Võ Thị Diệu
Hằng chuyển ngữ |
Ba cái chết cho ngôi sao
|
|
Trois morts pour
l'étoile
|
Chúng ta hãy theo dõi định mệnh của một
ngôi sao có khối lượng nhỏ hơn 1,4 lần
khối lượng Mặt trời. Nó tắt một
cách thanh thản. Khi hết nhiên liệu, ngôi sao chuyển từ
kích thước của các sao khổng lồ đỏ (bán
kính 50 triệu km ) đến kích thước của trái Đất (bán
kính khoảng 6000 km). Ngôi sao trở thành sao lùn
(H. 1).
Nó rất nóng vì năng lượng của chuyển
động sụp đổ biến đổi ra nhiệt. Nhiệt độ
ở bề mặt của nó cấp 6000° . Nhiệt
được bức
xạ ra không gian. Màu
trắng của bức xạ giống bức xạ
Mặt trời nên nó có tên là sao
"sao lùn trắng". Mật độ
của nó rất lớn: 1cm3
sao sao lùn trắng nặng 1 tấn. Nhưng cái gì đã cản trở
sao sao lùn trắng không sụp đổ thêm nữa? Ai chống lại
trọng lực? Chắc chắn không phải là bức xạ,
vì nó đã trở nên rất yếu. Nhà vật lý người Đức
Wolfang Pauli, một trong những người sáng lập ra
Cơ học Lượng tử, cho chúng ta câu trả lời. Vào năm 1925,
ông khám phá ra rằng hai electron không thể
bị nén lại với nhau được: chúng loại trừ
nhau (khám phá của Pauli được biết dưới tên"Nguyên lý ngoại trừ".) Trong lúc sụp đổ, ngôi sao nén
các electron mà nó chứa
trong một thể tích
càng ngày càng nhỏ. Càng bị nén chặt,
các electron càng chống cự và tìm cách
trốn thoát. Sự kháng cự này tạo nên một
áp lực chống lại trọng lực, làm cho ngôi
sao sao lùn không sụp đổ. Sự đẩy lẫn
nhau giữa các electron này không phải
là do lực điện từ đẩy các điện tích cùng
dấu mà là một trong những biểu
lộ của Cơ học lượng tử.
|
|
Suivons le destin
d'une étoile possédant une masse inférieure à 1,4 fois
la masse du Soleil. Elle s'éteint dans la sérénité. A
court de combustible, l'étoile passe de la taille d'une
géante rouge (50 millions de kilomètres de rayon) à
celle de la Terre (environ 6 000 kilomètres de rayon).
L'étoile devient naine (fig. 1). Elle est toute chaude car l'énergie du mouvement d'effondrement a été
convertie en chaleur. La température de sa surface est
de l'ordre de 6 000 degrés. La chaleur est rayonnée dans
l'espace. La couleur blanche du rayonnement, semblable à
celle du Soleil, vaut à l'étoile le nom de «naine
blanche». La densité est énorme : un centimètre cube de
naine blanche pèse une tonne. Mais qu'est-ce qui empêche
la naine blanche de s'effondrer encore plus? Qui tient
tête à la gravité? Ce n'est certes pas le rayonnement
devenu trop faible. Le physicien allemand Wolfgang
Pauli, l'un des fondateurs de la mécanique quantique,
nous donne la réponse. Il a découvert en 1925 que deux
électrons ne peuvent être comprimés ensemble:
ils
s'excluent mutuellement (la découverte de Pauli est
connue sous le nom de «principe d'exclusion»).
L'étoile, en s'effondrant, comprime les électrons
qu'elle contient dans un volume de plus en plus petit.
