Những bài cùng tác giả
Hãy để thức ăn là thuốc
mà thuốc cũng là thức ăn
-Hippocrate-
Bài 1. Thực phẩm: “bản năng” đến “trí tuệ”
Trí tuệ và kinh nghiệm từ nghìn xưa
Từ “Tạp” đến “Tinh” trong văn hóa ẩm
thực
Box 1. TPCN
(Nutraceuticals hay Functional foods)
Box 2.Thực phẩm
chức năng là gì?
Box.3. Khả năng
của Đười uơi
Box 4. Đậu nành
Bài 2. Thành tựu và tật bệnh phát sinh trong phát
triển
Công nghệ sinh học và dinh dưỡng
Các chứng bệnh hiện đại và Thực phẩm
chức năng (TPCN)
Box 1. Các chứng bệnh không
lây lan và vai trò của dinh dưỡng
Box 2.Các loại thực phẩm
chức năng ở Hoa kỳ
Nhóm đáng
tin cậy:
Nhóm có
bằng chứng đáng tin cậy:
Nhóm có
bằng chứng nhưng chưa đủ tin cậy:
Nhóm còn
tranh cãi
Box 3. Thị trường thế giới
của TPCN (2004-2006)
Box 4. Ung thư ở Mỹ
Những điều sai trái trong Thực Phẩm Chức
năng
Bài 3. Thực phẩm Chức Năng và hiệu quả thực tế
TPCN không phải là thuốc chữa bệnh
Thị trường to lớn và những quan điểm còn
tranh cãi
Thay lời kết
Box 1. Thị
trường TPCN ở các nước đang phát triển
Box 2. Thành
phần của TPCN theo FOSHU (*)
Box 3. Thị
trường TPCN ở Nhật bản
Box 4. Các chứng
bệnh không lây lan và vai trò của dinh dưỡng
Box 5. Thị
trường thế giới của TPCN (2004-2006) loạiTPCN
Box 6. Tai biến
vì thực phẩm chức năng
Bài 1.
Thực phẩm: “bản
năng” đến “trí tuệ”
Trí
tuệ và kinh nghiệm từ nghìn xưa
Từ hàng
nghìn năm nay, khi con người xuất hiện trên trái đất thì việc ăn uống để duy
trì và đảm bảo sự sinh tồn là bản năng tất nhiên. Theo thói quen và trí tuệ,
với thị giác (nhìn) và khẩu vị (nếm) cũng như khứu giác (ngửi)…con người đã
biết chọn cho mình thức ăn, nước uống từ thiên nhiên cũng như thông qua chế
biến để có được những thức ăn ngon nhất.
Thời nguyên thủy hay sơ khai, con
người chưa có những kiến thức phân biệt tốt xấu, mức bổ dưỡng khác nhau giữa
các loại thực phẩm nhưng bản năng sinh tồn đã cho họ sự phân biệt qua việc
tích lũy kinh nghiệm hay khả năng chế biến, dần dà giúp cho loài người từ ăn
sống nuốt tươi đến ăn chín và chế biến tạo ra những thức ăn mới bằng cách
gom góp kiến thức, kinh nghiệm của cộng đồng và ngày càng nâng cao khả năng
tiêu dùng lương thực, thực phẩm, dần dà đi đến những hiểu biết ngày càng
cao chống đỡ với tật bệnh, thương tật bằng cách nhai, đắp lá cây, củ quả như
ngày nay ta vẫn thấy các loài thú sống trong môi trường thiên nhiên. Năm
2838 trước công nguyên Vua Thần Nông (Shen Nung) ở Trung quốc xem đậu nành là
một trong 5 loại ngũ cốc chủ yếu và hơn nghìn năm sau đậu nành đã được gieo
trồng tại Nhật bản các nước đông nam châu Á,
những năm gần đây đậu nành được
đánh giá là loại thực phẩm “lành” và “bổ dưỡng” giảm béo ở châu Âu và Hoa
kỳ. Các y sư thời xưa đã biết chọn lựa nguyên liệu để chế biến như đun
s ôi (xắc thuốc), pha trộn (nhuyễn tán) , cô đặc thành viên (cao đơn hoàn tán),
ngâm trong rượu (dược tửu) để làm thuốc .
Những
điều đó chứng minh từ hàng nghìn năm trước con người đã biết sử dụng thực
phẩm vào việc giúp cho cơ thể của con người khỏe mạnh, phát triển và duy trì
giống nòi tuy rằng tự họ cũng chưa thể giải thích “một cách khoa học” theo
cách nói thời nay.
THẦN NÔNG BẢN THẢO KINH do
Đào Hoằng Cảnh
(452-536) biên
soạn là dược điển cổ nhất của Trung quốc hiện còn lưu lại, luận bàn về 365
loại dược vật, 252 loại thực vật, 67 loại động vật và 46 loại khoáng vật… liệt
kê các dược tính, thuốc làm “khang kiện thân thể” (tăng lực) và “ích thọ diên
niên” (kéo dài tuổi thọ) được ông xếp vào loại “thuốc vua” (vương dược) ,
thuốc nào chỉ trị bệnh thì xếp vào loại “thuốc bầy tôi” (thần dược). Năm 659
triều đình nhà Đường cho biên soạn Tân Tu Bản Thảo gồm 844 vị thuốc kèm
hình vẽ mô tả cụ thể cho thấy ngành Trung Y đã được hệ thống hóa, là cơ sở
cho Bản thảo Cương mục của
Lý thời Trân
(1518-1593) đời nhà Minh sau nầy, ghi
rõ cách trị liệu của các dược thảo, động vật và khoáng vật qui mô nhất trở
thành nền tảng cho những kiến thức y dược hiện đại.Thêm vào đó, tài liệu của
Tôn Tư Mạc chủ trương dùng thực phẩm để phòng bệnh và trị bệnh vào thế kỷ
thứ 7 cho thấy việc ứng dụng vào thực phẩm chức năng ngày nay chỉ là một sự
kế thừa vốn kiến thức “ẩm thực liệu pháp” theo kinh nghiệm của những thế kỷ
trước.
Hệ thống âm dương ngũ hành là nền
tảng của lý luận Trung Y, chú ý đến tính hàn (lạnh) hay nhiệt (nóng) đối với
cơ thể của thực phẩm như ăn gừng, ớt thì nóng , ăn rau thì lạnh vậy. Các vị
mặn chát ngọt bùi, chua, cay… của thực phẩm đều có chức năng trị liệu, thí dụ
thức ăn “Cay” nhiều dương tính kích thích khí huyết, gia nhiệt, khử đàm (đờm),
còn “Đắng” thì ngược lại, có nhiều âm tính giúp hạ sốt, thanh nhiệt an
thần… Ngoài ra cách chiên xào nấu luộc hay nướng, chưng, ướp, hun khói… là những
phương cách chế biến cho thức ăn thêm phần phong phú đồng thời biến chúng
thành những món ăn hợp khẩu vị theo từng mùa (hay thời tiết), lễ hội, “dược
thiện”… có chức năng bồi dưỡng cơ thể một cách hiệu quả theo kinh nghiệm
trong cung đình cũng như trong dân gian từ đời nầy sang đời khác, dần dà
hình thành một nền văn hóa ẩm thực phong phú và đa dạng của từng khu vực địa
lý, lãnh thổ hay quốc gia.
