Các
nhà sinh học hy vọng học được nhiều về cách hoạt
động của hệ thống kiểm soát ở tế bào bình thường
bằng việc nghiên cứu xem làm thế nào các hệ thống
kiểm soát trong tế bào bình thường trở nên xáo trộn
dến mức cho phép các tế bào ung thư phát triển.
Ðặc điểm nổi bật nhất của các tế bào ung thư
là sự tăng sinh không kìm hãm, kết quả là sự hình thành
các khối u ác tính và sự lan rộng của các tế bào
nầy từ vùng ban đầu đến các phần khác nhau của cơ
thể, một quá trình được gọi là sự di căn
(metastasis). Những
nghiên cứu các tế
bào nầy dẫn đến cách
thức ngăn ngừa hoặc xử lý ung thư tốt hơn.
Một
trong những cách thích hợp nhất trong việc nghiên cứu tính
chất của các loại tế bào đặc biệt là nuôi cấy chúng
trong phòng thí nghiệm. Phần
lớn các dòng tế bào động vật được nuôi cấy
ngừng phân chia khi chúng trở nên đông đúc, hoặc sau
một số thế hệ sự đông đúc bị chặn lại (số
thế hệ thiì chuyên biệt cho loài và mô).
Sự phát
triển của các tế bào nuôi cấy cho thấy có hai cơ
chế ngăn cản sự phát triển không giới hạn của tế
bào trong cơ thể.
Một
là phản ứng của tế bào đối với ảnh hưởng của
sự đông đúc, được gọi là sự
ức chế tiếp xúc (contact inhibition).
Khi các thụ thể trong màng tế bào nhận ra các
dấu hiệu trong các lớp vỏ tế bào của các tế bào
kế cận cùng loại, các thụ thể truyền tín hiệu cho
nhân và sự phân bào bị đình chỉ.
Tuy nhiên, sự ức chế nầy không tuyệt đối:
chẳng hạn khi thêm vào các yếu tố tăng trưởng với
nồng độ cao có thể kích thích tiếp sự phân bào ngay
cả trong mẻ cấy quá đông.
Cơ
chế thứ hai: sự tự ngừngû phân bào sau một số lần
phân chia, là một hệ thống độc lập giới hạn sự tăng
sinh của tế bào; trong phần lớn các mô hệ thống này
hoạt động khi sự ức chế tiếp xúc không hoạt động
bình thường. Các
tế bào được nuôi cấy tiếp tục phân chia mãi, rơi vào
một trong hai trường hợp: hoặc bị mất hệ thống
kiểm soát số lần phân chia và tiếp tục phát triển
khi số lượng chúng còn ít, hoặc bị mất cả hai hệ
thống kiểm soát. Các
loại tế bào nầy trở nên bất tử trong môi trường nuôi
cấy, trở thành các khối u lành tính (benign tumor) hoặc
trở thành ung thư: chúng sẽ phân cắt không ngừng để
tạo ra khối mô.
Một
đặc tính của tế bào ung thư được nuôi cấy là hầu
như luôn luôn có một bộ
nhiễm sắc thể không bình thường.
Thí dụ các tế bào của một dòng ung thư ở người
gọi là HeLa có 70-80 nhiễm sắc thể thay vì bình thường
là 46. Ðiều thú
vị là các dòng tế bào không ung thư trải qua giai đoạn
khủng hoảng trong môi trường và trở nên bất tử cũng
có số nhiễm sắc thể phụ trội, và dường như số
nhiễm sắc thể này giải phóng các tế bào nuôi cấy vượt
qua sự kìm hãm phát triển.