Plus ceux-ci sont entassés, et plus ils résistent et
tentent de s'échapper. Cette résistance crée une
pression qui, s'opposant à celle de la gravité, fait
que la naine blanche ne s'effondre pas. Cette répulsion
mutuelle des électrons n'est pas le fait de la
force électromagnétique repoussant des charges
électriques semblables, mais une des manifestations de
la mécanique quantique. |
Sự
ra đời, đời sống và cái chết của một ngôi sao. Hình vẽ
này cho ta cái nhìn bao quát về những chặng khác nhau
của đời sống một ngôi sao như Mặt trời, sau từng chặng
100 triệu năm: ra đời từ sự sụp đổ của đám mây liên sao,
ngôi sao đốt hydrogen trong suốt 9 tỉ năm, rồi biến
thành khổng lồ đỏ đốt helium trong suốt 2 tỉ năm trước
khi sụp đổ để trở thành sao sao lùn trắng. Vào cuối đời
của nó, nó thành sao lùn đen, xác sao lạc trong bóng tối
mênh mông của vũ trụ
Naissance,
vie et mort d'une étoile. Ce dessin donne un
aperçu, tous les 100 millions d'années, des diverses
étapes de la vie d'une étoile comme le Soleil :
naissance à partir de l'effondrement d'un nuage
interstellaire, étoile brûlant de l'hydrogène pendant 9
milliards d'années, puis transformation en géante rouge
brûlant de l'hélium pendant 2 milliards d'années, avant
de s'effondrer et de devenir naine blanche. A la fin de
sa vie, elle est naine noire, cadavre stellaire perdu
dans l'obscurité de l'immensité cosmique.
Fig. 1.
|
Đồng thời với sự sụp đổ của tâm ngôi
sao, các lớp tầng bên trên tách ra khỏi ngôi sao.
Được chiếu sáng bởi sao lùn trắng, chúng có dạng như một
vành đai khí màu vàng và đỏ gọi là
"tinh vân hành tinh",
(từ ngữ gây hiểu lầm vì những tinh
vân hành tinh và hành tinh không liên
hệ gì với nhau)
(h. 2). Cái chết êm đềm này là số
phận dành cho đa số các sao (trong
đó có Mặt trời của chúng ta): những ngôi sao có
khối lượng nhỏ hơn 1,4 khối lượng
Mặt trời thống trị dân số của các thiên
hà. Cần phải có một kính thiên văn lớn
mới xác định vị trí các sao
sao lùn trắng bởi vì
chúng sáng một cách yếu
ớt. Sirius, ngôi sao sáng
nhất trong bầu trời đêm, có sao sao lùn
trắng làm bạn. Sao sao lùn trắng sẽ mất
hàng tỉ năm sức mới hết nhiệt.
Lúc cuối khi trở thành sao
"sao lùn đen"
vô hình, nó sẽ
nhập vô hàng ngũ của
vô số xác sao chết đang
rải rác trong sự bao la của các thiên
hà. Về phần tinh vân
hành tinh, nó sẽ
phân tán trong không gian vừa gieo
trong đó
những nguyên tố nặng đã được chế tạo
trong những
lò luyện của sao.
|
|
En même temps que
l'effondrement du coeur, les couches supérieures se
détachent de l'étoile. Illuminées par la naine blanche,
elles prennent l'aspect d'un anneau gazeux jaune et
rouge, appelé «nébuleuse planétaire» (terme trompeur,
car les nébuleuses planétaires et les planètes n'ont
aucun lien commun) (fig. 2). Cette mort douce est le
sort réservé à la majorité des étoiles (y compris notre
Soleil) : les étoiles de moins de 1,4 masses solaires
dominent la population des galaxies. Il faut un grand
télescope pour repérer les naines blanches, car elles
brillent très faiblement. Sirius, la plus brillante
étoile dans le ciel nocturne, a une naine blanche pour
compagne. La naine blanche va mettre des milliards
d'années à perdre sa chaleur. A la fin, transformée en «naine noire» invisible, elle rejoindra le rang des
innombrables cadavres stellaires qui jonchent l'immensité des galaxies. Quant à la nébuleuse
planétaire, elle se dispersera dans l'espace,
l'ensemençant des éléments lourds fabriqués dans les
creusets stellaires. |

Fig. 2
Tinh vân hành
tinh.