Từ “Tạp” đến “Tinh” trong văn hóa
ẩm thực
Điểm qua
nguồn lương thực mà tạo hóa đã ban cho loài người dùng để sinh tồn và phát
triển thì loại nào (động vật hay thực vật) cũng có những “chức năng”đặc biệt
riêng nhờ hàm lượng Vitamin, khoáng chất vi lượng, protein hay chất béo,
chất bột và các nguồn dinh dưỡng cơ bản mà cơ thể con người (cũng như động
thực vật) cần đến để chuyển hóa trong cơ thể thành nguồn năng lượng cần thiết
cho sự sống, kể cả những loại nấm độc hại, loài cá có độc tố, hóa chất vô cơ
như Thạch tín (Arsenic, As2O3
, oxyde arsénieux, anhydride arsénieux,
trioxyde arsenic) gây chết người… nếu sử dụng đúng liều lượng cũng trở thành
những dược liệu quí hiếm cho con người. Vì thế, chúng ta có thể nói rằng
“thực phẩm chức năng” là điều không có gì mới mẻ, nhưng với đà phát triển về
khoa học kỹ thuật, khả năng phân tích ngày nay đã cho phép chúng ta giải mã
được những điều “bí ẩn” có trong thực phẩm để từ đó biến cách ăn “tạp” thành
ăn “tinh”, tập trung nhiều chất bố dưỡng cho cơ thể một cách hợp lý hơn cũng
như qua thức ăn mỗi ngày chúng ta tránh được những căn bệnh hiểm nghèo hay
mạn tính mà con người dễ bị mắc phải. Tuy nhiên cách định nghĩa về từ TPCN
hiện nay trên thế vẫn chưa được thống nhất vì bản chất phức tạp, đâu là ranh
giới giữa “thức ăn có chức năng” đâu là thuốc chữa bệnh, việc ngăn ngừa bệnh
tật có phải là thuốc hay không vẫn là một đề tài nóng bỏng giữa những nhà
quản lý và khoa học tuy rằng việc lạm dụng “chức năng” phòng bệnh để biến
thành thuốc chữa bệnh là hiện tượng phổ biến hiện nay như chúng ta đã thấy
những quảng cáo phóng đại của một một số nhà sản xuất TPCN. Sự việc nầy được
các cơ quan về quản lý dược và thức phẩm các nước cảnh báo, lo ngại người
tiêu dùng sẽ bị lừa gạt, ‘tiền mất tật mang” mặc dù tâm lý “tránh” bệnh tật,
lười đi chẩn đoán và xét nghiệm của người dân là khe hở để các loại TPCN
hoành hành và phát triển, mở rộng thị phần trong đời sống “ẩm thực” hiện
nay. Phải chăng ý đồ của các nhà khoa học, chế biến thực phẩm muốn biến
“thuốc” là một loại thức ăn “ngon” thay cho khái niệm “thuốc đăng dả tật” đã
tồn tại trong quần chúng hằng nghìn năm qua ?
Box 1.
TPCN (Nutraceuticals hay
Functional foods)
___________________________________________
-Thuật ngữ Dược phẩm dinh
dưỡng (Nutraceuticals)
do TS Y khoa Stephen DeFelice đặt ra vào năm 1980, ông
là người sáng lập ra “Quỹ Cải tiến Y học” với ý nghĩa là loại thực phẩm có
lợi cho sức khỏe-y tế bằng cách bổ sung những hoạt chất hay thành phần thiên
nhiên đem lại sức khỏe hoặc tăng cường sưc khỏe cho cơ thể con người.
-thực ra từ những năm 1900, các nhà
sản xuất Sữa của Hoa kỳ đã bổ sung Iod để ngăn ngừa bệnh cường giáp (trạng)
là một thí dụ của loại TPCN theo khái niệm nầy đã ra đời rất sớm.
-TPCN cổ điển (traditional
nutraceuticals) vốn có sẵn trong rau quả, cá, thịt, sữa… trong thiên nhiên với
thành phần dinh dưỡng cơ bản như Lycopene trong Cà Chua, Omega-3 acid béo
trong cá hồi hay saponin trong đậu nành… hay nước cam ép có bổ sung Calcium,
bột mì có hàm lượng acid folic là những TPCN mà ta thường thấy.
-TPCN không truyền thống (non
traditional nutraceuticals) là loại thực phẩm chế biến, có thêm những phụ
gia, hoạt chất hay từ khi nuôi trồng đã bổ sung thành phần dinh dưỡng theo
một tác dụng (có chủ ý) đối với cơ thể như gạo có tăng cường Beta-Carotene,
Vitamin bổ sung trong Búp cải su lơ (Broccoli) hay Đậu nành… Những nghiên cứu
về công nghệ sinh học biến đổi Gen cũng nhắm vào việc tạo ra những giống cây
trồng mới có chất lượng dinh dưỡng cao hơn loại truyền thống.
___________________________________________
Box 2.Thực
phẩm chức năng là gì?
-
Thông tư 08 (năm 2004) của Bộ Y tế định nghĩa: "TPCN là thực phẩm dùng
để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng
dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và
giảm bớt nguy cơ gây bệnh". Do đó, TPCN khác với thực phẩm thông
thường ở chỗ được sản xuất, chế biến theo công thức: bổ sung một số
thành phần có lợi hoặc loại bỏ một số thành phần bất lợi của thực
phẩm.
Việc
bổ sung hay loại bớt phải được chứng minh và cân nhắc một cách khoa
học và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Do đó, TPCN có
tác dụng với sức khỏe nhiều hơn các chất dinh dưỡng thông thường và
liều sử dụng thường nhỏ, thậm chí được tính bằng miligram hoặc gram.
- Một
hội nghị quốc tế về TPCN đã khuyến cáo không chấp nhận việc công bố
khả năng chữa trị bệnh của TPCN, trên nhãn sản phẩm TPCN không được
phép ghi chỉ định điều trị bất kỳ một bệnh cụ thể nào.
- Có
thể chia TPCN thành bảy loại: TPCN bổ sung vitamin và khoáng chất
(như
bổ sung Iod vào muối, vitamin A vào đường, sữa...); TPCN dạng viên (viên tăng lực, viên
calcium đề phòng loãng xương, viên phòng ngừa, hỗ
trợ điều trị các bệnh cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, ung thư...);
TPCN "không béo", "không đường", "giảm năng lượng"
(trà thảo dược...);
nhóm các loại nước giải khát, tăng lực (bổ sung năng lượng, vitamin và
khoáng chất cho cơ thể khi vận động thể lực, thể thao...); nhóm giàu
chất xơ tiêu hóa (làm nhuận trường, phòng ngừa sỏi mật...); nhóm các
chất tăng cường chức năng đường ruột và TPCN đặc biệt (dành cho phụ nữ
có thai, người cao tuổi, trẻ ăn giặm, người bị tiểu đường...). |
Theo
TTO (Tuoi tre online) 30/9/07
Box.3.
Khả năng của Đười uơi
Giống khỉ đười ươi ăn loại lá cây
diệt ấu trùng trong bao tử, một số thú vật tìm đến loại nấm như Penicillin
và các loại chống nấm (antifugals) để tiêu diệt các loại bò chét…và con người
biết áp dụng trị liệu bằng kháng sinh.
Box 4.
