Tự học Hán ngữ cổ đại - ôn tập 1-5

Vietsciences- Lê Anh Minh      2006

 

< về trang chính >

 

Cần nhớ:

1. Cấu trúc «động từ + giả » diễn tả người hay vật làm cái gì. Thí dụ: minh giả 鳴 者 (con [chim] kêu), tác giả 作 者 (người làm, người sáng tác), dịch giả 譯 者 (người phiên dịch), tri giả 知 者 (người biết), ngôn giả 言 者 (người nói), v.v...

 

2. Cấu trúc «...giả ... ... » giải thích về người hay sự vật. Thí dụ: minh giả nha dã 鳴 者 鴉 也 (con [chim] kêu là con quạ); nhân giả nhân dã 仁 者 人 也 (kẻ nhân ái [mới] là người); Tuân Khanh giả Triệu nhân dã 荀 卿 趙 人 (Tuân Khanh là người nước Triệu). Chú ý: Ta có thể lược bỏ hoặc bỏ cả lẫn .

 

3. Cách dùng chữ nhi :

a- hai hành động liên tiếp. Thí dụ: dẫn cảnh nhi minh (rướn cổ [mà] kêu vang); bối lý nhi hành 背 理 而 行 (hành động trái lý lẽ; làm quấy); bất tư nhi đắc 不 思 而 得 (không cần suy tính mà vẫn có được nó).

b- diễn tả sự trái lại (thế nhưng, nhưng mà, mà). Thí dụ: quốc đại nhi nhược 國 大 而 弱 (nước lớn mà yếu); nhận đoản nhi lợi 刃 短 而 利 (dao ngắn nhưng bén).

c- cấu trúc « nhi huống 而 況 ... hồ ... »: nói chi đến...; huống hồ là... Thí dụ: tử sinh vô biến ư kỷ, nhi huống lợi hại chi đoan hồ 死 生 無 變 於 己 ,而 況 利 害 之 端 乎 (sống chết còn chẳng làm họ biến đổi, huống hồ đầu mối của lợi và hại).

d- nhi dĩ 而 已 : mà thôi. Thí dụ: ngôn tại đáng thời nhi dĩ 在 當 時 而 已 (lời nói cốt ở đúng lúc mà thôi).

 

4. Cách dùng chữ chi :

a- m đại từ (nó, chúng nó, anh ta, ông ta, người đó, cái ấy, điều ấy...). Thí dụ: nhi sất chi 兒 叱 之 (đứa trẻ quát chúng).

b- cấu trúc «định ngữ + chi + danh từ» tạo thành một cụm danh từ. Thí dụ: nhân chi trí thức 人 之 智 識 (sự hiểu biết của con người); tiểu quốc chi dân 小 國 之 民 (dân của một nước nhỏ); nhữ thân chi ảnh 汝 身 之 影 (cái bóng của thân em); nhữ phụ chi ngôn 汝 父 之 言 (lời của cha ngươi).

 

5. Cách dùng chữ hữu :

a- diễn tả sự tồn tại (có ai, có cái gì): hữu nhân (có người).

b- diễn tả sự sở hữu (ai có cái gì, ai sở hữu cái gì): nhân giai hữu lương tri 皆 有 良 知 (ai cũng có lương tri).

 

6. Cách dùng chữ ư (= vu 于):

a- là giới từ (ở tại). Thí dụ: ư nguyệt hạ 月 下 (ở dưới ánh trăng).

b- trong câu so sánh. Thí dụ: viễn thắng ư điểu 遠 勝 於 鳥 (còn hơn xa cả loài chim); mạc đại ư thiên 莫 大 於 天 (chẳng gì lớn hơn trời); thuỷ cao ư ngạn 水 高 於 岸 : [mực] nước cao hơn bờ.

