Sự thay đổi trong đào tạo nghề sau phổ thông ở Nhật và Hàn quốc

Vietsciences-Hồng Lê Thọ    18/03/2008

 

Những bài cùng tác giả

Giáo dục dạy nghề Bài I

Giáo dục dạy nghề Bài II

Sự thay đổi trong đào tạo nghề sau phổ thông ở Nhật và Hàn quốc
Giáo dục dạy nghề tại Đức

 

*Dr. Roger Goodman, Nissan Professor of Modern Japanese Studies, University of    Oxford

*Dr. Terri Kim, Research Lecturer, Department of Education, School of Sport and Education, Brunel University

*Dr. Sachi Hatakenaka, Research Associate, Nissan Institute of Modern Japanese Studies, University of Oxford

Tài liệu này là thành quả đầu tiên của nghiên cứu các trường đào tạo nghề sau phổ thông của Nhật (senmongakko) và Hàn quốc (jeonmun daehack). Trong những năm gần đây, trong quá trình nghiên cứu về cải cách giáo dục sau phổ thông ở Nhật và Hàn quốc, chúng ta ai cũng nhận thức được vai trò ngày càng thay đổi và ngày càng quan trọng của các trường trong lĩnh vực này (Eades, Goodman and Hata, 2005; Hatakenaka, 2004, Kim, 2001). Chúng ta không chỉ thấy được sự kém hiểu biết của mình về cách thức hoạt động của các trường mà còn nhận ra rằng ta đã không nghiên cứu nhiều các hoạt động này. Cuộc rà soát các tài liệu bằng tíêng Anh, Nhật và Hàn quốc trong tháng 5,6 của năm 2005 cho thấy rất ít và hầu như không có tài liệu nào miêu tả bản chất học thuật của các trường. Vì vậy, trong tháng 7,8 năm 2005 chúng ta đã thực hiện sơ bộ các cuộc điền dã tới Nhật và Hàn quốc để thăm các trường này và phỏng vấn những người đang làm việc tại đây, những người ra các chủ trương, các thầy cô giáo và một số sinh viên của trường để tìm hiểu hoạt động của họ và tìm ra cách tốt nhất để chúng ta thực hiện các dự án nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.

Sau đó ta có bản tóm tắt sơ bộ giai đoạn đầu này của cac bước nghiên cứu nhằm đưa senmongakko và jeonmun daehack vào khung có so sánh, có tổ chức và yếu tố lịch sử. Chúng bắt nguồn từ đâu? Đã phát triển như thế nào? Có liên quan gì đến các yếu tố khác của lĩnh vực giáo dục sau phổ cập ở Nhật và Hàn quốc? Bị các yếu tố khác như thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội và nhân khẩu học ảnh hưởng như thế nào? Cuộc điền dã sơ bộ cho thấy đây là lĩnh vực rất đa dạng và rời rạc; những khó khăn mà chúng ta vấp phải khi thực hiện chuyến đi đã cho thấy bản chất không đồng nhất của lĩnh vực này. Tuy nhiên, có một số vấn đề rất thú vị và không kém phần quan trọng mà lĩnh vực này đặt ra cho chúng ta không chỉ về mối quan hệ giữa Nhà nước và các trường học ở Nhật và Hàn quốc mà còn giúp chúng ta hiểu được  mối quan hệ tương tự trong bất cứ quốc gia dân chủ có nền công nghiệp tiên tiến nào.

QUAN ĐIỂM CỦA PHƯƠNG TÂY VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐÀO TẠO SAU PHỔ THÔNG CỦA NHẬT BẢN VÀ HÀN QUỐC

Quan tâm đến DẠY NGHỀ sau phổ cập của Nhật và Hàn quốc đã làm cho chúng ta chú ý hơn về hệ thống xã hội rất phổ biến vào những năm cuối thập niên 80 nhưng đến thập niên 90 thì không còn nữa. Từ những năm đầu thập niên 80, khi nền kinh tế Nhật Bản và sau đó là các nền kinh tế của những nước mãnh hổ khác như Singapore, HongKong, Hàn quốc  và Đài Loan bắt đầu cất cánh, các nhà quan sát phương tây bắt đầu quan tâm đến hệ thống xã hội của những nước này để giải thích cho sự phát triển nhanh chóng của họ. Giáo dục là lĩnh vực được tập trung chú ý và vào những năm cuối thập niên 80, Nhật Bản và Hàn quốc là nơi đầu tiên mà bất kỳ Bộ trưởng Bộ Giáo dục mới nhậm chức nào của Mỹ, Anh hay của một số nước Châu Âu khác đều đếnthăm để nghiên cứu tư duy vận hành hệ thống của 2 nước này.

Giáo dục Trung học và tiểu học là đề tài chính của các nhà quan sát khi nghiên cứu giáo dục Nhật Bản và Hàn quốc. Một phần là do lớp trẻ của hai nước này đã thể hiện tốt ở các kỳ thi toán và các môn khoa học quốc tế khác hơn những trẻ ở các khu vực khác (xem Lynn, 1988: chương 2, OECD/PISA http://
www.pisa.oecd.org). Phần nữa là do đầu tư của chính phủ các nước này vào giáo dục tiểu học và trung học thấp hơn đáng kể so với các nước OECD khác nhưng lại không ảnh hưởng gì đến vấn đề kinh tế xã hội của quốc gia.1 Thật vậy, mặc dù có lớp học có số lượng học sinh nhiều hơn (trên 50 em) và có điều kiện vật chất kém hơn nhưng những trường này có số học sinh vắng hay phạm tội vị thành niên ít hơn rất nhiều. Giải thích cho sự thành công của giáo dục Nhật Bản và Hàn quốc phải đi từ vấn đề văn hóa (ảnh hưởng của đạo Khổng đã kích thích cao độ tính ham học của trẻ, hơn là đạo Do Thái ở các nước phương tây) cho tới vấn đề về kinh tế chính trị (hệ thống giáo dục được chính các nhà kinh doanh lớn thíêt kế để đáp ứng các vấn đề kinh tế của đất nước chứ không phải tự phát) cho tới vấn đề sư phạm (tập trung vào các kỹ năng cơ bản như đọc, viết và học số, giáo viên là những người được đào tạo kỹ càng có hệ thống, từ đó học sinh được tiếp thu một nền tảng giáo dục rất tốt; những hệ thống giáo dục kiểu này có khác so với cách thức của phương tây trong việc phát triển sáng tạo của cá nhân, chỉ tập trung cho học sinh ưu tú mà không có lợi cho học sinh yếu).

Tuy nhiên, tài liệu học tập trong hệ thống giáo dục Nhật Bản và Hàn quốc lại dễ thấy có một lỗ hỗng. Hầu như chúng không có nội dung liên quan đến đào tạo sau phổ thông. Hai nước này không phải là không có giáo dục sau phổ thông. Họ đều có hệ thống giáo dục rất phát triển và có tỷ lệ học sinh học tíêp sau phổ thông, cao đẳng và đại học cao hơn Châu Âu rất nhiều. Ví dụ như một số trường đại học của Nhật và Hàn quốc từ nhiều thế kỷ trước và vào những năm đầu thập niên 80, ít nhất là hai lần số lượng các sinh viên trẻ ở tuổi đại học học tiếp đại học ở Nhật (lúc đó đã có đến trên 500 trường đào tạo 4 năm và 500 trường đào tạo 2 năm) so với ở Anh (chỉ có 44 trường đại học và khoảng 44 trường bách khoa) 2 .

Tuy nhiên, dù gì đi nữa, các trường học của Nhật và Hàn quốc chính là nhân tố quan trọng giúp giải thích được cái gọi là “phép mầu kinh tế” của họ. Có một số nhà quan sát (Reischauer, 1983; Cutts, 1987; Hall, 1998) đã tranh luận ngược lại rằng hai nước này tăng trưởng kinh tế không phải nhờ vào các trường đào tạo sau phổ thông. Đặc biệt là trong suốt 2 năm đầu của các khóa 4 năm, cụ thể là đối với các môn không phải môn khoa học, người ta có cảm giác rằng trường đại học là nơi cho duy trì các khoản nợ của các cuộc thi cử khắc nghiệt như địa ngục với đời sống thường ngày của những nhân viên công ty theo học. Các sinh viên tập trung nhiều hơn vào cuộc sống thường nhật của họ hơn là việc học; có một điều như luật bất thành văn là các trường có trách nhiệm cho sinh viên tốt nghiệp một khi đã nhận họ vào học.

