Hầu tước de Lafayette

Vietsciences- Phạm Văn Tuấn&Võ Thị Diệu Hằng       09/05/05     

 

Những bài cùng tác giả

Hầu tước de Lafayette (1757- 1834) chính khách lỗi lạc, vừa là một vị tướng lãnh có tài, suốt đời yêu chuộng Tự Do và đã đóng góp vào 3 cuộc Cách Mạng quan trọng của Nhân Loại.

Un portrait de La Fayette

 

Marie-Joseph Paul Yves Roch Gilbert du Motier, hầu tước de la Fayette (còn được biết dưới tên Marquis de Lafayette) (6/09/1757 - 20/05/1834)


Sinh tại château de Chavaniac, Auvergne, Marie-Joseph Paul du Motier sinh ra từ một gia đình quý tộc. Cha ông mất tại Minden (Đức) năm 1759, và mẹ và ông của ông cũng qua đời năm 1770. Ở tuổi 13 ông trở thành đứa trẻ mồ côi giàu có. Năm 16 tuổi, ông cưới cô Marie Adrienne Francoise de Noailles, con gái công tước Ayen và là cháu nội công tước de Noailles, một trong những gia đình danh giá có ảnh hưởng lớn nhất hoàng gia.  La Fayette chọn con đường quân sự như cha ông

Hầu tước De Lafayette là nhân vật lãnh đạo của Hội Feuillant, là một trong các vị anh hùng của cuộc Cách Mạng Bắc Mỹ với địa vị chỉ đứng sau ông George Washington.

Nhập học trường quân đội hoàng gia năm 1772, chàng đại úy trẻ được 19 tuổi khi các thuộc địa châu Mỹ của Anh quốc tuyên bố độc lập. Lòng sục sôi khi nhận được  tin tức này do tình bạn của anh với Benjamin Franklin. Năm 1777, bất chấp sự cấm đoán của vua, anh đáp tầu đi Mỹ. Sau cuộc hành trình hai tháng, anh đến Philadelphia, trụ sở của nhà cầm quyền các thuộc địa. Anh giúp không công cho Congrès và tuyên bố: "Chính giờ phút hiểm nguy mà tôi mong chia sẻ gia tài của các bạn".

Ngày 7/06/1777 ông viết thư cho vợ: "... Anh tôn sùng ý tưởng bênh vực cho nền tự do này, anh tự do hơn hết cả mọi người trong sự quyết định đến như một người bạn để giúp đỡ với nền cộng hòa quá hay ho này. Anh không hề có ý tư lợi. Hạnh phúc của Châu Mỹ liên hệ mật thiết với hạnh phúc của toàn thể nhân loại. Châu Mỹ sẽ trở thành một nơi nương náu chắc chắn của đức hạnh,  lương thiện,  khoan hồng, công bình và tự do..."

 Hầu Tước De Lafayette là một sĩ quan tài giỏi, một cố vấn khôn ngoan. Lafayette nhập vào quân đội Hoa Kỳ không một khó khăn với cấp bậc Thiếu tướng. Ông đã bị thương nhẹ trong trận đánh tại giòng sông Brandywine vào tháng 9 năm 1777. Ông cũng dự nhiều chiến trận tại Monmouth Court House, tại Rhode Island. George Washington trao ông một sứ mạng: về nước 6 tháng  để thuyết phục vua Pháp gởi qua một quân đội viễn chinh thực sự. Công trạng đáng kể nhất của ông là lời khuyên chính quyền Pháp ký thỏa ước đồng minh với các thuộc địa Bắc Mỹ vào năm 1778 vì nếu không có thỏa ước này, xứ Hoa Kỳ chưa chắc đã giành được Độc Lập. Năm 1779, Tướng De Lafayette trở lại Pháp rồi quay về Bắc Mỹ.

Được tiếp đón rất nồng hậu, ông được nhận chức đại tá kỵ binh. Khi trở lại Hoa Kỳ năm 1780, Lafayette nhận chức chỉ huy quân đội Virginia do lời mời của Washington. Haì người từ đó kết bạn lâu dài. Washington coi ông như con. Ông tham dự trận Yorktown năm 1780, trận này đã dẫn tới sự đầu hàng của Cornwallis và nước Anh phải để Hoa Kỳ độc lập. Hiệp ước Versailles (1783) chính thức chấm dứt chiến tranh Mỹ

Năm 1782 ông về nước

 

           

            Do lòng ham chuộng Tự Do, Hầu Tước De Lafayette đã tham gia cùng với các nhà quý tộc vào cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789, được bầu làm đại biểu của Hội Nghị các Giai Cấp và là một thành viên soạn ra "Bản Tuyên Ngôn về các Quyền Lợi của Con Người và Công Dân" (the Declaration of the Rights), dập theo khuôn mẫu là "Bản Tuyên Ngôn Độc Lập" của Hoa Kỳ.7923;.

