Lịch sử tên nước Việt

 
Theo dòng lịch sử, nước Việt Nam đã mang nhiều Quốc hiệu :

Vào niên đại vua Kinh Dương, năm 2879 TCN., với quốc hiệu Xích Quỷ, địa bàn quốc gia rộng lớn, phía bắc tới sông Dương tử (cả vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, thuộc nước Tàu ngày nay). Về sau do sự lấn áp võ dõng của du mục Hoa tộc, Việt tộc lui dần về địa bàn gốc. Đánh dấu bằng các niên đại vua Hùng với tên nước là Văn Lang. Năm chót của niên đại này là năm 257 tr.D.L.

Văn Lang (2879 - 258 TCN) : Thuộc về đời Hồng Bàng
Ðầu thời kỳ đồ đồng, những bô lạc người Việt sống ở miền Bắc và phía Bắc trung tâm Việt Nam. Tính ra có khoảng 15 nhóm Lạc Việt khác nhau sống trên vùng cao nguyên mièn Bắc và miền châu thổ sông Hồng Hà, hơn 12 nhóm Âu Việt sống nơi miền Ðông Bắc. Ðể tiện việc trao đổi buôn bán, phòng chống lụt lội, chống lại kẻ thù... Họ có khuynh hướng gom tụ lại thành một nhóm to lớn hơn. Trong số những bộ lạc Lạc Việt, Văn Lang là mạnh nhất.
Những bộ lạc Lạc Việt được gom lại thành một nước lấy tên Văn Lang và người cầm đầu tự xưng là Hùng Vương

Trong thời kỳ đô hộ bởi Chế độ phong kiến phương Bắc, nước Việt Nam bị chia cắt nhiều và mang tên như là những quận huyện của nhà nước cai trị đương thời :
Năm 221 trước CN, Tần Thủy Hoàng, vua Trung Hoa, xâm chiếm lãnh thổ Việt. Nhà Tần lược định phía Nam và gọi là Tượng quận (246 -206 TCN).

Âu Lạc (257 - 207 TCN) :
Ðời nhà Thục An Dương Vương Âu Việt đã đuổi được Trung hoa và lấy tên Âu Lạc (năm 208 trước CN).

- Nhà Hán lật đổ nhà Triệu và chia Tượng quận ra thành 3 quận nhỏ :
Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam (202 TCN - 220).

- Cuối nhà Đông Hán trị vì ở Trung Quốc, vua Hiến Đế đổi quận Giao Chỉ thành Giao Châu.
Nhưng sau đó bị Trung Hoa xâm lấn trong suốt 700 năm.


Mùa Xuân 542, Lý Bi xua đuổi được quân Tàu và tự xưng vua nước Vạn Xuân nhưng không bao lâu lại bị quân Tàu chiếm trở lại từ năm 602 cho đến khi Ngô Quyền chiến thắng trận Bạch Ðằng năm 938 và chấm dứt sự đô hộ của người Tàu.

- Sau đến nhà Đường:
Nước Việt Nam lại mang tên mới là An Nam đô hộ phủ (618 - 907)

Đại Cồ Việt :
Năm 968, Ðinh Bộ Lĩnh đánh thắng Thập nhị Tướng Quân và thống nhất lãnh thổ, ông xưng Vương và đặt tên nước là Ðại Cồ Việt. Tên này giữ nguyên dưới triều đại nhà Ðinh (869-979), Lê (980-1009) và cho đến đầu triều đại nhà Lý (1010-1053).

Đại Việt :
 Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi tên nước là Ðại Việt. Tên này được giữ cho đến đời nhà Trần.

Ðại Ngu 

Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi vua Trần và đổi quốc hiệu là Ðại Ngu (nghĩa là hòa bình). Tên này được dùng cho đến khi quân Minh xâm chiếm nước Ðại Ngu và thắng họ Hồ năm 1407.

Sau 10 năm kháng cự với quân Minh đang xâm chiếm nước ta (1418-1427), Lê Lợi đại thắng quân Minh. Năm 1428 ông lên ngôi và lấy trở lại tên cũ là Ðại Việt. Tên này tồn tại trong suốt triều đại nhà Lê (1428-1787) và nhà Tây Sơn (1788-1810).

An Nam quốc :
Nhà Tống công nhận một quốc gia độc lập, dưới triều vua Lý Anh Tông

Việt Nam (1802) :
Thời vua Gia Long thống nhất cả hai miền Nam Bắc, lấy quốc hiệu là Việt Nam từ chữ An Nam Việt Thường

Đại Nam :
Trong triều đại Minh Mạng (1820-1840) tên nước lại được đổi là Ðại Nam nhưng cái tên Việt Nam vẫn tồn tại rộng rãi khắp nơi trong văn chương, kinh tế và xã hội.