Tự học Hán ngữ cổ đại - bài 5

 

Vietsciences- Lê Anh Minh      2006

 

< về trang chính >

 

Bất thức tự 不 識

山 有 虎 害 人 畜。獵 人 謀 捕 虎。設 阱 以 伺 之。大 書 牆 上 曰。下 有 虎 阱。行 人 止 步。鄉 人不 識 字 者。過 牆 下。誤 蹴 之。墜 阱 傷 足。大 呼 求 援。既 出。人 指 牆 上 書 告 之。乃 嘆 曰。吾 苟 識 字。豈 至 此 哉。

 

Phiên âm:

Sơn hữu hổ hại nhân súc. Liệp nhân mưu bổ hổ. Thiết tỉnh dĩ tý chi. Đại thư tường thượng viết: «Hạ hữu hổ tỉnh. Hành nhân chỉ bộ.» Hương nhân bất thức tự giả, quá tường hạ, ngộ tựu chi, truỵ tỉnh thương túc, đại hô cầu viện. Ký xuất, nhân chỉ tường thượng thư cáo chi. Nãi thán viết: «Ngô cẩu thức tự, khởi chí thử tai!»

 

Từ ngữ:

(1) sơn : núi. (2) hổ : cọp. (3) hại : hại ( ích , lợi ). (4) súc : gia súc; nuôi [gia súc]. (5) liệp : săn bắn. (6) liệp nhân 獵 人 : thợ săn. (7) mưu : mưu tính; mưu kế. (8) bổ : bắt sống; bắt giữ. (9) thiết : lập nên, thiết lập; bày ra. (10) tỉnh : cái hố; hầm hố bẫy thú. (11) (tứ) : dò xét; phục kích. (12) đại : lớn ( tiểu : nhỏ). (13) thư : viết chữ; sách; lá thư. (14) tường : bức tường. (15) hành nhân 行 人 : người đi đường. (16) chỉ : dừng, đình chỉ. (17) bộ : bước chân. (18) chỉ bộ 止 步 : dừng bước. (19) hương : làng; quê hương. (20) hương nhân 鄉 人 : dân làng. (21) quá : đi qua, vượt qua; lỗi lầm. (22) ngộ : lỗi lầm; lỡ phạm phải. (23) tựu : dẫm lên; đạp lên; đá vào. (24) truỵ : rơi xuống. (25) thương : làm bị thương. (26) túc : chân ( thủ : tay). (27) : gào lên; thở ra (≠ hấp : hít vào). (28) cầu : cầu xin. (29) viện : cứu viện, giúp. (30) : đã [làm gì] rồi. (31) xuất : ra khỏi; ra ( nhập : vào). (32) chỉ : chỉ trỏ, trỏ vào; ngón tay. (33) thán : than thở. (34) ngô : tôi; của tôi. (35) cẩu : nếu. (36) khởi : há; lẽ nào. (37) chí : đến; rất mực. (38) tai : (hư từ tán thán).

 

Ngữ pháp:

1. dĩ tý chi 以 伺 之 : để phục kích nó; để bẫy nó. Tương tự:

dĩ an lương dân 以 安 良 民 : để làm yên lòng dân lành.

nhẫn nộ dĩ toàn âm khí, ức hỉ dĩ dưỡng dương khí 忍 怒 以 全 陰 氣 , 抑 喜 以 養 陽 氣 : dằn cơn giận để bảo toàn âm khí, nén vui mừng để bảo dưỡng dương khí.

2. ký xuất 既 出 : đã ra khỏi. Tương tự:

ký cụ trí tuệ vô nan minh biện vạn vật chi lý 既 具 智 慧 , 無 難 明 辯 萬 物 之 理 : đã có đủ trí tuệ thì không khó phân biệt rõ lý lẽ của vạn vật.

Thái Cực ký phân, lưỡng nghi lập hĩ 太 極 既 分 , 兩 儀 立 矣 : Thái Cực đã phân ra rồi thì lưỡng nghi (= Âm và Dương) thành lập.