Các nhà quan sát phương tây cho rằng hệ thống giáo dục của Đông Á không có gì lớn lao để học hỏi. Về mặt lịch sử, điều này hoàn toàn trái ngược với mối quan tâm của các nhà hoạch định chính sách Đông Á đến các mô hình của phương tây (xem khái quát về ảnh hưởng của phương tây đến giáo dục sau phổ thông ở Châu Á, Altbach, 1989). Tại Nhật, rõ ràng mục tiêu của trường đại học hoàng gia năm 1886 về hệ thống các trường đại học đều dựa trên các mô hình giáo dục sau phổ thông của Đức và các nước phương tây khác (Bertholomew, 1989; Beauchamp and Rubinger, 1989: 138), và được áp dụng cho Hàn quốc trong suốt thời kỳ bị thực dân thống trị(1910-1945) (Kim, 2001); hệ thống giáo dục của Nhật và Hàn quốc đã được cải tổ lại chịu ảnh hưởng của Mỹ sau thế chíên thứ 2 và độc lập chính trị năm 1945 (Fujimura-Fanselow, 1997: 141; Kim, 2001; Kim, 2005). Chính phủ cai trị đã làm nên 1 sự thay đổi lớn, chúng ta sẽ nhắc lại điều này sau, khi sát nhập các trường đào tạo nghề vào các trường đại học. Thay đổi này đã bị người Nhật phê bình vì họ muốn giảm thiểu sự chênh lệch quá lớn (Schoppa, 1991). Sự hình thành hệ thống đại học hiện đại của Hàn quốc chịu ảnh hưởng truyền giáo rất lớn (cụ thể là từ Mỹ) (Kim, J., 2000a: 21-4; Lee, 1997: 311-14). Hơn nữa, hệ thống giáo dục sau phổ thông của Nhật và Hàn quốc không chỉ chịu ảnh hưởng nhiều, một cách trực tiếp hay gián tíêp, từ các mô hình của phương tây mà còn sẽ tiếp tục được cải cách dựa trên các mô hình đó như chúng ta đã thấy (Eades, Goodman and Hata, 2005; Kim, 2005).

SO SÁNH HỆ THỐNG GIÁO DỤC SAU PHỔ THÔNG CỦA NHẬT VÀ HÀN QUỐC

Các nhà nghiên cứu trước đây có chung một quan niệm cho rằng Nhật Bản và Hàn quốc có một số đặc điểm văn hóa chung và một số đặc điểm kinh tế chính trị giống nhau. Theo Cummings (1997: 281-6), hệ thống giáo dục hai nước này có một số đặc điểm chung. Cả hai đều theo xu hướng Nhà nước điều hành trực tiếp hệ thống giáo dục; tin rằng có thể kết hợp kiến thức phương tây với sự tôn trọng các giá trị Nhà nước, cộng đồng, gia đình và chính quyền của phương đông; coi trọng giáo dục tiểu học. Ngoài giáo dục tiểu học, Nhà nước còn tập trung nguồn lực vào những vấn đề ưu tiên của quốc gia (trợ cấp) hoặc cho phép thành phần tư nhân lấp khoảng trống giữa cung và cầu (75% giáo dục đại học). Kết quả của việc tập trung cho giáo dục tiểu học là tỷ lệ tập trung cho giáo dục sau phổ thông của Nhà nước bằng một phần ba tỷ lệ trung bình của OECD (Postiglione, 1997: xvii).3

 

Mở rộng và phát triển

Tốc độ phát triển của hệ thống giáo dục đại học Nhật Bản và Hàn quốc  là đặc điểm đáng chú ý nhất của giáo dục đại học ở hai nước này. Cả hai đã có một hệ thống giáo dục sau phổ thông khổng lồ như trong định nghĩa của Martin Trow’s (1973). Tỷ lệ học sinh nhập học sau phổ thông ở Hàn quốc thuộc loại cao nhất thế giới hiện nay. Hơn 95% học sinh 18 tuổi tốt nghiệp phổ thông, 81,3% số này sẽ học đại học. Còn ở Nhật, năm 1947 chỉ có 2,9% học sinh tuổi 18 đăng ký học cao đẳng hoặc 4 năm đại học, năm 1980 tăng lên đến 38% và năm 1999 là trên 60% học sinh tuổi từ 18 đến 22 học sau phổ thông.

Tỷ lệ sinh viên học tiếp sau phổ thông gia tăng đã phản ánh nhiều điều. Về mặt cung, lực lượng trẻ là nguồn lực chính của hai nước này và hai nước đã ưu tiên đầu tư cho nhân tố trẻ rất lớn. Về mặt cầu, do đời sống vật chất ngày càng tăng (có lẽ là hiệu quả của thực tế quy mô gia đình ngày càng nhỏ) nên người ta mong muốn được học tíêp hơn như là sự đầu tư cho chính mình và gia đình sau này. Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống giáo dục Nhật Bản và Hàn quốc cùng với các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây ở Đông Á đã dẫn đến sự cần thiết phải đánh giá lại vai trò của giáo dục sau phổ thông của hai nước. Thật thú vị khi nhận thấy có những điểm giống nhau giữa hai nước.

 

Mối quan hệ giữa Nhà nước và các trường đào tạo sau phổ thông ở Nhật và Hàn quốc

Ở Nhật, và theo kinh nghiệm thuộc địa của nước này ở Hàn quốc, mối quan hệ giữa Nhà nước và khu vực giáo dục sau phổ thông chịu ảnh hưởng nhiều của mô hình phương tây (phần lớn là copy từ nước Phổ): Nhà nước kiểm soát chặt chẽ chương trình đào tạo, tuyển sinh và tài chính. Thậm chí các trường tư nhân (chiếm 75% lĩnh vực giáo dục sau phổ thông những năm cuối thập niên 60) dưới sự lãnh đạo của Bộ Giáo dục cũng bị bắt buộc tuân theo mô hình này. Trong khi những cán bộ của các trường tư nhân không được xem là cán bộ Nhà nước thì họ cũng vẫn bị ép buộc chấp nhận sự quản lý chặt chẽ của Bộ Giáo dục trong những việc như quyết định số lượng tuyển sinh, thủ tục, thành lập trường mới, các khóa học và phân bổ tài chính (Amano, 1999; Kim, J., 2000: 67-74; Lee, 1997: 315). Từ năm 1970, Chính phủ Nhật can thiệp bằng cách trợ cấp cho thành phần giáo dục tư nhân (30% tổng thu vào những năm giữa thập niên 80, hiện tại là 10% [Yonezawa and Baba, 1998: 146]), còn Hàn quốc là dưới 2% cho các trường đại học tư nhân (Lee, 1997: 317). Tuy nhiên, các quy định của Bộ Giáo dục hai nước vẫn còn rất chặt chẽ.

Mối quan hệ này giữa Bộ Giáo dục và các trường đào tạo sau phổ thông – một mối quan hệ vẫn không đổi từ lúc các trường được thành lập – có thể đang tíên dần đến một cuộc cải cách triệt để chưa từng có. Các trường quốc gia được ưu tiên trước tiên, được chuyển thành các đơn vị độc lập, tự quản, tự hoạt động và chịu trách nhiệm và vẫn tiếp tục nhận hỗ trợ kinh phí của chính phủ và chịu trách nhiệm trước một loạt các cơ chế quản lý chất lượng. Nói rộng hơn thì những cải cách này được dựa trên mô hình giáo dục sau phổ thông của Anh những năm 80 thời Margaret Thatcher.

Chính phủ trông đợi gì từ cuộc cải cách này? Ngay trước mắt là tiết kiệm được một khỏan ngân sách quốc gia rất lớn. Tuy nhiên, hai nước nói rằng cải cách không chỉ vì tiết kiệm ngân sách mà còn về ý thức hệ. Royama (1999: 22) cho rằng những nội dung đề nghị cải cách giáo dục sau phổ thông của hai nước chẳng qua là một ngòi nổ lớn mà người ta trông đợi các tác nhân thị trường sẽ quyết định phương hướng trong tương lai của cả trường tư và khu vực giáo dục sau phổ thông học nói chung. Theo Nhật và Hàn quốc, cải cách là rất cần thíêt để cho các trường được tự quản để họ trở nên sáng tạo hơn trong nghiên cứu, đa dạng hơn trong họat động và có sức thu hút hơn đối với sinh viên và nhân viên. Tóm lại, họ sẽ phải cạnh tranh để tồn tại.

 

Áp lực và điều kiện để tự do hóa thị trường giáo dục sau phổ thông

Arimoto (2000: 98) đưa ra 8 yếu tố then chốt của các trường đại học Nhật sau “giai đoạn cải cách thứ 3” (giai đoạn 1 ở thời Meiji, giai đoạn 2 sau chiến tranh). Đó là: sự chuyển đổi giáo dục sau phổ thông từ nhỏ lẻ sang quy mô; sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ; sự sụt giảm số lượng dân số tuổi 18; sự giảm bớt chi tiêu; giới thiệu các nguyên tắc thị trường, sự toàn cầu hóa; sự thay đổi từ một xã hội bằng cấp sang một xã hội học tập dài lâu; sự bãi bỏ quy định híên chương và tăng cường tự quản của các trường đại học; sự bãi bỏ hợp đồng tuyển dụng giữa các công ty và các trường đại học. Trong khi những lý do cải cách ở hai quốc gia không giống nhau nhưng lại có những tương đồng liên quan đến suy thoái kinh tế, những biến đổi mô hình về dân số và những sự phát triển về chính trị.

