Virus, virion, bacteria

Vietsciences-Hồ Văn Hiền     27/09/2005
 

Những bài cùng tác giả

Bệnh Than Anthrax

Staphylococcus Aureus                               Dr. Kenneth Todar
Mycobacterium tuberculosis             University of Wisconsin-Madison
Treponema pallidum (bak@panther.middlebury.edu)
Cấu trúc một virus
Cấu trúc  một bacteria

Vào thế kỷ thứ 19, người ta bắt đầu khám phá rằng những bịnh gây kinh hoàng cho nhân loại thời đó là do những sinh vật cực nhỏ, lớn chừng vài phần ngàn millimet (micron), chỉ nhìn được qua kính hiển vi, đó là những vi trùng hay vi khuẩn (bacteria). Ví dụ bịnh nhiễm trùng ngoài da gây nhọt mủ do vi trùng hình tròn tụ lại một chùm như chùm nho (staphylococcus), bịnh lao (tuberculosis) do những vitrùng hình cái que (bacillus), bịnh giang mai (syphilis) do những vi trùng hình xoắn Treponema gây ra. Những vi trùng này thường được cấy (cultured) trên những môi trường nhân tạo (artificial media) để nghiên cứu những đặc tính của nó. Nói chung mỗi vi khuẩn là một tế bào sống riêng rẽ, nhỏ hơn tế bào cơ thể chúng ta gắp trăm lần, nên có thể ùa vào tấn công tế bào chúng ta và thải những chất độc (toxin) làm nguy hại cơ thể chúng ta. Mỗi vi trùng có những bộ di thể (genome) làm bằng DNA hoặc RNA (deoxyribonucleic acid hoặc ribonucleic acid là những nucleic acid tựa như chất tạo thành của nhiễm thể/chromosome trong tế bào chúng ta). DNA hoặc RNA chứa những dữ kiện di truyền điều khiển tổng hợp (synthesis) các protein tạo dựng nên vi khuẩn và do đó vi khuẩn có thể tự mình sinh sôi nẩy nở (replication). Qua thế kỷ thứ 20, những thuốc trụ sinh (hoặc kháng sinh ) như là sulfamide và penicillin được khám phá có khả năng giết chết (bactericidal) hoặc ngăn chận sự sinh sản (bacteriostatic) của các vi khuẩn. Những bịnh vi khuẩn như bịnh giang mai (syphilis), bịnh lậu (gonorrhea), bịnh lao, bịnh sung phổi (pneumonia)... được chữa trị hiệu quả và nhanh chóng. Trong một thờI gian khá lâu y khoa say sưa trong giấc mơ làm chủ các bịnh truyền nhiễm với những trụ sinh mới m và càng ngày càng mạnh (và càng đắt tiền) được tung ra trên thị trường.

Sau đó thì người ta khám phá, ngoài những vi khuẩn quan sát đươc trên kính hiển vi, còn có những sinh vật gây bịnh nhỏ hơn hàng ngàn lần, lớn nhỏ tính bằng nanometer (một phần triệu của millimet), phải nhờ đến kính hiển vi điện tử (electron microscope, không xài ánh sáng thường mà xài những tia điện tử) mới thấy được. Những sinh vật này là những virus; một số tài liệu tiếng Việt gọi là siêu vi trùng, siêu vi khuẩn, hoặc phiên âm là virut (virus do tiếng la tinh có nghĩa là ‘’thuốc độc’’). Một số bịnh thông thường như bịnh cúm (influenza), cảm cúm (common cold), bịnh ban đỏ (measles), bịnh trái rạ (chicken pox) là do virus gây ra. Cơ cấu virus đơn giản hơn vi khuẩn thường, chỉ gồm một vỏ protein bọc và che ch một cái lõi DNA hoặc RNA (nucleic acid). Cái lõi này là nơi chứa những gene (gien, di thể) điều khiển tổng hợp những protein mớI cần cho sự sinh sản của virus. Tuy nhiên vì không thể tự nó tổng hợp protein cho chính mình, virus cần sống ký sinh trong một tế bào (cell) và dùng ‘’ké’’ những phương tiện của tế bào này thì mới sinh sản được. Những virus rất khó trị bằng trụ sinh. Hiên nay số thuốc trụ sinh trị virus (antiviral antibiotic) còn hiếm; ví dụ các trường hợp trái rạ (chicken pox) nặng được chữa sớm bằng acyclovir thì có thể mau bớt hơn. Ngược lại, trụ sinh chỉ làm bịnh virus HIV (gây ra AIDS hoặc SIDA) chậm lại và chưa có thuốc trụ sinh nào trị dứt được.

