1/ Cuộc đời của Đại Văn
Hào Dostoevsky.
|
Fyodor Mikhailovich Dostoevsky chào đời vào ngày 30 tháng
10 năm 1821 tại thành phố Moscow, là con trai
thứ hai trong 7 người con của ông Mikhail,
một bác sĩ quân y được biệt phái
qua phục vụ tại Bệnh Viện Maryinski
chuyên chữa trị các người nghèo.
Ông
Mikhail là một con người cứng rắn,
thẳng thắn trong khi bà mẹ lại có
bản tính trái ngược, bà ta rất thụ
động, tử tế và rộng lượng.
Các sự kiện của gia đình quý tộc xa
xưa này với cha mẹ có một vùng đất
và hơn một trăm nông nô, đã là hình
ảnh của các nhân vật với các bản tính
thái cực trong các cuốn tiểu thuyết
của Dostoevsky sau này.
Sau khi học xong bậc trung học, Fyodor
được cha gửi theo học trường
kỹ sư quân đội tại St. Petersburg vào
năm 1838. Đây là một ngôi trường do Sa
Hoàng lập nên. Mặc dù chăm chỉ và đã
gây được nhiều ấn tượng
tốt đẹp đối với các giáo sư
và bạn bè trong trường, Fyodor vẫn
cảm thấy đời sống sinh viên quá
buồn tẻ, không hấp dẫn chút nào. Chàng
thanh niên này thường giành thời giờ
để học về văn chương, đọc
rất nhiều tác phẩm của các tác giả
danh tiếng, đồng thời cũng bắt
đầu tiêu xài vào các cảnh ăn chơi nên
luôn luôn thiếu thốn tiền bạc. Sau
mỗi lần xin được tiền của
gia đình, Fyodor lại thết đãi bạn bè
bằng những buổi tiệc rượu hay
đi đánh bài. Fyodor quá rộng rãi đối
với các người khác và sống buông
thả đối với mình, tới độ
gần như tự hủy hoại thân thể.
Khi người anh cưới vợ, Fyodor đã
gửi tặng anh 150 đồng Rúp rồi 2
tuần lễ sau hết tiền, lại xin anh 5
đồng. Bản tính tiêu xài bữa bãi, không
biết quản trị tài chính này đã theo
đuổi Fyodor trong suốt cuộc đời.
Trong thời gian Fyodor đi học xa nhà, ông Mikhail
đã bị giết chết do các nông nô trong vùng
nổi loạn và hình ảnh giết người
bất ngờ và tàn bạo này luôn luôn ám
ảnh Fyodor Dostoevsky khiến cho các tác phẩm
của ông thường dùng đề tài là các
tội ác. Và vào cuối cuộc đời, cái
chết của người cha đã là căn
bản cho tác phẩm danh tiếng "Anh Em Nhà
Karamazov" (The Brothers Karamazov).
Fyodor Dostoevsky rất yêu thích văn chương. Vào
tuổi 25, Fyodor đã cầm bút, sáng tác ra
cuốn tiểu thuyết đầu tiên với tên
là "Đám Kẻ Nghèo" (Poor Folk) xuất
bản vào năm 1845. Đây là một câu
chuyện tình cảm mô tả một cách bóng
bẩy các cảnh tàn phá của kiếp nghèo.
Cuốn truyện này đã được các nhà
phê bình khen ngợi, đặc biệt là Vissarion
Belinsky, và nhà văn trẻ tuổi Dostoevsky
được gọi là một "Gogol
mới", tác phẩm của ông trở nên bán
chạy nhất, bởi vì từ xưa tới nay
chưa có một nhà văn người Nga nào
cứu xét một cách kỹ càng sự phức
tạp tâm lý của các cảm xúc bên trong tâm
hồn con người. Fyodor Dostoevsky đã dùng
tới phương pháp phân tích tâm lý để
tìm hiểu các hoạt động rất tinh
tế của tâm lý mọi người. Sau tác
phẩm "Đám Kẻ Nghèo", Fyodor Dostoevsky
sáng tác ra cuốn "Gấp Đôi" (The
Double) và tác phẩm này đề cập tới
sự phân đôi cá tính (a split personality) và đây
là căn bản dùng cho nhân vật Raskolnikov
của đại tác phẩm "Tội AÔc và Hình
Phạt" (Crime and Punishment).