 

Suy thoái kinh tế

Thật sự không có gì đáng ngạc nhiên khi sự sụt giảm phát triển kinh tế ở Hàn Quôc và suy thoái kinh tế Nhật Bản vào thập niên 90 đã buộc những công ty phải tiến hành cải cách giáo dục đại học. Trong cả hai quốc gia, rõ ràng là có sự tương quan lịch sử về trường đại học theo học và cấp độ công việc mà một người có thể đạt được. Tham gia vào một học viện hàng đầu được phân định theo hệ thống cấp bậc rõ ràng là bằng chứng về một khả năng toàn vẹn khi xin vào một vị trí công việc quan trọng trong cả lĩnh vực hành chánh và tư nhân. Một khi được tuyển dụng, những người làm việc có thể hưởng sự bảo đảm về nghề nghiệp, sự thăng tiến trong công việc và được trả lương theo khoảng thời gian mà họ đã phục vụ cho công ty bất chấp biểu hiện của họ ra sao. Dường như mô hình này đã bị tan rã dưới áp lực của sụt giảm phát triển kinh tế. Hiện tại những công ty đều muốn tuyển dụng những nhân viên có kỹ năng riêng biệt và sẽ đạt được sự thăng tiến nhiều dựa trên sự trung thành của họ (theo Takeuchi, 1997). Kết quả là, sinh viên có thêm nhiều chọn lựa về không chỉ là nơi họ sẽ theo học (theo Yano, 1997) mà còn có  nhiều đòi hỏi hơn về công việc mà họ kiếm tiền (theo Jerry Eades, 2001). Theo Kitamura (1997:148), giáo dục đại học hoặc cao đẳng ở Nhật Bản đang cho thấy được sự phát triển những thị trường của  người mua, ở đó những sinh viên được xem là những khách hàng cần được mời gọi hơn là những người van xin để được thừa nhận. Những viện giáo dục cao đẳng đại học đang bị đặt dưới áp lực để đáp ứng những nhu cầu mới này (theo Arimoto, 1997:205)

Ở Hàn Quốc, hiện tại sinh viên tốt nghiệp đại học đã nhiều hơn yêu cầu của thị trường lao động địa phương. Số lượng thanh niên thất nghiệp - cả có bằng và không có bằng đại học- đã gia tăng, ước tính khoảng 760.000 người vào năm 2003 (Yonhan News, 28/11/2003). Nạn thất nghiệp gia tăng có thể liên quan đến sự mở rộng quy mô giáo dục đại học quá nhanh, nhưng nguyên nhân chính là do những thay đổi về điều kiện tuyển dụng sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1997-1998 và sự cơ cấu lại nền kinh tế được điều khiển bởi IMF theo những nguyên tắc thị trường toàn cầu tự do mới. Sự gia tăng trong tỉ lệ đăng ký vào đại học ở Hàn Quốc hiện tại có thể hiểu như một cách thức để tránh nạn thất nghiệp. Hệ thống phân tầng đẳng cấp dựa trên giáo dục thì đáng chú ý ở Hàn Quốc, ở đó những người quản lý văn phòng được thừa hưởng một nền giáo dục tốt có thể đối xử ngang bằng với những người không theo học đại học bao gồm cả những công nhân lành nghề đã trải qua quá trình đào tạo nghề nghiệp và kỹ thuật như là những công dân thuộc tầng lớp thứ hai (theo Kim, 2005). Tuy nhiên, mặc dù những người tốt nghiệp đại học đang tăng về số lượng nhưng vẫn có một sự thiếu hụt về nhân lực có năng lực trong sản xuất và trong những lĩnh vực khác ở Hàn Quốc.

 

Những áp lực về dân số

Ở Nhật Bản và Hàn Quốc, đang chịu những áp lực lớn nhất –  buộc những học viện phải tán thành những hệ tư tưởng mới được xúc tiến bởi chính phủ - là các vấn đề về dân số. Trường hợp của Nhật nhiều kịch tính hơn mặc dù trường hợp của Hàn Quốc cũng không khác biệt nhiều (theo Weidman và Park, 2000:2). Dân số ở độ tuổi 18 (độ tuổi khi phần lớn phải tham gia đại học) ở Nhật Bản đạt đỉnh điểm là 2.05 triệu người vào năm 1992 và kể từ đó đã giảm xuống 1.51 triệu vào năm 2000 và ước tính sẽ là 1.2 triệu vào năm 2010- giảm 26% trong 8 năm và 41% trong 18 năm (Doyon, 2001:445; Arimoto, 1997:205). Trong khi sự sụt giảm dân số ở độ tuổi 18 được bù đắp bởi số lượng tham gia vào đại học ngày càng tăng thì bằng chứng cho biết rằng trước năm 2000 tỉ lệ tìm kiếm cơ hội giáo dục cao đẳng đại học đã bình ổn. Khoảng thời gian từ 2007 và 2009 theo như những thống kê khác (Doyon, 2001:445; Royama, 1992:22) tỉ lệ tuyển sinh của các học viện đại học sẽ đáp ứng số lượng những thí sinh muốn tham gia học. Như đã đề cập ở trên, việc cung cấp giáo dục cao đẳng đại học ở Hàn Quốc hiện đang vượt nhu cầu. Điều này rất dễ nhận thấy tại những học viện giáo dục cao đẳng đại học ở các tỉnh bên ngoài thủ đô Seoul. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là sự cạnh tranh để vào được đại học đã không còn tồn tại như một số người đã nói (Theo Obara, 1998); việc cạnh tranh vẫn diễn ra căng thẳng đối với những thí sinh muốn tìm kiếm một vị trí tại những học viện tốt nhất. Tuy nhiên, điều này nghĩa là nhiều những trường đại học cấp độ thấp hơn rất khó  tồn tại và thật sự những dấu hiệu như thế cũng đã tồn tại ở Nhật Bản. Sự sống còn của họ phụ thuộc vào khả năng khai thác thị trường mới.

 

Những sự phát triển về chính trị

Một số phát triển về chính trị trong khu vực rõ ràng đã làm cho những chính sách thị trường tự do của Anglo-Saxon có thể áp dụng được đễ dàng hơn so với một thập kỷ trước. Ở Nhật Bản, khuynh hướng này đã được nhìn nhận vào những năm 80 nhưng lúc đó ở Hàn Quốc đang được điều hành dưới sự độc tài về quân đội, họ đã không đưa quá nhiều quyền lực cho các học viện nhưng ngoại trừ những trường đại học trong xã hội nơi mà sinh viên và các vị giáo sư luôn luôn được hưởng những quyền lực về đạo đức nhiều hơn quân đội. Cả ở Hàn Quốc và Nhật Bản, sự bãi bỏ quy định đã trở thành một từ thông dụng đối việc kích thích lại nền kinh tế của riêng họ.4

 

Tình trạng phát triển của việc đào tạo nghề ở Nhật Bản và Hàn Quốc

Đó là một sự trùng hợp kỳ lạ (nhưng không có gì khác ngoài một sự trùng hợp) sự bùng nổ kinh tế Nhật Bản đã trùng hợp hầu như chính xác với sự bùng nổ của dân số ở độ tuổi 18 (nhóm này cung cấp đến trên 90% những người gia nhập các trường đại học ) ở Nhật Bản. Thế hệ này, thế hệ bùng nổ dân số thứ hai sau chiến tranh, đã đạt đến đỉnh cao của 2.050.000 vào năm 2004 và sau đó bắt đầu giảm đều đặn (31.2%) xuống còn khoảng 1.410.000. Bởi vì tỉ lệ sinh giảm nhanh chóng ở Nhật Bản từ cuối thập niên 1980, không có sự bùng nổ dân số lần thứ ba trong thời gian sắp tới và dân số độ tuổi 18 tiếp tục giảm xuống còn 1.183.000 vào năm 2012 (tỉ lệ giảm toàn bộ là 42.3% trên 20 năm). Kết quả toàn diện của sự thay đổi về dân số vẫn chưa được cảm nhận đầy đủ bởi những học viện giáo dục đại học bởi vì giữa năm 1992 và 2002- mặc dù tổng số lượng những người bỏ học phổ thông giảm (và ở Nhật Bản chỉ khoảng 4% ở độ tuổi này là không hoàn thành phổ thông mặc dù đó là giáo dục không bắt buôc - tỉ lệ học đại học thật sự tăng trên 21.9% trong khi tỉ lệ tiếp tục học lên những trường đại học của nhóm này đã tăng lên khoảng từ 37% năm 1992 đến chỉ dưới 49% vào năm 2002.5 

Hậu quả chính của những sự phát triển này là sự cạnh tranh cao độ giữa những học viện. Nhiều trường cao đẳng 2 năm ở Nhật Bản (còn gọi là Đại học ngắn kỳ--tanki daigaku) đã đối mặt với số lượng đăng ký đầu vào ngày càng thấp và đã chuyển thành những học viện đào tạo 4 năm, đang leo thang trong việc cạnh tranh với các trường đại học. Vào năm 1992, với 541 học viện (88% là thuộc về tư nhân), tanki daigaku(đại học ngắn kỳ) đã thành lập chiếm trên 44% các học viện đại học ở Nhật Bản và phục vụ cho gần 23% những sinh viên đại học (khoảng 92% học viên đầu vào là nữ); trước 2004 họ đã phục vụ gần 9.6% những sinh viên, ngày càng nhiều những phụ nữ tham gia vào những học viện đào tạo 4 năm với uy tín cao hơn 6. Senmongakko, những trường dạy nghề hai năm sau phổ thông-- chống lại sự cạnh tranh cao độ này và sự bi quan về kinh tế-- đã phát triển thành công, hầu như không được chú ý bởi các lĩnh vực còn lại và chắc chắn không có nhiều sự giúp đỡ từ nhà nước. Chúng ta sẽ thấy rằng cùng một mô hình như thế dường như đang nổi lên ở Hàn Quốc.