Đậu nành
Là nguồn protein quí giá ở TQ đẫ có
hơn 2000 năm. Năm 2838 trước công nguyên Vua Thần Nông (Shen Nung) xem đậu
nành là một trong 5 loại ngũ cốc chủ yếu và hơn nghìn năm sau đậu nành đã
được gieo trồng tại Nhật bản các nước đông nam châu Á,
những năng gần đây đậu
nành được đánh giá là loại thực phẩm “lành” “bổ dưỡng” ở châu
Âu và Hoa
kỳ. Đậu nành có rất nhiều hoạt chất sinh học như phytosterols,
isoflavones, saponín, phenolic acid và phytic acid. Isoflavones là một hoạt
chất ái-estrogen (hormone nữ) có thể làm giảm Cholesterol trong máu, giảm
thiểu chứng ung thư ngực (vú) của phụ nữ, ung thư tiền liệt tuyến, tăng chất
khoáng cho Xương nhờ hàm lượng Isoflavones cao có trong đậu nành.
Hiện nay đậu nành đựoc chế biến
thành nhiều loại TPCN thiên nhiên, làm chất giảm béo cho phụ nữ ở các nước
phương tây, nguồn dinh dưỡng tuyệt vời trong các món ăn chay,
mặn tinh khiết,
là nguyên liệu làm nước chấm, tương chao… ở TQ,
Nhật bản và nhiều nước khắp
nơi trên thế giới.
Bài 2.
Thành tựu và tật bệnh phát sinh
trong phát triển
Công nghệ sinh học và dinh dưỡng
Với
những thành tựu của Công nghệ sinh học trong hơn 30 năm qua, ngành nay,
ngành công nghiệp chế biến đã có những bước phát triển ghê gớm làm thành đổi
thành phần dinh dưỡng cơ bản bằng những hoạt chất sinh học hay biến đổi gen
di truyền trong giống thực vật lẫn động vật để tăng tính đề kháng,ngăn ngừa
cũng như chữa trị những tật bệnh “khó tính” (nan y).Nhiều sản phẩm chống oxít
hóa,lão hóa bằng những hoạt chất sinh học như selen hữu cơ,
carotenoid,Alinxin, Zingerol, các tiền hormonee steroid (từ động vật) khá được
ưa chuộng trênthị trường châu Âu. Một thành tựu đáng lưu ý trong những năm
gần đây trong lĩnh vực nầy là những hoạt chất họ Peptide có chuỗi ngắn,trọng
lượng phân tử thấp để điều khiển các hệ Enzyme trong xcơ thể để chống tăng
huyết áp như Dipeptide là phẩn tử có hoạt tính cao trích từ thịt của Cá cơm
để ức chế ACE (một enzyme chuyển hóa antegiotensin) ngăn ngừa huyết áp tăng
đột ngột.Tetrapeptide chống thụ thai,Hetapeptide ức chế di căn của tế bào
ung thư, Hexadecapeptide kính thích (tăng cường) hệ miễn dịch…là những thành
tựu đáng kể của công nghệ Enzyme.Điều nầy cho thấy nhiều hoạt chất sinh học
từ cây cỏ,động vật, vi sinh vật (men)… được bổ sung trong thực phẩm nhằm
tăng thêm “chức năng”phòng chống tật bệnh như đã nêu. Tuy nhiên, những
thành tựu nầy không được một số nhà khoa học và tổ chức về môi trường (như
Green Peace—tổ chức Hòa bình xanh ở châu Âu) và lãnh đạo tôn giáo đồng tình,
tỏ ý lo ngại việc thay đổi Gen di truyền tạo ra một giống thực vật (cây trồng
mới như Đậu nành,bắp,khoai tây…) tuy có sức đề kháng sâu bệnh,cho năng suất
cao nhưng liệu có an toàn cho con người,liệu sẽ ảnh hưởng đến sự chuyển hóa
bình thường trong cơ thể theo qui luật tự nhiên ( của tạo hóa) khi tiếp nhận
thức ăn biến đổi Gen hay không, ảnh hưởng lên di truyền của loài người và
hệ sinh thái như thế nào. Đây là những nghi vấn mà các nhà sản xuất sản phẩm
nông nghiệp biến đổi Gen chưa giải đáp nổi nhưng vẫn đưa sản phẩm của mình
ra thị trường ào ạt.Hơn 70% sản phẩm nông nghiệp ở Hoa kỳ ngày nay là sản
phẩm biến đổi Gen là một thực tế mà ngay FDA cũng không thể ngăn cản, giao
phó sự chọn lựa cho người tiêu dùng bằng cách bắt buộc nhà cung cấp phải ghi
rõ “sản phẩm biến đổi Gen” trên bao bì đóng gói.Ngày nay trên thị trường Hoa
kỳ người tiêu dùng bị lóa mắt bởi những hoa quả,cây trái như “Cà chua chống
ung thư” “Ngô (bắp) giàu Vitamin E”hay “đậu nành có chất béo không bảo hòa có
độ dinh dưỡng cao” hoặc “Gạo giàu Vitamin A”…từ phương pháp canh tác và nuôi
trồng theo Công nghệ sinh học, không kể các loại thực phẩm chế biến.
Mặt
khác những TPCN thường bị phóng đại, thổi phồng hiệu dụng, là sản phẩm chưa
đảm bảo an toàn hoặc chưa đủ cứ liệu khoa học để chứng minh, còn nằm trong
phàm trù thử nghiệm“in vitro” chưa được kiểm nghiệm theo những qui định và
tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm hay dược phẩm. Khuynh hướng cường
điệu tác dụng “ngăn ngừa tật bệnh” của TPCN, cho rằng những chất cơ bản của
lương thực như đạm,đường,chất béo…đóng vai trò phụ trong khi TPCN trở thành
chủ yếu trong vấn đề dinh dưỡng của con người trong xã hội phát triển, dư
thừa dưỡng chất.Từ đó sinh ra tâm lý lạm dụng hoạt chất sinh học để tăng
cường cơ bắp,duy trì sự chịu đựng khốc liệt trong hoạt động thể dục thể thao
bằng những loại thuốc “dopping”nguy hiểm, nhiều trường hợp gây tử vong gây
đột quị, tai biến đột ngột như chúng ta thường nghe thấy.Ngoài ra các loại
rượu “thuốc”,TPCN tăng cường khả năng sinh lý của nam giới cũng phát triển
mạnh mẽ qua các loại thức ăn truyền thống như Rùa, Baba, Cá ngựa, Nhung…hay
bổ thận,tráng dương như Viên nang Ngự Lộc Tinh (máu hươu + giao cổ lan +phục
kinh)Chế phẩm Khang Thai, Cường Lực sĩ…dành cho vận động viên, Hải văn huyết
nguyên (chế biến từ Ốc vằn) và hằng nghìn loại TPCN tương tự của Trung quốc.
Các chứng bệnh hiện đại và Thực
phẩm chức năng (TPCN)
Mặt
khác, hiện nay số người mắc bệnh như tiểu đường, nhiễm ung thư gan siêu vi,
huyết áp cao, nhiều mỡ trong máu,
béo phì (chiếm 30-40% ở các nước phát triển),
khả năng miễn nhiễm suy yếu… trong xã hội công nghiệp phát triển ngày càng
tăng. Có nhiều lý do đưa đến hiện tượng nầy như cường độ làm việc căng
thẳng, thức ăn chế biến hay đời sống lương thực bất bình thường,
nhiều chất
béo, dầu mỡ hay thịt cá có
hormone tăng trọng, thuốc trừ sâu thực vật, phụ
gia, hoạt chất hóa học như gia vị, tạo ngọt,mùi, phẩm màu…
đã làm cho con
người hiện đại lâm vào các chứng bệnh mạn tính, nan y như ung thư,
tiểu
đường, viêm gan, suy thận, béo phì… mà chi phí chữa chạy vô cùng tốn kém,
trong đó các chứng bệnh do lão hóa gây ra như gãy xương,
mất trí
nhớ (Alzheimer)…ở những người cao tuổi vẫn chưa có giải pháp can thiệp hiệu
quả trong khi tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng một cách đột biến.