Cách phân tích tâm lý của Fyodor Dostoevsky lúc đầu
chưa được nhiều người
chấp nhận và nhà văn này đã là đề
tài bị châm chọc. Turgenev và Nekrasov cho phổ
biến các bài thơ chế riễu, đề
cập tới tác giả là nhà văn bất thường.
Thực vậy, vào thời gian này Fyodor Dostoevsky
đã bị bệnh nặng cả về tinh
thần lẫn thể chất, vì các cơn
sốt và cơn giật động kinh. Nhà văn
Dostoevsky đã mắc chứng bệnh kinh phong
(epilepsy).
Thời gian sau khi tác phẩm "Đám Kẻ Nghèo"
được xuất bản là các năm
chứa nhiều biến chuyển lịch sử
của nước Nga. Từ phương Tây, các
tư tưởng mới và cấp tiến đã
ảnh hưởng tới các nhà trí thức người
Nga và Fyodor đã tham gia vào nhóm hoạt động
cải cách của ông Beketov, một nhân vật xã
hội không tưởng. Vào mỗi tối
thứ Sáu, các nhà hoạt động chính
trị này thường hội họp tại nhà
của Mikhail Petrashevsky, họ bàn luận về các
khuynh hướng chính trị nhưng các hành
động của họ không mang tính khủng
bố và phá hoại. Vào thời điểm đó,
nhiều người đã cho rằng nước
Nga phải được cách mạng để
theo kịp đà tiến bộ của các người
Pháp, Anh, Đức. . . Fyodor Dostoevsky đã
viết ra nhiều bài văn liên quan tới các
vấn đề chính trị rồi những tài
liệu này được phổ biến lén lút
tới dân chúng, bởi vì vào thời đó
việc ấn loát còn bị kiểm duyệt và
kiểm soát bởi chính quyền. Năm 1849, nhà văn
trẻ Dostoevsky bị bắt.
Trước các bản tuyên ngôn và đòi hỏi
cách mạng, Sa Hoàng Nicholas I nhất định
rằng sẽ không có đổi thay nào trong các năm
ông cai trị đất nước Nga, vì vậy
việc kiểm duyệt càng trở nên gay gắt
hơn, các hình phạt và số lượng
mật thám gia tăng tại khắp nơi. Fyodor
Dostoevsky cùng với các bạn 15 người,
đã bị bắt và sau 9 tháng nằm tù trong
hầm lâu đài "Peter và Paul", tất
cả bị đưa ra tòa, bị xét xử là
có tội và sẽ bị xử bắn. Vào
một buổi sáng mùa đông lạnh lẽo, các
tử tù này bị chở tới nơi hành
quyết. Sau khi các tội nhân bị bịt
mắt, bị trói vào các cây cột, khi các binh lính
đưa súng lên nhắm, sẵn sàng chờ
lệnh thì trước vài giây đồng
hồ, một thông tín viên của Sa Hoàng tới
nơi, công bố lệnh giảm án. Thực ra,
Sa Hoàng không có ý định bắn chết các nhà
hoạt động cách mạng này mà chỉ
muốn dạy cho họ một bài học đứng
tim, làm cho họ khiếp sợ, khiến họ
phải sống khuất phục trong chế độ
của Sa Hoàng, nhưng đối với Fyodor
Dostoevsky, bài học nhớ đời này đã ám
ảnh nhà văn mãi mãi, không bao giờ có
thể quên được, và ấn tượng
của cõi chết đã quanh quẩn bên nhà văn
với đề tài của người bị
kết án xuất hiện trong rất nhiều cơ
hội : trong các bức thư, bài báo và tiểu
thuyết của Dostoevsky. Tình trạng tâm hồn
của nhân vật Raskolnikov trong tác phẩm
"Tội Ác và Hình Phạt" được
bộc lộ qua câu nói : "Sống vẫn còn hơn
là chết".