 

SENMONGAKKO trước và sau chiến tranh ở Nhật Bản

Theo Yamamoto (1997:295) giải thích rằng, giáo dục đại học Nhật Bản giai đoạn trước chiến tranh đã áp dụng “hệ thống song hành” mà theo hệ thống này con đường giáo dục lên đại học không liên quan đến con đường lên các trường dạy nghề và trong khi hệ thống giáo dục cao đẳng đại học không liên quan đến dạy nghề tư nhân bị bỏ mặc về tài chính thì giáo dục dạy nghề lại nhận được bao cấp rất cao của nhà nước 7. Theo đạo luật bao cấp nhà nước đối với đào tạo nghề năm 1920, chế độ bao cấp đối với những trường đào tạo nghề thường xuyên trở nên rất quan trọng (Sato, 1987:64). Okada (2005:35) nhận thấy rằng những senmongakko trước chiến tranh không thể có địa vị của một trường đại học bởi vì những trường này chỉ chuyên môn về một phương pháp rèn luyện trong khi một trường đại học lại được xem là một học viện dạy đa dạng những phương pháp.

Tuy nhiên, vào giai đoạn tiếp theo sau chiến tranh nhiều senmongakko đều có được địa vị như một trường đại học vì vậy thật là khôi hài là vào thời gian đó sự phát triển của cái gọi là “hệ thống đường đơn” đã dẫn đến sự phân tầng đang phát triển rõ ràng, trong hệ thống này đào tạo nghề không được coi trọng bằng giáo dục đại học. Khi cả giáo dục phổ thông và giáo dục đại học đi vào thời kỳ bùng nổ giai đoạn sau chiến tranh, cả địa vị và bao cấp nhà nước đối với đào tạo nghề đã giảm đi đột ngột và một số lượng lớn những học viện được ủng hộ từ những cơ sở không thuộc nhà nước được gọi là ‘kakushu gakko” (trường huấn nghiệp) đã phát triển với số lượng nhiều. Chỉ khi nhìn lại luật giáo dục năm 1975 ta thấy rằng kakushu gakko được phép có cùng địa vị như senshu gakko(trường chuyên tu) và nhiều kakushu gakko(trường huấn nghiệp) có được địa vị như thế lại được thiết kế như senmongakko(trường chuyên môn), một cái tên học viện giáo dục đã không được nhìn thấy trong 30 năm. 

Đào tạo nghề ở Nhật Bản được nhận diện qua một số đặc điểm ở thời kỳ trước chiến tranh. Đặc điểm cơ bản nhất là nó cực kỳ không liên kết. Dore and Sako (1998:167) đã diễn giải rằng “Nhật Bản có thể là mô hình cho chúng ta trong bất kỳ khía cạnh nào nhưng chính sách quốc gia liên kết với đào tạo nghề thì thật sự không phải là thế mạnh của nó.”

Ở bậc phổ thông khoảng 25% học sinh từ 15-18 tuổi tham gia vào những trường định hướng nghề nghiệp, ở đó tối thiểu 30% và trung bình khoảng 50% các khoá học lại không liên quan đến đào tạo nghề, chẳng hạn như môn Toán, tiếng Nhật hoặc là ngoại ngữ. Tuy nhiên, 10% những học sinh giỏi lại hiếm khi  vào học ở những ngôi trường này và hơn nữa việc không chọn lựa những học sinh từ dưới đếm lên vẫn còn là một định kiến đối với bậc giáo dục đại học. Điều này có thể được nhìn rõ thông qua tỉ lệ rất thấp của những người đăng ký vào học viện đã tốt nghiệp sau 3 năm 8. Thật sự khi nền kinh tế Nhật Bản phát triển rõ ràng trong giai đoạn sau chiến tranh, địa vị của đào tạo nghề dường như đã bị dìm xuống.

Tất nhiên, việc gia nhập vào trường phổ thông dạy nghề không ngăn cản được việc học những khoá học hướng nghiệp tại trường đại học và thật sự là vậy, tuỳ vào định nghĩa của một người, một tỉ lệ đáng kể của sinh viên Nhật Bản phải học những khoá học như thế, chẳng hạn khoa học 3,5% và cơ khí 19.5%, những ngành này được xem là nghề. Như đã thảo luận ở trên, lĩnh vực đại học ở Nhật bản ban đầu được thiết lập nhằm để hổ trợ nhân lực cho việc phát triển kinh tế hơn là phát triển cá nhân. Tuy nhiên, thậm chí cả trong những khoá học về khoa học và cơ khí, vẫn còn chú trọng đến giáo dục tổng quát hơn và những bài thuyết trình một chiều hơn là thực hành giống những khoá học ở hầu hết các trường đại học Bắc Mỹ và Châu Âu.  Vào năm những 1980 (khi mà cái được gọi là mô hình việc làm ở Nhật Bản có lẽ đang ở đỉnh điểm của nó) Kinmonth (1986:411) đã chỉ ra được điều này bởi vì những công ty tuyển dụng những người tốt nghiệp đại học dù là những ngành về khoa học ít hứng thú vào những việc mà họ đang làm hơn là nơi họ làm; khoảng 40% trong số những người này sau 2-3 năm trong bất kỳ trường hợp nào cũng sẽ theo sau một chuyên ngành trong công ty mà nó hoàn toàn khác từ những gì mà họ đã học.

Cuối năm 1980, số lượng của những người bước vào giáo dục đại học ở Nhật Bản đã đạt đỉnh điểm, theo Amano (1989) làm một số những so sánh rất thú vị giữa senmongakko hướng nghiệp và cao đẳng hai năm ở Nhật Bản. So sánh bước một đầu tập trung vào những nghề nghiệp chuyên nghiệp và nghề nghiệp bán chuyên nghiệp,  so sánh bước hai tập trung vào những kỹ năng trong gia đình; so sánh đầu tập trung vào những thành phố, cái sau lại rải rác và phân phối về các học viện ở các địa phương khắp Nhật Bản (nó đã trở thành một trong những vấn đề lớn nhất năm 1990 bởi vì các học viện này không bắt buộc sinh viên thi nhập học và cũng không đảm bảo về nghiệp cho họ); so sánh đầu tương đối không có sự can thiệp từ chính phủ nhưng cái sau được quy định rất nhiều mặc dù trong cả hai trường hợp trên 90% học viện đều là tư nhân và hầu hết đều cho học viên học toàn phần(thời gian).

Cùng thời điểm, Abe (1989:76) cũng đã làm một số những so sánh thú vị giữa senmongakko và những trường đại học 4 năm. Ông cảm nhận rằng so sánh đầu có một số thuận lợi cho việc cải cách những học viện này trong thập kỷ tới hơn là so sánh sau: senmongakko được nhà nước yêu cầu là nên trang trải ít hơn trong việc đáp ứng những quy định của chính phủ trung ương; những trường này không bị ngăn cản để trở thành   trường đại học mới ở  trung tâm thủ đô giống như là những trường đại học; những người thành lập và lãnh đạo các trường này không phải đối phó với những hội đồng giáo sư bảo thủ khi họ đã cố gắng thực hiện cải cách nhưng ngược lại không nhận được giúp đỡ tích cực về tài chính của chính phủ (xem Hatakenaka 2005 cho nhiều thông tin hơn); các trường có thể nhận sinh viên trúng tuyển và cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên trong thị trường việc làm nhanh hơn nhiều.

Thông tin trên cần thiết để hiểu ý nghĩa của vấn đề hầu như vẫn chưa được báo cáo 9, tỉ lệ sinh viên đại học cao đẳng tham gia  vào các trường dạy nghề(senmongakko) sau phổ thông nhưng không phải đại học đã tăng trên 15 năm qua từ 10% đến 20% trong tổng số học sinh tốt nghiệp phổ thông  10. Sau chuyến thăm Nhật Bản vào giữa năm 1990 của Dearing, họ đã đưa ra một báo cáo khá lạ lùng rằng những sinh viên này được loại ra từ số những sinh viên tham gia vào nền giáo dục sau phổ thông ở Nhật Bản. Những khoá học của sinh viên này là toàn thời gian và khuôn viên trường đại học của họ không khác gì với trường đại học. Nhiều senmongakko có một lịch sử rất dài (một vài có nguồn gốc thành lập từ thế kỷ thứ 19); trường lớn nhất có đến hơn 2000 sinh viên. Hầu như tất cả đều là trường tư và phải đóng học phí theo mức của những trường đại học tư cấp thấp 11. Sự khác nhau duy nhất là những khoá học của senmongakko là hướng nghiệp và chúng cung cấp những trình độ chuyên môn được công nhận bởi những người tuyển dụng theo cách riêng của họ. Nếu senmongakko được tính, thì con số tổng tỉ lệ sinh viên trong nền giáo dục sau phổ thông ở Nhật Bản sẽ gần 70% chứ không phải 50% như bình thường.