Do đó
khuynh hướng quay trở về với thực phẩm thiên nhiên, khai thác bổ sung những
kinh nghiệm về y học cổ truyền (Đông-Nam dược) là xu thế phát triển của nganh
TPCN, hạn chế tối đa việc đưa hóa chất vào cơ thể, làm suy yếu tính đề
kháng, miễn dịch… nhưng thực tế lại có khi ngược lại khi càc nhà chế biến
không có hiểu biết về y-dược lý, dùng nguyên liệu (dược liệu)thô, giả hay đã
bị rút tinh chất, thậm chí có trường hợp pha chế thêm dược liệu tây y một
cách bí mật để tăng hiệu quả, dễ dàng lừa gạt người tiêu dùng với những lời
lẽ quảng cáo khuếch trương.
Nhận xét
của TS David M. Caplan (Hoa kỳ) cho rằng việc Thương mại hóa TPCN đang thu
hút nhiều sự chú ý:
1) Các tác dụng sức khỏe được phóng
đại quá mức và trong một vài trường hợp các công dụng nầy hoàn toàn không
tồn tại, gây không ít nghi ngờ và hoang mang về tính hiệu quả của TPCN
2)
Các đặc trưng “chữa bệnh” của TPCN
làm cho ranh giới giữa Thực phẩm và thuốc men trở nên khó xác định, sử
dụng thế nào cho thích hợp.
3)
Sự phát triển của TPCN lại được
thúc đẩy bởi nền công nghiệp thực phẩm chứ không phải bởi ngành Y tế; thị
trường có sức mạnh to lớn nầy đều nhằm mục đich hướng đến nhà sản xuất hơn
là người tiêu dùng.
Những
tập đoàn sản xuất trong công nghiệp thực phẩm biện hộ rằng họ tìm cách “góp
phần“ vào việc bồi dưỡng cơ thể cho người tiêu dùng bằng nhiều phương pháp
làm tăng giá trị của sản phẩm như pha vào sữa bò cho trẻ em các loại khoáng,
vitamin, các hoạt chất vi lượng để bổ não như acid folic, Omega 3, DHA,
Hormone (kích thích tố)… hay những chế phẩm kích thích (tăng lực có khi tăng
trọng) như nước uống, thực ăn khô trộn rau quả khô, nước uống chống táo bón
bằng cách thêm chất xơ … và càng ngày càng đi sát với ngành y tế,
dược lý cổ
truyền phương đông từ những công thức pha chế thảo dược trong sản
phẩm. Nhưng tiếc thay hiệu quả thực tế của những loại sản phẩm nầy đang còn
trong tình trạng” chưa nghiệm thu” mặc dù lời lẽ quảng cáo thì…
lên tới chín
tầng mây, toàn là thức ăn “thần dược” (!)-- đã tồn tại hàng nghìn năm nay.
Tính khả dụng sinh học với những kết quả từ thử nghiệm “in vitro” (trong
phòng thí nghiệm) đến “in vivo” (trên cơ thể sống) đến đều không rõ, phần
lớn chỉ nói theo “cảm tính” hay kinh nghiệm truyền khẩu hoặc bằng những tư
liệu trong đông y, chưa được chứng minh một cách khoa học . Cơ chế phản ứng,
sự hấp thu của cơ thể (người có bệnh cũng như không bệnh) và tác dụng tích
cực cũng như tiêu cực của những chất “bổ dưỡng” hay hoạt chất pha trộn trong
thực phẩm chức năng như thế nào vẫn còn trong bóng tối.Trường hợp cụ thể như
Mướp đắng trong đông y được xem là có tác dụng tiêu viêm,
giải nhiệt, chống
ung thư chưa nhiều Vitamin C, protein giúp nâng cao khả năng miễn dịch (để
chống sự thử nhập của tế bào ung thư nhờ Trinitrophenol)…
như thế Mướp đắng
là một thức ăn quá ư lý tưởng và nhiều nhà sản xuất đã làm loại trà Mướp
đắng, Nước giải khát mướp đắng…nhưng chưa chứng minh được dược dụng cụ thể,
với hàm lượng bao nhiêu trong một lít nước/dung dịch với khả dụng sinh học
như thế nào. Trong dân gian người ta nấu canh mướp đắng dồn thịt để ăn cho
mát, hay nấu nước mướp đắng để tắm cho trẻ sơ sinh khi bị rôm sảy vào mùa
nóng nực là những “bài”thuốc phổ biến và có hiệu quả thật sự tuy nhiên khi
biến những kiến thức nầy thành “thực phẩm chức năng” thì buộc phải có những
cứ liệu khoa học về tác dụng của thành phần hóa chất thiên nhiên và độ tương
thích của chúng đối với cơ thể con người như thế nào… mới có thể biến thành
sản phẩm có ích và được cơ quan quản lý công nhận. Tương tự như vậy Trà (các
loại) hay Nấm hương cũng là loaị nguyên liệu cực kỳ quí trong Đông dược cũng
như trong đời sống ẩm thực. Về mặt dược học Nấm hương được biết là loại
thuốc có thể hạ huyết áp, giảm Cholesterol, cải thiện viêm khớp, phòng ngừa
suy lão…nhờ hàm lượng khoáng phong phú trong đó có nhiều Kalium , Vitamin
B2, D, PP, Protein, chất xơ,
Lipid, Polysaccharide… từ đó người ta dùng nấm
hương để chế biến thức ăn có tác dụng “chức năng” “chữa” bệnh các loại bệnh
như viêm gan hay giảm bạch cầu, bệnh xơ cứng động mạch, tiểu đường, viên dạ
dày, thiếu máu…và nếu như nhà sản xuất thực phẩm công nghiệp ứng dụng sản
xuất đại trà thức ăn có nấm hương thì chắc chắn họ sẽ ghi chép đầy đủ những
tác dụng tích cực như trên để quảng cáo cho sản phẩm của mình. Qua hai thí
dụ trong muôn ngàn loại dược thảo, củ quả, trái cây, thịt cá…
chúng ta có thể
hình dung mặt bằng của thực phẩm chức năng “bao la” đến mức độ cho phép bất
cứ ai cũng có thể tham gia vào thị trường “thực phẩm chức năng’ một cách dễ
dàng. Hay nói khác, đi những cơ quan chức năng về y tế và thực phẩm không
thể quản lý nổi, tách bạch giữa thực phẩm chức năng và thuốc chữa bệnh, đâu
là ranh giới rạch ròi để người tiêu dùng không bị lừa gạt hay nhầm lẫn.
Box 1.
Các chứng bệnh không lây lan và
vai trò của dinh dưỡng
____________________________________
*Tim mạch và tai biến giết 12 triệu
người/năm
* Ước lượng có 177 triệu người bị
Tiểu đường týp 2
Trong đó 2/3 là người mắc bệnh là
ở các nước đang phát triển
* Hơn 1 tỷ người thừa trọng
lượng (béo phì)
* Cao huyết áp (CHA) khoảng 600 triệu
người trên toàn thế giới, 13% bị tử vong và 4.4% bị tật nguyền 2/3 số người
bị tai biến là do CHA, thường ảnh hưởng đến tim mạch, suy thận và tai biến
mạch máu não
___________________________________________
*Mỡ trong máu cao tăng nguy hiểm cho
bệnh suy tim. 18% người bị tai biến và 56% bị suy tim , 7.9% người bị tử
vong vì mỡ trong máu cao.