Hình này là tinh vân hành tinh Lyre. Đó là lớp vỏ bị đẩy
bật ra bởi một sao đang hấp hối có khối lượng 1,4 khối
lượng Mặt trời . Sao này vì cạn nhiên liệu, sụp đổ để
thành sao lùn trắng (điểm sáng ở trung tâm của tinh
vân). Chính bức xạ của sao lùn trắng chiếu sáng
tinh vân hành tinh
(ảnh, Hale
Observatoires)
Une nébuleuse planétaire.
La photo
montre la nébuleuse planétaire de la Lyre. C'est
l'enveloppe éjectée par une étoile moribonde d'une masse
inférieure à 1,4 fois la masse du
Soleil. Celle-ci, à court de carburant, s'effondre pour
devenir naine blanche (le point lumineux au centre de la
nébuleuse). C'est le rayonnement de la naine blanche qui
illumine la nébuleuse planétaire. (photo, Hale
Observatoires)

Tinh vân hành tinh IC
418. Sao ở giữa biến thành tinh vân hành tinh cách đây
vài ngàn năm ánh sáng. Đường kính của tinh vân hiện nay
lên tới 0,2 năm ánh sáng. Hình của NASA/STScI
La nébuleuse planétaire IC 418.
L'étoile au centre s'est transformée en nébuleuse
planétaire il y a quelques milliers d'années. Le
diamètre de la nébuleuse atteint maintenant 0,2
années-lumière. Crédit : NASA/STScI
|
Chuyện gì sẽ xảy ra với ngôi sao có khối
lượng lớn hơn 1,4 khối lượng
Mặt trời?
Nó
có quyền có một cơn hấp hối dữ dội hơn
rất nhiều. Nhưng còn nữa, số phận
cuối cùng sẽ đi
hướng khác nhau tùy theo ngôi sao
nặng hơn hay ít hơn
năm lần
Mặt trời.
Trước hết chúng ta hãy
quan tâm tới sự
kết thúc của một ngôi sao có khối lượng
nằm giữa 1,4 và 5 lần khối lượng
Mặt trời.
Khối lượng gia tăng của ngôi sao làm nó
nén lại mạnh hơn. Sự sụp đổ xảy ra
quá nhanh (chỉ một
phân số của giây)
đến nỗi các electrons di chuyển
nhanh hơn, không có thời gian để tổ chức
sự kháng cự chống lại trọng lực.
Giới hạn 6000 km
của bán kính sao lùn
được vượt qua
một cách nhanh nhẹn. Bán kính của lõi
sao thu lại chỉ còn 10 km. Mật độ cuối
cùng cực kỳ lớn, có thể đạt tới 1 tỷ
tấn cho 1cm3.
Như
thể
bạn nén khối lượng của 100
cái tháp Eiffel
vào một thể tích bằng đầu bút bi của
bạn. Các nhân cũng không thể
kháng cự lại
sự nén này và bị
bể thành proton và neutron. Các electron bị ép
gần
quá sức vào các proton đến nỗi chúng
buộc phải kết hợp với proton để sanh
ra neutron và neutrino. Các neutrino
mà chúng ta đã gặp trong những
khoảnh khắc đầu tiên của vũ trụ, trung
thành với tiếng tăm của chúng. Không
tương tác với vật chất,
chúng lập tức
phân tán. Tâm của sao trở thành một
"nhân" neutron khổng lồ.
Chúng chỉ sống được 15 phút ở trạng thái
tự do, mất đi ý định chết khi bị cầm tù.
Bây giờ, chính chúng chống lại trọng
lực và làm cho sao neutron không sụp đổ
nữa. Như trong trường hợp các electron,
có nguyên lý loại trừ cho các neutron
và chúng không thể ép sát với nhau quá.