Cố gắng để vạch định rõ tính chất những học viện giáo dục cao đẳng dạy nghề ở Nhật Bản (senmongakko)

Vậy Senmongakko là gì? Thật sự là rất khó để đưa ra những sự tương đồng về các học viện giáo dục khi so sánh những hệ thống giáo dục ở những quốc gia khác nhau. Theo luật giáo dục cơ bản năm 1975, cụm từ chung phổ biến nhất đối với những trường dạy nghề chuyên nghiệp sau phổ thông không phải đại học là senmongakko. Đây là những cơ sở giáo dục được phép được cung cấp ba loại chương trình: (a) ippan katei (chương trình tổng  quát), nó dành cho mọi học viên; (b) semon katei (chương trình chuyên môn thật sư), dành cho những học viên thôi học tại những cơ sở giáo dục cao hơn hoặc cho loại bằng cấp tốt hơn 12; và koto katei (chương trình phổ thông được thiết kế theo nữa phần thứ hai của chương trình trung học cơ sở 4 năm), một chương trình được thiết lập ngay giai đoạn sau chiến tranh và bị rút lại rất nhiều. Trong tổng cộng, khoảng 3200 senshu gakko(trường chuyên tu), chỉ dưới 3000 (chiếm khoảng 92%) cung cấp những khoá học senmon katei(chương trình chuyên môn) và những học viện này được biết như là senmongakko.13

Như chúng ta đã thấy ở trên, nhìn chung, trong nhận thức của mọi người ở Nhật Bản có một sự phân chia về các chức năng giữa các trường đại học/trường cao đẳng dạy lý thuyết, những nguyên tắc và senshu gakko/ senmongakko chuyên dạy những kỹ năng liên quan đến thị trường. 14 Nhiều những văn bằng chứng chỉ ở Anh hoặc Mỹ được lấy tại những trường đại học-ở Anh tại những trường đại học mới từng được gọi là những trường bách khoa- phải được lấy tại senmongakko ở Nhật bản. Thêm vào đó, không giống Anh và Hoa Kỳ nơi mà hai khu vực hầu như tương tự với nhau thì quy định cứng rắn của Nhật Bản lại có khuynh hướng giữ nó tách bạch nhau để một senmongakko rất khó để trở thành một trường đại học và những trường đại học cũng không có thể cung cấp những tín chỉ cho các sinh viên từ senmongakko.

Kể từ năm 1999, dưới áp lực từ những trường đại học và cao đẳng có liên quan đến việc tuyển đầu vào bị giảm sút, sự thông thả trong luật giáo dục đã cho phép những học viên đã đạt được trình độ của senmonshi (cán sự) tại senmongakko (yêu cầu phải đạt ít nhất là 1700 tiết dạy) được phép liên thông để chuyển lên cao đẳng hoặc đại học. Tất nhiên điều này cũng có nghĩa là senmongakko không còn là những khoá học kết thúc hẳn mà nó có thể được xem như là một phần của chương trình đại học bốn năm. Tuy nhiên, trong mỗi hai năm đầu của áp dụng luật này có khoảng 10,000 sinh viên tận dụng cơ hội này; và năm 2005 con số này  chỉ khoảng 2000.

Mặt khác, không chỉ nhiều sinh viên đi vào senmongakko với mục đích hoàn thành những bằng cấp đại học và cao đẳng của mình mà còn có hơn 25000 sinh viên mỗi năm rời bỏ giảng đường đại học (bị tước đi quyền gia nhập và học phí hàng năm) để đăng ký lại vào senmongakko- một thành tựu không tầm thường trong một quốc gia rất nổi tiếng về tỉ lệ chọi đại học rất cao.15 Đội ngũ giáo viên đang làm việc tại senmongakko đang tận hưởng địa vị ngày càng vững chắc và thường được mời gọi đến làm việc tại các trường đại học; cùng một lúc nhiều những sinh viên gia nhập  senmongakko và những trường đại học  (cái được gọi là “những người học chuyển tiếp”);16 học viên của senmongakko vào những năm 1970 hầu hết đều là nữ (80%) nhưng bây giờ thì đã cân bằng về giới tính 50:50; 17 phương pháp giảng dạy ở senmongakko đã thay đổi nhiều từ tập trung vào những môn gia chánh đến phần lớn là những sinh viên (bây giờ gần 85% trên tổng số 800.000 sinh viên) về công nghiệp, thương nghiệp, giáo dục, phúc lợi, và những ngành liên quan đến y tế; 18 trong khi tỉ lệ xin việc thành công của những nam sinh viên tại trường đại học đã giảm từ 80% xuống còn 60% trong suốt những năm 90 thì tỉ lệ này ở các trường senmongakko vẫn được duy trì sắp xỉ 80%. 19 Senmongakko được biết là rất hiệu quả trong việc quản lý và tài chính tại thời điểm mà nền giáo dục sau phổ thông nhìn chung là không tốt.

Điều này thì không thể nói rằng họ phát triển đi lên mà không gặp phải những vướng mắc. Những người lãnh đạo senmongakko nhớ lại những năm 90 là một thời kỳ cạnh tranh cao độ như thế nào khi mà rất nhiều senmongakko bị phá sản – trong khi chính phủ lại ít quan tâm đến những chuyện xảy ra đến việc đóng học phí của những sinh viên ở những ngôi trường này. Họ cũng không cải cách nội dung và chất lượng. Họ được nhìn nhận như là những sản phẩm của thị trường không được chỉnh đốn hoặc như cái mà Dore và Sako đã mô tả là “một khu vực thị trường đơn thuần nhất” (1998:91).

 

Cố gắng để vạch định rõ tính chất những học viện giáo dục đại học hướng nghiệp ở Hàn Quốc (Jeonmun Daehack)

Như chúng ta đã thấy, Hàn Quốc có một hệ thống giáo dục tương tự như Nhật Bản, mang đặc điểm của một lĩnh vực tư nhân rộng lớn và nhu cầu mạnh của xã hội đối với giáo dục đại học, chính điều này đã làm cho thi tuyển đầu vào ở bậc đại học, đặc biệt là những trường danh tiếng rất gay gắt. Sự khác nhau chính của hai hệ thống là những học viện giáo dục cao đẳng đại học ở Hàn Quốc có một truyền thống về giáo dục nghề mà theo như Kim (2001) nói một cách  mỉa mai rằng đó là sự kế thừa nền giáo dục đại học thuộc địa của Nhật.20

 

Một loại hình của những học viện giáo dục đại học được gọi là “Những trường cao đẳng”  ở Hàn Quốc bằng tiếng Anh và là jeonmum daehack bằng tiếng Hàn Quốc cung cấp những chương trình hai hoặc ba năm về giáo dục hướng nghiệp sau trung học. Địa vị và chức năng giáo dục của các học viện này dường như nằm giữa senmongakko của Nhật và những trường cao đẳng (tanki daigaku). Mục đích của giáo dục jeonmum daehack là để đào tạo những kỹ thuật viên giỏi trung cấp được trang bị một kiến thức nền tảng vững chắc cả về lý thuyết và thực hành chuyên môn. Những khoá học chuyên môn được đưa ra tại các trường cao đẳng được phân thành nhóm như cơ khí, nông nghiệp, thuỷ sản, điều dưỡng, sức khoẻ, kinh tế gia đình, công việc xã hội, nghệ thuật và thể thao, v.v… với những chương trình hai hoặc ba năm tuỳ vào các khoá học.

Cấu trúc phân tầng trong thị trường giáo dục ở Hàn Quốc đã được nhận diện từ rất lâu và những học viện hàng đầu hoàn toàn là những trường đại học 4 năm.21 Tuy nhiên, ở phạm vi giữa, hầu hết jeonmum đều nằm ở thủ đô Seoul cững rất khó vào học. Điều này đã phản ánh một ý nghĩ rất phổ biến là một vài jeonmum daehack có thể cho ra lò những bằng cấp có thể tiêu thụ tốt tại thị trường lao động việc làm chẳng hạn lĩnh vực điều dưỡng và công nghệ thông tin mặc dù thị trường lao động việc làm đã tràn ngập những sinh viên tốt nghiệp đại học và tiền học phí cao đẳng căn bản đã giảm đi nhiều. Tỉ lệ tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp jeonmum daehack vào năm 2004 là từ 18.1%-21.5% cao hơn sinh viên tốt nghiệp đại học bốn năm (Theo hội đồng giáo dục cao đẳng Hàn Quốc, 2005:41)

 

Những sự phát triển gần đây

Trước những năm 90, senmongakko đã được thừa nhận rộng rãi như là một học viện đào tạo nghề sau phổ thông trong hệ thống giáo dục. Chính vì sự thừa nhận chính thức này mà senmongakko đã tiếp cận những trường đại học rất có hiệu quả thông qua:

1.     Mở rộng giai đoạn đào tạo (hầu hết các trường đều yêu cầu ít nhất là 2 năm, nhiều trường còn yêu cầu nhiều hơn)

2.     Tăng số lượng học viên toàn thời gian học vào ban ngày và giảm đi số sinh viên học ban đêm, điều này có nghĩa là số lượng sinh viên bao gồm phần lớn là những học sinh tốt nghiệp phổ thông và nghĩa là senmongakko đã đạt được địa vị chính thức của một khoá học giáo dục sau phổ thông.