...  thả ... : đã... lại còn...; không những... mà còn... Thí dụ:

ký nhục thả nguy 既 辱 且 危 : đã nhục nhã lại còn lâm nguy.

ký minh thả triết, khả bảo kỳ thân 既 明 且 哲 可 保 其 身 : đã sáng suốt còn khôn ngoan, có thể bảo vệ mạng mình.

3. khởi : lẽ nào; há. Thí dụ:

khởi bất tri? 豈 不 知 : lẽ nào lại không biết hay sao?

khởi khả như thử? 豈 可 如 此 : lẽ nào lại có thể như thế này?

điểu trạch mộc, mộc khởi năng trạch điểu? 鳥 擇 木 木 豈 能 擇 鳥 : chim lựa cây [mà đậu] lẽ nào cây có thể lựa chim hay sao?

4. tai là hư từ đặt ở cuối câu, biểu thị tán thán. Thí dụ:

thiện tai 善 哉 : tốt thay!

Thiên lý như thử, khởi khả nghịch tai? 天 理 如 此 , 豈 可 逆 哉 : Lẽ trời là thế, chúng ta há có thể làm trái lại ư?

Hiền tai, Hồi dã. Nhất đan thực, nhất biều ẩm, tại lậu hạng, nhân bất kham kỳ ưu, Hồi dã bất cải kỳ lạc. Hiền tai, Hồi dã 賢 哉 , 回 也 . 一 簞 食 , 一 瓢 飲 , 在 陋 巷 , 人 不 堪 其 憂 , 回 也 不 改 其 樂 . 賢 哉 , 回 也 : Nhan Hồi hiền vậy thay! Một giỏ cơm, một bầu nước, ở trong ngõ hẻm tồi tàn, kẻ khác không kham nổi cảnh khổ đó, mà Hồi thì chẳng đổi niềm vui. Hồi hiền vậy thay! (Đây là lời của thầy Khổng khen đệ tử Nhan Hồi).

 

Dịch:

KHÔNG BIẾT CHỮ – Núi có cọp làm hại người và gia súc. Thợ săn lập mưu bắt cọp. [Họ] làm cái hầm để bẫy cọp. [Họ] viết chữ lớn trên bức tường rằng: «Dưới đây có hầm bẫy cọp. Người đi đường hãy dừng bước.» Dân làng [có] kẻ không biết chữ, đi qua bức tường, đạp nhầm vào, rơi xuống hầm, bị thương ở chân, [nên] gào lớn cầu cứu. [Hắn] ra khỏi hầm rồi, người ta chỉ vào chữ viết trên tường bảo hắn. Hắn bèn than rằng: «Nếu tôi biết chữ, lẽ nào đến nông nỗi này!»

 

Tập viết cổ văn:

1. Cọp núi đã hại gia súc còn hại người.

2. Cọp đã to lớn lại còn hung dữ.

3. Làng này có kẻ không biết chữ.

4. Kẻ không biết chữ trong làng này thì rất nhiều.

5. Thợ săn làm hầm để bắt cọp.

6. Người ta lẽ nào có thể không biết chữ?

7. Kẻ không biết chữ đã rơi xuống hầm lại còn bị thương ở chân.

8. Cha của người không biết chữ ấy cũng không biết chữ.

9. Không biết chữ rất có hại thay!

10. Cọp đi qua hầm mà không rơi xuống; thợ săn gấp rút lấy đá ném nó.

11. Ai cũng biết cái hại của sự không biết chữ.

12. Kẻ này đã không biết chữ lại còn lắm lời; dân làng đều ghét hắn.

13. Kẻ làm hầm để bắt cọp là thợ săn.

14. Tại sao người dân làng ấy rơi xuống hầm bẫy cọp?

15. Người ấy nếu biết chữ thì sẽ không rơi xuống hầm bẫy cọp.

16. Cha người thợ săn nói cho hắn biết cái hại của lắm lời.

Xem đáp án

 

< về trang chính >

           © http://vietsciences.free.fr  http://vietsciences.org  Lê Anh Minh