Vào
thời kỳ cuối của
sự sụp đổ tâm sao, một vụ nổ chớp
nhoáng xảy ra. Những lớp
giống vỏ củ hành giàu nguyên tố nặng bị bắn
tung vào không gian với tốc độ hàng
ngàn km/giây. Sự nổ đạt một độ sáng
bằng 100 triệu Mặt trời. Một điểm sáng
xuất hiện trong bầu trời, sáng gần
như nguyên cả một thiên hà. Đó là
sao siêu mới. Sự ngưng sụp đổ đột ngột
của tâm sao gây bởi sự
kháng cự các
neutron là nguồn gốc của
sự nổ khủng
khiếp này. Một sóng xung kích được tạo
ra, truyền tới bề mặt và đẩy những lớp
bên trên của ngôi sao, gây ra sự nổ.
Trong các thiên hà, những cái chết nổ như vậy xảy ra khoảng
mỗi thế kỷ
một lần. Con người từ khi bắt đầu ghi
lại những quan sát của mình
đã thấy khoảng một chục cái chết như vậy
trong giải Ngân Hà . Năm 1571, chàng
tuổi trẻ
Tycho Brahe
đã quan sát được một "ngôi
sao mới" trong chòm sao Cassiopée.
Sự khám
phá đã gieo vào
trí óc ông sự nghi
ngờ về những bầu trời
bất biến của Aristote. Cái còn lại của
vụ nổ supernova hiện nay mang tên
ông. Ngày 23 tháng 2 năm 1987, một
supernova trong một trong số các thiên
hà sao lùn vệ tinh của
Ngân Hà , đám mây Magellan lớn ở cách
khoảng 150 000 năm ánh sáng, đã
làm lung lay thế giới thiên văn học. Tất cả
các phương tiện quan sát hiện đại (kính
thiên văn lớn đặt trên mặt đất, vệ
tinh không gian và những dụng cụ khác
mà Tycho Brahe không thể
tưởng tượng nổi) đã đóng góp với nhau để
nghiên cứu hiện tượng lạ lùng này. Ngay
cả những neutrino thoát ra từ tâm sụp
đổ của ngôi sao chết cũng đã được
thu
nhận bởi các máy dò đặt sâu tới
vài
cây số dưới đất, trong
các mỏ vàng đã
được dùng vào việc khác.
Nhưng một trong số những supernova
nổi tiếng nhất trong các annales (quyển
sách ghi những sự kiện từ năm này qua
năm khác) thiên văn học, chắc chắn là
sao có nguồn gốc là phần còn lại của
một vụ nổ sao mà ngày nay người ta gọi
là "Tinh vân Cua". Ngôi sao khách
này (đây là một tên rất đẹp mà các nhà
thiên văn học Trung quốc đã đặt)
xuất hiện buổi sáng ngày 4 tháng 7 năm
1054. Nó sáng như sao Vénus, ngay cả
ban ngày cũng thấy được và kéo dài
hàng mấy tuần lễ. Tuy nhiên, trong
những ghi chép Thiên văn học ở
phương Tây vào thời kỳ đó, người ta
không tìm thấy ghi
chú về nó. Các tác giả chắc tin vào vũ trụ
bất biến, không đổi của Aristote hơn là
tin vào chính mắt họ.
|
|
Que se passe-t-il
avec une étoile de plus de 1,4 masses solaires?
Elle a
droit à une agonie beaucoup plus violente. Mais là
encore, le sort final divergera selon que l'étoile est
plus ou moins massive que cinq Soleils environ.