3.     Tăng số lượng trường học hợp pháp được biết đến như là gakko-hojin(pháp nhân trường học) hoặc jun-kakko-hojin( pháp nhân trường học dự bị), những trường này thường có thuận lợi trong việc thu hút tài chính(học phí) từ cộng đồng.

  

Trong khi giải thích địa vị của senmongakko đã tăng lên như thế nào ở Nhật bản vào cuối những năm 80, Han (1996) một học giả người Hàn Quốc dựa vào Nhật Bản và là một trong rất ít những học giả đã nhìn nhận vấn đề và phát thảo một số đặc điểm sau:

Giáo dục cao đẳng đại học đại chúng:

-         Sự đại học hoá các học viện giáo dục và sự mở rộng những năm học đã hạ thấp địa vị hoạt động đào tạo nghề phổ thông và đã làm tăng nhu cầu đào tạo nghề sau phổ thông.

-         Gia tăng số lượng các trường đại học tư thục để thoả mãn nhu cầu ngày càng nhiều về giáo dục cao đẳng đại học đã làm cho những sinh viên tốt nghiệp đại học ngày càng khó khăn hơn trong việc tìm kiếm những công việc văn phòng trong khi những bằng cấp từ senmongakko lại được xem là dẫn đầu cho việc tuyển dụng.

Sự chuyển đổi thị trường việc làm theo hướng kinh doanh phục vụ và “chuyên nghiệp hoá”

-         Những nhu cầu thị trường đang thay đổi yêu cầu một loại hình mới của đào tạo nghề nhằm điều chỉnh lực lượng lao động phù hợp với những việc kinh doanh buôn bán. Ngoài ra, có những nhu cầu ngày càng tăng đối với những kỹ năng mới chẳng hạn như công nghệ thông tin, một lĩnh vực mà đội ngũ lao động yêu cầu phải được đào tạo.

Những sự thay đổi về thái độ đối với công việc trong thanh niên:

-         Sự quan trọng trong việc cân bằng cuộc sống riêng tư và công việc

-         Từ bỏ công việc suốt đời; gia tăng những công việc chuyên nghiệp nó chia cắt những công ty và sự nhận biết rõ ràng về nghề nghiệp hơn với công ty.

Theo như Han (1996), giáo trình của senmongakko cũng mang những đặc điểm chính sau:

1.     Ít quy tắc hoặc gò bó và nhiều tự do để các trường phát triển giáo trình riêng của mình; trong khi điều này dẫn đến việc hình thành những giáo trình rất uyển chuyển và đổi mới thì nó cũng dẫn đến việc hình thành những đặc điểm riêng biệt và sự đa dạng trong các trường.

2.     Có khuynh hướng nghề nghiệp, những giáo trình được thiết kế để phù hợp với những nhu cầu thực tế của xã hội 22

3.     Mục đích là để đạt được những chứng chỉ (bằng việc đậu những kỳ thi chứng chỉ)

4.     Tập trung vào việc phát triển đội ngũ lao động có thể làm việc ngay lập tức.

 

Tuy nhiên, những đặc điểm này chỉ ra nhiều tình thế tiến thoái lưỡng nan bên trong senmongakko:

1.     Đặc điểm hoạt động tư nhân  của các trường với tư cách những học viện giáo dục trong cộng đồng được thay thế bởi sự quan tâm về ổn định tài chính, nó phụ thuộc phần lớn vào học phí của sinh viên;

2.     Trong khi các trường có mục đích là đào tạo “những chuyên gia”, sự bình thường

hoá gia tăng của các trường như là những khoá học giáo dục sau phổ thông đã buộc họ cũng phải xem xét đến giá trị của giáo dục tổng quát. M ặt khác senmongakko đang đeo đuổi để đào tạo những sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ngay lập, “khả năng làm việc ngay lập tức” cũng có nghĩa là ít sự uyển chuyển và độ bền, một đội ngũ lao động có giá trị trong thời gian dài yêu cầu phải có một sự giáo dục phát triển toàn diện con người theo một nền giáo dục toàn

diện, họ có thể thích ứng với việc thay đổi nhu cầu và những tình huống;

3.     Sự mở rộng của senmongakko và việc dễ tiếp cận của họ đối với việc gia tăng về số lượng học viên so với những trường đại học cũng mâu thuẫn với mục đích chuyên môn hoá cao của họ. Nếu trong trường hợp senmongakko dễ dàng cho sinh viên không thích học hoặc khả năng học tập thấp được nhập học thì thật sự là rất khó cho senmongakko, nơi mà đã lò những cá nhân có chuyên môn với kỹ năng cao, chính vì vậy mang lại cho những học viện này một địa vị xã hội không cao.

22 Để có một cái nhìn tổng quát hơn về thị trường việc làm cho giới trẻ hiện nay ở Nhật Bản và cụ thể là nó đã thay đổi như thế nào trong thập kỉ qua, xem Rebick, 2005:140-55.

 

Kết luận và những hướng nghiên cứu sau này

Nhật Bản và Hàn Quốc đại diện cho hai đường lối khác nhau, trong đó đào tạo nghề phát triển cấp độ sau phổ thông trong bối cảnh xã hội mà giáo dục đại học rõ ràng là được ưa chuộng nhiều hơn. Ở Nhật Bản đào tạo nghề được phụ trách bởi các trường senmongakko, họ đã không được thừa nhận như một phần của giáo dục cao đẳng đại học cho đến thời gian gần đây. Sự tác động mạnh mẽ của thị trường chứ không phải những quy tắc của chính phủ đã thống trị những hoạt động của họ và hiểu theo cách thông thường senmongakko được biết đến thông qua sự đáp ứng nhiệt tình của họ đối với sự thay đổi nhu cầu thị trường-cả những người tuyển dụng và sinh viên.

Ở Hàn Quốc, đào tạo nghề bậc đại học luôn là một phần của giáo dục đại học nơi mà Jeonmum Daejack theo truyền thống cung cấp  những khoá học hướng nghiệp cho những sinh viên chưa tốt nghiệp. Họ khó tránh khỏi đặc điểm liên quan đến những quy tắc của chính phủ, chẳng hạn về mặt tỷ lệ giữa giáo viên-sinh viên và những trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên của trường và cả những tiện nghi vật chất.

Và tất nhiên cũng có những sự tương đồng chủ chốt. Thứ nhất, cả hai khu vực đều được quản lý bởi nhóm người lãnh đạo các trường tư thục, họ được xem là không vì lợi nhuận nhưng dường như lại có phong cách hoạt động như những trường cao đẳng vì lợi nhuận ở các quốc gia khác. Thứ hai, họ được xem là những sự lựa chọn kém hơn so với các trường đại học và thường thì rất khó để thu hút học viên. Thứ ba, họ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh căng thẳng cho sự tồn tại cả trong nước và quốc tế.

Sự phát triển đang tiếp diễn của các senmongakko ở Nhật Bản quan trọng trong một vài khía cạnh và cung cấp một cơ hội lịch sử quan trọng để quan sát. Thoạt tiên, họ đang nổi lên như một khu vực không được kiểm soát của thị trường giáo dục, nơi giúp cho chúng ta hiểu cách thức mà những thị trường tạo hướng những học viện giáo dục.23 Thứ hai, sự phát triển của họ là không hoàn chỉnh và có thể nắm bắt được một vài động lực của quá trình.

Hiện tượng có thể gợi mở cho một vài những câu hỏi quan trọng về vai trò gây nhiều tranh cải của thị trường và nhà nước trong giáo dục. Nếu senmongakko không được điều chỉnh nhiều thành công hơn những trường đại học được điều chỉnh và những trường cao đẳng hai năm trong việc đáp ứng nhu cầu của xã hội, chúng ta có thể học được gì về vai trò của tác động thị trường đối với giáo dục? Cái giá phải trả của xã hội khi thiếu sự quan tâm chặt chẽ của chính phủ trong việc đóng cửa  những học viện chất lượng thấp?

Nghiên cứu về senmongakko sẽ làm sáng rõ ít nhất là hai giả định dường như là nền tảng cho đào tạo nghề sau phổ thông ở Anh và những quốc gia thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế:

1.     việc nhà nước – và không phải là cá nhân hay gia đình – nên ủng hộ tài chánh cho việc đào tạo nghề (senmongakko, thậm chí không giống những trường đại học tư thục ở Nhật Bản, nhận rất ít sự ủng hộ về tài chính từ phía cộng đồng);

2.     Việc những học viện giáo dục không theo quy định thì không thích hợp cho “giáo dục” khi họ đi tắt và không giao thiệp với những sinh viên có nhu cầu về đào tạo nghề.