Lòng ham muốn sống còn được mang ra
thử thách đối với nhà văn Fyodor
Dostoevsky : ông bị kết án 4 năm lao động
khổ sai tại Omsk, thuộc tây nam miền
Siberia lạnh buốt và 5 năm làm lính lao công
chiến trường, phục vụ tại
Semipalatinsk, cũng trong miền Siberia. Vào các năm
tháng cô đơn này cùng với các gian khổ và
thiếu thốn vật chất, người tù
khổ sai chỉ có một tiêu khiển là đọc
Kinh Tân Ước và Fyodor Dostoevsky đã thay đổi
tư tưởng cả về tôn giáo lẫn chính
trị : ông trở thành con người bảo
thủ, ủng hộ chế độ cai trị
của Sa Hoàng và tin tưởng vào Nhà Thờ Chính
Thống Nga. Fyodor Dostoevsky bắt đầu xét
lại các giá trị của đời mình,
khởi sự không chấp nhận mù quáng các tư
tưởng mới được du nhập vào nước
Nga. Nhà văn trẻ này đã trở nên một
con người đề cao nền văn hóa Slav
và tin rằng sự cứu rỗi thế giới
phải ở trong tay người Nga và sau này nước
Nga sẽ thống trị toàn cầu. Như
vậy, mỗi người Nga phải đóng góp
vào việc phát triển các ý tưởng và văn
hóa Nga. Cũng trong thời gian nằm tù này, Fyodor
Dostoevsky đã tạo nên một thứ công
thức quy định rằng con người
phải chịu đựng đau khổ. Đối
với nhà văn, chịu đựng đau
khổ là cách tẩy sạch tâm hồn và xóa
đi các tội lỗi. Chịu đau khổ
đồng nghĩa với cứu rỗi.
Sau 10 năm tù tội, tức là vào năm 1859,
Fyodor Dostoevsky được phép trở về thành
phố St. Petersburg và tại nồi này, nhà văn
trở nên một con người mới nhưng
vẫn giàu khả năng sáng tác. Ong cho xuất
bản cuốn truyện "Các Ghi Chú từ Căn
Nhà của Người Chết" (Notes from the
House of the Dead, 1860), sau đó là một tiểu
thuyết ngắn "Các Người bị
xỉ vả và bị tật nguyền" (The
Insulted and the Injured, 1861). Nhà văn Dostoevsky cũng
bước vào phạm vi báo chí, cho ra đời
tờ báo Vremya nhưng chế độ của Sa
Hoàng đã đóng cửa tờ nhật báo này vì
cho là có tính kêu gọi nổi loạn. Quá chán
nản, Fyodor Dostoevsky quyết định rời
khỏi nước Nga, qua châu Âu. Tại Wiesbaden,
ông đã dùng số tiền lớn mang theo, cùng
với một người đẹp tên là Polina
Suslova trải qua nhiều ngày vui tại các nơi
ăn chơi, tại các sòng bài, cho đến khi
nhà văn không còn một đồng xu dính túi,
phải biên thư về nước Nga mượn
bạn cũ một số tiền trở về
xứ. Cuốn tiểu thuyết "Kẻ Bài
Bạc" (the Gambler, 1866) đã cho thấy đôi
phần hình ảnh của chuyến du lịch này.
Fyodor Dostoevsky lập gia đình với một góa
phụ có một đứa con riêng nhưng bà
Maria sớm qua đời vì bệnh lao phổi. Vào
thời gian này, nhà văn bị mắc nợ khá
nhiều, nên bắt buộc phải cầm
viết, cố công kiếm tiền trả đôi
phần cho các chủ nợ nóng nẩy. Năm
1864 xuất hiện cuốn truyện "Các Ghi Chú
từ Dưới Hầm" (Notes from Underground).
Qua tác phẩm này, Fyodor Dostoevsky đã đề
cập một cách rộng rãi các đề tài liên
quan tới tự do, bản chất của lý trí
(reason), và giá trị của cách chịu đựng
đau khổ. Người ở dưới
hầm (the Underground Man) đã bảo vệ tự
do bằng mọi giá và phá bỏ mọi thứ
sức lực giới hạn tự do, áp đặt
từ xã hội, từ các loại khoa học và
do chính bản chất của thiên nhiên.
Vào năm 1865, Fyodor Dostoevsky bắt đầu
viết tác phẩm "Tội Ác và Hình
Phạt" (Crime and Punishment, 1866) xuất hiện
dần dần trên tờ báo "Người
Đưa Tin Nga" (the Russian Messenger). Tác phẩm
này đã xác định vị trí đặc
sắc của tác giả trên Văn Đàn Nga
bởi vì nhà văn Dostoevsky đã mô tả
cuộc hành trình thực sự qua tâm lý con người,
khiến cho người đọc trải qua
nhiều lúc phải nín thở. Qua tác phẩm này,
Fyodor Dostoevsky đã cho rằng tự do là một
lực lượng tàn phá nếu thứ đó không
tuân theo các nguyên tắc của Thiên Chúa giáo.