Intéressons-nous d'abord à la fin d'une étoile dont la
masse est entre 1,4 et 5 masses solaires. La masse
accrue de l'étoile la comprime davantage. L'effondrement
se passe si vite (une fraction de seconde) que les
électrons sont pris de vitesse et n'ont pas le temps
d'organiser leur résistance à la gravité. Le cap des 6
000 kilomètres du rayon de la naine blanche est
allégrement franchi. Le rayon du cœur de l'étoile se
rétrécit jusqu'à 10 kilomètres. La densité finale est
extrême. Elle peut atteindre 1 milliard de tonnes par
centimètre cube. C'est comme si vous comprimiez la masse
de cent tours Eiffel dans le volume de la pointe de
votre stylo à bille. Les noyaux ne peuvent résister à la
compression et se brisent en protons et en neutrons. Les
électrons sont tellement serrés contre les protons
qu'ils sont contraints de s'unir avec eux pour engendrer
neutrons et neutrinos. Les neutrinos, que nous avons
déjà rencontrés dans les premiers instants de l'univers,
sont fidèles à leur réputation. N'interagissant pas avec
la matière, ils s'échappent tout de suite. Le cœur de
l'étoile devient un gigantesque «noyau» de neutrons.
Ceux-ci, qui ne vivent que 15 minutes à l'état libre,
perdent leur velléité de mortalité quand ils sont
emprisonnés. Ce sont eux qui résistent maintenant à la
gravité et font que l'étoile à neutrons ne s'effondre
pas. Comme c'est le cas pour les électrons, il existe un
principe d'exclusion pour les neutrons et ceux-ci ne
peuvent être trop serrés ensemble.
Au terme de
l'effondrement du coeur, une fulgurante explosion se
produit. Les couches en pelures d'oignon fertilisées en
éléments lourds sont projetées dans l'espace à des
milliers de kilomètres par seconde. L'explosion atteint
la brillance de 100 millions de Soleils. Un point
lumineux surgit dans le ciel. C'est une « supernova ».
L'arrêt brutal de l'effondrement du cœur provoqué par la
résistance des neutrons est à l'origine de cette
explosion cataclysmique. Une onde de choc est créée, qui
se propage vers la surface et repousse les couches
supérieures de l'étoile, provoquant son éclatement.
Dans les galaxies,
ces morts explosives surviennent à peu près tous les
siècles. L'homme, depuis qu'il a commencé à consigner
ses observations, en a vu environ une dizaine dans la
Voie lactée. En 1572, le jeune Tycho Brahe avait observé
une «nouvelle étoile» dans la constellation de
Cassiopée. Découverte qui sema le doute dans son esprit
quant à l'immuabilité des cieux d'Aristote. Ce qui reste
de la supernova porte maintenant son nom. Le 23 février
1987, une supernova dans une des galaxies naines
satellites de la Voie lactée, le grand nuage de Magellan
à quelque 150 000 années-lumières de distance, a secoué
le monde astronomique. Tous les moyens d'observation
modernes (grands télescopes au sol, satellites spatiaux
et autres instruments que Tycho Brahe n'aurait jamais pu
imaginer) furent mis à contribution pour étudier cet
événement extraordinaire. Même les neutrinos échappés
du coeur effondré de l'étoile morte furent capturés par
des détecteurs placés à des kilomètres sous terre, dans
des mines d'or désaffectées.
Mais une des supernovae les
plus célèbres dans les annales astronomiques est sans
nul doute celle qui fut à l'origine du reste de
supernova qu'on appelle maintenant «nébuleuse du Crabe
». Cette «étoile invitée» (c'est le joli nom que les
astronomes chinois lui donnèrent) apparut le matin du 4
juillet 1054. Aussi brillante que Vénus, elle fut
visible de jour, des semaines durant. Pourtant, on ne
trouve nulle mention d'elle en Occident dans les écrits
astronomiques de l'époque. Leurs auteurs devaient avoir
plus confiance en l'univers immuable et inchangeant
d'Aristote qu'en leurs propres yeux...
|
Fig.
3.
Tinh vân Cua.
