Cung điện Versailles
Trường phái Cổ Điển được định nghĩa trong từ điển là trình độ cao nhất về
Văn Chương và Nghệ Thuật, đặc biệt là phụ thuộc vào nền Văn Hóa Cổ Hy Lạp và
Cổ La Mã. Danh từ Cổ Điển mang hàm ý rằng trong quá khứ, con người đã đạt
tới sự tuyệt vời về nghệ thuật và ngày nay những công trình văn học, nghệ
thuật liên quan tới truyền thống cũ đều được coi là cổ điển.
Các nghệ sĩ cổ điển trong thế kỷ 18 tại châu Au đã không quan tâm tới cá
tính hay các kinh nghiệm cá nhân như là sơ liệu nghệ thuật của họ. Một công
trình nghệ thuật tự bản thân nó đã có sẵn cái đẹp, cái hay mà không cần tới
sự diễn tả của bản ngã người nghệ sĩ trong khi các nghệ sĩ thuộc trường phái
lãng mạn (romantic) lại coi Nghệ Thuật là một phương tiện để tự thể hiện.
Trường phái cổ điển hướng về sự trong sáng của tư tưởng và vẻ đẹp của hình
thể, coi trọng sự kiểm soát và kỷ luật nơi nghệ thuật, quan tâm tới tiềm
năng trong cách diễn tả thuần lý, trong công phu gọt dũa tỉ mỉ và tầm nhận
thức về vẻ đẹp lý tưởng. Tất cả căn bản của phong cách cổ điển đã khuyến
khích người nghệ sĩ chú tâm vào các phẩm chất của trật tự, của sự thăng bằng
và sự hòa hợp.
Về âm nhạc, sự phân chia rõ ràng giữa cổ điển và lãng mạn đã không có một
mốc thời gian nhưng khi xét các khuynh hướng nghệ thuật của thế kỷ 18, các
nhà phê bình cho rằng thế kỷ đó đã có những dấu nét đặc biệt, khác biệt với
trào lưu nghệ thuật của thế kỷ sau.
Nghệ thuật kiến trúc của thế kỷ 18 mang các dấu ấn đặc thù, với các lâu đài
nguy nga và các khu vườn rộng lớn, tất cả được xây dựng theo tỉ lệ cân đối,
với các chi tiết trang hoàng tỉ mỉ. Vào giữa thế kỷ này, Vua Louis 15 của
nước Pháp đã chủ xướng các lễ hội xa hoa tại Cung Điện Versailles, đồng thời
các vương triều khác cũng ngự trị tại các quốc gia láng giềng: Frederic Đại
Đế cai trị nước Phổ,
Catherine là Nữ Hoàng của nước Nga
và Maria Thérésa trị
vì nước Ao. Tại châu Au thời đó, giai cấp cai trị đã nắm quyền lực nhờ vào
đặc quyền thừa kế. Xã hội của thời kỳ này tôn trọng quá khứ, đề cao truyền
thống và hiện trạng được duy trì. Các nhà quý tộc đã coi trọng hình ảnh của
các thần linh cổ xưa, đề cao thành tích của các vua chúa, các anh hùng hiệp
sĩ vì đây là phản ánh của chính họ, của những gì quý phái, cao sang.
Danh họa "Cái chết của Socrate"
của Jaques-Louis-David
Do ảnh hưởng cổ điển, các nghệ sĩ cũng diễn tả những tư tưởng hướng về Hy
Lạp và La Mã. Họa sĩ Jaques-Louis-David đã vẽ bức danh họa "chết
của Socrates " theo cảm hứng từ nghệ thuật và văn hóa Cổ Hy Lạp. Các cuốn tiểu
thuyết của Samuel Richardson, Henry Fielding, Laurence Stern và Tobias
Smolett... đã chứa đựng các tình cảm trưởng giả, giống như thơ phú của
Thomas Gray, Oliver Goldsmith và William Cowper.