Trường hợp của Hàn Quốc dường như là một sự trái ngược thú vị với Nhật Bản bởi vì sự phát triển đào tạo nghề ở bậc đại học đã được nhà nước quy định nhiều hơn.24 Điều này là vậy bởi vì Hàn Quốc không có một hệ thống như Nhật Bản nơi mà những trường cao đẳng hai năm (tanki daigaku) và senmongakko phải cạnh tranh cho một chỗ đứng trong thị trường nhưng jennmum daehack lại kết hợp tất cả những chức năng của những học viện này. Mặt khác, mặc dù những quy định của chính phủ Hàn Quốc về những học viện giáo dục nghề bậc đại học dựa trên chính sách phát triển nguồn nhân lực, nhưng vẫn có  một sự thiếu hụt đáng chú ý cả về phân phối tài chính 25 và những chiến lược rõ ràng và vững chắc cho sự phát triển của jeonmum daehack.

===============

1 Trong khoảng cuối thập niên 80, tổng chi tiêu của chính phủ cũng như là 1 tỷ lệ phần trăm trong tổng sản phẩm quốc dân (GNP) chiếm ¼ tại Nhật Bản – và ½ đối với các nước công nghiệp mới phát triển (NICs) tại Tây Âu; nhưng cũng với khoảng chi tiêu này, gấp 3 lần tại Nhật và gấp 2 lần tại các nước NICs được dùng để đầu tư cho giáo dục (Cummings, 1997:280-2)

2 Theo Nagai (1971:3), vào cuối thập niên 70,chỉ có Mỹ, USSR và Ấn Độ là có số học sinh học tiếp lên đại học nhiều hơn Nhật bản (trong trọn vẹn các học kỳ)

3 Tỷ lệ chi phí đầu tư cho giáo dục sau phổ thông so với tỷ lệ GDP vào năm 1998 là 0.4% tại Nhật, 1.3% tại Hoa Kỳ, 1.1% tại Anh và 1.1% tại Đức (Akao, 2002:76).

4    Ở Nhật Bản, có một bộ luật về bãi bỏ quy định trường đại học vào năm 1991 đã được ủng hộ rộng rãi trong bối cảnh xu hướng bãi bỏ chung dưới thời nội cát của Koizumi, nó làm cho các văn phòng bộ giáo dục và đào tạo tin rằng họ không nên can thiệp khi mà những trường đại học mới được thành lập miễn là đáp ứng những tiêu chuẩn tối thiểu. Ở Hàn Quốc, công cuộc cải cách giáo dục năm 1997 đã giảm đi những quy định của chính phủ và cho phép những trường đại học được thành lập dễ dàng hơn (Kim và Kim, 2004:2). Trong cả hai trường hợp, các bộ giáo dục nhận thấy rằng đại đa số những sinh viên trường cao đẳng sẽ giảm đi rất nhiều trong hai thập kỉ tới, điều này sẽ dẫn đến việc đóng cửa hoặc hợp nhất của một số viện giáo dục cao đẳng đại học. Tóm lại, các nhà nước trong giai đoạn hậu phát triển đương thời ở Đông Á vẫn còn yếu đuối để chống lại những tác động thị trường tự do mới toàn cầu.

5 Thật vậy, trong suốt giai đoạn từ 1992-2004, số lượng các trường đại học 4 năm thật sự đã tăng lên theo một tỉ lệ nhanh hơn tỉ lệ giảm dân số ở độ tuổi 18 trong dân số. Vào năm 1992 có 98 trường đại học quốc gia, 41 trường đại học cộng đồng và 384 trường đại học tư thục ở Nhật Bản; vào tháng 4 năm 2004, có đến 88 trường đại học quốc gia, 77 trường cộng đồng và 545 trường tư thục, một tỉ lệ tăng nói chung là 31.9%.

6 Trong bối cảnh này thật rất thú vị nếu ta nhận thấy rằng những trường cao đẳng hai năm (tanki daigaku)  ban đầu được thành lập chỉ trên cơ sở tạm thời vào năm 1950 - bởi vì không phải tất cả các học viện muốn nâng cấp lên thành trường đại học trong hệ thống giáo dục sau chiến tranh đều được xem là có đủ tiêu chuẩn – và họ chỉ được chấp nhận như một đặc điểm thường xuyên trong hệ thống giáo dục vào năm 1965 (Teichler, 1997:278). Không lâu sau, vào năm 1969, theo như Cummings (1976:69) thuật lại một số trường cao đẳng hai năm đã bị phá sản khi cấp độ nợ trong tất cả các học viện tư thục đã tăng lên rất nhiều, thúc đẩy những cuộc nổi dậy của sinh viên và những cuộc nổi dậy này đã “marked” những trường đại học ở Nhật Bản trong suốt những năm đầu của thập niên 70. Vì vậy không có gì để nghi ngờ khu vực cao đẳng hai năm, chỉ dành riêng cho sinh viên nữ, đã cung cấp một ‘vùng đệm” hữu ích trong suốt thời kỳ phát triển giáo dục đại học sau chiến tranh.

7 Những chương trong tác phẩm được biên tập bởi Toyoda (1987) đã liệt kê những khoản trợ cấp, nó được chi để thiết lập và duy trì những ngôi trường về nghề mộc, những tác phẩm sơn mài, gạch tráng men, nhuộm và dệt, làm tre nứa, thương mại, nông nghiệp và nông lâm 

8 Một vài năm qua, đã có một vài lời kêu gọi để nhận biết tầm quan trọng của những trường phổ thông đào tạo nghề và cho việc nâng cao địa vị của những ngôi trường này. Điều này đặc biệt là những liên quan được lĩnh hội trong những khoá học của họ đối với việc đạt được sự tuyển dụng trong nền kinh tế khủng hoảng hiện tại (ví dụ xem Trelfa, 1994). Một nghiên cứu bởi Honda (2005) đã đề nghị rằng những người tốt nghiệp trung học phổ thông dạy nghề có những kỷ năng giao tiếp giữa các cá nhân với nhau tốt hơn và mức độ lo lắng về tương lai của họ thấp hơn là những học viên từ các trường được cho là trung học phổ thông và sử dụng điều này để tranh luận cho sự tái sinh của hệ thống trường trung học phổ thông dạy nghề và cho nền giáo dục liên quan đến hướng nghiệp tại những trường phổ thông dạy văn hoá.

9 Dore và Sako (1998:171) phê bình dựa trên sự không có hoàn toàn của những báo cáo về đào tạo nghề (shokugyo kyoiku) trong khi tìm kiếm cơ sở dữ liệu trong tờ báo chính Nagoya năm 1997. Một tìm kiếm giống như thế đã đưa ra kết quả 1444 bài báo có từ “đại học” (daigaku)

10 Sự đa dạng về vùng miền trong những con số này là rất lớn: những người rời khỏi trường tiếp tục theo học senmongakko ở Nigata là 29.1% gấp hai lần so với ở Tokyo là 15.3%. Cùng tthời điểm, những người rời khỏi trường trực tiếp đi làm ở Miyazaki chiếm tỉ lệ 31.3% so với Tokyo là 6.8% và chỉ có 60% tham gia trường đại học ở Okinawa (31%) so với Tokyo (53.3%)

11 Bởi vì những quy tắc kinh tế cơ bản đối với nhu cầu chậm thay đổi, cấp độ của một học viện trong hệ thống phân tầng giáo dục càng thấp thì học phí mà sinh viên có ít sự lựa chọn lại càng cao. Quy tắc này dường như đã áp dụng cho một loạt những senmongakko, những học viện được xếp ở dưới cùng trong hệ thống phân tầng giáo dục. Nói chung, gánh nặng về chi phí giáo dục cao đẳng đại học đối với mỗi gia đình đã gia tăng trong ba thập kỷ qua: vào năm 1970, học phí trung bình tại trường đại học quốc gia lại ít hơn 2% so với thu nhập còn lại của một gia đình gương mẫu, trước 1990 con số này là 5%; đối với những trường đại học tư thục, chi phí trung bình tăng từ 6% đến 10% trong cùng giai đoạn. Những chi phí này rõ ràng là sẽ cao hơn trong trường hợp những gia đình họ đang gửi con cái của mình đến những trường đại học tư thục đắt tiền chất lượng thấp hơn, những gia đình này được coi là có thu nhập thấp hơn bởi vì những gia đình có tiền hơn đã chiếm ưu thế trong việc gửi con vào những trường đại học nhà nước hoặc những trường đại học cấp độ cao hơn (thông qua việc đầu tư cho việc luyện thi chất lượng cao để gia nhập vào trường đại học)

12 Amano (1989) chỉ ra rằng khi giáo dục trung học đã trở thành tiêu chuẩn bắt buộc vào những năm 70 thì đạo tạo nghề đã trở nên nhiều liên kết hơn không chỉ đối với những học viên đã hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc (trên 15 tuổi) mà còn đối với những học viên đã hoàn thành trung học phổ thông (18 tuổi). Sự phát triển của những loại hình học viện mới này được gọi là senmongakko nhằm thừa nhận sự thay đổi này.