Hình chụp những gì còn lại của ngôi sao
đã nổ trong Giải Ngân hà ngày 04/07/1054. Trung tâm ngôi
sao sụp đổ thành sao neutron có bán kính 10 km, ở
gần tâm của tinh vân. Sao neutron này gởi cho chúng ta
các tín hiệu vô tuyến một cách định kỳ và được biết dưới
tên pulsar (xem thêm hình 4). Lớp vỏ bị xé rách của sao
tiếp tụ giãn nở, bị năng lượng của sự nổ đầu đẩy ra,
hiện nay trải rộng ra hàng trăm tỉ cây số. Nhờ vậy nó
gieo rắc vô môi trường liên sao những nguyên tố nặng đã
chế ra trong đời sống của sao và trong khi nổ
La nébuleuse du
Crabe. La
photo montre ce qui reste de l'étoile qui a explosé dans
la Voie lactée le matin du 4 juillet 1054. Le coeur de
l'étoile s'est effondré en une étoile à neutrons de 10
kilomètres de rayon, située au centre de la nébuleuse,
qui nous envoie périodiquement des signaux radio et qui
est aussi connue sous le nom de pulsar (voir aussi la
figure 4). L'enveloppe déchiquetée de l'étoile continue
à se dilater, propulsée par l'énergie de l'explosion
originale, et elle s'étend maintenant sur des centaines
de milliards de kilomètres. Ce faisant, elle ensemence
le milieu interstellaire d'éléments lourds fabriqués
pendant la vie de l'étoile et au cours de l'explosion.
|
Đã
khá lâu rồi " sao chủ" đã không còn được nhìn thấy bằng mắt
trần nữa. Với kính thiên văn, người ta
có thể phân biệt được phần còn lại
của vụ nổ sao, sáng một cách
yếu ớt và có dạng giống như một con cua
nên từ đó nó có tên như vậy. Nhưng
cái làm cho nó nổi tiếng là
, người ta khám phá ra một ngôi sao neutron
bên trong lòng nó vào năm 1967. Sao này đã được các nhà
thiên văn Mỹ Walter Baade và Fritz
Zwicky tưởng tượng ra từ năm 1934, thực
sự là kết quả từ cái chết của một
ngôi sao. Nó được thể hiện dưới dạng
một ngôi sao sáng rồi tắt 30 lần trong
1 giây, do đó nó còn có tên là
pulsar. Hành
vi kỳ lạ này trước hết là do sao
neutron không phát xạ hết toàn bộ bề
mặt của nó. Ánh sáng (mà nhiều nhất là
loại radio, vô tuyến) ló ra thành
hai chùm tia giống như chùm tia sáng
phát ra từ đèn pha. Hơn nữa, sao
neutron tự quay quanh nó rất nhanh, do
đó tạo cảm giác là nó sáng rồi tắt mỗi
khi chùm tia sáng của nó quét đến trái
đất. Pulsar sắp đóng vai trò ngọn đèn
pha của bầu trời trong nhiều triệu
năm. Nguồn năng lượng dự trữ của nó
được tích trữ trong quá trình sụp đổ
rồi sẽ cạn dần. Nó quay càng ngày
càng chậm và cuối cùng sẽ không còn
bức xạ nữa. Được bao bọc bởi sự im
lặng của những cái chết, xác sao chết
này không thể được thấy
cũng như nghe nữa.
Trong giải Ngân Hà, cứ một ngàn ngôi
sao là có một ngôi sao kết thúc cuộc đời
mình thành một pulsar.
Cuối cùng, chúng ta nói đến cái chết
của ngôi sao quyết định nhất
. Đây là số phận của sao có khối lượng
lớn hơn khoảng 5 lần khối
lượng của Mặt trời
phải chịu. Khối lượng rất lớn
gây sự sụp đổ vô cùng dữ dội. Lần này,
không chỉ những electron mà ngay cả
những neutron cũng bị bất ngờ. Chúng
không có thời gian để tổ chức kháng cự
lại trọng lực. Trọng lực này không thể
dừng lại được nữa. Nó ép vật chất ở
tâm ngôi sao vào một thể tích nhỏ đến
mức trọng trường sinh
tra trở nên
vô cùng lớn.