Vì nhu cầu phải viết truyện thật
nhanh theo lời hứa, nhà văn Dostoevsky đã mướn
cô Anna Grigorievna Snitkina đánh máy các bản
thảo. Năm 1867, ông kết hôn với cô Anna này.
Họ đi du lịch châu Âu và tác phẩm
"Kẻ Ngu Đần" (The Idiot, 1869)
được bắt đầu. Qua cuốn
truyện này, Fyodor Dostoevsky cố gắng tạo
ra hình ảnh của một người hoàn toàn
tốt lành, theo ý nghĩa của Thiên Chúa giáo và
tác giả đã đi tìm các câu trả lời
với các người khác nhau. Giống như Chúa
Ki-Tô, nhân vật trong truyện là Hoàng Tử
Myshkin đã bị hiểu nhầm và bị
bạc đãi. Myshkin biết rằng mỗi người
đều cho rằng mình đúng bởi vì các
quan điểm khác nhau và vì vậy, một người
hoàn toàn tốt lành không nên kết tội các
bạn bè của mình.
Vào năm 1868, gia đình Dostoevsky sinh ra đứa
con gái Sonya nhưng bé gái này bị chết
yểu vài tháng sau. Khi nhà văn và vợ đi
qua châu Âu, bệnh kinh phong của Dostoevsky gia tăng.
Về sau, nhà văn có thêm 3 đứa con : Liubov,
con gái sinh năm 1869, con trai Fyodor sinh năm 1870 và
con trai Alyosha sinh năm 1875.
Fyodor Dostoevsky trở lại St. Petersburg vào năm
1871 và liên lạc với các nhóm bảo thủ.
Trong 2 năm 1871-72, Dostoevsky viết ra tác phẩm
"Các Người bị Quỷ ám" (The
Possessed). Cuốn truyện này đôi khi được
dịch thành "Các con Quỷ" (The Devils).
Cả cuộc đời về sau của Fyodor
Dostoevsky bị phiền nhiễu vì các vấn
đề gia đình, bệnh kinh phong và nợ
nần. Nhà văn phải viết thật
nhiều, thật nhanh để kiếm ra
tiền, trả bớt các món nợ bị thôi thúc.
Nhờ các đức tính của bà vợ sau Anna
Snitkina, gia đình Dostoevsky đã ổn định
về tài chính, họ đã có tiền đi du
lịch châu Âu, thuê một căn nhà miền quê
vào mùa hè và Fyodor có thời giờ rảnh
rỗi, giành cho công việc viết văn.
Sức khỏe của Fyodor Dostoevsky luôn luôn
yếu kém sau những năm lao tù tại miền
Siberia. Trong thập niên 1870, nhà văn này còn
mắc bệnh lao phổi, rồi căn bệnh
trở thành ung thư phổi khiến cho nhà văn
qua đời vào ngày 28 tháng 1 năm 1881, một năm
sau khi xuất bản tác phẩm cuối cùng và
lớn lao nhất, đó là cuốn tiểu
thuyết "Anh Em Nhà Karamazov" (The Brothers
Karamazov, 1879-80).
Cuốn truyện "Anh Em Nhà Karamazov" không
hẳn là một tiểu thuyết, mà là một
toàn cảnh của tâm hồn con người khi
bị chi phối bởi các sức lực và
vấn đề ảnh hưởng tới tâm
hồn kể từ thời xa xưa tới ngày
nay. Tác phẩm trình bày 4 nhân vật chính, gồm
người cha và 3 người con, mỗi người
là một lối triết lý của cuộc đời.
Người đời thường gặp các
nghi ngờ, các tội lỗi. . . nên phải đi
tìm ý nghĩa của đời sống, tìm
hiểu tôn giáo và tìm cách chuộc tội,
tức là tìm kiếm sự thực tối
hậu (ultimate reality). Qua tác phẩm này, Fyodor
Dostoevsky được toàn thế giới công
nhận là một trong các Đại Văn Hào
của nước Nga.