Tuy nhiên, trong các mô ung thư của cơ thể, sự gia
tăng số lượng nhiễm sắc thể như thế là không điển
hình. Thay vào đó,
thường có sự sắp xếp lại của các nhiễm sắc thể
bình thường. Thí
dụ khoảng 90% bệnh nhân Burkitt(s lymphoma (ung thư của
tế bào trong hệ thống miễn dịch) đầu của nhiễm
sắc thể 8 đã được chuyển đến phần cuối của
nhiễm sắc thể 14. Ðiểm
gắn trên nhiễm sắc thể 14 gần một gen mã hóa cho
một polypeptid của hệ thống miễn dịch, trong khi vùng
chuyển vị chứa một gen thường có trong các tế bào
ung thư. 10% bệnh nhân
của bệnh nầy có các vùng chuyển vị khác trên nhiễm
sắc thể 8. Ðiều
nầy có nghĩa là vị trí này ở nhiễm sắc thể 8 có
một vùng kiểm soát có thể gây ung thư bằng cách kích
thích sự phiên mã của các gen đặc biệt nầy.
Bên
cạnh những sự khác biệt trong nhân, các tế bào ung thư
và các tế bào bình thường còn khác biệt có ý nghĩa
về hình dạng tế bào và bản chất của bề mặt tế bào.
Thí dụ: các tế bào ung thư nuôi cấy thường có
dạng hình cầu, hình dạng này chỉ gặp ở các tế bào
bình thường trong một giai đoạn ngắn ngay khi tế bào
phân cắt. Ðặc điểm
hình dạng nầy có thể là do số vi sợi
(microfilament) quá ít, do đó làm cho các tế bào
linh động hơn các tế bào bình thường.
Thật vậy, phần lớn các tế bào bình thường
phải bám vào một bề mặt để phát triển vì chúng
cần giá đỡ để
thực hiện những chức năng thích hợp.
Các tế bào ung thư không bị hạn chế bởi điều
kiện nầy và vì vậy chúng có thể phát triển trong các
chất dịch hoặc trên bề mặt mềm.
Các tế bào ung thư, với bề mặt khác thường
của chúng, không có khả năng phản ứng thích hợp với
những thay đổi của môi trường.
Ðặc biệt các tế bào ung thư có glycolipid và
glycoprotein khác nhau và ít hơn trong lớp vỏ tế bào.
Những khác
biệt nầy có lẽ có quan hệ với việc thiếu ức chế
tiếp xúc bình thường trong sự phân bào và sự
mất khả năng nhận biết những tế bào trong cùng loại
mô. Sự vắng mặt
ái lực tế bào bình thường có thể là một trong
những lý do vì sao các tế bào ác tính của nhiều loại
ung thư có thể lan rộng (Hình 7).
Ðể
di căn trong một cơ thể và cũng để thoát khỏi mô hay
cơ quan ban đầu của nó, tế bào ung thư thường phải có
khả năng sản xuất và chuyển đến màng của nó một
thụ thể gọi là laminin, làm cho tế bào ung thư gắn vào
một lớp màng nền cứng nằm dưới hoặc bao quanh mô, cơ
quan và mạch máu trong hệ tuần hoàn.
Sau đó nó phải tiết ra collagenaz để tiêu hóa
lớp màng nầy và làm cho tế bào xuyên qua ranh giới để
tạo khối u. Ðặc
biệt, khả năng phá vỡ lớp màng bao quanh các mao mạch
cho phép các tế bào ung thư lan khắp cơ thể.
Vì phần lớn các tế bào bình thường không thể
tạo ra laminin cũng như không tiết collagenaz nên các
khối u nằm ở vị trí ban đầu và vì vậy chúng lành tính.
Những
hiểu biết về ung thư hiện nay cho rằng sự biến đổi
một tế bào bình thường thành một tế bào ung thư bao
gồm nhiều sự thay đổi: mất đi hệ thống kiểm soát
số lần phân bào, mất hoặc giảm sự ức chế tiếp xúc,
mất khả năng bám và đôi khi, thay đổi bề mặt tế bào.
Nhưng trong nhiều mô,
những thay đổi nầy cũng chỉ tạo ra các u lành tính
phát triển chậm và rồi ngừng hẳn vì các tế bào không
sản xuất tín hiệu hóa học hoặc các tín hiệu tạo
mao mạch. Ngay cả
khi có mao mạch, khối u cũng không thể di căn nếu không
có khả năng gắn và phá hủy lớp màng nền.
Tất cả các thay đổi nầy xảy ra là kết quả
của một sự kiện di truyền hay mỗi thay đổi là kết
quả của một hoặc nhiều sự kiện riêng rẽ?
