1) Sự phát hiện
Pulsar (sao neutron)
Pulsar đầu tiên được khám phá do sự tình cờ vào
năm 1967 bởi hai nhà thiên văn người Anh là Anthony Hewish và Jocelyn
Bell. Họ nghiên cứu sự lấp lánh của các nguồn sóng radio trên trời gây ra
bởi sự hỗn độn (turbulence) của khí ion hóa giữa các hành tinh
Tất cả các nguồn radio từ những chương thình quan sát chứng tỏ những
dao động của cường độ thay đổi bấp bênh gây ra bởi hiện tượng này, trừ một
nguồn trong số đó có những thay đổi hoàn toàn đều đặn và
như vậy thì bản chất của vật này phải khác hẳn mọi thứ khác. Vật này
đã là vật khó hiểu trong một thời gian. Sau đó những nhà thiên
văn thỏa thuận rằng đó là một ngôi sao neutrons (étoile à neutrons) đang
quay nhanh mà họ gọi là pulsar.
Ít lâu sau, người ta khám phá một pulsar ngay trung tâm
của lớp bọc ngoài nổi tiếng của supernova, đó là tinh
vân Crabe (nébuleuse du Crabe)

Hình NASA (http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap960531.html)
Từ hiện tượng: sự
bảo toàn động năng quay với năng lượng từ của
vật lúc đầu dẫn tới một sao neutron quay rất nhanh với từ trường
rất lớn dạng lưỡng cực mà trục Bắc-Nam không nhất
thiết phải thẳng hàng với trục quay. Người ta đo vận tốc
quay của 600 pulsar trong những năm 1990: thời
gian để chúng quay 1 vòng ở khoảng từ 0,0015
đến 4 giây, nói cách khác từ nhanh đến chậm: chúng quay từ 640
vòng/giây đến một phần tư vòng/giây. Từ trường cỡ 1 tỉ teslas
cho những pulsar trẻ và 10 ngàn teslas cho những pulsar
già. Từ trường của chúng quá lớn so với từ trường
trái đất chỉ 0,00005 teslas. Về điện, một pulsar có thể coi như một
máy dynamo tạo bởi sự quay của từ trường lưỡng cực cho ra
những điện trường lớn hơn một ngàn tỉ volt
Khối lượng
M thay đổi tùy sao. Gọi m là khối
lượng mặt trời thì :
M
<1,44m
|
1,44
<M< 2m
|
2m<M<3m
|
Sao lùn
trắng
|
Sao
neutron
|
Lỗ
đen
|
|
|
|
2) Tại sao pulsar
phát ra xung lực?
 |
|
Không nên nghĩ rằng các pulsar "sáng" và "tắt"
đều đặn. Thực tế, chúng phát ra một luồng năng lựợng không
đổi. Năng lượng này được tụ lại trong chùm hạt điện từ
đuợc phóng ra từ những cực từ của sao với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng. Trục
của sao neutron tạo mộtt góc so với trục quay, y hệt như cực Bắc Nam
châm và cực Bắc địa lý.
Vì ngôi sao tự quay xung quanh nó, chùm
tia năng lượng quét khoảng không gian như một đèn pha
hay đèn quay xe cứu thương. Chỉ khi chùm tia này
hướng trực tiếp về trái đất thì ta mới có thể
dò ra nhờ kính viễn vọng vô tuyến (radiotéléscope)
|
|
|
|
Mặc dù pulsar phát ra tín hiệu trong phổ thấy được, nhưng vì
chúng quá nhỏ và quá xa để có thể nhìn bằng
mắt thường. Chỉ những radiotéléscope mới cho phép dò tìm những
bức xạ mạnh có tần số lớn.
3) Ta có thể hy vọng học hỏi gì khi nghiên
cứu pulsar?
 |
|
Vì pulsar được tạo bởi những di tích của
supernova sau khi sao này bị nổ nên nghiên cứu trên pulsar sẽ
giúp chúng ta tìm hiểu được những gì xảy ra khi một ngôi sao chết.
Chúng cũng giúp làm sáng tỏ về sự sinh ra và chuyển biến của
vũ trụ. Ngoài ra pulsar cũng có thể thay đổi thái dộ theo thời gian.
|
|
|
|
Trước tiên, chu kỳ phát xạ mỗi pulsar thay
đổi. Ðộng năng quay của sao neutron là nguồn bức xạ điện từ có thể
thăm dò được. Khi pulsar phát xạ, nó mất một ít năng lượng quay và
nó quay chậm dần. Ðo chu kỳ quay của chúng tháng này qua tháng
khác trên nhiếu năm, chúng ta có thể suy ra chính xác tỷ lệ
chậm dần (taux de ralentissement), năng lượng mất đi và ngay
cả biết số tuổi còn lại của chúng cho tới khi chúng không còn sáng
nữa do vận tốc quay quá yếu.
Ngoài ra mỗi pulsar đều khác nhau. Có những
pulsar rất sáng, những pulsar khác thì vì động đất nên nên có
khi chúng tăng tốc độ quay, cũng có vài pulsar có bạn đồng
hành , quay xung quanh nhau
(binary pulsar) và có một chục pulsar tự quay quanh chúng cực kỳ
nhanh, cả ngàn vòng/giây. Mỗi khám phá mới là một nguồn tin tức
thêm giúp cho các khoa học gia hiểu vũ trụ.
Sao
neutron do trọng lực rất mạnh sẽ phát xạ sóng trọng
trường và mất năng lượng, và sẽ rơi vào nhau. Quỹ đạo
của hai sao neutron chung quanh nhau càng ngày càng nhỏ
đi; vì hai sao neutron mất năng lượng nên chúng quay càng ngày
càng bớt nhanh. Những quan sát thiên văn cho chúng ta
thấy sự quay chậm dần của sao neutron
Binary
Pulsar được khám phá bởi hai nhà thiên văn Joseph
Taylor và Russell Hulse vào năm 1974. Binary Pulsar rất quan trọng vì đó
là một phòng thí nghiệm có đến hai sao neutron. Lý thuyết Einstein
nói rằng hai sao neutron do trọng lực rất mạnh sẽ
phát xạ sóng trọng trường và mất năng lượng, và sẽ rơi
vào nhau.
Khả năng này được gợi ra để giải thích nguồn gốc
của những sự giật nẩy tia gamma và
nhất là để dò các sóng trọng trường (Virgo, Ligo). Nhất là
từ khi khám phá ra cặp pulsar PSR J0737-3039 năm 2003 nhờ radiotéléscope
Parkes, đã ước tính
tần số của sự hợp nhất của cặp sao neutron. Người ta
ước tính có một hay hai loại hiện tượng này xảy ra
trong thiên
hà của chúng ta trong
một năm, nghĩa là
mười lần thường xuyên hơn như người ta đã nghĩ trước
đây.
Quỹ
đạo của hai sao neutron chung quanh nhau càng ngày càng
nhỏ đi; vì hai sao neutron mất năng lượng nên chúng quay càng
ngày càng bớt nhanh. Những quan sát thiên văn cho chúng ta
thấy sự quay chậm dần của sao neutron đúng y như
thuyết Tương đối tổng quát của Einstein đã tiên đoán.
http://www.seed.slb.com/fr/watch/pulsars/info.htm
Bài đọc thêm:
Ba
cái chết của Ngôi Sao (dịch)
Lỗ
đen, cách hình thành và phương pháp thăm dò
(dịch) Sự
tiên đoán của thuyết Tương Đối
(dịch) Les
nébuleuses planétaires (Pháp)
Les étoiles
meurent aussi (Pháp)
Etoiles à
neutrons, pulsars (Pháp)
|