Hội Hồng Thập Tự |
Vietsciences-Võ Thị Diệu Hằng 17/11/2004 |
Năm 1862 ông cho in tác phẩm Một Kỷ niệm về Solferino (Un Souvenir de Solferino) trong đó ông mô tả chiến tranh rồi những người bị thương ở Chiesa Maggiore, rồi kết luận bằng một câu hỏi: Có thể nào có được một phương cách để, trong thời bình thì thành lập những cơ quan cấp cứu mà chủ đích là săn sóc những người bị thương, và trong thời chiến thì những người tình nguyện nhiệt tình, tận tụy và thật rành nghề cho một công tác tương tự? (1) Từ câu hỏi này dẫn đến sự thành lập hội Hồng Thập Tự. Ông còn hỏi các gới có thẩm quyền của các quân đội có quốc tịch khác nhau trên thế giới xem họ có thể trình bày nguyên tắc quốc tế, có quy ước và thiêng liêng, nguyên tắc mà một khi đã được chấp thuận và được thừa nhận, sẽ được coi là căn bản cho các cơ quan cứu cấp những người bị thương trong các nước khác nhau của Âu Châu?. Câu hỏi thứ hai này từ nguồn gốc các thỏa hiệp Genève. Tác phẩm của Henri Dunant mang lại thành công lớn và được dịch sang tất cả mọi thứ tiếng của Âu Châu và được giới thẩm quyền có ảnh hưỏng nhất thời bấy giờ đọc. Trong số những người đó có Gustave Moynier, luật sư người Genève, chủ tịch một cơ quan địa phương về từ thiện, Cơ quan xã hội Genève (La Société genevoise d' Utilité publique, Geneva Society for Public Welfare ) Ngày 9 tháng 2 năm 1863 ông giới thiệu những kết luận của tác phẩm Henri Dunant cho cơ quan ông. Cơ quan này mở ra một ban gồm 5 thành viên để nghiên cứu các đề nghị của Dunant. Ủy ban gồm năm thành viên Moynier, Dunant, tướng Dufour và hai bác sĩ Louis Appia và Théodore Maunoir, là nguồn gốc của Ủy ban Quốc tế Chữ Thập đỏ Comité international de la Croix-Rouge (CICR). Ủy ban này họp lần đầu ngày 17 tháng 2 năm 1863. Ngay lập tức ủy ban nhận xét rằng những người tình nguyện do Henri Dunant tưởng tượng sẽ chỉ hành động có hiệu quả, không bị các sĩ quan và quân lính từ chối, khi họ được mang dấu hiệu đặc biệt để phân biệt họ với dân thường và họ phải được bảo vệ. Đó là ý niệm về sự trung lập hóa của cơ quan vệ sinh và các y sĩ tình nguyện. Ngày 25 tháng 8 năm 1863, Ủy ban Quốc tế quyết định hội họp tại Genève dưới trách nhiệm của họ, một Hội nghị quốc tế để nghiên cứu các phương tiện để bù vào những thiếu thốn của ban Vệ sinh trong quân đội. Ủy ban gởi giấy mời cho tất cả các cơ quan chính quyền các nước Âu châu và tới nhiều nhân vật. Ủy ban gom tụ 36 người, trong số đó có 14 đại diện các nước, 6 đại diện cho các tổ chức và 7 người với danh hiệu tư nhân. Với tính chất ghép giữa dân sự và quân sự, tổ chức đi sâu vô các hội nghị quốc tế của Hồng Thập Tự (La Croix Rouge, The Red Cross) và Trăng Lưỡi liềm Đỏ (Le Croissant Rouge, The Red Crescent ). Ngày nay, phái đoàn các cơ quan quốc tế của Croix Rouge và Croissant Rouge, của các nước có chân trong Hiệp ước Genève và các quan sát viên (thường là các cơ quan từ thiện) cùng tham dự. Hội nghị năm 1863 được Ủy ban quốc tế chuẩn bị thảo luận "dự kiến Concordat" và chấm dứt sau khi soạn ra 10 nghị quyết làm nền tảng cho các cơ quan cấp cứu thương binh: là những cơ quan Chữ Thập Đỏ trong tương lai và sau nữa là Trăng lưỡi liềm Đỏ Nghị quyết 10 ủy quyền cho Ủy ban quốc tế trao đổi tin tức giữa các Ủy ban của các nước khác nhau Trong những năm tiếp theo, các Cơ quan Cứu trợ thành lập: nước Bỉ, Phổ, Đan Mạch, Pháp, Ý, Tây Ban Nha.. Ủy ban quốc tế chuẩn bị giai đoạn kế tiếp cho một cuộc hội nghị ngoại giao. Hội nghị này phải biến các nghị quyết năm 1863 thành các luật theo qui ước, có uy quyền của luật pháp cho những nước đã ký kết. Nhưng ngày 1 tháng 2 năm 1964, các quân đội Áo-Phổ xâm chiếm Danemark. Đó là bước đầu của cuộc chiến. Ủy ban quốc tế quyết dịnh gởi các đại diện tới tận nơi để săn sóc những người bị thương và nghiên cứu có thể thi hành những kết luận của Hội nghị năm 1863. Ngày 6 tháng 6 năm 1864 chính quyền Thụy Sĩ (đã chấp nhận tổ chức hội nghị ngoại giao) gởi thư mời tất cả các nước Âu Châu, Hoa Kỳ, Brésil và Mexique. Hội nghị kéo dài từ 8 tới 28 tháng 8 năm 1864 dưới sự hiện diện của các đại diện của 16 nước. Hôi nghị thông qua dự thảo theo qui ước do Ủy ban quốc tế soạn ra. Ngày 22 tháng 8 năm 1864 hội nghị ký Qui ước cải thiện số phận các thương binh tại chiến trường, nghĩa là cấp cứu những người bị thương. Sau đó Hội Hồng Thập Tự thành lập một cơ quan, có Hiến Chương về Tù Binh phải đối xử nhân đạo với các Tù Binh khi họ bị bắt tại chiến trường. Quyền từ thiện tân thời quốc tế được sinh ra.
Nhưng chiến tranh Áo-Phổ xảy ra năm 1866. Rồi vài năm sau để đồng nhất hóa Đức, Bismark dự tính phá tan nước Pháp, vậy là chiến tranh Pháp-Phổ bùng nổ năm 1870 Chính trong cuộc xung đột này mà Ủy ban quốc tế sáng lập ra một tổ chức hướng dẫn số phận các thương binh hay tù binh theo ý muốn của gia đình họ. Năm 1867 Dunant bị sạt nghiệp vì ông chỉ chú tâm đến vấn đề từ thiện. Sự kiện này làm ông mất hết bạn bè tại Genève. Dunant không còn được đón tiếp tại Genève nữa. Chỉ trong vài năm sau đó, ông sống nghèo nàn như những người ăn mày cho đến cuối đời. Một cuộc xung đột khác: chiến tranh miền Đông (1875-1878) đã đưa các đại diện của Ủy ban quốc tế tới tận Balkans. Ủy ban Quốc tế Hồng Thập Tự luôn giữ vai trò chính trong sự phát triển nhân quyền trên thế giới. (1) "N'y aurait-il pas moyen, pendant une période de paix et de tranquilité, de constituer des sociétés de secours dont le but serait de faire donner des soins aux blessés, en temps de guerre, par des volontaires zélés, dévoués et bien qualifiés pour une pareille oeuvre ? ")
© http://vietsciences.free.fr Võ Thị Diệu Hằng |