A.
Knudson (Viện nghiên cứu ung thư ở Philadelphia) đã
chỉ rõ, nếu sự phát triển của 1 khối u
ác tính
chỉ do một sự kiện di truyền đơn độc, xác
suất một cá thể bị ung thư phải tăng tỉ lệ với
tuổi. Thí dụ nếu
xác suất bị ung thư da là 1% mỗi năm thì cơ hội mắc
bệnh phải là 2% cho người 2 tuổi, 3% cho người 3 tuổi
....
Tuy
nhiên, trong thực tế tỉ lệ bị ung thư trong quần thể
không tăng theo kiểu tuyến tính nầy.
Thay vào đó, ung thư thường là một bệnh của
tuổi già. Knudson đã
kết luận rằng bệnh ung thư do nhiều sự kiện di
truyền độc lập. Ðường
cong sẽ là sản phẩm của các xác suất của các sự
kiện riêng rẽ. Chắc
chắn rằng một số trường hợp ung thư (như
ung thư máu, ung thư hệ thống miễn nhiễm) chỉ đòi
hỏi 2 hoặc 3 sự kiện di truyền, trong khi một số khác
cần từ 4 đến 7. Có
sự nhất trí cao là cần 2 đến 7 mức độ kiểm soát
tham gia: số lần phân bào nhất định, ức chế tiếp xúc,
sự bám, ái lực loại mô, nhu cầu cho các protein gắn màng,
enzim tiêu hóa collagen, và sự tạo mao mạch.
Tuy nhiên, chỉ những nghiên cứu thống kê không
thể cho chúng ta biết về thành phần của sự kiện di
truyền dẫn đến bệnh ung thư, cũng không có nghiên
cứu nào cho ta biết hiệu quả chính xác của các sự
kiện. Những nghiên
cứu gần đây cho thấy phần lớn các bước có dính líu
trực tiếp đến sự mất hoặc thiếu mức độ sự
kiểm soát. Những
dữ liệu tốt nhất của việc nầy đến từ các nghiên
cứu trên các gen gây ung thư.
Sự
khám phá ra gen gây ung thư có một lịch sử phức tạp.
Năm 1910 Peyton Rous (Viện Rockefeller, New York) đã tìm
ra siêu khuẩn Rous sarcoma, có thể gây ung thư ở gà.
Kết luận của Rous không được công nhận rộng rãi
trong nhiều thập kỷ. Ngày
nay chúng ta biết rằng tác nhân gây bệnh trong trường
hợp nầy là một siêu khuẩn phiên mã ngược (siêu
khuẩn phiên mã ngược), chúng sản sinh ra một bản sao
cADN từ ARN của nó, rồi tổ hợp vào nhiễm sắc thể
của vật chủ. Một
vài chủng siêu khuẩn Rous gây ra ung thư nhanh chóng, với
tỉ lệ cao vì cADN có mang oncogen (gọi là v-src
- v là gen của siêu khuẩn).
Sự biểu hiện của gen nầy trong nhiễm sắc thể
chủ tạo ra tế bào ung thư.
Các siêu khuẩn phiên mã ngược thông thường
(những loại không có oncogen) cũng có thể gây ung thư,
nhưng chỉ với một tỉ lệ độ thấp và sau một giai
đoạn tiềm ẩn dài. Sự
phối hợp của cADN vào bộ gen chủ rất ngẫu nhiên và
ung thư từ siêu khuẩn phiên mã ngược bình thường
chỉ xuất hiện khi sự phối hợp xảy ra gần một trong
một số gen đặc biệt ở nhiễm sắc thể chủ, gọi là
gen tiền ung thư (proto-oncogene).
Có lẽ vùng kiểm soát tích cực trên cADN
biến đổi sự biểu hiện của một hoặc nhiều
gen nầy. Oncogen là
những gen chắc chắn gây ra ung thư; ngược lại,
protooncogen có khả năng gây ung thư nhưng cần một vài
thay đổi để biến chúng thành oncogen.
