|
Annan Kofi sinh năm 1938, sanh quán tại Ghana. Tốt nghiệp tại Mỹ,
và Âu Châu làm việc tại Liên hiệp Quốc từ lâu với tánh tình điềm đạm và
khả năng hiểu biết sâu xa nên ông trở nên Tổng thư Ký vào năm 1997. Một
chức vụ rất khó khăn vô cùng. Tuy thế giới tụ họp thành một khối Liên
hiệp, nhưng rất bất đồng chính kiến với nhau. Trong ngũ quốc siêu cường:
Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Tàu thì khác nhau đến 5 ý kiến rồi. Từ lâu thế giới
đều biết Pháp không ưa Mỹ và Mỹ không ưa Pháp cũng vậy, Nga không ưa
Tàu... nghĩa là 5 đại cường quốc nguyên tử đều không ưa với nhau. Cùng
nở nụ cười nhưng cùng ghét nhau thậm tệ.
Annan lúc 21 tuổi sang Mỹ du học vào một trường đại học tại Macalester
College, tại St.Paul Minneosota về môn kinh tế học rồi về Ghana giữ một
chức vụ quan trọng trong chính quyền, rồi qua Âu Châu du học một thời
gian.
Tại sao ông mang tên là Kofi? Bởi vì ông sanh tại xứ Ghana. Một xứ nhỏ ở
Châu Phi. Ông sanh ngày thứ sáu. Tất cả con trai sanh vào ngày thứ sáu
thì đều mang tên Kofi, đây là tập tục của Ghana từ lâu. Xứ Ghana có tục
lệ đặt tên cho trẻ sơ sanh theo vào ngày trong tuần. Như thứ Hai: nam
gọi là: Kvadjo, nữ là: Adjua. Thứ Tư, nam: Kvaky, nữ: Akya. Thứ năm: nam
là Jau, nữ là Jaa. Thứ sáu: nam là Kofi, nữ là: Afua . Thứ bảy, nam là:
Kvame, nữ: Anna. Chúa nhật, nam là: Kvasi, nữ là: Akosua.
Tại Ghana khi đứa trẻ sanh ra được 8 ngày thì người ta mới đặt tên, vì họ
quan niệm đến ngày thứ 8 thì đứa bé đã tai qua nạn khỏi rồi, không sợ
chết thình lình trong khoảng thời gian đó. Nếu đứa bé chết trước ngày
thứ 8 thì cha mẹ bà con không được phép khóc vì đứa bé chỉ đến trái đất
thăm vài ngày rồi về nơi khác. Lễ đặt tên cho đứa bé vào ngày thứ 8 rất
long trọng, Hừng đông ngày thứ tám, người mẹ đem đứa bé ra khỏi lều. Tất
cả gia đình đều mặc đồ trắng, tên gọi của nó thì đã nói từ trước rồi.
Rồi tên kế bên thì tùy theo hoàn cảnh đứa bé, ví dụ đứa bé không cha hay
cha mất thì được đặt tên là Adija (nghĩa là nạn nhân), hay tên Anto (
không gặp). Trường hợp không rõ người cha thì được đặt tên là Njamenche
(Không có).
Sau lễ thì đứa bé được chuyền tay cho đủ người bà con, mỗi lần chuyền tay
là có quà kèm theo. Người chót là Ông Nội hay ông Ngoại. Người chót này
sẽ bồng bé và chấm chút nước uống vào miệng đứa bé rồi nói "đây là
nước", rồi ông chấm một chút rượu vào môi đứa bé rồi nói "đây là rượu".
Tục lệ này rất trang nghiêm vì muốn đứa bé ngày kia lớn lên nói thật.
Như nước là nước, rượu là rượu vậy. Họ mong đứa bé phải nói thật trọn
cuộc đời của nó như ông cha ngày xưa vậy. Người cha thì giữ nhiệm vụ dạy
con trai những nghiệp vụ của người đàn ông, người mẹ thì dạy con gái
những nghiệp vụ của người nội trợ.