Nhưng dưới ánh vẻ hào nhoáng của các vương triều và trong các xã hội mà
quyền uy đã được coi như thiên mệnh, đang âm thầm các sức mạnh bộc phá, làm
lung lay nền móng của các chế độ cai trị. Cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ là một đòn
mạnh đánh vào chủ thuyết thần quyền của các vị vua chúa, rồi Cuộc Cách Mạng
Pháp đã làm rung chuyển toàn thể châu Au. Thời kỳ cổ điển đã chứng kiến ngày
tàn của các thể chế cũ và bình minh của châu Au hiện ra với các biến đổi
chính trị, kinh tế, nhờ đó quyền lực được chuyển từ giai cấp quý tộc sang
giai cấp trung lưu. Chế độ tư bản đang bành trướng nhờ Cuộc Cách Mạng Kỹ
Nghệ với các tiến bộ về Khoa Học, Kỹ Thuật, nhờ năng lực hơi nước,
đường xe
lửa, các nhà máy, các hầm mỏ . . .
Vào giữa thế kỷ 18, nhiều phát minh khoa học đã ra đời chẳng hạn như máy se
sợi của Hargreaves năm 1760, máy hơi nước của James Watt
năm 1765, máy dệt
của Cartwright năm 1785, máy cán bông gòn của Eli Whitney năm 1793... Bộ môn
Khoa Học Thuần Lý đã có sự đóng góp của
Benjamin Franklin tìm ra
Điện Lực
năm 1752, Priestly khám phá ra Oxygen năm 1774, Bác Sĩ
Jenner hoàn chỉnh
cách Chủng Ngừa năm 1796, nhà toán học Laplace đã tính toán cách vận hành
của Vũ Trụ và pin Điện Cực được Alessandro Volta phát minh vào năm 1800.
Sinh hoạt trí thức cũng có các đóng góp đáng kể như cuốn sách "Lịch sử nghệ
thuật cổ" của Winckelman xuất bản năm 1764, Từ Điển Bách Khoa Pháp (1751-52)
và Từ Điển Bách Khoa Britanica với ấn bản đầu tiên vào năm 1771.
Sinh hoạt trí thức của thời Cổ Điển như vậy đang đứng trước hai trào lưu
đối nghịch. Một xu hướng là nghệ thuật cổ điển đang được tinh luyện trong
đời sống nhưng cũng đang đi dần tới kết thúc, xu hướng kia là một cách sống
mới đang vật lộn để chào đời.
Thế kỷ 18 còn được gọi là Thời Đại của Lý Trí (the Age of Reason). Các nhà
triết học người Pháp như Voltaire, Diderot,
Rousseau, Condorcet, d'Alembert
. . . đã tạo nên Bộ Từ Điển Bách Khoa như một dụng cụ Khai Sáng, đã đề cao
Lý Trí với mục đích tấn công vào nền trật tự đang hiện hữu trong khi giai
cấp trung lưu chiếm dần các vị trí quan trọng trong cuộc nổi dậy.
Văn Hóa của thế kỷ 18 đã được đặt dưới sự bảo trợ của giới quý tộc vì Nghệ
Thuật được coi là một thứ trang hoàng cho đời sống vương giả. Cuộc sống của
các ông hoàng, các mệnh phụ được diễn ra nơi lâu đài, với các yến tiệc, các
lễ nghi đòi hỏi tới sự lịch duyệt trong phong cách và vẻ đẹp trong kiểu mẫu.
Các nghệ sĩ của thế kỷ 18 đã sống trong khung cảnh đó. Họ là những người
phục vụ cho các vương triều, các ông hoàng bà chúa, để có được sự an toàn
kinh tế và địa vị xã hội. Các nghệ sĩ vì thế đã sáng tác ra các tác phẩm
theo đòi hỏi của giới quý tộc.