Nói chung, một đặc tính giống nhau là dù là vi khuẩn hay virus đều có di thể (‘’gien’’, gene) bằng DNA hoặc RNA để điều khiển tổng hợp protein và di thể được truyền đạt từ thế hệ này qua thế hệ khác khi vi khuẩn hoặc virus sinh sản. Vi khuẩn cũng như virus đều bị huỷ hoại nếu đun nóng hay do tác dụng của các thuốc sát trùng.

Trong đoạn trên, chúng tôi đã cố gắng tối đa trình bày thật đơn giản một số khái niệm rất phức tạp về vi trùng học. Mục đích là để giớithiệu ‘’nhân vật’’ mới m nhất trong mặt trận chống nhiễm trùng hiện nay, các prion.

 

Bịnh Bò Ðiên (Mad Cow Disease)

Prion hiên nay được coi là thủ phạm của mối đe dọa được lên trang đầu báo chí, TV hiện nay: bịnh bò điên (mad cow disease). Tuy nhiên, prion có lẽ đã có mặt từ lâu và là thủ phạm trong một số rất nhiều bịnh làm suy thoái hệ thần kinh (neurodegenerative diseases).

Mục đích của loạt bài bào phổ biến kiến thức y khoa của chúng tôi vẫn không phải để khai thác tin tức giật gân, mà để hướng dẫn bạn đọc đi qua một vấn đề mới, rất khó khăn cho nên đoạn sau đây cần sự chú tâm của người đọc để khỏi hiểu lầm những điều được trình bày . Tuy nhiên, vì là vấn đề mới và đôi khi còn trong vòng giả thuyết , người viết chỉ cố gắng ‘’hiểu tới đâu nói tới đó’’ để cống hiến độc giả một tài liệu sơ lược bằng tiếng Việt, những độc giả cần kiến thức sâu về đề tài này ắt cần tham khảo những bài khảo cứu uyên bác hơn.

Như trên đã nói, vi khuẩn, virus đều có những chất liệu di truyền (genetic material, genome) để sinh sôi nẩy nở và dễ bị huỷ hoại bằng sức nóng, thuốc sát trùng, phóng xạ (irradiation). Prion cũng là một tác nhân nhiễm trùng (infectious agent), nghĩa là một thực thể cũng có thể gây bịnh truyền nhiễm, lây từ thú vật này qua thú vật khác hoặc người này qua người khác (infective agent), nhưng prion là một hiện tượng hoàn toàn khác lạ vì nó không có những đặc tính trên của vi khuẩn và virus. Prion không cần genome để sinh sản và khó hủy hoại bằng những biện pháp sát trùng thông thường,

Prion chỉ là một protein đơn giản, bình thường trong tế bào bình thường của chúng ta cũng có prion (gọi là cellular prion protein). Do một biến đổi nào đó chúng ta chưa hiểu rõ, prion bình thường này đổi hình dạng, tựa như chúng ta lấy tờ giấy xếp thành con chim, bây giờ cũng vẫn tờ giấy đó, bẻ chỗ này, lộn chỗ khác, xếp lại thành hình chiếc máy bay. Sau khi đổi dạng khác (là một isoform mới), prion nay có thể gây bịnh và có thể "rủ rê" các prion khác ‘’phản phé’’ theo mình và gây bịnh theo. Tức là prion gây bịnh có khả năng ‘’sinh sản’’ bằng cách biến dạng các prion ‘’tốt’’ bình thường, sn có, thành prion ‘’ác’’ có thể gây bịnh như mình.

