Sự
tồn tại cuả sóng
trọng trường là tiên đoán đặc thù cho thuyết Tương đối
tổng quát của Einstein. Từ
năm 1916, Einstein đã nghi
ngờ các sóng này rất sớm, như một kết quả của lý thuyết
mới của ông.
Cho
tới cuối thập
niên 50,
nhà vật lý học Bồ Đào Nha Pirani mới tự hỏi câu : « Tôi
sẽ quan sát được gì nếu một sóng trọng trường đi ngang qua phòng
thí nghiệm của tôi ? »
Sau
khi Pirani và vài người
khác, nghĩ rằng
sóng điện từ có thể mang năng lượng (và xung động, mômen
động) thì
người ta cho rằng sóng trọng trường có thể được phát
hiện bởi một dụng cụ thích hợp. Đặc tính mới cuả
sóng trọng trường là
một thực tế vật lý có
thể chấp nhận được. Và họ có thể bắt đầu tìm kiếm
sự việc này.
Sự phát
hiện Pulsar 1913 + 16
Năm
1974, hai nhà thiên văn vô tuyến Mỹ Russel A. Hulse và Joseph H. Taylor
khám phá một vật khác thường : pulsar binaire PSR 1913 + 16,
một hệ thống gồm hai ngôi sao neutrons sát nhau trong đó có một
pulsar. Lần đầu tiên trong lịch sử vật lý, một đồng hồ rất
chính xác (pulsar) được chìm trong một trọng trường
to lớn, Taylor và các cộng sự viên của ông đã có
thể thử nghiệm thuyết Tương đối tổng quát. Quan sát
pulsar binaire trong nhiều năm, họ xác định là chu kỳ quỹ đạo
của hệ thống pulsar binaire giảm dần là do sự phát ra tia
trọng trường, chỉ sai biệt với sự tiên đoán của thuyết Tương
đối tổng quát Einstein 1% mà thôi. Vậy là lần đầu tiên
họ đã chứng minh bằng thực nghiệm một cách gián tiếp
sự hiện diện của sóng trọng trường.
Sóng không
gian-thời-gian (Des vagues de l'espace-temps)
Theo
khuôn khổ của thuyết Einstein, sóng trọng trường là những
nhiễu loạn hình học của không gian-thời gian lan truyền với
vận tốc ánh sáng. Đó là các sóng hoàn toàn giống như sóng
trên mặt đại dương. Biên độ các sóng này gọi là h.
Nguồn sóng
trọng trường
Một
vật thể nặng và di chuyển nhanh có thể phát ra sóng
trọng trường cũng giống như một hạt tử mang điện, khi nó di
chuyển nhanh sẽ phát ra sóng điện từ. Tuy nhiên không
phải mọi vật nặng di chuyển nhanh đều phát sóng : chỉ
những vật thể không có
dạng cầu thì mới phát sóng trọng trường.
Năm
1923, Geoge D Birkhoff chứbng minh rằng không thể dùng các vật thể
dạng cầu hay các hệ thống đối xứng cầu để hình thành một
trọng trường biến đổi, tức là để có được sóng trọng trường..
Tuy
nhiên, cho dù nguồn phát có hình dạng thích hợp thì biên độ
của sóng trọng trường vẫn luôn luôn vô cùng yếu. Do đó
không thể chế tạo ra nguồn sóng trọng trường trong phòng
thí nghiệm đủ hiệu quả để thực hiện thí nghiệm tương tự
như thí nghiệm của Heinrich (đã
chứng tỏ có sự hiện diện của sóng từ trường thế
kỷ trước)
Vì
vậy, phải hướng vào trong vũ
trụ mà tìm
nguồn phát xạ sóng trọng trường đủ mạnh để ta có thể dò
ra.
Nguồn vũ
tụ
May mắn
thay, vũ trụ đã sẵn dành cho chúng ta nhiều hiện tượng sôi động
dữ dội do các khối lượng và năng lượng kì diệu tạo nên. Để
có được các sóng trọng trường hữu dụng, thiên thể (được
nghiên cứu) phải tạo ra được một trọng lực vô cùng lớn; do
đó, các thiên thể rắn như sao neutron hay lỗ đen sẽ là nguồn
trọng trường chính được dùng (để nghiên cứu)
Sự sụp đổ
của các vì sao
Các
supernovae là những hiện tượng đầu tiên trong lịch sử được
khảo sát. Một sự
bất đối xứng trong sự sụp đổ
là cần thiết để
tạo ra sóng trọng trường: nếu một ngôi sao vẫn giữ sự đốI
xứng
cầu khi sụp
đổ, theo định lý Birkhoff, sẽ không cho ra sóng
trọng trường.