2/ Bối cảnh lịch sử của
Đại Văn Hào Dostoevsky.
![](../../../design/images/1fl-bleue.gif)
|
Vào đầu thế kỷ 18, nước Nga
ở dưới quyền cai trị của Sa Hoàng
Alexander I. Khởi đầu Sa Hoàng này đã có các
ý niệm về cải tổ chính quyền,
về chính thể quân chủ lập hiến nhưng
khi lên ngai vàng, Sa Hoàng không còn quan tâm đến
các cải cách trong nước Nga vì ảnh hưởng
của các cuộc chiến tranh gây nên do Napoléon,
do các biến cố chính trị quốc tế, do
ảnh hưởng của các cố vấn
bảo thủ và cũng do niềm tin tôn giáo mang
tính chất bí ẩn của Chính Thống giáo.Trong
xã hội Nga thời đó, con cháu của các gia
đình quý tộc trở thành các sĩ quan
nắm giữ các chức vụ trong quân đội,
họ là những người được giáo
dục cao hơn các tầng lớp xã hội khác,
họ đã đọc các sách chứa đựng
các tư tưởng cấp tiến của
Voltaire, Rousseau, Diderot. . .
Bất mãn vì các cải tiến không được
Sa Hoàng thực hiện, các sĩ quan trẻ đã
hô hào binh lính dưới quyền biểu tình
tại các công trường của thủ đô
Moscow, đòi hỏi "Konstantin và một
Hiến Pháp". Một cuộc âm mưu đảo
chính xẩy ra vào tháng 12 đã bị đè
bẹp dễ dàng và các nhà "Cách mạng tháng
12" (the Decembrists) hàng đầu hoặc bị
treo cổ, hoặc bị đưa đi lưu
đầy tại miền Siberia. Năm 1824, Sa Hoàng
Alexander I qua đời, lên nối ngôi không
phải là ông hoàng Konstantin cấp tiến mà là
một người em trẻ hơn, bảo
thủ hơn : Nikolai I.
Nếu không có gì xẩy ra, Sa Hoàng Nikolai I có
thể theo dân chủ lập hiến đôi
phần, nhưng vì cuộc cách mạng đã
diễn ra, nhà Vua phải áp dụng các biện pháp
áp chế. Ngoài ra, trong số các cận thần
của nhà Vua, ông Bộ Trưởng Văn Hóa là
Uvarov đòi hỏi các chính sách của chính
quyền phải được phối hợp
với ba tính chất "chuyên chế, chính
thống, quốc gia" (autocracy, orthodoxy,
nationality) trong khi đó đứng đầu cơ
quan Mật Vụ là Bá Tước Beckendorff
triệt để áp dụng chính sách chính
thống văn hóa Nga.
Chế độ áp chế của Sa Hoàng Nikolai I
đã kéo dài ba thập niên và nền Văn Hóa
Nga đã thành hình với các nhà văn danh
tiếng thuộc tầm vóc quốc tế như
Pushkin, Lermontov và Gogol, với nhà phê bình văn chương
bậc nhất như Belinsky, người đã
đặt ra các nguyên tắc để cứu xét
văn học truyền thống của nước
Nga. Trong hoàn cảnh văn hóa tiến bộ, các
trường đại học cũng phát
triển về độ lớn và về tầm
mức quan trọng dù cho hai nhân vật bảo
thủ là Uvarov và Beckendorff coi đại học và
các sinh viên là môi trường và các tổ
chức nổi loạn.
Hoàn cảnh đàn áp văn hóa của xã hội
nước Nga dưới thời Sa Hoàng Nikolai I là
một nơi lý tưởng để du nhập
và truyền bá các tư tưởng triết
học của Tây phương. Các nhà trí thức
người Nga vào thập niên 1830 đã quan tâm
tới các học thuyết của Schelling và Hegel
với sự nhấn mạnh về đời
sống thực của tâm hồn hơn là tinh
thần lãng mạn của các thập niên trước.
