Những bài cùng tác
giả
Hai tuần
trước, phần nhân loại - lương tâm chưa bị chai sạn -
lại thêm một lần trăn trở trước tin tức báo chí về
hai vụ thảm sát ở Lockerbie và Mỹ Lai. Một phạm nhân
vừa được phóng thích, tiếp tục quả quyết mình vô
tội, bị Hoa Kỳ cực lực lên án trong khi được chính
người đồng hương tiếp đón một cách trọng thể khi về
đến quê hương. Phạm nhân thứ hai bày tỏ sự hối lỗi
muộn màng sau 35 năm sinh sống tự do trong chính xứ
sở của mình, chẳng hề bị ai quấy nhiễu.

Abdelbaset Ali Mohmed Al Megrahi
Khi
Abdelbaset Ali Mohmed Al Megrahi
người Libya, bị kết án 27
năm tù năm 2001 vì tội cài bom khiến phi cơ của hãng
Pan American, chuyến bay 103, nổ tung trên không
phận Lockerbie, Scotland, năm 1988, được phóng thích
vì lý do nhân đạo,
phản ứng giận dữ đã bùng lên như đã được Charles
Gibson ghi nhận trên Kênh ABC World News ngày
22-8-2009.


Phi
cơ của hãng Pan American, chuyến bay 103, nổ tung
trên không phận Lockerbie, Scotland, năm 1988
Mấy ngày
sau, báo chí tường thuật lời xin lỗi của trung úy
William Calley, người bị án tù chung thân năm 1971,
vì tội tàn sát dân làng Mỹ Lai ở Việt Nam.
 
Trung úy William Calley
Khi
al-Megrahi, sau tám năm tù tội, được chính quyền
Scotland phóng thích, trở về Lybia và được tiếp đón
như một anh hùng, các quan chức Hoa Thịnh Đốn đã tỏ
ra hết sức thất vọng. Phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc,
Robert Gibbs, cho đây là việc làm đáng tiếc và kinh
tởm (outrageous and disgusting) trong khi T T Obama
lại tỏ ra rất bất bình (highly objectionable).

al-Megrahi, sau tám năm tù tội,
được chính quyền Scotland phóng thích, trở về Lybia
và được tiếp đón như một anh hùng
Calley,
hiện sinh sống ở Atlanta - mặc dù công nhận đã trực
tiếp giết hại nhiều thường dân Việt Nam, nhưng sau
khi được T T Richard Nixon can thiệp, chỉ bị quản
thúc tại gia ba năm - đã được nhiệt liệt hoan hô tại
câu lạc bộ Kiwanis Club of Greater Columbus,
Georgia, thành phố nơi ông sinh sống từ sau chiến
tranh Việt Nam. Khác với al-Megrahi, chẳng ai lên
tiếng quấy rầy Calley, và cũng không ai buồn hỏi cảm
tưởng của Robert Gibbs hay T T Obama.
 
Richard
Nixon, Barack Obama, Robert Gibbs
Sự khác
biệt trong phản ứng một phần có lẽ do yếu tố thời
gian, và do sự hối lỗi của Calley, dù nhiều thập kỷ
muộn màng, về sự thảm sát dã man hơn 500 thường dân
[9].
Calley nói với cử tọa: "không một ngày nào trôi qua
mà tôi không cảm thấy hối hận những gì đã xẩy ra
ngày ấy ở Mỹ Lai. Tôi cảm thấy hối hận đối với những
người Việt Nam đã bị giết, với gia đình họ, với các
quân nhân Hoa Kỳ có dính líu đến nội vụ và gia đình
của họ. Tôi rất lấy làm tiếc".
Riêng về
phần mình, al-Megrahi, nay sắp phải vĩnh viễn ra đi
vì ung thư, đã chấp nhận: thân nhân của 270 nạn nhân
của vụ phi cơ lâm nạn ở Lockerbie "đã thù ghét
tôi. Họ ứng xử như vậy là lẽ tự nhiên. ..Họ tin tôi
có tội, cái tội trong thực tế tôi không hề phạm.
Một ngày nào đó, sự thật không còn bị che đậy như
hiện nay. Người Á Rập chúng tôi có câu: Sự thật
không bao giờ chết".
BIỆT
LỆ HOA KỲ
Calley
bị buộc tội về cái chết của 100 thường dân và kết án
vì đã sát hại 22 người trong một làng quê Việt Nam
trong khi al-Megrahi bị kết án về tội gây tử vong
cho 270 thường dân trên một chuyến bay ở Lockerbie,
Scotland.