Tâm của sao trở thành một
lỗ đen.
Cũng như trong trường hợp trước, sự
sụp đổ dữ dội tạo ra vụ nổ khổng lồ làm
văng ra các lớp trên cùng của sao vào
không gian: sự ra đời của một lỗ đen
cũng được chào mừng bằng sự bùng nổ
supernovae. Lần này, ngôi sao chết cũng
chẳng còn để lại xác chết
có thể nhìn thấy được. Từ
nay về sau, như chúng ta đã biết,
nó chỉ thể hiện sự có mặt
của nó bằng những hiệu ứng
trọng lực mà nó tác
dụng lên các vất chất đi qua
gần nó. Nó làm chậm thời gian. Nó
biến các nhà vũ trụ quá
táo bạo thành những cộng
mì
sợi Ý và sẽ nghiền nát họ. Đối với
người quan sát trên trái đất, lỗ đen rất
khó dò ra. Trừ khi, như chúng ta đã biết, nếu nó cặp đôi với một ngôi sao
khác đang còn sống. Lỗ đen
lúc đó sẽ cuốn
hút khí quyển của ngôi sao thấy được về phía nó. Các
nguyên tử khí trong khí quyển này
phát ra tia X trong
lúc rơi vào lỗ đen và sẽ
tiết lộ sự hiện diện của nó. Người ta
nghĩ rằng có tồn tại một lỗ đen theo
hướng chòm sao Cygne, chỗ có một nguồn
tia X rất sáng. Trong giải Ngân Hà, các
lỗ đen có các sao sao lùn và pulsar ít
hơn rất nhiều: các sao nặng là thiểu
số trong dân số của thiên hà.
|
|
Il y a déjà bien longtemps que l'étoile-hôte n'est plus
visible à l'aeil nu. Avec un télescope, on peut
discerner un reste de supernova rayonnant faiblement et
qui a la forme d'un crabe, d'où son nom (fig. 46). Mais
ce qui lui donne sa notoriété, c'est la découverte en
son sein d'une étoile à neutrons, en 1967. Celle-ci,
imaginée dès 1934 par les astronomes américains Walter
Baade et Fritz Zwicky, résultait donc bel et bien de la
mort d'une étoile. Elle se manifesta sous la forme d'une
étoile qui s'allumait et s'éteignait 30 fois par
seconde, d'où son nom de «pulsar». Ce comportement
bizarre vient d'abord du fait que l'étoile à neutrons ne
rayonne pas sur toute sa surface. La lumière (qui est
surtout de nature radio) émerge en deux minces faisceaux
semblables à celui d'un phare. De plus, l'étoile à
neutrons tourne très vite sur elle-même, d'où
l'impression qu'elle s'allume et s'éteint chaque fois
qu'un faisceau lumineux balaie la Terre (fig. 47). Le
pulsar va jouer son rôle de phare céleste pendant
plusieurs millions d'années. Sa réserve d'énergie,
emmagasinée lors de l'effondrement, va s'épuiser. Il
tournera de moins en moins vite et finira par ne plus
rayonner. Enveloppé du silence des morts, ce cadavre
stellaire ne pourra plus être vu ni entendu. Une étoile
sur mille dans la Voie lactée finit sa vie en pulsar.
Nous en arrivons enfin à la plus définitive des
morts stellaires. C'est le sort que
subit une étoile plus massive que 5 Soleils environ. Une
très grande masse provoque un effondrement extrêmement
violent. Cette fois, non seulement les électrons, mais
également les neutrons, sont pris au dépourvu. Ils n'ont
pas le temps de s'organiser pour résister à la gravité.
Celle-ci ne peut plus être arrêtée. Elle comprime la
matière au coeur de l'étoile en un volume si petit que
le champ de gravité qui en résulte est énorme. Le coeur
de l'étoile est devenu trou noir.