Các nhà trí thức Nga của thời kỳ này
đã thất vọng vì nhận rõ rằng nước
Nga quá lạc hậu so với các quốc gia Tây
phương, ngay cả về phương diện
văn hóa. Đối với vấn đề này,
có hai phe : một phe theo văn minh Tây phương
và một phe theo văn minh Slav. Trước
thế giới bên ngoài phát triển, một
số người Nga tự hào về văn minh
Slav, cho rằng nền văn minh Tây phương là
thứ suy đồi đạo đức,
thiếu đi bản chất dân tộc Nga trong
khi đó, một số nhà trí thức khác
lại tìm cách áp dụng thứ văn hóa Tây phương
mà họ cho là tiến bộ hơn, đồng
thời đóng góp bằng những đặc tính
địa phương. Trong các năm cuối
thập niên 1830 và đầu thập niên 1840,
đã diễn ra các tranh luận về hai nền
văn hóa kể trên và đề tài này còn
tiếp tục trong suốt cuộc đời
của Đại Văn Hào Fyodor Dostoevsky.
Trước cuộc tranh luận về hai nền
văn minh, nhà phê bình Vissarion Belinsky đã đứng
về phe cải cách theo Tây phương. Ong ta
đã đặt ra các nguyên tắc phê bình
cấp tiến theo đó văn chương
phải là một diễn đàn để tranh
luận về các vấn đề xã hội và
điều này bị cấm đoán trong một xã
hội bị đàn áp.Theo Belinsky, văn chương
phải hiện thực (realistic), phải trình bày
những điều xấu của xã hội để
cải tiến xã hội và ngành phê bình văn
học là "nữ hoàng" của các khoa
học với vai trò hướng dẫn các
bộ môn khoa học xã hội khác như
triết học, chính trị, xã hội học,
thẩm mỹ học. . . Chính Belinsky là người
đã ca tụng cuốn tiểu thuyết "Đám
Kẻ Nghèo" (Poor Folk) của Dostoevsky bởi vì
tác phẩm này đã trình bày xã hội Nga
một cách trung thực và trong một bức thư,
Belinsky đã gọi Gogol là một kẻ phản
bội đối với phong trào cải cách.
Dostoevsky đã đọc bức thư tố cáo
này trong một buổi họp của nhóm khuynh
tả và hành động này đã là một trong
các lý do khiến cho Đại Văn Hào bị
bắt vào năm 1849.
Thực ra, Fyodor Dostoevsky bị bắt là do ông tham
gia vào nhóm xã hội Petrashevsky, một nhóm trí
thức Nga của thập niên 1840. Vào giai đoạn
này, chủ nghĩa lý tưởng của Đức
vẫn còn, thêm vào là chủ nghĩa xã hội không
tưởng của Pháp (the French utopian socialism) do công
trình của Fourier và Saint Simon. Nhóm Petrashevsky đã
nghiên cứu chủ nghĩa xã hội này, phân phát
các truyền đơn trong dân chúng Nga. Sau
cuộc nổi dậy năm 1848 tại Tây Âu
với 2 người Nga tham gia là Herzen và Bakunin. Sa
Hoàng Nikolai I phòng ngừa, không cho thứ đó
xẩy ra tại nước Nga nên đã hành
động đàn áp phủ đầu. Các nhân
viên trong nhóm Petrashevsky bị lùng bắt, bị
giam trong hầm của lâu đài "Peter và
Paul" rồi vào năm 1849, Dostoevsky bị
đưa đi lưu đầy tại Siberia.
Trong thập niên 1850, tình hình chính trị tại
nước Nga tương đối yên tĩnh. Nước
Nga thua trận trong cuộc chiến tranh Crimea, Sa Hoàng
Nikolai I đang bệnh hoạn, người
chờ kế vị là Hoàng Tử Alexander II
muốn thay đổi. Một cải cách quan
trọng nhất đối với nước Nga
thời bấy giờ là việc hủy bỏ
chế độ nông nô (serfdom) bởi vì đây
là một bất công rất lớn đối
với lương tâm và còn là một trở
ngại trong việc thiết lập nên một chính
quyền dân chủ. Một trong các tác phẩm
của Đại Văn Hào Turgenev tên là "Đêm
Hôm Trước" (On the Eve, 1860) đã trình bày
sự mong đợi cải tổ đất nước
Nga.