Hầu như
tất cả mọi người đều xem như một hành động sai lầm,
đáng phỉ nhổ, hoặc trắng trợn, thiếu lương tâm, khi
chính quyền Scotland đã cho phép một phạm nhân bị án
giết người hàng loạt trở về quê và được tiếp đón
nồng hậu.
Trong
khi đó, không một ai nghĩ một tên giết người hàng
loạt đã sống nhởn nhơ trong tự do ngay nơi quê hương
xứ sở của mình trong bấy nhiêu năm là một điều trái
luật pháp và đạo lý.
Gia đình
các nạn nhân Lockerbie đều được tìm gặp và phỏng vấn
đầy đủ. Khi Calley lên tiếng xin lỗi, không một
phóng viên Mỹ nghĩ cần tìm kiếm gia đình các nạn
nhân vụ Mỹ Lai lịch sử , nói gì đến việc hỏi xem họ
nghĩ thế nào về lời xin lỗi muộn màng của tên sĩ
quan tội phạm, người đã chỉ huy và đích thân tàn
sát thân nhân của họ và luôn được sống nhởn nhơ
trong tự do.
Tạm quên
đi phản ứng chính thức của các giới chức Hoa Kỳ đối
với vụ al-Megrahi, sự thiếu vắng một lời bình luận
về vụ Calley đã phơi bày một sự thật phũ phàng:
người Mỹ từ lâu luôn dị ứng trước những tội ác của
Hoa Kỳ đối với dân tộc Việt nam suốt trong cuộc
chiến chấm dứt cách đây gần 35 năm. Từ đó, sự che
giấu, từ vụ tàn sát nầy đến vụ tàn sát khác, đã lần
lượt được lột trần và phô diễn cho bất cứ ai muốn
tìm hiểu sự thật. Thử đơn cử một vài sự kiện. Chẳng
hạn, vụ tàn sát dân thường ở làng Thanh Phong vùng
Đồng Bằng Sông Cửu Long, bởi Bob Kerrey, về sau là
Nghị Sĩ Liên Bang, và đội người nhái SEAL dưới quyền
(như đã được phơi bày trên New York Times
Magazine và CBS News năm 2001); một loạt tội ác
(gồm tàn sát, tra tấn, và cắt bỏ từng phần cơ thể)
đối với hàng trăm nạn nhân dân sự, phần lớn ở Quảng
Ngải, bởi một đơn vị ưu tú Hoa Kỳ, Tiger Force (báo
Toledo Blade năm 2003); 7 vụ tàn sát, 78 vụ
tấn công thường dân, và 141 vụ tra tấn, và nhiều tội
ác khác (Los Angeles Times năm 2006); vụ
Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ thảm sát dân thường ở Ấp
Lệ Bắc tỉnh Quảng Nam (tạp chí In These Times
năm 2008); và vụ tàn sát hàng nghìn thường dân ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long trong chiến dịch Speedy
Express (tạp chí The Nation năm 2008).
Nói
chung, trong thập kỷ vừa qua, nhiều sự thật kinh
hoàng dồn dập về Việt Nam - từ lâu được che đậy -
cho thấy vụ tàn sát Mỹ Lai không phải là một sự kiện
riêng lẻ, và nhiều cựu quân nhân Hoa Kỳ từ lâu đã
luôn sống với nhiều ký ức không mấy khác William
Calley.



Nếu
chúng ta nhớ lại những gì đã thực sự xẩy ra ở Mỹ
Lai, lời xin lỗi muộn màng hơn 40 năm sau của Calley
nghe thật trống rỗng, vô cảm, và vô nghĩa. Không
những hơn 500 dân làng, không phương tiện tự vệ, đã
bị Calley và khoảng 100 binh sĩ dưới quyền truy lùng
và sát hại không chút nương tay ngày 16-3-1968, mà
còn nhiều đàn bà, gái nhỏ bị hãm hiếp tàn nhẫn, bị
phân thây, nhà cửa bị thiêu rụi, gia súc bị giết
hại, làng mạc bị san bằng. Nhiều thường dân bị bắn
chết bên cạnh hay ngay trong hầm trú ẩn. Nhiều đàn
bà với em bé trên tay, nhiều bà mẹ dùng thân che chở
những đứa con bé dại bị súng liên thanh hạ sát chồng
chất lên nhau. Nhiều em bé, ngay cả trẻ sơ sinh, bị
hạ sát không chút ngập ngừng. Nhiều người bị thảm
sát dọc những mương rãnh dẫn nước vào ruộng đồng...
