Những Công nghệ Thay Đổi Cuộc Sống Chúng Ta Trong Vài Năm Tới Đây

Võ Quang Nhân
 
 

 

Xin giới thiệu với các bạn những thành tựu mới trong khoa học mà bạn có thể hưởng được trong tương lai rất gần.  (Bài viết mượn dàn ý cuả Physicsweb)

1. Diode Hữu Phát Sáng (OLED – Organic Light-Emitting Diode) :

Do các đặc tính nổi bật như nhẹ, d sản xuất, độ phát sáng cao và … mềm dẻo, các sản phẩm OLED sẽ được ứng dụng trong các đồ gia dụng như điện thoại di động, màn hình camera, máy quay hình và màn hình phẳng

 

Hình1: Sản Phẩm OLED cuả hãng Kodak

2. Thiết Bị Nhận Dạng Âm Tần RFID (Radio frequency identification):

Do các đặc tính bền vững, giá thành cuả thiết bị thu phát thấp và khả năng đọc data rộng nhanh nên các thiết bị RFID sẽ được dùng khá rộng rãi để dùng trong các quá trình xác định va nhận dạng như là:  thẻ đi làm cuả nhân viên, cổng mở cưả/đóng tự động, nhận dạng hàng hoá sản phẩm, các thiết bị theo dõi,...cho đến thẻ chứng minh (nhân dân?!!!) cho gia cầm. Trong tương lai ngắn công ty Wal-mart sẽ thay thế thiết bị đọc mã vạch (barcode) bằng RFID

hình2: Sản phẩm cuả công nghệ RFID

3. Công Nghệ Không Dây Băng Rộng (Broadband Wireless Technology):

Với tiêu chuẩn công nghệ 802.16 thì các thiết bị WiMax (tên cuả một tổ hợp các đại công ty sản xuất các sản phẩm theo chuẩn 802.16 trong đó có Intel, Nokia, Proxim)  sẽ cho phép các mạng không dây có thể truyền tín hiệu âm thanh và hình ảnh chất lượng cao và nhanh hơn so với tốc độ hiện tại cuả dây cáp dẫn  hay DSL trong một khoảng cách lên đến 30 dậm. (theo chuẩn 802.16 thì các thiết bị này có thể tải 120Mbps dưới tần số 10-66MHz

hình3: công nghệ WiMax

4. Tế Bào Nhiên Liệu (Micro Fuel  Cell -- MFC):

 Nguyên tắc cuả MFC khá đơn giản: khoang chưá (cell) rất nhỏ chia làm hai phần bởi 1 màng mỏng.  Một bên sẽ gồm toàn nước và rượu methanol bên kia chỉ toàn không khí.  Các ion Hydro thì lại tự do thẩm thấu xuyên qua màn mỏng này tạo nên dòng điện. Chất thảy cuả MFC là CO2  nước, không khí và methanol

Hình 4: Sơ đồ1 nguyên lí cuả Fuel Cell

 Do khả năng chứa đìện lượng lớn trong kích thước nhỏ (<800 micron) nên MFC sẽ được dùng làm các pin nguyên liệu cho Laptop, điện thoại di động

Hình5: Đồ chơi dùng Micro Fuel Cell

5.  Băng Dính Tắc Kè (Gecko Tape):

Đây là một thành tựu cuả khoa phỏng sinh học. Thằn lằn bò ngược được trên các vách tường là nhờ dùng các lực kết dính cơ học từ hàng triệu sợi lông rất nhỏ trên mặt đáy bàn chân cuả chúng.

Trong tương lai gần các "Gecko man" sẽ đóng vai trò cuả "Spider man". Chỉ cần bao phủ tay cuả 1 người bằng keo Gecko có thể dán dính người đó lên trần nhà. Và để gỡ ra chỉ việc "lột" băng keo từ từ, từ một phiá.

Hình6: Băng keo Gecko-- mật độ hàng triệu "sợi" tổng hợp trên 1 cm vuông

Các nhà khoa học DH Manchester (Anh) đã thành công chế ra loại băng keo theo nguyên tắc này. Theo sau đó là Ðại Học Carnegie Mellon cũng làm được tương tự. Họ đã tổ hợp được các sợi rất mềm và dẻo dai  đủ để "gắn dính" trên các bề mặt gồ ghề. Các sợi này có kích thước dài 2 micron đường kính 0,2 micron.  

6.  Phần mềm chống các thư rác (Anti-Spam mails software):

 Năm 2004 sẽ đánh dấu sự phát triển mạnh cuả các phần mềm chống thư rác.  Thư rác (spam mail) đã gây rất nhiều phiền toái cho người dùng e-mail. Việc thay đổi nguyên tắc về chuyển thư e-mail sẽ có thể được áp dụng: "mỗi e-mail gửi đi sẽ phải được xác nhận tên người gửi (account name) trước khi e-mail tới được người nhận.