Sau khi Belinsky qua đời vào năm 1848, một nhóm
văn hữu trí thức tả khuynh gồm có các
nhà lý thuyết trẻ như Chernyshevsky, Dobrolyubov
và Pisarev, đã hợp tác ra tờ báo Hiện
Đại (the Comtemporary). Những nhà văn này
nhắc lại các ý tưởng của Belinsky
về vai trò của văn chương trong
việc phê bình xã hội và họ còn theo các
đường lối hiện thực, cứu xét
xã hội theo khoa học giống như Comte, Bucher
và J.S. Mill. Họ thuộc các gia tầng không quý
tộc (raznochintsy) với vài người là
phụ nữ, vài người gốc tu sĩ có
ảo tưởng (disillusioned seminarians), vài người
vốn là sinh viên y khoa. Nhóm "Hiện Đại"
đã dùng các phương pháp khảo cứu xã
hội với đặc tính vật chất
(materialistic), khoa học và y khoa, vì thế xã
hội bị coi như một bộ phận : nước
Nga là một cơ thể bệnh hoạn, cần
được cứu chữa bằng các phương
thuốc thích hợp. Như vậy trong thập niên
1840, các nhà lý tưởng (the idealists) đã
bị thay thế bởi các nhà vật chất
(materialists) vào thập niên 1860 và Đại Văn
Hào Turgenev đã mô tả sự căng thẳng
giữa hai nhóm chủ trương này trong tác
phẩm "Cha và Con" (Fathers and Sons, 1862).
Khi được thả ra từ miền Siberia và
trở về sống tại thành phố St.
Petersburg, Fyodor Dostoevsky đã đổi chiều tư
tưởng về hướng bảo thủ và
đại văn hào đã viết ra tác phẩm
"Các Ghi Chú từ Dưới Hầm" (Notes
from the Underground) để trả lời lại
cuốn tiểu thuyết "Phải Làm Gì"
(What to be done) của Chernyshevsky, đề cập
tới lớp người mới (the new people),
đó là những nhà chủ trương hư vô
(nihilists).
Khi Fyodor Dostoevsky viết ra tác phẩm "Tội
Ác và Hình Phạt", phong trào tư tưởng
hư vô (nihilism) dịu bớt, đi vào bóng
tối và trở thành phong trào khủng bố
(terrorism). Đại Văn Hào Dostoevsky đã mô
tả những người hư vô này một cách
chua chát trong các tác phẩm "Kẻ Ngu Đần"
(The Idiot) và "Các Người bị Quỷ ám"
(The Possessed). Tới thập niên 1870, Fyodor Dostoevsky
bộc lộ rõ chủ trường thuần văn
hóa Slav (pan-Slavism). Rồi vào năm 1881, sau khi
đại tác phẩm "Anh Em Nhà Karamazov"
được xuất bản và sau khi Fyodor
Dostoevsky đã qua đời, các người
khủng bố thuộc cánh tả đã ám sát Sa
Hoàng Alexander II và nước Nga bị đưa
dần về cuộc Cách Mạng Cộng Sản.![](../../../design/images/1fl-bleue.gif)
3/ Tác phẩm
Poor Folk (1846)
The Double (1846)
Mr. Proharchin (1846)
Novel in Nine Letters (1847)
The Landlady (1847)
Another Man's Wife (or The Jealous Husband) (1848)
A Faint Heart (1848)
Mr. Polzunkov (1848)
Out of the Service (1848)
The Honest Thief (1848)
The Christmas Tree and a Wedding (1848)
White Nights (1848)
Nyetochka Nezvanovna (1849)
The Little Hero (1849: written in prison, published
1857)
The Uncle's Dream (1859)
The Village of Stepanchikovo (or The Friend of the
Family) (1859)
Collection of Works, 2 Volumes (1860)
The Insulted and Injured (1862)
House of the Dead (1862)
An Unpleasant Predicament (or A Silly Anecdote)
(1862) |
|
Winter Notes on Summer Impressions (1863)
Notes From Underground (1864)
The Crocodile (1865)
Crime and Punishment (1866)
The Gambler (1867)
The Idiot (1868)
The Eternal Husband (1870)
The Possessed (1871-72)
The Diary of a Writer (1873)
Political articles in Grazhdanin (1873-74)
The Raw Youth (1875)
Diary of a Writer (1876)
Pleasant Marei (1876)
The Heavenly Christmas Tree (1876)
A Gentle Spirit (1876)
Diary of a Writer (1877)
The Dream of a Ridiculous Man (1877)
The Brothers Karamazov (1879-80)
The Pushkin Address (1880) |
|