Chỉ
riêng Calley bị kêu án chung thân khổ sai. Nhưng
trong thực tế, Calley chỉ bị giữ ba ngày trong phòng
giam quân đội trước khi T T Richard Nixon can thiệp
và được đưa đến một căn nhà dành cho người độc thân,
nơi đây Calley được bạn gái đến thăm đều đặn, chế
tạo các máy bay kiểu mẫu chạy bằng gas, và
nuôi gia súc. Đến cuối năm 1974, Calley được trả tự
do hoàn toàn. Những tháng năm sau đó, Calley đã đi
nói chuyện với sinh viên các trường cao đẳng và được
trả 20.000 USD mỗi lần, cưới con gái một chủ tiệm
kim hoàn ở Columbus, Georgia, làm việc tại đây trong
nhiều năm chẳng bị ai quấy nhiễu. Mãi cho đến nay,
Calley luôn giữ im lặng, và mặc dù đã có nhiều cơ
hội, chẳng hề hé môi mảy may sám hối.
Dù sao,
sự ân hận muộn màng của Calley cũng chứng tỏ một
chút ý thức trách nhiệm trong khi các cấp trên của
ông, từ đại úy đại đội trưởng Ernest Medina lên đến
Tổng Thống Tổng Tư Lệnh Quân Đội Lyndon Johnson,
chưa bao giờ có đủ can đảm đứng ra nhận lãnh trách
nhiệm.
  
Ernest Medina, Lyndon Johnson, Robert McNamara
Gần đây,
khi Robert McNamara, Bộ Trưởng Quốc Phòng thời
Lyndon Johnson, từ trần ngày 6-7-2009, người đã từ
bỏ mọi biện minh cho cuộc chiến Việt Nam của chính
mình (chúng ta đã sai lầm, sai lầm ghê gớm),
Jonathan Schell đã đặt câu hỏi:
"Có
bao nhiêu quan chức cùng tầm cỡ với McNamara đã tỏ
ra chút ăn năn về những lỗi lầm, những điên cuồng và
những tội ác của họ? Trong khi nhiều thập kỷ của thế
kỷ 20 lần lượt trôi qua, những gò đống thây ma chồng
chất ngày một cao, cao hơn, cao tít trời xanh, và
nay một lần nữa lại chồng chất trong thế kỷ mới,
nhưng có bao nhiêu người quyền cao chức trọng ,
những vị gây ra những tội ác đó, đã bao giờ nói lên
"Tôi đã phạm sai lầm", hay 'Tôi đã sai lầm
ghê gớm', hay đã bao giờ rơi nước mắt ăn năn về
hành động của chính mình? Tôi chỉ thấy: một người -
Robert McNamara".
Vì lẽ
Hoa Kỳ chưa bao giờ nhìn nhận trách nhiệm về tầm cỡ
các thương vong và khổ đau gây ra ở Đông Nam Á trong
những năm chiến tranh, và lời sám hối muộn màng của
McNamara chỉ đến sau nhiều thập kỷ, McNamara chưa
bao giờ được xem như tội phạm chiến tranh, mặc dù
ông, cũng như các lãnh đạo dân sự vŕ quân sự của Hoa
Kỳ thời đó, lẽ ra đã phải gánh chịu trách nhiệm về
thảm trạng tắm máu ở Việt Nam, một trách nhiệm thập
phần lớn lao hơn Calley - một sĩ quan cấp thấp.
ÐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG - LÒ SÁT SANH
Thảm sát
tại Đồng Bằng Sông Cửu Long

Julian
Ewell
Vài tuần
sau khi McNamara từ trần, Julian Ewell, một tướng
lãnh đã hai lần giữ vai trò tư lệnh quan trọng ở
Việt Nam, cũng qua đời. Trong nhiều năm, bóng ma tội
ác luôn vây quanh ông, nhưng chỉ trong một cộng đồng
chọn lọc các cựu quân nhân và các sử gia nghiên cứu
chiến tranh Việt Nam. Năm 1971, Kevin Buckley và
Alex Shimkin, tạp chí Newsweek, đã mở một cuộc
điều tra rộng lớn về thành tích quân sự của Ewell -
cuộc hành quân Speedy Express kéo dài sáu
tháng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long - và đã thu lượm
được bằng chứng của nhiều vụ tàn sát thường dân rộng
lớn. Một viên chức Mỹ đã cho Buckley biết, trình độ
kinh tởm còn ghê rợn hơn cả Mỹ Lai nhiều lần.