Hình
7. Sự phát triển
của một khối u ác tính
Có
lẽ khám phá đáng ngạc nhiên nhất về gen gây ung thư
v-src là nó đặc biệt giống với một gen bình thường
ở gà. Thật vậy,
gen bình thường nầy (ký hiệu là c-src để chỉ rằng nó
là của tế bào ban đầu) là một gen tiền ung thư,
phối hợp của cADN bình thường ở gần c-src có thể gây
ung thư. Từ năm
1970 người ta đã khám phá hơn 20 loại siêu khuẩn phiên
mã ngược gây ung thư, lây nhiễm ở chim và hữu nhủ,
mỗi loại mang một gen gây ung thư gần giống hệt với
gen tiền ung thư ở vật chủ bình thường.
Những
nghiên cứu các khối u của người được nuôi cấy và
các khối u ở động vật không do siêu khuẩn
gây nên đã cho thấy những điểm rất giống với
các tập tính được quan sát của siêu khuẩn phiên mã
ngược: một số thay đổi di truyền làm các tế bào nuôi
cấy thành các tế bào ung thư mang các gen gây ung thư như
đã tìm thấy trong
siêu khuẩn phiên mã ngược gây ung thư.
Một số gen gây ung thư không do siêu khuẩn dường
như do đột biến ở gen
tiền ung thư làm biến đổi, làm mất hoặc thêm vào trình
tự của một baz. Một
số khác có lẽ là gen tiền ung thư đã được di
chuyển khỏi vị trí bình thường và do đó không còn các
kiểm soát bình thường của chúng và trở thành các gen
gây ung thư. Ngược
lại, đột biến lẫn sự chuyển vị xảy ra ở một vùng
kiểm soát gần một gen tiền ung thư có thể biến đổi
một gen tiền ung thư thành một gen gây ung thư.
Sự chuyển vị dường như bao gồm sự di chuyển
một gen cấu trúc và vùng kiểm soát của nó đến một
bên gen tiền ung thư hoặc sự di chuyển gen tiền ung thư
đến bên gen cấu trúc và vùng kiểm soát của nó.
Cuối cùng, có các gen kháng ung thư (anti-oncogen) là
các gen mã hóa cho các protein khử hoạt tính các sản
phẩm của gen gây ung thư.
Sự bất hoạt của một gen ưcï chế thì tương
đương với sự hoạt hóa một gen tiền ung thư.
Các
cơ chế khác nhau có thể dẫn đến sự xuất hiện của
một gen gây ung thư trong bộ gen được tóm tắt như sau:
Gen
bị biến đổi dẫn đến sự biến đổi của sản
phẩm
1. Sự phốiø
hợp của gen gây ung thư ở siêu khuẩn phiên mã ngược
2. Sự đột
biến của gen tiền ung thư bình thường tạo ra
gen gây ung thư
II. Sự biểu
hiện của gen bị biến đổi, trong đó một gen được
phiên mã ở một thời
điểm
sai hoặc với một tỉ lệ quá cao
1. cADN
của siêu khuẩn phiên mã ngược có một vùng kiểm
soát tích cực được
gắn vào gần bên
một gen tiền ung thư
2. Sự
chuyển vị gen
tiền ung thư đến một vị trí gần bên vùng kiểm
soát tích
cực.
3. Sự
chuyển vị của một vùng kiểm soát tích cực đến
một vùng gần một gen
tiền
ung thư
4. Sự đột
biến của một vùng kiểm soát gần bên gen tiền
ung thư
III. Sự
mất hoạt động của gen kháng ung thư
|
Nghiên cứu hiện nay cho thấy phần lớn các gen gây
ung thư mã hóa cho các sản phẩm thuộc một trong bốn
loại : (1) các yếu tố phát triển (các phân tử tín
hiệu ngoại bào để kích thích sự tăng sinh của tế bào),
(2) các thụ thể (cho các yếu tố phát triển, ức chế
tiếp xúc, hoặc bám trên bề mặt), (3) các hệ thống tín
hiệu trong tế bào (truyền thông tin từ thụ thể đến
các enzim nội bào hoặc các protein gắn), (4) các phân
tử ADN gắn (điều hòa sự phiên mã của các gen đặc
biệt hoặc sự sao chép trọn bộ gen).
