Simplex - Một phương pháp mạnh giải
quyết vấn đề là đem nó vào sự vận chuyển đơn nhất
Khác với các bai trước, bài này có lẽ cần thiết
cho những ai làm việc trong môi trường kỳ nghệ sản xuất.
Kĩ thuật sáng tạo này là công cụ quan trong cho
các ngành công-kỹ-nghệ. Nó đưa phương pháp DOIT (xin xem thêm bài
DOIT) lên một mức độ tinh tế hơn. Thay vì nhìn sự sáng tạo như là
một quá trình tuyến tính thì cái nhìn cuả Simplex đưa quá trình này
vào một vòng khép kín không đứt đoạn; nghià là, sự hoàn tất và sự
thực hiện sáng tạo lập thành 1 chu kì dẫn tới chu kì mới nâng cao
hơn cuả sự sáng tạo. (Để so sánh, bạn có thể xem thêm các triết lí
vòng xoắn ốc về sự phát triển cuả xã hội)
Dưới đây là minh hoạ cuả 8 giai đoạn trong 1
chu kì cuả Simplex

Lich sử cuả phương pháp:
Phương pháp này được phát triển bởi tiến sĩ Min Basadur. Ông đề cập
tới Simplex qua cuốn "Simplex: a Fly to Creativity" trong năm 1994.
WEB site cuả ông
http://www.business.mcmaster.ca/hrlr/profs/basadur/minbio.htm
Cách tiến hành
1. Tìm hiểu vấn đề:
Phát hiện đúng vấn đề để giải quyết là phần khó nhất cuả quá trình
sáng tạo (vạn sự khởi đầu nan mà lị)
Vấn đề có thê7 hiển nhiên hay phải được lược qua hệ thống câu hỏi để
làm sáng tỏ hơn như là:
-
Khách hàng muốn thay dổi chức năng gì?
-
Khách hàng sẽ làm tốt hơn về mặt nào nếu
chúng ta giúp họ?
-
Gìới nào chúng ta có thể nới rộng ra khi
dùng năng lực chính cuả chúng ta
-
Những vấn đề nhỏ nào hiện có se lớn lên trở
thành vấn đề lớn?
-
Chỗ nào chậm chạp trong công việc gây thêm
khó khăn? Cái gì thường gây thất bại?
-
Làm sao để nâng cấp chất lượng?
-
Những gì đối thủ cạnh tranh đang làm mà
chúng ta cùng có thể làm?
-
Cái gì đang làm nản lòng hay đang chọc tiết
chúng ta?
-
...
Những câu hỏi trên sẽ làm rõ hơn vấn đề. Có
thể sẽ không có đủ thông tin để mô tả chính xác vấn đề thì hãy
tiếp tục các bước tới
2. Thu
thập dữ liệu:
Giai đoạn này nhằm chỉ ra càng nhiều thông
tin có liên hệ tới vấn đề càng tốt. Hãy tìm hiểu thấu và có
đủ kiến thức cho các mặt sau:
-
Việc xử dụng các ý kiến hay nhất mà ngưòi
cạnh tranh đang có.
-
Hiểu một cách chi tiết hơn nhu cầu cuả
người tiêu thụ
-
Biết rõ những biện pháp đã được thử
nghiệm
-
Nắm hoàn toàn tất cả các quá trình, các
bộ phận, các dịch vụ, hay các kỹ thuật mà bạn có thể cần tới
-
Lượng định được rõ ràng ích lợi khi giải
quyết vấn đề phải xứng đáng với cái giá mà mình bỏ công ra
-
...
Giai doạn này cũng góp phần cho việc định
mức chất lượng cuả thông tin mà ta hiện có (như là độ tin cậy,
trị giá, tính đầy đủ, hiệu năng ... cuả lượng thông tin).
Sẽ rất có lợi nếu bạn tổng kết và kiểm nghiệm lại sự chính xác
cuả thông tin
3. Xác định vấn đề:
Lúc này bạn cũng đã nắm được
vấn đề một cách thô thiển. Cũng như có sự hieu biết khá rõ về
các dữ liệu liên quan. Bây giờ bạn nên đưa vấn đề lên một cách
chính xác và các khó khăn mà bạn muốn giải quyết
Giải quyết dúng mực vấn đề thì rất quan trọng.
Nếu vấn đề nêu ra quá rộng thì bạn sẽ không có đủ tài lực để trả
lời nó một cách hiệu quả. Ngược lại, sẽ dẫn tới việc chỉ sưã
chưã một biểu hiện hay 1 phần cuả vấn đề.
Tác giả cho rằng dùng hai chữ "tại sao?" để
mở rộng vấn đề, và câu "Cái gì ngăn trở bạn?" để thu hẹp vấn đề
đó. Đối vơí những vấn đề lớn thường
có thể "bẽ" nó ra thành những "mảnh vụn" hơn. Từ đó giải quyết
từng phần. 4. Tìm ý:
Trong bước này
bạn sẽ nêu lên càng nhiều ý càng tốt. Cách thức là đặt ra một
loạt các câu hỏi với những người khác nhau để họ cho ý kiến qua
các phưong tiện về sáng tạo (dùng software, dùng bảng câu hỏi
gợi ý,...) và qua cách suy nghĩ định hướng để tập kích não.
Không đưọc đánh giá phê bình các ý kiến trong
giai đoạn này. Thay vào đó tập trung vào việc tạo ra tất
cả các ý kiến khả dĩ. Những ý tồi thường làm nảy sinh các
ý tốt. 5.
Lưạ chọn và đánh giá:
Khi đã có nhiều lời giải khả dĩ, thì bạn
có thể tìm ra lời giải tốt nhất (xem thêm bài DOIT)
Sau khi đã lựa được lời giải thì đánh giá xem
nó có đáng giá để đem ra xài hay không. Điều quan trọng là không
để cho sự thuận lợi cuả riêng mình ảnh hưởng vào sự hợp lí chung.
Nếu lời giải đề ra chưa đủ bõ công thì hày tạo thêm các ý mới va
bắt đầu quá trình Simplex lại từ đầu. Nếu không có khi bạn uổng
phí rất nhiều thì giờ để làm cái mà không ai thèm.
6. Hoạch định:
Sau khi đã yên tâ rằng lời giải đưa ra là đáng giá thì đây là
lúc để lên kế hoạch thực hiện. Một phưong pháp hiệu quả là xếp
lên thành "kế hoạch hành động" trong đó phân rõ ra Ai, Làm gì,
Khi nào, Ở đâu, Tại Sao, và làm thế nào để cho no suông xẻ.
Trong những đề án lớn có thể cần các kĩ thuật kế hoạch nghiêm
chỉnh hơn. 7. Đề xuất:
Các giai đoạn trước có thể được bạn tự
thực hiện hay tiến hành với 1 nhóm nhỏ (những
thiết kế gia đầu não!) Đây là lúc phải đề xuất ý kiến với
giới hữu trách có thể là xếp cuả bạn, là chính quyền, là giới
lành đạo cuả 1 hãng, hay những người nào có thể tham gia vào đề
án. Trong khi đề xuất ý kiến bạn có
thể dương đầu với vấn đề phe đảng, vấn đề chính trị và quan liêu
hay là các sự chống đối do thủ cựu gây ra.
8. Tiến hành:
Sau sự sáng tạo và chuẩn bị, ... thì hành động thôi!
Ðây là thời
điểm mà tất cả kế hoạc câ7n thận được trả công.
Hành động an toàn trên xa lộ! Trở
lại giai doạn đầu tiên tìm cách nâng cấp các ý kiến cuả bạn lên
thêm 1 lớp mới.
|