Comme dans le cas
précédent, la violence de l'effondrement produit une
explosion gigantesque qui projette les couches
supérieures de l'étoile dans l'espace : la naissance du
trou noir est aussi saluée par la déflagration d'une
supernova. Cette fois, l'étoile morte ne laissera même
pas de cadavre visible. Elle se manifestera désormais,
nous l'avons vu, par les effets gravitationnels qu'elle
exerce sur tout objet qui passe à proximité. Elle
ralentira le temps. Elle transformera les astronautes
trop hardis en spaghetti et les broiera. Pour un
observateur terrestre, le trou noir sera très difficile
à détecter. Sauf, nous l'avons vu, s'il fait partie
d'une paire dont l'autre membre serait une étoile
encore en vie. Le trou noir attirera alors l'atmosphère
gazeuse de l'étoile visible vers lui. Les atomes de gaz
dans cette atmosphère émettront de la lumière X en
tombant vers le trou noir, et trahiront ainsi la
présence de ce dernier. On pense qu'un trou noir existe
dans la direction de la constellation du Cygne, à
l'emplacement d'une source X très brillante (voir figure
5). Dans la Voie Lactée, les trous
noirs sont beaucoup moins nombreux que les naines
blanches et les pulsars: les étoiles massives sont
minoritaires dans la population galactique
|

Pulsar
Pulsar là một sao neutron
có bán kính 10 km quay quanh chính nó
rất nhanh và hoạt động như một đèn pha vũ trụ. Pulsar
không phát xạ tất cả bề mặt của nó, mà phát ra hai
chùm sáng (Nhất là ánh sáng có tính vô tuyến). Một quan
sát viên trên trái đất sẽ nhận tín hiệu vô tuyền từ
pulsar mỗi khi chùm tia quét qua trái Đất. Các tín hiệu
phát ra liên tục với nhau, cách nhau bởi khoảng thời
gian bằng thời gian mà ngôi sao quay một vòng xung quanh
chính nó. Pulsar nhanh nhất được phát hiện, gởi cho
chúng ta cứ 1,6 phần ngàn giây là một tín hiệu , nghĩa
là nó quay 600 vòng một giây quanh chính nó. Một
con quay thực sự của bầu trời!
Fig. 4
Le pulsar.
Un pulsar est une
étoile à neutrons de 10 kilomètres de rayon qui tourne
très vite sur elle-même et qui se comporte comme un
phare cosmique. Le pulsar ne rayonne pas sur toute sa
surface, mais en deux faisceaux lumineux (la lumière est
surtout de nature radio). Un observateur terrestre
recevra un signal radio du pulsar chaque fois qu'un
faisceau balaie la Terre. Les signaux se succèdent,
séparés par un intervalle de temps égal au temps mis par
l'étoile pour faire un tour complet sur ellemême. Le
pulsar le plus rapide qui ait été détecté nous envoie
des signaux tous les 1,6 millième de seconde,
c'est-à-dire qu'il fait 600 tours sur luimême en une
seconde. Une vraie toupie céleste!

1: Lớp vỏ bao của ngôi sao nhìn thấy
được; 2: Vật chất của sao rơi vô lỗ đen; 3 Lỗ đen; 4:
đĩa quanh lỗ đen phát ra ánh sáng X; 5: chuyển
động quỹ đạo
H. 5
Lỗ đen quay theo quỹ đạo quanh sao siêu
lớn, lôi cuốn bằng lực hấp dẫn lớp vỏ bao của sao này.
Vật chất sao này khi rơi vô lỗ đen và đồng thời
tạo thành đĩa khí xung quanh nó, nóng lên và phát ra tia
X, tiết lộ cho ta biết sự có mặt của lỗ den
|
©
http://vietsciences.net
và
http://vietsciences.free.fr Võ
Thị Diệu Hằng chuyển ngữ |