Người Ghana rất thích đứa bé sanh đôi vì họ cho rằng Thượng đế an bài sự
tốt cho đứa bé sinh đôi này, và người tù trưởng bộ lạc sẽ nhúng tay vào
giáo dục đứa bé sanh đôi này, vì họ tin rằng đứa trẻ này sẽ có khả năng
đạc biệt như trị bọ cạp cắn hay chó điên.
Tổng thư Ký Kofi Annan khi nhậm chức lớn ông có 5 điều tâm niệm như sau:
1. Enyimnyan (tạm gọi là Dignity: nhân phẩm hay tự trọng) khi dạy học tại
M.I.T thường xuyên khi cho học trò thi cử trong lớp, ông rất ít ngồi tại
bàn mà canh me học trò, ông thường nói "nếu bạn copy bài của người kế
bên thì bằng cấp dù cao cách mấy cũng xấu hổ thôi".
Tại đại sảnh đường Liên hiệp Quốc, buổi họp của thiên niên kỷ Year 2000,
gồm đầy đủ 159 hội viên khắp nới trên thế giới. New York, một buổi họp
đông nhất từ trước đến nay, ngày thành lập United Nations chưa bao giờ
đầy đủ như vậy. Kofi Annan đã đọc một diễn văn quan trọng nói về tình
người và nhân phẩm con người. Mặc dầu dược dịch ra tiếng Quan Thoại, đại
sứ Trung Quốc tại United Nations không khỏi ngậm ngùi rơi lệ khi nghe
đến. Ông nhấn mạnh mỗi quốc gia không những có trách nhiệm đến công dân
của mình mà còn có sự liên quan đến tình nhân loại kế bên, đừng tàn phá
môi sinh để ngày kia con cháu sau này sống một cuộc đời vô cùng khỗ sở
vì bệnh hoạn, tật nguyền... kèm hình ảnh thảm thương của những đứa bé bị
nhiễm độc nặng trong không khí và tại giòng sông chảy ngang qua. Đứa bé
vô tội, chúng ta mới là người có tội. Bài diễn văn này tương tự như bài
diễn văn của Tỗng thống Hoa kỳ Abraham Lincoln đọc trước Lưỡng viện quốc
Hội Hoa kỳ cách đây gần trăm năm, phải cho mọi đứa bé đến trường học.
2.- Awerehyemu (Confidence: niềm tự tin) Có lần bà ngoại trưởng HoaKỳ
Madeleine Albright gào trong máy điện thoại với Kofi Annan: "Ông đừng
làm như vậy, dẹp đi" (There Is No Way That You are Going To Do This. No
Way). Kofi vẫn nhã nhặn trả lời từ tốn với người đàn bà đầy quyền uy
thiên hạ như trên, và Kofi vẫn đến gặp Saddam Hussein rồi gặp Arafat
(Palestine). Cho dù sau này bà Albright một mực cãi chánh mình không có
lớn tiếng trong điện thoại với ông Kofi, nhưng thế giới đã trừ một điểm
xấu cho bà này rồi.