Nhưng...số thường dân bị sát hại chỉ được biết dần
hồi qua thời gian, phần lớn diễn ra trong đêm tối và
do oanh kích. Và tất cả đều "do lệnh các cấp chỉ
huy luôn chờ đợi đếm được nhiều xác thù".
Khi tin
tức về bài báo sắp tới của tạp chí Newsweek lọt ra
bên ngoài, John Paul Vann, một đại tá hồi hưu lúc
bấy giờ là nhân vật quyền lực số ba ở Việt Nam, và
phụ tá của ông, Đại Tá David Farnham, được triệu về
Hoa Thịnh Đốn họp với Tổng Tham Mưu Quân Đội, Tướng
William Westmoreland. Trong cuộc họp, John
Paul Vann cho
Westmoreland biết, quân sĩ dưới quyền Ewell đã tàn
sát thường dân một cách vô nhân đạo , nhằm nâng cao
số tử vong của kẻ thù như một chỉ dấu quan trọng của
sự thành công trên chiến trường, cũng như để lấy
tiếng và thăng tiến trong binh nghiệp. Theo Farnham,
Vann nói, Speedy Express, trong thực tế, là chiến
dịch "nhiều Mỹ Lai"
ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
 
William
Westmoreland, Hugh Thompson
Nỗ
lực che đậy của Ngũ Giác Đài, cũng như ý muốn của
Newsweek tránh gây thêm bối rối cho chính quyền
Nixon sau vụ Mỹ Lai, đã giấu nhẹm phần lớn kết quả
cuộc điều tra đầy chi tiết của Kevin
Buckley
và Alex
Shimkin
.
Ấn bản bài viết bị cắt xén đã giúp Ngũ Giác Đài vượt
qua công luận chống đối mà không phải mở điều tra
chính thức tương tự cuộc điều tra sâu rộng tiếp theo
sau vụ tàn sát bị tiết lộ ở Mỹ Lai. Phải đợi đến năm
2008, một số kết quả cuộc điều tra của báo Newsweek
bị cắt xén cũng như những bằng chứng mới về các
cuộc tàn sát và che giấu mới được phơi bày trên tạp
chí The Nation. Và chỉ sau khi Ewell từ trần, báo
Washington Post mới đăng tải phúc trình chính thức
của cuộc điều tra, từ lâu được giữ bí mật, của quân
đội - một thủ tục pháp lý tiếp theo sau cuộc điều
tra của Buckley và Shimkin. Cuộc điều tra đã đi đến
kết luận:
"Trong
khi thật khó lòng thẩm định một cách chính xác con
số thường dân thương vong trong chiến dịch Speedy
Express của quân đội Hoa Kỳ, trong thực tế, con số
tử vong hình như khá quan trọng, và người ta có thể
xây dựng một vụ, với cơ sở khá chắc chắn, chứng tỏ
con số thường dân thương vong có thể lên tới vài
nghìn (từ 5.000 đến7.000)".
Một năm
sau khi bài báo bị cắt xén của Buckley-Shimkin được
xuất bản, Ewell về hưu trí. Đại tá Farnham tin,
Ewell đã bị cho nghỉ hưu sớm vì quân đội luôn âu lo
một vụ scandal. Nếu quả thật như vậy, đây là
hình thức chế tài chính thức duy nhất Farnham được
biết, một hình phạt quá nhẹ nhàng so với al-Megrahi,
và ngay cả Calley. Đã hẳn, Ewell phải chịu trách
nhiệm về số thường dân thương vong lớn hơn rất
nhiều. Khỏi phải nói, các vụ tàn sát thường dân của
Ewell chưa bao giờ được đưa lên truyền hình, và cũng
không một Tổng Thống nào lên tiếng tỏ thái độ trước
công luận về tương lai Tướng Ewell, dù chỉ đối với
các quyền lợi quân sự dành cho ông, nói gì đến khả
năng của Ewell sống yên lành bên cạnh gia đình.
Trong thực tế, sau lễ cầu nguyện, Ewell đã được mai
táng với đầy đủ danh dự và lễ nghi quân cách tại
nghĩa trang quốc gia Arlington National Cemetery.