Về âm nhạc, các nhạc sĩ nam nữ thời đó sống nhờ vào các cung đình, họ là ca
sĩ, nhạc công và giáo sư âm nhạc cho các gia đình quý tộc giàu có. Họ viết
nhạc để phục vụ tôn giáo, hoặc soạn ra các bài thực tập âm nhạc dành cho
nhạc sinh, hoặc sáng tác ra các bản nhạc để hát, để đàn trong các buổi giao
tế xã hội của giới quyền quý.
Thời kỳ Cổ Điển của bộ môn Âm Nhạc có thể được coi là từ năm 1750 tới năm
1825 với các tác phẩm của bốn bậc Thầy tiêu biểu, thuộc trường phái Vienna
là Haydn, Mozart, Beethoven và Schubert. Trong thời kỳ này, nghệ thuật Am
Nhạc đã kết nụ, nở hoa vì những thí nghiệm và khám phá, và các nhạc sĩ đã
phải đứng trước ba thử thách, thứ nhất là thám hiểm vào phạm vi rộng lớn của
hệ thống âm giai trưởng-thứ, thứ hai là làm hoàn chỉnh ngành âm nhạc tuyệt
đối (the absolute instrumental music) và thứ ba là tận dụng các thể loại âm
nhạc mới với các sonata đơn và kép, các trio, quartet, concerto, thể loại
giao hưởng (symphony) và các loại nhạc thính phòng.
Nếu nói rằng các nhạc sĩ bậc thầy như Haydn, như Beethoven, thuộc trường
phái cổ điển thì cũng chưa hẳn chính xác. Các nhạc sĩ thuộc trường phái
Vienna đã thí nghiệm một cách táo bạo và không ngừng dùng các vật liệu âm
nhạc trong tầm tay. Lúc đầu họ phải quy phục các nguyên tắc của các thể loại
đã có từ trước, rồi về sau đã diễn tả tình cảm nội tâm qua các tác phẩm.
Cũng vì thế các bản nhạc của Haydn hay của Beethoven vào thời kỳ đầu đã mang
nhiều sắc thái cổ điển hơn, trong khi Schubert ở cuối giai đoạn lại mang màu
sắc trữ tình. Cho nên danh từ Cổ Điển có thể bao hàm ý nghĩa của sự toàn
hảo, sự huy hoàng của Am Nhạc vì các bậc Thầy của thời đó đã trình bày, đã
sáng tác ra các bản giao hưởng, concerto, sonata, trio, quartet mà sau này
được coi là những mẫu mực không vượt qua được.
Am Nhạc của trường phái Vienna còn có các giai điệu vừa lịch lãm, vừa ca
ngợi, thường căn cứ vào các câu 4 nhịp đối xứng có đoạn kết rõ ràng nhờ đó
âm nhạc dễ dàng thâm nhập vào tâm hồn thính giả. Các giai điệu cổ điển này
vừa có thể dùng để ca hát, vừa dùng cho nhạc cụ, đã đi từng bước ngắn, nhẩy
các quãng hẹp lại bám rễ vững vàng vào cung khóa (key). Sự trong sáng của
bản nhạc được nổi bật nhờ các câu nhạc lặp lại và nhờ cách dùng thường
xuyên các tiếp khúc (sequence) hay sự nhắc lại một mẫu câu nhạc bằng giọng
cao hơn hay trầm hơn. Các câu nhạc vừa đối xứng, vừa cân đối nên dễ làm cho
người nghe thưởng thức được phong vị của giai điệu.
Bài đọc thêm
Cái chết của Socrate
Lịch sử xe lửa
Lịch sử tàu thủy
Tiểu sử Benjamin Franklin
Tiểu sử J. J. Rousseau
Catherine Nữ Hoàng của nước Nga
Priestly khám phá ra Oxygen năm 1774
Chủng ngừa bệnh
dại, bác sĩ Jenner
Chủng ngừa bệnh đậu bs Pasteur
mùa