*Ăn ít trái cây, thiếu rau xanh sẽ
làm tăng nguy cơ bị ung thư, suy tim và tai biến.
___________________________________________
Nguồn: WHO, số liệu về các chứng
bệnh mạn tính và chiến lược toàn cầu.
Box 2.Các
loại thực phẩm chức năng ở Hoa kỳ
Nhóm đáng tin cậy:
*Kẹo cao su không đường hay kẹo cứng
làm bằng loại đường có gốc Rượu (không gây sâu răng)
*Những loại làm giảm Cholesterol và
nguy cơ tim mạch chế biến từ Yến mạch (giàu chất xơ không tan) và Stanol
Ester, thực phẩm có chất xơ Psyllium hòa tan, thực phẩm từ đậu
nành, đạm đậu
nành có hoạt chất Stanol Ester, Saponin, Isoflavones, bơ thực vật có bổ sung
Stanol thực vật hay Sterol Esters.
Nhóm có bằng chứng đáng tin cậy:
*Cá nhiều mỡ chứa Acide béo Omega-3
giảm nguy cơ tim mạch
*Tỏi có các hợp chất lưu hùynh hữu
cơ như Diallyl Sulfide giàm Cholesterol trong máu
*Nước ép trái cây Cranberry có
Proanthocyanidins giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu
Nhóm có bằng chứng nhưng chưa đủ
tin cậy:
*Trà xanh chứa Catechín làm giản
nguy cơ mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa
*Lycopene trong cà chua và sản phẩm
từ cà chua giảm nguy cơ một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tiền liệt
tuyến
Nhóm còn tranh cãi
*Rau có lá màu xanh đậm, chứa Lutein
giảm nguy cơ bệnh thoái hóa võng mạc
*Các loại rau họ cải (bông cải
xanh, cải bẹ…) chứa hoạt chất Sphoraphane có tác dụng trung hòa các chất gốc
tự do (free radicals) làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
*Probiotic (như vi khuẩn
Lactobacillus) có lợi cho tiêu hóa và chức năng miễn dịch.
_______Theo: Hội đồng Khoa học và Sức
khỏe Hoa Kỳ
Box 3. Thị trường thế giới của
TPCN (2004-2006)
__________________________________________
2004 2005 2006
Tổng cộng
___________________________________________
Tiêu hóa
166 252 656 1,074
Tim mạch
115 156 268 539
Thần kinh/Não
33 68 92
193
Miễn dịch
44 53 78
175
Xương
17 23 89
129
Sắc đẹp
16 24 46
86
Loại khác
833 840 1,059 2,732
___________________________________________
Tổng cộng
1,224 1,416 2,288 4,928
___________________________________________
Nguồn: Global New Products Database
Box 4.
Ung thư ở Mỹ
35 % người bị ung thư ở Hoa kỳ bắt
nguồn từ thói quen và cách ăn uống mà ra như ăn quá nhiều dầu mỡ,
nhiều thịt
đỏ, ít chịu ăn rau cải và trái cây tươi
(Food and Nutrition của National
Research council Hoa kỳ)
Những
điều sai trái trong Thực Phẩm Chức năng
….không có
gì mới mẻ về phương pháp tự chăm sóc sức khoẻ này. Nó là một phiên bản công
nghệ gián tiếp của những truyền thống lâu đời kết hợp với các chuẩn mực đạo
đức và sự tự kiểm soát sức khoẻ của con người. Có thể tìm thấy mối liên quan
giữa những chế độ ăn uống tự áp đặt và các chuẩn mực đạo đức trong những
truyền thống về tôn giáo trên khắp thế giới. Chẳng hạn như sự điều độ và có
chừng mực trong tất cả những khẩu phần ăn của người Hy Lạp và La Mã cổ đại
không những tập trung vào những chuẩn mực về đạo đức – đặc biệt là sự kiềm
chế về sinh lý mà còn kiểm soát chế độ ăn uống, luyện tập và những cảm xúc
mạnh. Những truyền thống ở Châu Á cũng đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa việc ăn
kiêng, chế độ ăn uống và sức khỏe. Đạo Lão, đạo Ayurveda và Đạo Phật (phái
thiền Tông) chỉ là một số trong những hệ thống tôn giáo triết lý cho thấy
sức khoẻ thể chất được gắn kết với những chuẩn mực đạo đức như thế nào sẽ
dẫn đến sự giải thoát cho linh hồn. Mặc dù chúng ta vẫn còn giữ lại một phần
của những truyền thống này nhưng sự khác nhau về những khái niệm ăn uống và
sức khỏe hiện tại với những thói quen ăn uống theo tôn giáo cổ đại không chỉ
giúp chúng ta hiểu sâu xa hơn về sinh lý học và dinh dưỡng mà còn cung cấp
những giá trị công nghệ giúp mở rộng khả năng của chúng ta bằng nhiều cách
mà việc rèn luyện sức khoẻ và thói quen ăn uống bình thường không thể mang
lại. Các thói quen ăn uống ngày nay của chúng ta được cải thiện tốt hơn
trong việc giúp làm giảm được những nguy cơ về bệnh, điều trị các triệu
chứng rối loạn và tăng cường sức khỏe. Việc sử dụng rộng rãi những thực phẩm
hỗ trợ việc ăn uống, thực phẩm chức năng, thực phẩm y khoa đều là phiên bản
thế kỷ 21 của cách thức rèn luyện lâu dài, truyền thống, cách kiểm soát ăn
uống/sức khoẻ/sự tự chủ của bản thân . Tuy nhiên, những thiếu sót có thể
quản lý được của ngành công nghệ ăn uống thật nghiêm trọng: Những quy định
hiện hành không cung cấp sự hướng dẫn rõ ràng- ít sự chế tài của pháp luật-
về thành phần, sự an toàn và chứng nhận về sức khỏe trên sản phẩm. Vấn đề
quan trọng nhất là sự thiếu hụt các qui định đối với những thực phẩm y khoa.
Mặc dù thực phẩm y khoa được bệnh nhân sử dụng dưới sự giám sát chuyên
nghiệp của đội ngũ y khoa nhưng không có gì có thể ngăn cản các nhà sản xuất
gọi bất kỳ thứ gì là thực phẩm y khoa và tung chúng ra thị trường. Thậm chí
khi một loại thực phẩm y khoa được sử dụng đúng cách cũng không có bất kỳ sự
bảo đảm nào cho rằng những xác nhận về sức khỏe của sản phẩm đã được chứng
minh hợp pháp trên cơ sở khoa học…”
(trích
dịch từ “Những điều sai trái trong Thực phẩm chức năng” What’s wrong with
Functional foods của David M. Caplan, University of North Texas, Hoa
kỳ).
_____________________________________________________
Bài 3.