Sự
hợp dính của
sao
đôi
(coalescence)
Một
loại nguồn khác sử dụng hai ngôi sao
rắn : đó là
sự hợp dính
của
sao đôi: hai
sao neutron hay hai lỗ đen.
Người ta biết là những cặp sao rắn có thể hiện
hữu: thí dụ cặp pulsar binaire 1913+16 (những hệ thống tương
tự cũng đã khám phá ra). Loại này phát ra sóng trọng trường,
nhưng sự phát xạ này gây
nguy hại cho sự tiến triển của chúng: hệ thống mất đi năng
lượng, hai ngôi sao sẽ tiến đến gần nhau và chu kỳ quỹ đạo
sẽ giảm dần; và càng gần nhau , sự phát xạ càng mạnh, sẽ
gây ra hàng loạt thảm hại. Cuối cùng, khi
hai sao đến thật gần (pha hợp dính), ngay trước sự hủy diệt
lẫn nhau, sự phát xạ vô cùng mạnh và ta có thể dò thấy
được. Thí dụ hệ PSR 1913+16 sẽ kết dính nhau trong 300
triệu năm nữa và máy dò sóng trọng trường có thể quan sát
những khoảng thời gian cuối cùng của chúng.
Các
nhà vật lý và vật lý thiên thể cũng đoán là
có các nguồn khác nhưng cũng phải được chứng
minh bằng quan sát thực tế. VớI PSR 1913+16 là bằng
chứng. Trong số những hiện tượng trên còn có sự rung của
các đáy
vũ trụ, có thể có liên quan đến sự hình thành các thiên hà,
hay hơn nữa, như nơi đáy vũ trụ (fond cosmologique), giống như
bức xạ hóa thạch ở nhiệt độ 3K, kết quả của những
giây phút đầu tiên của Vũ trụ.
Thiên văn
về sóng trọng trường
Những
lần thử nghiệm trực tiếp đầu tiên các sóng trọng trường
bắt đầu từ những năm 1960
Thanh Weber (Les
barres de Weber)
Máy
dò đầu tiên, tác phẩm của Joseph Weber người Mỹ, gồm một
ống nhôm hình trụ được quấn xung quanh bởi những máy thu áp điện
(piézo-électrique) có khả năng thu nhận sự rung của các
vật rắn. Thực tế sóng trọng trường có thể làm
một vật rắn nào đó cộng hưởng nếu nó có cùng tần số với
một trong những tần số của ống. Nhưng hiệu ứng đương
nhiên rất yếu vì tỷ lệ với biên độ của sóng trọng trường.
Weber
và sau đó là
các ê kíp vật lý khác
đã nhanh chóng nhận
thấy rằng cần
phải cải tiến độ nhạy của thanh Weber để có thể hy vọng
một ngày nào đó quan sát sóng trọng trường tạo ra bời một
supernovae của thiên hà của chúng ta (biên độ tối đa h
ở 10-18
Lịch
sử của thanh Weber là một cuộc chạy đua dài để cải
tiến thanh weber:
làm lạnh dụng cụ để tránh mọi rung động ký sinh
bắt nguồn từ nhiệt, treo ống trụ để làm yếu đi sự rung do
động đất, tìm chất liệu tốt hơn (nhôm đặc biệt, niobium…).
Năm
1994, 4 máy dò chất rắn, tất cả đều được làm lạnh tớI
nhiệt độ của Hélium lỏng (4K), được hoạt động với độ
nhạy khoảng 10-18 : hai cái ở Hoa kỳ, một
ở Úc và một ở Cern.
Tuy
nhiên thanh Weber bị hạn chế về độ lớn : dải thông rất thu hẹp.
Các máy dò này không nhạy với những
tần số gần với tần số rung nên không thể tái lập phổ tần
số của một dãy sóng trọng trường
Ngay
cả nếu một ngày nào
đó thanh Weber dò được sóng trọng trường thì phần lớn
thông tin mà nó mang sẽ bị mất. Sự kén
chọn quá mức các tần
số là một trong những lý do mà các nhà vật lý đưa ra
một phương pháp thăm dò khác:
Giao thoa kế
km
Kỹ
thuật này do Albert A. Michelson và Edward W. Morley dùng từ cuối
thế kỷ qua trong cuộc thí nghiệm
nổi tiếng chứng
minh sự đẳng huớng của vận tốc ánh sáng
Giao thoa kế
Michelson:
 |
|
Giao
thoa kế Michelson gồm 2 tấm gương phản chiếu và một tấm kính
ngăn đôi bán-phản
chiếu (semi-réfléchissant) nghiêng một góc 45°. Tấm kính
này tách chùm tia tới
làm hai chùm tia phân tán theo cánh tay của giao thoa kế, rồi mỗi
chùm tia phản chiếu lên một trong những tấm gương
phản hồi và trở về trên tấm lam ngăn để chúng giao thoa |
|
|
|
Cường
độ chùm tia
chuyển sang máy dò ánh sáng, kết quả của sự giao thoa, tùy
thuộc sự khác biệt của chiều dài các cánh tay của giao thoa
kế.