Bằng chứng đầu tiên liên quan đến hoạt động
của gen gây ung thư là công trình của Raymon Erikson và
Marc Collett (Ðại học Colorado) trên gen gây ung thư src.
Họ đã phát hiện rằng enzim được mã hóa bởi
src là một loại phân tử tín hiệu nội bào gọi là
một protein kinaz. Enzim
này phosphoryl hóa tyrosin. Tyrosin
được phosphoryl hóa cũng được tìm thấy trong các tế
bào bình thường. Tuy
nhiên trong các tế bào có gen src, sự phosphoryl hóa
tyrosin tăng ít nhất 10 lần hơn mức bình thường.
Ngày nay người ta đã biết một số gen gây ung thư
khác mã hóa cho các tyrosin- kinaz, trong khi một vài loại
khác mã hóa cho các serin kinaz.
Một số gen gây ung thư dường như mã hóa cho các
sản phẩm làm cầu nối hai bước từ các tín hiệu
ngoại bào đến gắn ADN.
Thí dụ thụ thể EGF (Epidrmal Growth Factor-yếu tố
tăng sinh biểu bì) có một thành phần ngoại bào gắn vào
EGF, và một phần nội bào hoạt động như một kinaz.
Ít nhất có một gen gây ung thư để mã hóa cho
một enzim rất giống với phần kinaz của thụ thể EGF
được hoạt hóa nhưng thiếu phần ngoại bào gắn vào
EGF. Sản phẩm của
gen gây ung thư nầy có thể hoạt động bằng cách tạo
tín hiệu cho tế bào phân chia liên tục, dù EGF có hiện
diện hay không.
Như
chúng ta đã thấy, đột biến, chuyển vị và siêu
khuẩn phiên mã ngược đều có vai trò trong việc khởi
phát ung thư. Chúng
ta cũng biết rằng nhiều đột biến và chuyển vị được
tạo ra do các tác nhân bên ngoài - bức xạ và
hóa chất gây đột biến.
Nhưng liên kết các hóa chất hoặc nguồn bức xạ
với ung thư ở người và đánh giá sự nguy hiểm tương
đối của mỗi yếu tố rất khó khăn.
Không phải mỗi đột biến đều xảy ra ở vị trí
gây ung thư, và một
đột biến ở một vị trí như thế sẽ chỉ khởi phát
một trong những bước cần thiết để phát triển ung thư.
Chúng ta đã thấy rằng cần có từ 2 đến 7 sự
kiện di truyền độc lập; bước cuối cùng có thể
xảy ra nhiều năm sau khi có sự tiếp xúc đầu tiên
với một bức xạ
hoặc một hóa chất gây đột biến.
Sự thiếu của các mối liên hệ nhân quả chặc
chẽ giữa tác nhân gây đột biến và ung thư đã làm
cho sự nhận diện và sự đánh giá của các tác nhân có
khó khăn, ngay cả trong những trường hợp rõ nhất.
Một cách để đánh giá khả năng gây ung thư của
các hóa chất và bức
xạ là dùng các động vật (thường là chuột) để đo
liều lượng của các tác nhân nầy.
Cách nầy đắc tiền và tốn thời gian, thêm vào
đó ta phải giả định rằng những gì gây ung thư trên
chuột cũng tác động tương tự trên người.
Một phương pháp khác nữa là xét nghiệm Ames: dùng
vi khuẩn và những chất có khả năng gây ung thư để
xem có sự đột biến hay không, với giả định là một
chất gây đột biến trên E. coli là chất gây ung thư trên
người. Xét nghiệm
Ames đã phát hiện ra nhiều chất có khả năng gây ung thư.
Các thành phần của nhựa than trong các thuốc
nhuộm tóc và các mỹ phẩm, xà phòng hexachlorophen, các hóa
chất chống cháy trong quần áo ngủ của trẻ em, protein
trong thịt nướng, khói cháy rừng, và vài hóa chất
trong một số rau cải và gia vị là một số trong các
chất được xác định có thể gây ung thư bằng xét
nghiệm Ames.

|