Thực phẩm Chức Năng và hiệu quả
thực tế
--C’est la dose
qui fait le poison”—liều lượng làm nên chất độc—
Paracelse
(nhà hóa
học Thụy sĩ, 1493-1541)
TPCN không phải là thuốc chữa
bệnh
Thực
vậy, những thực phẩm chức năng ngày nay đều (nhiều nhà sản xuất cố tình phỏng
theo thuốc chữa bệnh*) có hình dạng bao bì,
viên nan không khác gì dược
phẩm, chỉ cần “uống” chứ không hề ngậm, nhai, cắn nghiền… để tiêu hóa như một
thức ăn bình thường. Mặt khác, thực phẩm chức năng “cô đặc” với nhiều tinh
chất trích ly từ thiên nhiên được hổn hợp (hay tổng hợp) liệu còn giữ được
những tác dụng “cổ truyền” (vốn có trong từng nguyên liệu) cũng là một vấn đề
cần phải được nghiên cứu và xem xét kỹ lưỡng vì trong quá trình pha trộn,nấu
chảy hay tạo hình sản phẩm, những hoạt chất có trong bản thân các nguyên liệu
sẽ xảy ra những phản ứng, tương tác lẫn nhau và có thể biến tính (hóa,
lý) mà
các nhà sản xuất không lường được vì vậy cho đến nay FDA Hoa kỳ không công
nhận thuật ngữ “thực phẩm chức năng” (functional foods) mà chỉ thừa nhận thực
phẩm có an toàn hay không mà thôi đồng thời hạn chế việc in ấn những tác
dụng “dược lý” nếu không phải là thuốc chữa bệnh.
Nhật
bản là nước đã thừa nhận sự có mặt của thực phẩm chức năng, rằng dó là những
thức ăn có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng để ngăn ngừa hay chống lại một
chứng bệnh nào đó thông qua việc ăn uống, lập ra chế độ đăng kí tự nguyện
“FOSHU” cho phép nhà sản xuất thực phẩm chế biến gọi sản phẩm của mình là
Thực Phẩm Sức Khỏe (Kenkoshokuhin) trên những cứ liệu khoa học chứng minh
tính hiệu quả để “cải thiện”
một chứng bệnh nào đó và được xem là một sản
phẩm thức ăn hỗ trợ.
Theo báo
cáo của nhóm Melissa Williams của Ngân hàng thế giới vào tháng 9/2006 cho
biết giá cả của các loại thực phẩm chức năng thường có hoa hồng phân phối
rất cao, rao bán với giá trên trời tùy theo nội dung quảng cáo (chữa hay ngừa
bách bệnh…) từ 30-500% cao hơn loại thực phẩm tương đương thông thường .
Hơn thế nữa thị trường tiêu thụ trên thế giới khó lòng ước lượng chính
xác, ước lượng sơ bộ là vào khoảng 30-60 tỷ đô la/năm mà Nhật bản,Hoa kỳ và
EU là những nơi bán chạy nhất, tốc độ tăng trưởng hằng năm của các loại thực
phẩm nầy tương đương 10% đặc biệt là TPCN cho trẻ em . Ngoài ra, mức xuất
khẩu của các nước về loại TPCN đang phát triển cũng tăng theo nhờ sự thị
trường ở những nước công nghiệp phát triển vì đó là những nước có nhiều
nguồn nguyên liệu, dược thảo và y học cổ truyền phổ biến,
kinh nghiệm trong
việc đưa vào ngành chế biến thực phẩm chức năng...
Thị trường to lớn và những quan
điểm còn tranh cãi
Trong
năm 2003, 90% sản lượng TPCN trên thế giới được tiêu thụ tại Nhật (15 tỷ đô
la, 25% thị trường), Hoa kỳ (31 tỷ đô la, 35 %) các nước EU (32% hơn 15 tỷ đô
la) và phần còn lại là 8% (các nước khác) thì sang năm 2004 các thị trường
của những nước đang phát triển cũng bắt đầu tăng vì mức thu nhập của người
dân những nước nầy bắt khấm khá, đặc biệt TQ, Nga và Brazil là có biểu hiện
thay đổi rõ rệt.Ở Nhật bản, TPCN đã dược đưa ra thị trường từ những năm 1930
và thay đổi trở thành một trong những nước sản xuất và tiêu thụ cao trên thế
giới vào giữa thập kỷ 1980 với sự can thiệp hỗ trợ cực mạnh của chính phủ vì
điều kiện đặc thù của nứớc nầy nhằm tăng cường sức khỏe của người già, giảm
chi phí khám và chữa bệnh ngày càng tăng cao do tuổi thọ của người Nhật đã
thay đổi khá rõ rệt. Chính phủ Nhật bản đã có những chương trình đặc biệt
nghiên cứu TPCN cho những người bị bệnh mạn tính nhằm sớm cải thiện sức khỏe
và với những nổ lực nầy, Nhật bản đã thành công trong việc sản xuất những
loại “thực phẩm bổ sung” đồng thời sớm có qui chế về TPCN dưới tên gọi Thực
Phẩm Đặc biệt cho Sức khỏe (FOSHU)** vào năm 1991 nhằm làm rõ phạm trù “chức
năng” của thực phẩm chế biến đồng thời ngăn chận nạn quảng cáo tràn lan, làm
sai lệch nhận thức của người tiêu dùng.Từ đó những sản phẩm đóng dầu FOSHU
trên thị trường đã trở nên phổ biến, dưới dạng viên hay con nhộng dùng kèm
theo thức ăn hay nước uống. Tuy nhiên nhiều nhà sản xuất đã lợi dụng ý tưởng
nầy để ăn theo trong khi chỉ có khoảng 18% là sản phẩm có chứng nhận của
FOSHU, có nghĩa là 82% còn lại là không qua kiểm nghiệm hay đăng kí với
FOSHU (xem bảng).Cuối năm 2005 đã có 569 sản phẩm được Foshu thừa nhận với
doanh thu vượt 5 tỷ đô la (60 tỷ yen) trong số hơn 5,500 sản phẩm chức
năng (Foshu công nhận hoặc không đăng ký) nếu tính từ năm 1990. Trên thị
trường Nhật bản, bao giờ cũng có 1,500-2,000 sản phẩm chức năng trong đó
khoảng 400 là đạt chất lượng đăng kí ở Foshu. Ngày nay người Nhật chi cho
TPCN là 126 đô la/người/năm trong khi Hoa kỳ là 67.9 đô la,
châu Âu là 51.2
đô la và khoảng 3.20 đô la đối với các nước châu
Á khác. Vấn đề tại sao Nhật
bản có mức tiêu thụ cao có thể giải thích như sau:
-Vấn đề
ô nhiễm trong môi trường, thức ăn, thuốc trị bệnh ngày càng tăng đẩy chi phí
y tế dự phòng trở thành gánh nặng cho người dân và chính phủ vì kim ngạch
bảo hiểm y tế liên tục lên cao
-Tỷ lệ
người cao tuổi từ 65 trở lên sẽ tăng, chiếm khoảng 30% nhân khẩu trong xã hội
tính vào năm 2030, điều tra năm 2005 là 25% cao hơn Hoa kỳ chỉ dưới 20%.
Người Nhật sống thọ nhất thế giới, bình quân Nam là 78 tuổi trong khi đó Nữ
là 85 tuổi .
-Lý do
tử vong trong xã hội Nhật bản (năm 2002)
có các đặc trưng:
*Ung thư 305,000 người
*Tim mạch 153,000 người
*Tai biến
(não) 130,000
người
*Hô hấp 39,000 người
*Tai nạn 39,000 người
*Tự sát 30,000 người
- Nghiên cứu khoa học và
phát triển ngành công nghiệp thực phẩm của Nhật bản đã góp phần làm sáng tỏ
nhiều luận cứ khoa học về các loại TPCN.