Theo tài liệu báo y khoa New England Journal of Medicine, bịnh bò điên phát xuất ở nước Anh (United Kingdom) trong thập niên 1980. Thịt từ một số cừu bị bịnh thần kinh ‘’scrapie’’ (do prion gây ra) lỡ lọt vào trong thực phẩm chế biến cho bò (cattle feed). Lúc những con bò này bị làm thịt , phần còn dư của thân con bò này (óc, gân, tuỷ..) sau khi xẻo thịt lại được chế biến làm thực phẩm cho những con bò khác, làm prion mới nhiễm vào loài bò nay lại được luân chuyn hoài (recycled) và ‘’định cư’’ luôn trong loài này.

Từ đó trở đi, prion thích ứng với loài bò và lan tràn trong loài này dưới hình thức một bịnh tấn công vào hệ thần kinh (óc) của con vật, làm cho óc nó bị hư, đầy l hổng như một miếng san hô (sponge) , do đó bịnh được gọi tên Viêm óc Xốp Loài Bò (Bovine Spongiform Encephalopathy, viết tắt BSE)

 

Bịnh Bò Ðiên ở Người.

Gần đây đã thấy những trường hợp bịnh này xảy ra ở con người (transmission of BSE to humans). Bịnh do prion ở người gọi là bịnh Kreutzfeldt-Jacob biến dạng (variant). Bịnh Kreutzfeldt Jacob cổ điển trước đây xảy ra lẻ tẻ do di truyền hoặc do nhiễm prion từ một sản phẩm trích ra từ các xác chết . Như tuyến não thùy (hypophysis) là một tuyến dưới não bộ tiết ra hormon giúp cơ thể tăng trưởng (growth hormone). Một số người bị lùn phải chích hormon này (trích ra từ não bộ nhiều xác chết) mới lớn được. Họ có thể bị nhiễm prion nếu thuốc họ chích bị nhiễm prion. Hoặc hiếm khi người hư mắt được ghép kết mạc (cornea transplant) cũng có th nhiễm prion . Bịnh nhân bị điên dại (dementia) và các triệu chứng thần kinh khác, xuất hiện chậm (trung bình năm năm) sau khi nhiễm prion qua thịt bò mắc bịnh. Các trường hợp phát hiện được hiện nay giới hạn ở ba nước Âu châu: Anh, Pháp và Ireland (Ái Nhĩ Lan). Ðể ngăn chặn bịnh này lan tràn qua Mỹ, từ năm 1989, Mỹ cấm nhập khẩu bò và cừu song cũng như thịt bò và cừu từ các nước có bịnh bò điên. Năm 1997, lịnh này bao gồm tất cả các nước Âu châu. Ngoài ra Hội Hồng Thập Tự (Red Cross) sẽ từ chối không nhận máu (blood donation) của những người sống bên Anh trên 6 tháng từ 1980 đến 1996; lịnh cấm này có khả năng lan rộng hơn nữa, bao gồm các nước châu Âu khác.

Tóm lại, bịnh bò điên phát xuất do người ta bất cẩn cho bò là một thú vật ăn cỏ ăn thịt cừu và thịt bò phế thải. Một số người đã mắc phải bịnh này. Không biết người bị nhiễm trùng qua ng nào, bịnh thần kinh phát sau một thời gian bịnh dài hàng mấy năm và làm chết người, không có thuốc chữa. Nguyên nhân gây bịnh là prion, một loại protein giản dị nhưng có khả năng sinh sôi nẩy nở bằng cách thay đổi hàng loạt các prion bình thường thành prion gây bịnh. Hiện nay bịnh đang đe dọa các nước  châu. Hoa kỳ đã có những biện pháp hàng chục năm nay để ngăn chặn và đói phó bịnh có thể lan tràn qua xứ này.

 đọc truyện Tô Vũ

©  http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org Hồ Văn Hiền