            Sau khi Ngục Bastille bị phá vỡ và cuộc Cách Mạng Pháp khởi đầu vào ngày 14-7-1789, Hầu Tước De Lafayette được cử làm Tổng Tư Lệnh các lực lượng cảnh vệ mới, có mục đích bảo vệ Cách Mạng.

Vào ngày 5 tháng 10 năm 1789, dân  Paris tới Versailles để đòi Louis XVI cho bánh mì và tự do, đội cảnh vệ quốc gia (la Garde nationale) tới trễ, thành ra lúc đầu vua bị đối đầu với dân chúng.  Hôm sau ông can đảm đến cứu Marie-Antoinatte, nhưng  Louis XVI phải ra khỏi triều đình. Ngày 20 tháng 6 năm 1792, nhân một ngày cách mạng tại Louvre, đội cảnh vệ quốc gia, cũng vẫn điểu khiển bởi Lafayette,  không có mặt, để  dân chúng đến mặt đối mặt với nhà vua. Ngày đó vua uống một chai rượu đỏ do một người biểu tình đề nghị và phải đi trong bãi phân bò để chứng tỏ rằng ông cũng "giống như dân" , cũng chính nhờ vậy mà ông mới thoát chết lần đó.

Qua nhiều biến cố chính trị xẩy ra thời đó, Hầu Tước De Lafayette đã chán nản trước các hành động thái quá của cuộc Cách Mạng rồi do là chỉ huy trưởng của các lực lượng quân sự Pháp chống lại quân đội Áo, ông đã dự mưu lật đổ nhóm Jacobin để thiết lập nên một nền quân chủ lập hiến giới hạn. Nhưng chế độ quân chủ đã bị tuyên bố chấm dứt kể từ ngày 22-9 và kết quả là Hầu Tước De Lafayette bị coi như một kẻ phản bội. Ông trốn qua Liège, Bỉ , sau đó bị người Phổ bắt, rồi tới người Áo bắt ở tù trong 5 năm (từ 1792 tới 1797) mặc dù vợ ông  và Hoa Kỳ can thiệp. Sau đó ông được thả ra nhờ Napoléon  năm 1797 với hiệp ước Campo-Formio . Ban đốc chính (Le Directoire) cấm ông vô đất Pháp, nhưng  cuối cùng ông cũng về nước năm 1799.

Năm 1802 ông chống lại chức tổng tài suốt đời (consul à vie) của Napoléon. Năm 1804 ông bỏ phiếu chống chức vụ hoàng đế.

Hầu Tước De Lafayette không cộng tác với chính quyền Napoléon cho tới khi đế chế này bị lật đổ, thay thế bằng nền quân chủ Bourbon. Trở qua lại Hoa Kỳ, đi khắp 182 thành phố từ tháng 7 1924 đến tháng 9 năm 1825 Năm 1830. Ông được dân Mỹ tặng 200000 dollars và 12000 hectare đất vùng Florida.

  De Lafayette đã tham dự vào cuộc Cách Mạng thứ ba, lãnh đạo Quân Đội Cảnh Vệ Quốc Gia (the Army of National Guards) trong vài tháng để đưa lên ngai vàng Vua Louis Philippe.

            Hầu Tước De Lafayette qua đời năm 1834, đươc chôn cất tại nghĩa trang Picpus, Paris.

Ông để lại danh tiếng vừa là một chính khách lỗi lạc, vừa là một vị tướng lãnh có tài, suốt đời yêu chuộng Tự Do và đã đóng góp vào 3 cuộc Cách Mạng quan trọng của Nhân Loại. Trước Nhà Trắng có quảng trường đặt tên ông và có tượng ông cỡi ngựa. Ngày 8/8/2002 ông được phong danh hiệu công dân danh dự của Hoa Kỳ

Những bài liên quan:

 

© http://vietsciences.net   và  http://vietsciences.free.fr Phạm Văn Tuấn và Võ Thị Diệu Hằng