13 Năm 2005, có 791,540 học viên ghi danh vào senshe gakko; 48,987 vào koto katei (đạt tỉ lệ 6%); 45,725 vào ippan katei (5,7%) và 696,828 vào senmon katei (88%). Trong mười năm vừa qua, số lượng đăng ký vào chương trình koto katei đã tăng hơn phân nữa và số lượng vào ippan katei đã giảm khoảng 17% trong khi số lượng đăng ký vào senmongakko vẫn còn duy trì. Dore và Sako (1998:67) đã chỉ ra rằng hệ thống thật sự vẫn còn nhiều phức tạp hơn, trong đó senshugakko chỉ ám chỉ đến những học viện đào tạo và giáo dục nghề nghiệp sau phổ thông nhưng không phải đại học được công nhận bởi bộ giáo dục và đào tạo. Cũng có những học viện được thừa nhận bởi bộ lao động và bộ y tế không được bao gồm trong đó bởi vì chủ nghĩa địa phương cục bộ. Tuy nhiên những học viện này đã giảm nhiều về số lượng trong những năm gần đây chính vì vậy mà không cần phải đề cập nhiều trong bài nghiên cứu này.

14  Dạy tiếng Anh là một ví dụ tốt. Trong bối cảng trường đại học, tiếng Anh được dạy chủ yếu dưới dạng bài tập văn chương đọc và viết; nhiều lớp ccòn tập trung vào chuyên môn văn chương của các vị giáo sư chẳng hạn như Shakespeare hoặc những nhà thơ lãng mạn, và ít có chú trọng đến nhấn giọng, kiểm tra hoặc là những kỹ năng giao tiếp. Những giáo viên tiếng Anh tại senmongakko có kỷ năng giao tiếp tiếng Anh rất tốt và nếu một người cần một bằng cấp về tiếng Anh giao tiếp (cái được gọi là hệ thống Eiken), ví dụ để làm một phi công thì tốt hơn là họ nơi theo học tại senmongakko hơn là theo học tại một trường đại học.

15 Dường như trước năm 2000 không có số liệu thống kê quốc gia nào được giữ về tỉ lệ những học viên đi vào senmongakko đã tốt nghiệp đại học, trước năm 2005, có khoảng 20000 người đăng ký mới như thế và khoảng 6400 đã tốt nghiệp từ trường cao đẳng hai năm. Có một vài số liệu về tiền lương thu được từ việc tham gia trường senmongakko so với tham gia vào lực lượng lao động ngay sau khi tốt nghiệp cấp 3 (tiền lương thì khoảng 10%) nhưng trong chừng mực chúng ta quan tâm vẫn chưa có những khoản thu nhập để so sánh giữa tốt nghiệp senmongakko và tốt nghiệp những trường cao đẳng hai ba năm.

16 Kinmonth (2005:15) đã trích dẫn một khảo sát năm 1999, nó đã chỉ ra rằng 26% sinh viên là học chuyển tiếp. Abe (1989:76) đề cập đến hiện tượng này bắt đầu nổi lên trong suốt thời kỳ kinh tế sôi sục vào những năm 80 vì vậy sự xuất hiện của nó không trực tiếp liên quan đến những vấn đề về kinh tế trong thập kỷ sau. Ông ta (1989:77) đã thấy senmongakko lấp đầy lỗ hỏng trong hệ thống giáo dục đại học cao đẳng và đã không nhìn thấy trước được những trường đại học đang cố gắng cạnh tranh với họ và chỉ định rằng mối quan hệ trên thì giống như mối quan hệ giữa những trường cao đẳng cộng đồng và những trường đại học ở Hoa Kỳ. Ông cho rằng những học viện có thể bổ sung cho nhau, điều đó giải thích tại sao những người hoạt động trường đại học tư thục đang bắt đầu thành lập senmongakko song hành với những khuôn viên trường đại học của họ.

17 Tất nhiên có một sự khác nhau lớn về giới tính tuỳ thuộc vào chương trình ở senmongakko: 72% những sinh viên trong các khoá học về giáo dục và phúc lợi xã hội đều là nữ, 84% trong các khoá học khoa học về đời sống. (để có được một bài báo thú vị về sự phân tầng giới tính trong những học viện giáo dục cao đẳng đại học tư thục ở Nhật Bản, xem Nagasawa, 2005)

18 Senmongakko được chia thành tám lĩnh vực chuyên môn: y tế, chẳng hạn như điều dưỡng (27/6%); văn hoá và ngôn ngữ, bao gồm dịch thuật (21.1%); công nghiệp, bao gồm xây dựng và kỹ thuật (15.9%); những dịch vụ liên quan đến những quy định về vệ sinh, bao gồm cách nấu nướng 12%; thương mại, bao gồm kế toán 910%); giáo dục và phúc lợi xã hội, bao gồm chăm sóc trẻ em và nggười lớn tuổi (8.8%); thời trang và khoa học đời sống (4.4%) và nông nghiệp (0.3%)

19 Một vài senmongakko đảm bảo cung cấp việc làm cho tất cả những học viên đã hoàn thành những khoá học của họ.

20 Trong suốt giai đoạn làm thuộc địa (1910-1945), chính phủ thuộc địa Nhật đã đẩy mạnh đào tạo nghề và kỹ thuật ở Hàn Quốc như là một phần của dự án hiện đại hoá nhà nước thuộc địa. Với sứ mệnh cấp bách và cần thiết trong việc phổ biến những kỹ năng công nghiệp để thành lập và hoạt động những hệ thống thuộc địa hiện đại tại Hàn Quốc, Chính phủ thuộc địa Nhật đã thành lập hai trường công nghiệp- một ở Seoul và một ở Pyong-yang. Tiêu chuẩn của trường công nghiệp là ở khoảng giữa giáo dục tiểu học và giáo dục cao đẳng đại học và chủ yếu nhấn mạnh vào những kỹ năng thực hành. Ngoại trừ những trường cao đẳng, có đến 140 trường công nghiệp và dạy nghề, hầu hết là những trường công nghiệp tiểu học, với những ngôi trường khác đều quan tâm đến nông nghiệp, thương mai và thuỷ sản.

21 Sự ngoại lệ duy nhất là trường cao đẳng hợp tác xã nông nghiệp hai năm, không có học phí (Kim/Lee, 2005)

23 Một ví dụ điển hình về sự thành công của những khu vực không được quy định trong thị trường có thể được nhìn thấy qua sự phát triển của những ngôi trường mới được thành lập bởi công ty cổ phần (kabushiki kaisha) cung cấp những khoá học CPA được thiết kế dành riêng cho những học viên có nhu cầu học để được làm việc ở Mỹ bởi vì kế toán và những khoá học về thương mại được dạy ở senmongakko đã được đăng ký thì không được công nhận ở Mỹ như một chứng chỉ để được tham gia vào các kỳ thi CPA (xem Kawahito, 2004)

24  Đáng kể là số lượng trường senmongakko quốc gia ở Nhật Bản đã sụt giảm từ 155 vào năm 1995 đến chỉ còn 15 vào năm 2005 trong khi số lượng của những học viện tư nhân đã tăng lên hàng trăm trong cùng giai đoạn. Mặt khác, ở Hàn Quốc, số lượng của senmongakko do nhà nước quản lý đã tăng trong thập niên vừa qua.

25 Vào năm 2004, chính phủ Hàn Quốc đã phân phối 175,000,000,000 KRW (tương đương với 97,106,812 GBP) tài trợ cho những trường cao đẳng hai năm, nó chỉ bằng một phần mười số tiền tài trợ được phân phối cho khu vực đại học 4 năm. Nhìn chung, ngân sách nhà nước của chính phủ Hàn Quốc cho những học viện giáo dục sau phổ thông thì chỉ 0.4% GNP, con số này thì thấp hơn tỉ lệ 1% của các nước hợp tác và phát triển kinh tế. Nguồn vốn của chính phủ Hàn Quốc đối với giáo dục sau phổ thông thì chủ yếu được phân phối cho các trường đại học quốc gia. Chính sách tài trợ này đã làm cho những học viện giáo dục sau phổ thông tư thục toàn diện thiếu hụt về nguồn tài chánh. Kim và Lee (2005) nhấn mạnh rằng chính phủ cần nghĩ ra một cơ chế làm cho những trường đại học tư thục và cộng đồng gia tăng về khả năng tài chính. Một giải pháp có thể sẽ cho phép những học viện, đặc biệt là jeonmum deahack để tham gia vào những hoạt động sinh lợi nhuận miễn là những lợi nhuận kiếm được này có thể luân chuyển cho nhiệm vụ chủ yếu của học viện (Kim và Lee, 2005).

 

(Nguyễn thị Nhật thư chuyển ngữ)

 

            ©  http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org Hồng Lê Thọ