CHỈ
HUY, LÃNH ĐẠO VÀ TRÁCH NHIỆM
Trong
lần nói chuyện gần đây, William Calley nhấn mạnh ông
chỉ tuân hành lệnh các cấp trên ở Mỹ Lai, điều ông
luôn lặp đi lặp lại. Cuộc điều tra của quân đội -
được chính thức phát động theo đúng thủ tục pháp lý
tiếp theo sau cuộc điều tra Buckley và Shimkin -
liên hệ đến 45 quân nhân nghi phạm trong đại đội
dưới quyền Medina, kể cả Calley. Cuộc điều tra thứ
hai tập trung vào 30 quân nhân dính líu đến việc che
giấu những gì đã thực sự xẩy ra ở Mỹ Lai: "chểnh
mảng trong quân vụ" hoặc "ban lệnh khi chỉ huy"
(omissions or commissions). Trong số nầy có 28 sĩ
quan và 2 tướng lãnh. Toàn nhóm 30 người đều bị buộc
tội như những nghi phạm trong 224 vụ. Tuy nhiên, chỉ
một mình Calley bị kết án trong vụ Mỹ Lai. Rút cuộc,
ngay cả Calley cũng tránh khỏi bất cứ hình phạt đáng
kể nào vì tội phạm của mình.
Mặc dù
một cơ hội đã bị đánh mất trong kỷ nguyên Chiến
Tranh Việt Nam, hành động xin lỗi của Calley và phản
ứng trước vụ phóng thích al-Megrahi đã đem lại một
cơ may khác cho Hoa Kỳ rà soát lại lương tâm một
cách đứng đắn trong tư thế một siêu cường có tinh
thần trách nhiệm. Khi suy gẫm về sự sám hối nhiều
thập kỷ muộn màng của Calley, người Mỹ có thể tự hỏi
vì sao lại có thái độ phân biệt ứng xử (double
standard) trước sự kiện tàn sát hàng loạt. Tưởng
chúng ta cũng nên hỏi tại sao chỉ một vài cá nhân -
một sĩ quan tình báo Libya trước đây hay, trong
những trạng huống họa hoằn hơn, một sĩ quan bộ binh
cấp thấp Hoa Kỳ - lại được chọn làm vật tế thần đứng
ra gánh chịu các tội phạm chống lại nhân loại tầy
đình, trong khi người phải chịu trách nhiệm lớn lao
nầy rõ ràng là những cấp lãnh đạo trên cao; và tại
sao các tướng lãnh trong dây chuyền chỉ huy và lãnh
đạo, những vị có trách nhiệm điều hành chiến tranh
- ở Hoa Thịnh Đốn hay Tripoli - thoát khỏi mọi trừng
phạt trong khi chính bàn tay của họ đã vấy máu của
dân lành. Thật không may, cơ hội nầy chắc rồi cũng
sẽ bị phung phí.
Trong
cùng một suy nghĩ, có lẽ người Mỹ chắc cũng không
chiêm nghiệm một cách nghiêm chỉnh làm sao số đông
người Mỹ sống bên cạnh Calley trong nhiều thập kỷ
vừa qua đã không lên tiếng đòi công lý.
Calley
và các sĩ quan đồng đội - từ Donald Reh ( dính líu
trong vụ tàn sát 19 thường dân - phần lớn đàn bà và
trẻ con - trong các vụ tàn sát tháng 2-1968) đến Bob
Kerrey - vẫn tiếp tục cuộc sống yên lành không hề bị
đưa ra trước tòa án binh (court martial), nói gì đến
tù tội như trường hợp al-Megrahi.
Sau khi
Calley sám hối, một ký giả AFP (Agence France
Presse) - không phải phóng viên Mỹ - nghĩ cần phải
phỏng vấn những người còn sống sót hay thân nhân các
nạn nhân trong vụ tàn sát ở Mỹ Lai để tìm hiểu cảm
nghĩ của họ. Khi ký giả AFP nói chuyện với Phạm
Thành Công, người đã chứng kiến mẹ và các anh em bị
tàn sát ở Mỹ Lai (nay đang điều hành một bảo tàng
nhỏ trong làng), và hỏi cảm nghĩ của anh về lời xin
lỗi của Calley, Công trả lời: "Có thể giờ đây anh ta
đã sám hối về tội ác và lỗi lầm đã phạm 40 năm trước
đây".