 

7. Cách dùng chữ :

a- cấu trúc « ... vi ... » (xem... là...). Thí dụ: dĩ đa vi quý 以 多 為 貴 (xem nhiều là quý; lấy nhiều làm quý); dĩ hoà vi quý 以 和 為 貴 (lấy hoà thuận làm quý).

b- dĩ vi 以 為 : xem là; cho rằng. Thí dụ: khuyển bất khả dĩ vi dương 犬 不 可 以 為 羊 (chó không thể [được] xem là dê).

c- : lấy ... để làm gì. Thí dụ: nhi dĩ thạch kích nha 兒 以 石 擊 鴉 (đứa bé lấy đá ném vào con quạ); dĩ đức báo oán 以 德 報 怨 (lấy ân đức mà đáp lại sự oán hận); dĩ huệ đãi nhân 以 惠 待 人 (lấy ân huệ mà đối đãi kẻ khác).

d- : để làm gì. Thí dụ: liệp nhân thiết tỉnh dĩ tý chi 獵 人 設 阱 以 伺 之 (thợ săn làm cái hầm để bẫy nó); dĩ an lương dân 以 安 良 民 (để làm yên lòng dân lành).

 

8. Cấu trúc « ...  thả ... » (đã... lại còn...; không những... mà còn...). Thí dụ: ký nhục thả nguy 既 辱 且 危 (đã nhục nhã lại còn lâm nguy); ký minh thả triết, khả bảo kỳ thân 既 明 且 哲 可 保 其 身 (đã sáng suốt còn khôn ngoan, có thể bảo vệ mạng mình).

 

9. Cách dùng chữ khởi (lẽ nào; há). Thí dụ: khởi bất tri? 豈 不 知 (lẽ nào lại không biết hay sao?); khởi khả như thử? 豈 可 如 此 (lẽ nào lại có thể như thế này?); điểu trạch mộc, mộc khởi năng trạch điểu? 鳥 擇 木 木 豈 能 擇 鳥 (chim lựa cây [mà đậu] lẽ nào cây có thể lựa chim hay sao?).

10. Cách dùng chữ tai : Tai là hư từ đặt ở cuối câu, biểu thị tán thán. Thí dụ: thiện tai 善 哉 (tốt thay!); thiên lý như thử, khởi khả nghịch tai? 天 理 如 此 , 豈 可 逆 哉 (lẽ trời là thế, chúng ta há có thể làm trái lại ư?).

 

11. Cách dùng chữ : là hư từ đặt ở cuối câu, nhấn mạnh sự khẳng định. Thí dụ: thử nhữ thân chi ảnh dã 汝 身 之 影 也 ó là cái bóng của thân em).

 

12. Cách dùng chữ (tại sao; sao; gì; nào; chi): Thí dụ: hà vong chi da? 何 忘 之 耶 (sao em lại quên điều đó?); đa ngôn hà ích? 多 言 何 益 (lắm lời có ích chi?).

 

13. Cách dùng chữ hồ (chăng? ư?). Thí dụ: ngôn dĩ đa vi quý hồ 言 以 多 為 貴 乎 (lời nói lấy nhiều làm quý chăng?); khả hồ? 可 乎 (có thể được chăng?).

 

Tập viết cổ văn:

1. Bậc hiểu biết cười chê hắn.

2. Kẻ cười chê hắn chính là bậc hiểu biết.

3. Người ta lẽ nào không biết chữ Hán ư?

4. Tại sao ngươi lại quên điều ấy?

5. Biết chữ Hán là điều có ích vậy.

6. Biết chữ Hán có ích gì?

7. Ai cũng biết ích lợi của việc biết chữ Hán.

8. Kẻ không biết gì thì hay lắm lời.

9. Kẻ lắm lời rất có hại thay.

10. Ai cũng ghét kẻ đã không biết chữ lại còn lắm lời.

11. Cọp này chỉ hại gia súc chứ không hại người.

12. Con cọp chỉ hại gia súc chứ không hại người ấy không biết thợ săn muốn bắt nó.

Xem đáp án

 

< về trang chính >

           © http://vietsciences.free.fr  http://vietsciences.org  Lê Anh Minh