3.- Akokodur (Can đảm): những cộng sự viên của Kofi thường hơi ớn khi xếp
của mình thình lình lên đường đến những nơi hiểm nghèo nhất, mà không
chuẩn bị an toàn gì cả. Như tại Kosovo khi phi cơ Hoa kỳ vừa chấm dứt
oanh kích thì phi cơ của Tổng thư Ký cũng vừa đáp xuống. Tại Sierra
Leone, tại Congo, tại Đông Timor. Ông không ngần ngại kêu gọi lực lượng
an ninh Liên hiệp Quốc lập tức lên đường ngay, chuyến phi cơ đổ bộ quân
sĩ đầu tiên thì chuyến thứ nhì là có phi cơ của Kofi rồi. Điều ông ân
hận là tại Rwanda đã xảy ra 800 ngàn người dân vô tội Tutsi bị dân Hutu
tàn sát mà Liên hiệp Quốc dùng dằng với nhau, Pháp thì hăng hái, Mỹ thì
lơ là... vì lúc đó chuyện quan trong của Hoa kỳ là chuyện tình ái của
Tổng thống Clinton bị khui hụi tùm lum nên vị nguyên thủ cường quốc số
một trên thế giới đang lo sốt vó... còn thì giờ đâu mà động binh. Rồi
tại Srebrenica, Bosnia nơi mà 8000 người Hồi Giáo đang bị tụi Serb chôn
sống dã man, hãm hiếp đàn bà con gái... Kofi tức muốn ứa nước mắt. Cường
quốc đang tranh dành ảnh hưỡng xem ai làm chủ cuộc hành quân vào Bosnia
này…
4. Ehumbobor (thành tâm) Tại Kosovo một lão bà tuổi trên 100 vừa khóc vừa
lập đi lập lại: "Tại sao Trời cho tôi gặp cảnh này với số tuổi này nè
Trời" (Bà khóc cho toàn bộ gia đình bị lính Serb thãm sát sạch không
chừa một người nào, đứa cháu gái 10 tuỗi bị lính Serb hãm hiếp chết, một
cháu gái 7 tuổi của lão bà bị lạc mất trong đám chục ngàn người di tản.
Kofi nắm tay bà lão rất lâu, không nói gì, nhưng bà lão đã được một sự
thành tâm của Kofi làm bà an lòng. Kofi ra lệnh cho lính Liên hiệp Quốc
đi tìm đứa cháu gái 7 tuổi đó. 4 ngày sau cháu gái đó xum hiệp với lão
bà. Toàn thể truyền thanh và truyền hình thế giới quay cảnh xum họp này,
nhưng đi tìm người có công là Kofi thì ông đã rời xứ trước đó vài giờ
rồi. Đài BBC rất có thiện cảm với vị Tổng thư Ký này hơn mọi người nào
khác tiền nhiệm trước đó.
5. Gyedzi (lòng tin Thượng Đế): tại khu biệt thự sang trọng dành cho Tổng
thư Ký Liên hiệp Quốc, nhìn xuống dòng sông East River (New York), ông
có thói quen thức dậy rất sớm, ngồi tĩnh tâm như thiền định trên một ghế
đá. Nơi xa là cầu Brooklyn ẩn hiện. Ông trầm tư cho công việc hàng ngày
sẽ đến. Oâng đang cầu ơn trên cho ông được một ngày an vui cùng toàn thể
thế giới loài người. Oâng thường tâm vấn: "Tại sao cho đến ngày nay, một
thế kỷ tân tiến mà vẫn còn có nhiều sự ác người xảy ra cho người một
cách không tưởng tượng nỗi vậy?" "Tôi đang đối diện với thế giới đầy thù
hận hơn là thế giới đầy thương yêu như bản hiến chương Liên hiệp Quốc
thường tư hào ca ngợi đó sao?"
Ông thường nhớ đến gương mặt khá hiền từ của Milosevic lúc hắn ta đang làm
việc cho một ngân hàng tại New York City, hắn ta dễ dãi và cười nói luôn
miệng. Nhưng rồi vài năm sau hắn trở thành một trong những tội phạm sát
nhân của thế kỷ. Hắn đang bị Liên hiệp Quốc truy nã vì tội diệt chủng
tại xứ sở của hắn. Mà nụ cười của hắn lúc lên cầm quyền vẫn còn dễ
thương. Hắn là người hay là ác quỷ đây? Mới có vài năm trước đây mà câu
ngạn ngữ của bộ tộc Fante, xứ Ghana như sau:
Se eye ndzeye pa enum yi a, na eye barima: enyimnyam, awereheyemu,
akokodur, ehumbobor, gyedzi. (Người đàn ông mà có năm điều tâm niệm
trong lòng thì người đó mới chính là kẻ trượng phu quân tử trong cõi đời
này vậy).
Không khác gì mấy câu của Khổng Tử nói về người quân tử vậy: Hạnh, Tâm,
Tin, Tín, Thành. Quân tử phải có lòng Thành, phải có niềm tin, phải có
hạnh kiểm, phải can đảm và có Tâm đạo. |