Qua
những con số thống kê kể trên cho thấy lý do tại sao Nhật bản là nước dẫn
đầu trong việc khai phá thị trường và chủng loại TPCN trên cơ sở nghiên cứu
cũng như hỗ trợ của chính phủ qua qui chế không quá nghiêm nhặt. Mặt khác
nhu cầu về TPCN trong xã hội ngày càng tăng theo ý thức ngăn ngừa tật bệnh
trong một xã hội mà lớp người già trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất.
Bên cạnh
đó, động thái đáng lưu ý là các nước châu Âu đang quen dần với TPCN, tiêu
thụ trên 15 tỷ đô la, tăng bình quân 16%/năm cho thấy tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất đặc biết tập trung vào những sản phẩm đi từ sữa và nước giải khát
là chủ yếu (5 lần hơn Nhật bản và Hoa kỳ).Trong khi ở những nước nghèo (đang
phát triển) tỷ lệ người dân còn ở trong tình trạng suy dinh dưỡng hay đói
kém vẫn còn cao, vấn đề dinh dưỡng đang là một gánh nặng chưa giải quyết
nổi (như một số nước ở Châu phi,Châu á và Châu mỹ la tinh…) thì hiện tượng
thừa dinh dưỡng, người mắc bệnh mạn tính tăng cao đến mức báo động. Theo
báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới trong số 56.5 triệu người chết hằng năm
có 56.5% chết vì các chứng bệnh như tiểu đường, tim mạch, ung thư,
béo phì, hô
hấp… Riêng ở các nước đang phát triển thì cao hơn, 79% số người chết là do
các chứng bệnh mạn tính trong khi có thể giảm thiểu, 80% số người vì Tim
mạch, 90% người tiểu đừờng tuýp 2 và 30% người bị ung thư thoát khỏi tử vong
bằng cách thay đổi lối sống kể cả chế độ ăn kiêng để giảm ốm và hạn chế sự
phát triển của các chứng bệnh nói trên (***). Trong những năm gần đây người
tiêu dùng trên thế giới lo lắng về sức khỏe, dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
ngày càng dâng cao đặc biệt người dân ở các nước phát triển hay người có thu
nhập cao ở những nước đang phát triển trước nạn ô nhiễm độc tố, thuốc trừ
sâu, kháng sinh, vi khuẩn,
hóa chất…ngày càng ăn sâu trong cuộc sống con người
buộc chính phủ các nước phải quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm chặt chẽ hơn,
sửa đổi những qui định mỗi lúc một nghiêm nhặt đồng thời người tiêu dùng thể
hiện sự quan tâm để tự bảo vệ sức khỏe,tăng cường khả năng chống dịch bệnh
thông qua việc sử dụng các loại TPCN với những thành phần dưỡng chất đặc
biệt (xem bảng 3).Tuy nhiên vấn đề TPCN trên thế giới vẫn có nhiều “giải
thích”khác nhau vì chỉ lệch đi khoảng cách giữa thuốc trị bệnh và TPCN trên
“dược dụng” thì giá cả sản phẩm của TPCN được nâng lên gấp bội không bị hạn
chế bởi những qui định gắt gao như thuốc như “chống chỉ định”, hàm lượng rõ
ràng, cách dùng với liều lượng theo toa của Bác sĩ chuyên môn,nhất là các
chững bệnh mạn tính…vì vậy việc phân loại TPCN hiện nay vẫn là một vấn đề
gây tranh cãi. TPCN ở Hoa kỳ,nước tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới được
chia làm hai loại thông tin: loại có lợi cho sức khỏe (health claism) và loại
về cấu trúc/ chức năng (function claims/structure). Loại 1 có lợi cho sức
khỏe thì phải được FDA chứng nhận trước khi lưu hành, loại 2 thì không nhưng
phải xuất trình đầy đủ để chứng minh khi đăng ký sản phẩm nhưng phải đạt
những tiêu chuẩn về VSATTP. Tại Anh cũng như các nước châu Âu cũng chưa có
một định nghĩa chính thức và hợp pháp về TPCN, định nghĩa của Bộ Nông nghiệp
Thủy sản và Thực phẩm công nhận (MAFF) cho rằng “TPCN là các loại thực phẩm
được tăng cường nhằm mục đích cung cấp các lợi cho sức khỏe”chung
chung,không đưopực phép tạo ra các lợi ích cề sức khỏe cụ thể hay mang mục
đích y học cụ thể như Nhật bản, hướng đến các nhân tố có liên quan đến các
chứng bệnh (như Có thể hạ thấp Cholesterol hay Cần thiết cho thị lực nếu thực
phẩm có Vitamin A).
Nói tóm
lại các nước châu Âu cho phép phạm vi rộng lớn của các mục tiêu về sức khỏe
mà các loại thực phẩm mang lại và đề ra các thủ tục kiểm chứng những căn cứ
xác định các mục tiêu sức khỏe của sản phẩm cũng như qui định hình thù của
TPCN không phải dạng Viên,Con Nhộng hay tương tự thuốc chữa bệnh vì dễ gây
nhầm lẫn cho ngừơi tiêu dùng.
Thay lời kết
Dù với
cách định nghĩa hay lối nói thế nào đi nữa thì sự ra đời và tồn tại của các
loại TPCN là có thật, đòi hỏi người tiêu dùng cẩn thận tìm hiểu “chức
năng” của sản phẩm khi chọn mua, chớ nên tự mình “chữa bệnh” bằng TPCN cho
dù đó là những sản phẩm quảng cáo nổi tiếng. Không có gì thay thế được bữa
ăn gia đình với những món hợp khẩu vị (ngon), cân bằng và đủ chất dinh dưỡng
trong niềm hạnh phúc, ấm cúng mà sự đoàn tụ đem đến cho mỗi người. Một bữa
cơm ngon bao gồm các yếu tố vật chất lẫn tinh thần, góp phần duy trì sự sống
và phát triển của cơ thể cũng như chan hòa tình cảm giữa con người và con
người vì trong khi thưởng thức các món ăn người ta còn tận hưởng không khí
thư giản, nói chuyện thoải mái bên nhau với bạn bè hay người thân, chắc chắn
bạn không thể ăn uống thoải mái và cảm thấy ngon khi đang giận hờn và bộ
máy tiêu hóa cũng sẽ “xấu” đi khi bụng dạ còn lắm điều bực bội.
Nếu bạn
thấy “khó ở” thì nên đến khám và làm xét nghiệm theo chỉ định ở các trung
tâm y tế hay bác sĩ để tìm ra nguyên nhân của những triệu chứng bất thường
trong cơ thể và sớm có biện pháp chữa trị phù hợp , thích nghi với nền y học
phát triển ngày nay trước khi nghĩ đến việc đoán bệnh và tự chữa bằng TPCN
có khi “tiền mất tật mang” một cách đáng tiếc.
Vấn đề TPCN ở nước ta đang trở nên
sôi bỏng trong những năm gần đây khi trên thị trường tràn lan những sản phẩm
TPCN xuất xứ từ các nước trong đó Trung quốc là chủ yếu, bên cạnh những sản
phẩm của một số công ty dược phẩm, chế biến lương thực trong nước mà sự thổi
phồng hay phóng đại “dược dụng” không phải hiếm. Điều đáng lưu ý là các loại
TPCN từ Hoa kỳ hay một số nước phương tây thường được phân phối qua mạng
lưới “truyền tiêu” đa cấp, hô hào khả năng chống các chứng bệnh nan y như
HIV-AIDS, ung thư, tiểu đường…đánh vào tâm lý người tiêu dùng để trục lợi
bất chính. Bên cạnh đó các cơ quan chức năng đã phát hiện hàng nghìn loại
cao đơn hoàn tán theo y học cổ truyền có “chức năng” cường tinh,
bổ thận, tráng
dương, điều kinh, chống trầm cảm…có mặt khắp nơi, bên cạnh những bao, túi
nhếch nhác đựng những nguyên liệu “có vấn đề” (giả, rút hết tinh
chất, mốc, nấm…) mà trên 80% là nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan chức năng.