7. Công nghệ Băng Cực Rộng (Ultrawide Band -- UWB)

Khác với những thiết bị truyền sóng truyền thống UWB không xử dụng các băng phát sóng đang dùng cuả các tần số radio (chúng đã bị hoàn toàn lấp đầy bởi các đài phát rồi còn gì!) mà dùng năng lượng xung cực ngắn nằm ở trong vùng được xem như là "vùng tiếng ồn" (phát ra bởi các thiết bị như là  Pentium II chip, TiVi, Quạt điện, máy cạo, hay bộ đánh lửa xe hơi.)

UWB dùng hàng triệu (nhóm) xung năng lượng cực ngắn trong khoảnh khắc chính xác tính được bằng nano giây và toả rộng trong 1 khoảng không gian. Bỏi sự khác nhau về thời lượng giưã các xung và do kết quả cuả sự mã hoá phức tạp, mỗi xung sẽ tương đương với 1 trạng thái số (0 hay 1).  Và đây là căn bản cuả việc truyền tín hiệu số trực tiếp trong "băng tần" cuả tiếng ồn. Trong thực tế, băng sóng hoạt động cuả UWB là 3,1 - 10,6 GHz

Các thiết bị UWB được ứng nhờ các ưu điểm sau:

1. Không choáng thêm chỗ cuả các băng tầng sẵn có.  Việc này mở ra một "thị trường mới" cho các thiết bị thông tin.

2. Do không dùng tín hiệu radio truyền thống nên thiết bị thu và phát UWB dễ chế tạo và bảo dưỡng hơn. Chúng không cần phải có các bộ biến điện (tần số hay biên độ).

3. Do hoạt động trên vùng "tiếng ồn" nên UWB tiêu hao rất ít năng lượng (từ 50 - 70 mWatt)

Ngoài ra, các vùng xung xử dụng cũng không trùng lắp với các vùng sóng hiện dùng cuả các thiết bi BlueTooth hay mạng không dây (dùng chuẩn 802.11b).

Hãng IBM hiện đang thử nghiệm thiết bị UWB với vận tốc truyền 40M bit/s.  Tuy nhiên vận tốc truyền cuả các thiết bị UWB có thể lên đến 600Mbit/s

Các ứng dụng chủ yếu sẽ là các thiết bị truyền thanh truyền hình trong gia đình. Vì khả năng truyền tín hiêu chỉ vào khoảng 30 feet. Các hãng tham gia chế tạo UWB bao gồm Intel, Motorolla, Texas Instrument,...

8. Bóng đèn điện diode (LED lightbulb -LEDL)

 Loại đèn dùng kĩ thuật LED này độ sáng đã được cải thiện ngang bằng hay cao hơn độ sáng cuả các lạo đèn bóng dây tóc hay các loại đèn huỳnh quang (còn gọi là đèn neon).  Tuy nhiên điểm mạnh cuả loại đèn này là nó dùng 1 năng luợng chỉ bằng 5%- 10% mức tiêu hao so với đèn thường, độ bền thì gấp nhiều chục lần (vì dưạ trên kĩ thuật LED) và lại hoạt động đươc trong điện thế thấp

 
 

 

hình7: Các đèn xe hơi dùng kĩ thuật LED (tổ hợp cuả nhiều LED nhỏ) màu sáng trắng.

Ngoài ra, với kĩ thuật LED ngươì ta đã thành công chế tạo các bóng đèn màu Xanh, Đỏ và Xanh Lam  do đó việc chế tạo các đèn màu (tổ hợp cuả 3 màu chính) điều khiển đã được biểu diễn trong các cuộc triễn lãm kĩ thuật.

9. Bộ Nhớ Từ Tính (magnetoresistive random access memory - MRAM). 

Lợi thế cuả loại chất liệu làm bộ nhớ mới này là nó nhanh hơn DRAM khoảng 10 lần nhưng lại không bị mất dữ liệu khi nguồn cấp điện bị cắt (không khác gì bộ nhớ kiểu FLASH nhưng nó lại nhanh hon rất nhiều lần).  Do tiêu hao năng lượng đìện thấp nên nó sẽ đưọc dùng nhiều trong các máy điện toán có khả năng tái khởi động tức thời (instant reboot). Nghĩa la máy sẽ trở về trạng thái như khi chưa bi mất điện chi trong vòng vài giây! (Xin xem thêm bai Bộ Nhớ Từ Tính cũng trong mục này)

10. Sinh-Tin Học (Bioinformatics):

Thành quả có lẽ quan trọng nhất là việc IBM đưa ra phương pháp mô phỏng lại các protein trên máy tính và có thể giúp các nhà khoa học tìm ra những loại thuốc mới nhanh chóng và hiệu quả hơn.