NgườI
ta cũng hiểu ích lợi của thiết bị Michelson như máy dò sóng
trọng trường: hai gương phản chiếu đóng vai trò y hệt những
phần tử tự do, và khoảng cách
của chúng so với tấm lam ngăn
có thể dao động khi một sóng trọng trường đi ngang qua. Lúc đó
bộ tách sóng quang ghi sự điều biến của cường độ ánh sáng
thu được
Các
giao thoa kế lớn
Các
giao thoa kế nguyên mẫu
có chiều dài giữa vài mét đến chục
mét được chế tạo trong những năm
1970. Người ta cho biết rằng với
sự tiến bộ trong lĩnh vực
Laser hay các gương chính xác
thì sự dò sóng trọng trường bằng
giao thoa kế Michelson có
thể làm đươợc với điều kiện là các cánh tay không
phải chỉ dài vài mét mà phải dài hàng vài
cây số. Ba
giao thoa kế lớn đang thiết kế năm 1994, một máy dài 3 km ở Ý (đồ
án Virgo giữa Pháp và Ý) và hai
máy dài 4 km bên Mỹ (Đồ án LIGO, Laser Interferometer Gravitational
wave Observatory). Ba máy khổng
lồ này có độ nhạy khoảng 10-21 và ngày nay phải
dò tìm các hiện tượng phát xuất từ gốc ngoài Thiên hà (sự
hợp dính của các
pulsar binaire và
supernovae)
Tuy
nhiên, các máy dò này cũng
bị hạn chế do động đất nên chúng không thể dò ra được
những sóng trọng trường
nhỏ hơn vài hertz. Để
vượt qua sự cản trở này, giải pháp hay nhất là bắn lên không trung những máy
dò. Những đồ án lớn lao
về giao thoa kế không gian được Hãng
Không gian Âu châu nghiên cứu từ những
năm đầu thập niên 90. Các máy
dó này nhạy ngay cả với các
tần số thấp, có thể quan
sát những va chạm của các lỗ
đen siêu nặng (trous noirs supermassifs) -như các
lỗ đen ở tâm của vài
thiên hà- tạo các hiện tượng dữ dội nhất Vũ trụ.
Những sự được
thua khoa học
Những
thắng lợi đầu tiên liên
quan đến thuyết Tương đối, bởi vì dò trực tiếp một sóng
trọng trường cho phép so sánh những
đặc điểm của nó (vận tốc
lan truyền, phân cực…) với sự tiên đoán của lý thuyết.
Thí dụ nguời ta có
thể tưởng tượng trong lúc
một supernova đang
nổ, họ đo các sóng
quang bằng kính thiên văn các đài quan sát và sóng trọng trường bằng máy dò giao thoa kế : so sánh thời gian tới
của hai loại sóng này sẽ xác
định được vận tốc của sóng trọng trường có bằng vận
tốc ánh sáng không
Nhưng sự dò các sóng trọng trường cũng
nói lên lợi ích của ngành vật lý thiên thể trong việc tìm
hiểu những vật thể ít được
biết đến : Sao neutron và lỗ đen.
Thực ra bức xạ trọng trường tác động
rất ít lên vật chất
(do đó rất khó bị dò ra), nó không bị thu hút cũng
không bị khuếch tán, ngược
lại với ánh sáng. Sự việc
này cho phép ta hy vọng một ngày kia được
« nhìn » những vùng
trời chắn ánh sáng (opaque à la lumière),
như nơi trung tâm Thiên
hà chẳng hạn.
Một khả năng
khác : quan sát trung tâm các supernova và
nghiên cứu sâu hơn những cơ
chế của sự sụp đổ các vì
sao và có thể tham dự sự
ra đời của các lỗ đen.
Cuối cùng
nghiên cứu sự hợp dính
của các pulsar binaire, đo trực tiếp khoảng cách giữa chúng và
cung cấp cái chỉ báo khoảng cách tuyệt đối (indicateur de
distance absolue) : Tính chất đặc biệt đáng
kể này, dùng cho ngành
Thiên văn, cuối cùng phải cho một đánh giá hính xác của
hằng số Hubble
http://fr.encyclopedia.yahoo.com/articles/do/do_4341_p0.html
|