Ông Nguyễn văn Dũng thuộc Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm BộY Tế khuyến cáo:
“Người
dân vẫn chưa quen và bị nhầm lẫn các khuyến cáo của thuật ngữ TPCN bởi một
số nhà sản xuất thổi phồng tác dụng bằng cách ghi quá nhiều công dụng trên
nhãn mác. Thậm chí, hiện nay có một số sản phẩm theo y học cổ truyền sản
xuất đại trà chưa được chứng minh lâm sàng, đang có xu hướng thêm thắt để
công bố là TPCN”.
* qui chế về bao bì TPCN ở Nhật
bản,châu Âu là không cho phép dưới dạng Viên nén, Con nhộng hay bột
** FOSHU=Foods for Specific Health
Use (Thực phẩm đặc trị dùng để bảo vệ sức khỏe)
Box 1.
Thị trường TPCN ở các nước đang phát triển
TQ:
khoảng 6 tỷ đô la/năm và gấp 2 vào năm 2010
Ấn độ:
là một trong 10 nước đứng đầu về TPCN, và gấp 2 trong vòng 5 năm tới
Brazil:
tăng nhanh trong những năm gần đây, đạt 1.9 tỷ đô la trong năm 2009, trăng
29% trên đầu ngừoi về chi phí tiêu thụ TPCN.
Peru:
là quốc gia sản xuất nhiều đường,tinh bột…vì vậy thị trường nước nầy là các
loại TPCN ít béo và không đường
Nga:
thị trường khoảng 75 triệu đô la năm 2004 và tăng hàng năm 20%, là tốc độ
tăng trưởng cao nhất trong đời sống lương thực.
Box 2.
Thành phần của TPCN theo
FOSHU (*)
TP: thực
___phẩm___________________________________
Chức năng FOSHU Sản phẩm Hoạt
chất chủ yếu
Chứng nhận
___________________________________________
TP hỗ trợ tiêu hóa
254
(a)
TP cho người mỡ
trong máu cao/béo phì
117
(b)
TP cho ngừời
có đường huyết cao 71 Dextrin,L-arabinose
Albumin
TP HA cao
64 GABA, peptides
TP cho răng miệng 34
Xylitol,Polyols,
Polyphenols,CPP-ACP
TP cho Xương 26
Isoflavone (từ đậunành)
Nguồn: Ohama et al 2006, Foods
for Special Use
(a)
Oligosaccharides, Lactobacillus,
Bifido bacterium, Psyllium husk, Indigestible dextrin, Wheat Bran, Low
molecular Alginate, partially hydrolyzed guar gum…
(b)
Soy protein, Chitosan, Low
molecular sodium alginate,peptides, diacyclycerol,plant
sterol/stanol (esters), Green tea Catechin. Middle chain fatty acid…
Box 3. Thị
trường TPCN ở Nhật bản
Tổng kim ngạch tiêu thụ TPCN tại
Nhật bản năm 2003 là khoảng 16 tỷ đô la (năm 2005 là 17.5 tỷ đô la) trong
đó:
-5.1 tỷ đô la là TPCN được FOSHU
công nhận gồm
*3.2 tỷ cho TPCN tiêu hóa
(193 sản
phẩm)
*94 triệu đô la cho TPCN tim
mạch (52 sản phẩm)
*phần còn lại là các loại TPCN
cho HA,tiểu đường
và bổ sung Khoáng chất
-11 tỷ đô la những sản phẩm không có
dấu công nhận của FOSHU trong đó nước uống là 4 tỷ đô la đặc biệt là nước
giải khát có acid amin là phổ biến hơn cả,kế đến là loại sữa pha các loại
men chiếm 2.4 tỷ đô la.
-tốc độ tăng trưởng của TPCN từ 1995-2003 là 11.9%/năm
và thức phẩm bổ sung là 7.5 % cho thấy các loại TPCN ngày càng lấn át thị
trường.
Nguồn: Functional foods
“mainstream in Japan”
by Joysa Winter 10.2004 (Market & Product Report)
Box 4.
Các chứng bệnh không lây lan và
vai trò của dinh dưỡng
____________________________________
*Tim mạch và tai biến giết 12 triệu
người/năm
* Ước lượng có 177 triệu người bị
Tiểu đường týp 2
Trong đó 2/3 là người mắc bệnh là
ở các nước đang phát triển
* Hơn 1 tỷ người thừa trọng
lượng (béo phì)
* Cao huyết áp (CHA) khoảng 600 triệu
người trên toàn thế giới, 13% bị tử vong và 4.4% bị tật nguyền 2/3 số người
bị tai biến là do CHA, thường ảnh hưởng đến tim mạch, suy thận và tai biến
mạch máu não
*Mỡ trong máu cao tăng nguy hiểm cho
bệnh suy tim. 18% người bị tai biến và 56% bị suy tim , 7.9% người bị tử
vong vì mỡ trong máu cao.
*Ăn ít trái cây, thiếu rau xanh sẽ
làm tăng nguy cơ bị ung thư, suy tim và tai biến.
___________________________________________
Nguồn: WHO, số liệu về các chứng
bệnh mạn tính và chiến lược toàn cầu.
Box 5. Thị trường thế giới của
TPCN (2004-2006)
loạiTPCN
2004
2005 2006 tổngcộng
___________________________________________
Tiêu hóa
166 252 656 1,074
Tim mạch
115 156 268 539
Thần kinh/Não
33 68 92 193
Miễn dịch
44 53 78 175
Xương
17 23 89 129
Sắc đẹp
16 24 46
86
Loại khác
833 840 1,059 2,732
___________________________________________
Tổng cộng
1,224 1,416 2,288 4,928
___________________________________________
Nguồn: Global New Products
Database
Box 6.
Tai biến vì thực phẩm chức năng
-Vào cuối năm 1989, Cty Showa
Denko (Nhật) tung ra thị trường chất acid amino L-tryptophan trích ly từ một
loại vi khuẩn OGM (biến đổi Gen) dưới hình thức thực phẩm bổ sung trị chứng
mất ngủ (an thần) và đau nhức trước hành kinh. Trong một năm, L-tryptophan đã
gây tử vong cho 35 người và để lại 1500 phế nhân vì hội chứng rối loạn máu
gọi là EMS (Eosinophilia Myalgia Syndrome)
-Nước trích từ trái nhàu (Noni) được
quảng cáo trị bá bệnh nhưng qua nghiên cứu khoa học phản ứng của dịch chứa
Noni có thể gây ra hiện tượng xuất huyết bên trong và gây ra phản ứng chống
lại các yếu tố chống đông máu trong cơ thể.
-Cơ quan an toàn thực phẩm Pháp cảnh
báo người tiêu dùng không nên uống quá 30 ml/ngày nước trái nhàu và cho biết
chưa công nhận những hiệu quả dược lý của Nước trái nhàu bán trên thị
trường.
©
http://vietsciences.free.fr
và http://vietsciences.org
Hồng Lê Thọ
|