Vũ trụ học đầu thế kỷ XVI

Võ Thị Diệu Hằng
 
 

Trước  Copernic, Vũ trụ học cho rằng vũ trụ là géocentrique, tức là trái đất đứng yên và ở ngay trung tâm của nhiểu khối cầu quay quanh. Những khối cầu là những thiên thể như sau (theo thứ tự tính từ mặt ngoài của trái đất:

Mặt Trăng, Mercury (Sao Thủy), Venus (Sao Kim), Sun(Mặt Trời), Mars (Sao Hỏa), Jupiter (Sao Mộc), Saturn (Sao Thổ), và cuối cùng là khối cầu xa nhất là khối cầu, được gọi là khối cầu mang những ngôi sao đứng yên (sphère des fixes) bởi vì khối cầu này mang những ngôi sao chồng lên nhau và đứng yên một chỗ do đó  chớp nháy chậm chạp và  gây ra sự tiến động các điểm phân (précession des équinoxes: mỗi năm hai lần khi mặt trời qua xích đạo thì  ngày và đêm dài bằng nhau, -ngày 21/03  gọi là Xuân phân và 22/09 gọi là Thu phân)

Từ thời Cổ đại, một hiện tượng đặc biệt đã làm các nhà Thiên văn học  chú ý, đó là các  hành tinh này có vẻ ngừng lại rồi đi ngược trở ra một cách đều đặn. Ðể giải thích những chuyển động này, hệ thống Ptolémée quả quyết là  mỗi hành tinh quay  bên trong  một vòng tròn, (mà họ đặt tên là épicycle nghĩa là trung tâm cũng quay xung quanh chính nó)  và những tâm của vòng tròn  thì quay chung quanh trái đất trên  một vòng khác.