Rất có thể.
Ngày
nay, một số đồng phạm của Calley - những người, phần
lớn chẳng ai biết, đã phạm tội ác ở Việt Nam, và
chưa bao giờ phải đối mặt với công lý về tội ác của
chính mình - đang sống nhởn nhơ trong các thành phố,
các vùng ngoại ô của Mỹ. Nhiều người khác đã phạm
tội ác trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, và
vẫn đang tiếp tục... Sự giận dữ trước sự kiện phóng
thích can phạm duy nhất bị kết án vì hành vi khủng
bố trong chuyến bay 103 của hãng Pan Am trên không
phận Lockerbie, Scotland, vì vậy, đang đồng vọng một
cách lạc lõng, vô cảm, và vô nghĩa.
Thái độ
thờ ơ không đòi hỏi một lối ứng xử chân thành trước
những đau thương tang tóc người Mỹ đã gây ra cho dân
tộc Việt Nam và thái độ bàng quan trước các nhân
chứng vật chứng, của các vụ tàn sát, đổ vỡ, hủy
diệt, các thương tổn vật chất và tinh thần, vẫn luôn
tồn tại như một di sản dài lâu của cuộc chiến Việt
Nam. Vết thương chiến tranh vẫn còn đó ngày nào nhân
dân Mỹ chưa sẵn sàng làm những gì các cấp lãnh đạo
quân sự và dân sự Hoa Kỳ trong hơn 40 năm qua vẫn
chưa đủ can đảm để bắt đầu: nhận trách nhiệm về
những tang tóc, khổ đau, đổ nát Hoa Kỳ đã gây ra cho
dân tộc Việt Nam và khởi động quá trình hàn gắn.
Ở đây,
một điều đáng buồn tưởng cần được ghi nhận: chừng
nào năm cường quốc nguyên tử, thành viên thường trực
của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, còn tìm cách
định hình và áp đặt một trật tự thế giới - từ các
chiêu bài, các khẩu hiệu về hòa bình, thịnh vượng,
công bằng... cho đến tự do, dân chủ, nhân quyền ...
trên khắp hành tinh - theo đúng quyền lợi của mình,
những đòi hỏi hay ước mơ nói trên cũng vẫn chỉ là
những đòi hỏi hay ước mơ.
Ngay cả
số phận của hơn 300 triệu công dân của chính siêu
cường duy nhất cũng vẫn còn nằm trọn trong tay tập
đoàn quân sự kỹ nghệ! Và trong nhóm năm thành viên
thường trực HĐBA-LHQ, Hoa Kỳ vẫn luôn là một biệt lệ
lớn lao.
©
GS
Nguyễn Trường
Irvine,
California, USA
07-9-2009
TÀI
LIỆU THAM KHẢO:
Bài viết
là một biên khảo phần lớn căn cứ trên tài liệu của
Nick Turse, và các sách báo tham khảo liệt kê dưới
đây:
1. The
War Behind Me: Vietnam Veterans Confront the Truth
about US War Crimes, Deborak Nelson, Basic
Books,11-2008.
2. The
Cpmplex: How the Military Invades Our Everyday
Lives, Nick Turse, Metropolitan Books, 2009.
3. A
People's History of the Vietnam War, Howard Zinn,
Bookmarks, London, 2001; New Press, New York, 2003.
4.
Magazines: The Economist; The Nation.
...command's insistence on high body counts.
[6]
..."many Mỹ Lais".
"[W]hile there appears to be no means of
determining the precise number of civilian
casualties incurred by US forces during
Operation Speedy Express, it would appear that
the extent of these casualties was in fact
substantial, and that a fairly solid case can be
constructed to show that civilian casualties may
have amounted to several thousand (between 5.000
and 7.000).
[9]
Danh sách 504 nạn nhân:
Tên của những
người đã chết có ghi bên cạnh tuổi và giới tính.
Trong số 504 nạn nhân, có 50 trẻ
em từ
ba tuổi trở xuống, 69 trẻ
từ bốn đến bảy tuổi,
91 trẻ từ tám và mười hai
tuổi, và 27 người từ bảy mươi đến tám mươi.
Danh sách này được Đại sứ quán Việt Nam tại Washington, DC
cung cấp để theo lời
yêu cầu của Trent Angers, tác giả
của Người anh hùng của Mỹ Lai (The Hero
of Mỹ Lai):
truyện của Hugh Thompson




|