mang tính chất làm thân thiện môi trường ? Rất nhiều công ty lên men vi
sinh tạo acid amin vẫn còn ở mức độ sơ khai của nhận thức về môi trường,
hoặc tệ hơn nữa là họ lén lút đổ chất độc hại ra môi trường. (mà Công ty
Vedan Việt Nam là một thí dụ gần nhất ! HLT)
Nguyên nhân phải dựa vào lịch sử, văn hóa và cách thức làm ăn bừa bãi,
vô trách nhiệm mà họ đã quen thuộc khi đưa vào áp dụng trong kinh doanh
sản xuất. Tóm lại, gọi đó là thói quen chậm phát triển hoặc sự trì trệ
hay chây lì. Mitchell et al. giải thích rằng sự trì trệ là những thói
quen ngăn cản chúng ta làm việc hiệu quả:
Thói quen, tốt và xấu, được hình thành khi trí não chúng ta phát triển,
bao gồm những kiểu mẫu hành vi dựa trên đáp ứng của chúng ta khi bị kích
thích, rất giống hành động của con chó trong thí nghiệm Pavlov khi phối
hợp cho ăn và lắc chuông. Kết quả là chúng ta có thể thực hiện nhiều
hoạt động với rất ít nhận thức suy nghĩ... Chúng ta thảy đều có những
thói quen mà chính nó lại ngăn cản chúng ta đạt hiệu quả cao nhất trong
công việc cũng như khi ở nhà.
Mỗi nhà máy và mỗi công ty đều có tính cách riêng trong hoạt động, mặc
cho bản thân nó có nhận thức hay không. Hiển nhiên là ngành công nghiệp
lên men vi sinh còn có nhiều nhà máy chây lười trong nhận thức, mang đến
hiểu lầm cho toàn ngành. Nhiều công ty lên men vi sinh không đạt cấp độ
thân thiện môi trường và họ không nghĩ rằng như thế là rất tệ hại trong
điều hành kinh doanh, hoặc họ biết như thế là kém nhưng không còn cách
nào khác (vì lợi nhuận ! HLT).
Chúng tôi đã làm trong ngành công nghiệp này hơn hai mươi năm qua và
chúng tôi biết loại hình trì trệ nào trong ngành vẫn còn. Trong số đó,
thứ trì trệ nhất mà ngành công nghiệp lên men vi sinh phải khắc phục là
sự tin tưởng cho rằng:
Đồng hành với môi trường sẽ gánh thêm chi phí cao
đến nỗi nó sẽ làm mất đi tính cạnh tranh và lợi nhuận.
(thực tế trong hơn 10 năm qua báo cáo tài chính hằng năm của công ty
Vedan Việt Nam luôn tăng trưởng rất cao, 8 tháng đầu năm 2008 là 17% !
HLT)
Việc đó còn dẫn đến suy diễn sai lầm thêm về tính vị kỷ của công ty, cho
rằng:
* Một ít chất ô nhiễm đưa vào môi trường sẽ được phép nếu như nó không
gây hại trực tiếp
đến sức khỏe con người và nếu không ai để ý.
* Lợi dụng thông số cho phép cao nhất của tiêu chuẩn ô nhiễm hiện hành,
dù cho công ty
có thể làm tốt hơn để giảm gánh nặng cho môi trường qua các ứng dụng xử
lý tốt hơn.
* Tiêu chuẩn về môi trường phải được nới lỏng để mời gọi các công ty đầu
tư phát triển công nghiệp trong nước.
Thí dụ như đề nghị chính phủ Thái Lan từ bỏ giới hạn BOD trong nước thải
đã xử lý của nhà máy khi công ty quyết định đầu tư một nhà máy tại Thái
Lan. Đòi hỏi này xét ra cũng công bằng, vì là nhà máy sẽ đóng góp vào sự
phát triển nền công nghiệp của Thái Lan.
Những dẫn chứng trên áp dụng không những cho công nghiệp lên men vi sinh
mà còn cho các ngành công nghiệp khác nữa.
Đó là nguồn gốc của sự quản lý kém trong công ty; thất bại trong việc
tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường tạo tiếng xấu cho ngành.
Ngành công nghiệp lên men vi sinh tạo acid amin hiển nhiên cần phải thay
đổi tư duy và các công ty lên
men vi sinh phải thay đổi thái độ. Đối phó lại sự hủy hoại môi trường
không phát sinh chi phí cho hoạt động sản xuất, là những khoản đầu tư
cho sự phát triển sau này của ngành và hạ tầng cơ sở xã hội, chủ động
nhận về cho mình phần chi phí xã hội cho các vấn đề về môi trường.(Vedan
Việt Nam hoàn toàn chạy theo lợi nhuận siêu ngạch bằng mọi giá--HLT)
2-3 Tấn công vào sự trì trệ để ngành công nghiệp trở nên thân thiện với
môi trường
Công ty công nghiệp lên men vi sinh cho rằng việc quan tâm đến khắc phục
về môi trường là tốn kém và hy sinh lợi nhuận cũng như làm giảm tính
cạnh tranh. Theo chúng tôi Ngành công nghiệp nầy phải xóa sạch hoàn toàn
tư tưởng trì trệ này, phải tìm những cách thức khác để điều hành kinh
doanh trong đường lối thân thiện môi trường và mở rộng khái niệm để tìm
kiếm phương cách chuyển đổi làm gia tăng giá trị.
Nếu các phương án thay thế có được kết quả là tăng cơ hội phát triển và
mang về lợi nhuận thì không công ty nào trong ngành mà lại chần chừ
không áp dụng. Những phương án chuyển đổi nào tạo thân thiện với môi
trường, vừa mang lại lợi nhuận thì sẽ tác động rất hiệu quả đến việc
công phá vào sự trì trệ, gở bỏ tiếng xấu cho ngành. Mitchell et al.
(1999) giải thích về 3 giai đoạn trong việc công phá vào sự trì trệ đó
như sau:
* Xác lập những truyền thống và mục đích yêu cầu của tổ chức hay ngành
công nghiệp.
* Xác lập những "truyền thống nhấn mạnh" mà ta có thể dùng để cải tiến
hoạt động.
* Thành lập những truyền thống mới hoặc được sửa đổi.
Tháng 9/2008
Nguyễn thanh Quyền dịch, Hồng lê Thọ hiệu đính
Ghi chú: những chữ trong ngọăc đơn có thêm HLT là do Hồng lê Thọ chú thích
(còn tiếp)
Xin đón đọc phần 2
©
http://vietsciences.free.fr
và http://vietsciences.org Hồng Lê Thọ
|