Cấy và ghép mắt nhân tạo cho ếch

Võ Thị Diệu Hằng
 

Nhờ xử dụng hóa chất, những  tế bào chuyên hóa của ếch sẽ trở thành mắt, tai và thận, sẵn sàng đươc để ghép  (transplantation)

Tại Nhật, ngày 5/1/2000, Makoto Asashima, giáo sư đại học Tokyo University đã cấy thành công mắt và tai của  ếch trong ống nghiệm, đồng thời tạo những cơ quan  có thể được ghép mà khỏi bị nguy cơ thải. Hình như đây là thành công  đầu tiên trong sự khai thác này. 

Trái với kỹ thuật nhân bản (clonage, cloning) nghĩa là chỉ dùng  một tế bào duy nhất để cho phát triển thành nguyên một sinh vật, đằng này  những nhà nghiên cứu dùng  hàng ngàn tế bào gốc (stem cells) và hướng sự phát triển theo ý muốn nhờ những dung dịch hóa học.

Tế bào gốc là những tế bào chưa chuyên hóa để  tạo thành cơ quan nào hết.  Songtao Shi nha sĩ tại viện  US National Institutes of Health tại  Bethesda, Maryland có khám phá hồi  năm 2000 là tủy răng khôn của người lớn có chứa tế bào gốc. Bài  báo cáo có đăng trong ( PNAS , vol 97, p 13625). Gần đây, 22/04/2003 ông đã khám phá ra trong tủy răng sữa trẻ con cũng chứa  tế bào gốc. 

Trong lúc tạo phôi bình thường, có  nhiều tín hiệu hóa học khác nhau ra lệnh cho tế bào gốc nào sẽ  chuyên hóa thành cơ quan nào của cơ thể. Các  nhà nghiên cứu bắt chước theo quá trình này để  tạo những cơ quan sinh vật trong  ống nghiệm.

Kỹ thuật :

Nuôi cấy tế bào gốc trong  5 ngày trong dung dịch acide rétinoïque. Tùy theo nồng độ của  acide sẽ tạo cơ quan tương ứng. 

Acide rétinoïque nồng độ yếu sẽ kích thích gène để tạo thành những tế bào mắt.

Ngược lại, với nồng độ cao hơn, sẽ biến  những tế bào này thành tế bào tai.

Ghép thận:

Makoto Asashima dùng trình tự này để tạo ra thận và đã  ghép trở lại  những thận này cho ếch. Những con ếch được ghép thận tổng hợp này sống được trên một tháng. Nhưng  ta cũng chưa biết ếch được  ghép thận bình thường sẽ sống được bao lâu. 

Ghép mắt:

Con mắt phải cần nuôi trong 3 ngày tại phòng thí nghiệm trước  khi được ghép vô trong nòng nọc đã bị gỡ một con mắt. Sau khi ghép được một tuần, các dây thần  kinh của mắt ghép mọc dài  vô trong não của nòng nọc như vậy con đường thần kinh cảm giác giữa mắt và não được điều chỉnh . Ba tuần sau khi ghép,  người ta quan sát con mắt mới về những phản ứng của  nó đối  với ánh sáng  và những kích thích khác. Phản ứng  mắt được đo bằng điện cực đặt lên não khi thị giác của mắt bị kích thích . 

Giáo sư Asashima và ê kíp của ông đã ghép mắt cho khoảng 60 con nòng nọc. Gần   ba phần tư số nòng nọc  thấy được và 7 con sống cho đến khi trở thành ếch.

Mắt trái của ếch là mắt nhân tạo

Ðể cấy tế bào gốc thành mắt người ta kích thích tế bào cấy bằng một protéine tên là Activin. Trong khi làm thí nghiệm về sự triến triển của các cơ quan,  giáo sư Asashima khám phá ra rằng chất Activin   xúc tác sự phân hóa. Ông  khám phá ra rằng khi thay đổi liều lượng Activin sẽ khởi động những  mệnh lệnh gen (genetic instructions) khác nhau.

Giáo sư Asashima đã cấy được 14 cơ quan và  mô của ếch kể cà thận và  tim.  Sau đó  ông sẽ  cấy  những cơ quan của chuột, một động vật gần với người hơn.

Sự chế tạo các cơ quan từ những  tế bào gốc cho phép tạo được cơ quan của chính người chủ (auto-greffe) để ghép vô cơ thể họ thì nguy cơ bị  thải sẽ  ít