Fred Hoyle

Vietsciences-Võ Thị Diệu Hằng               ngày 27 tháng  03 năm 2004                         
 
   

Sir Fred Hoyle (1915-2001), một nhà thiên văn tiếng tăm thế giới, được công nhận là một trong những nhà khoa học có khả năng sáng tạo nhất của thế kỷ 20.

Fred Hoyle

 

Fred Hoyle sinh năm 1915 ở Yorkshire (Anh), con của một nhà buôn len và nhà giáo. Bắt đầu học  các vì sao lúc tuổi   còn nhỏ. Lúc 4 tuổi đã biết viết cửu chương  đến  12x12=144. Lúc  13 tuổi  đã đọc nhiều sách , những  loại như  Sao và Nguyên tử (Stars and Atoms của Arthur Eddington) cho tới Bảy Trụ cột của Khôn ngoan (Seven Pillars of Wisdom của T.E. Lawrence). Tuy nhiên, thay vì  học  ngành Thiên văn, ông bắt đầu học Toán tại Cambridge University's Emmanuel College. Năm 1936 ông  nhận bằng Cử nhân Toán và 1939 bằng Cao học  về  Vật lý. Cùng năm này ông cưới Barbara Clark và có một trai và  một gái.

Ông là giáo sư môn Thiên văn tại Ðại học Cambridge 14 năm (1958-1972) và cũng là  người sáng lập Viện  Thiên văn  tại đại học này. Sau đó, ông tiếp tục giảng dạy tại Đại học Cornell đến năm 1978.

Ông là hội viên danh dự của hai trường Ðại học Emmanuel College  St. John's College Cambridge và  là gìáo sư danh dự  tại Cardiff University of Wales. Ông là người nổi tiếng nhất nhờ đóng góp thuyết  Cấu trúc các vì sao và những nguyên tố hóa học tạo thành chúng.
Chandra Wickramasinghe

Wickramasinghe

 

Ông là người tiếp tục đề xướng mẫu Vũ Trụ  Bền Vững (the Steady-State model of the Universe)  và  cộng tác với Chandra Wickramasinghe sáng lập thuyết Panspermia. Thuyết Panspermia cho rằng mầm sống mang đến từ vũ trụ bởi các sao chổi gieo rắc trên  hành tinh. Trong rất nhiều giải thưởng  ông đã lãnh, có giải UN Kalinga Prize, 1968, của Royal Astronomical Society, Huy chương Hoàng gia của  Royal Society và Huy chương vàng của Royal Astronomical Society

Năm 1997 ông được giải cao quý nhất Crafoord Prize của Hàn lâm Thụy Ðiển  công nhận những nghiên cứu căn bản xuất sắc  trong những lãnh vực  không được  giải Nobel yểm trợ. Ông là hôi viên của Royal Society Foreign Associate của  US National Academy of Sciences.

 

Ông  đã cho in trên 40 quyển sách trong đó viết về khoa học kỹ thuật, khoa học  nhân loại và khoa học giả tưởng.

Hoyle mất tại  Bournemouth ngày 20 tháng  8 năm 2001.

 

Thuyết Steady-State model of the Universe

Năm 1948, Hoyle sáng lập lý thuyết về một vũ trụ bền vững cùng với Thomas Gold Herman Bondi. Thuyết này cho rằng tất cả đều phát triển đều đặn, không có sự bùng phát bất chợt. Một nguyên tắc  vũ trụ toàn thiện (perfect cosmological principle). Trong đó ngững ngôi sao hay thiên hà đều có sự bắt đầu, nhưng vũ trụ thì không. Nhưng sau đó những quan sát bằng sóng radio cho thấy rằng, vũ trụ giãn nở với tốc độ nhanh hơn so với lý thuyết của Hoyle. Tuy vậy, ông vẫn giữ quan điểm của mình.

Thuyết Big Bang:

Những năm 50, Hoyle nảy sinh một sự hoài nghi, biết đâu vũ trụ chẳng đột ngột xuất hiện từ hư vô sau một vụ nổ lớn? Sau đó, trong một hội nghị khoa học, lần đầu tiên ông đưa ra khái niệm Big Bang. Nhưng lúc bấy giờ người ta cho là thế giới xuất hiện từ cái hư vô tuyệt đối nên không tin tưởng vào lòi ông nói.

Thuyết Panspermia

 Ngoài lý thuyết Vũ Trụ Bền Vững gây nhiều tranh cãi, Hoyle đề xướng thuyết Panspermia cho rằng mầm sống mang đến từ vũ trụ bởi các sao chổi gieo rắc trên  hành tinh nghĩa là toàn bộ sự sống trên trái đất bắt nguồn từ ngoài vũ trụ. Theo đó, những virus  cũng đến trái đất bằng con đường này.

Mặc dù đến nay, nhiều kết quả thực nghiệm không phù hợp với thuyết Vũ Trụ Bền Vững của Hoyle, nhưng ông vẫn được giới khoa học đánh giá cao trong những nghiên cứu về hành tinh, thiên hà, lực hấp dẫn và nguyên tử.

Thuyết phản ứng hạt nhân trong các ngôi sao

Ngoài thiên văn học, Hoyle còn có nhiều phát kiến trong các lĩnh vực khác. Cùng với William Fowler, một đồng nghiệp thuộc Ðại học Cornell, Hoyle đã phát triển lý thuyết về phản ứng hạt nhân trong các ngôi sao.

Văn chương

Hoyle còn là một cây viết truyện giả tưởng có tài.

Synthesis of the Elements from HydrogenNote on the Origin of Cosmic Rays(những  bài tham luận, 1946)

Cuốn Đám mây đen (The Black Cloud , 1957), viết về đời sông thông minh của vũ trụ,  nói về thời kỳ băng hà của trái đất do một đám mây che kín mặt trời.

Cuốn A cho Thiên hà Andromeda (A for Andromeda) kể về sự tấn công của các sinh vật ngoài trái đất. Cả hai cuốn đều được bạn đọc rất ưa chuộng.

I. Synthesis of the Elements in Stars ("I."  là vì còn có quyển  II. nhưng phần  II  chưa thấy bao giờ)

Ossian's Ride (1959) Nhân vật chính trong truyện vui mừng gặp những aliens đang có  dự định biến trái Ðất thành một thế giới kỹ thuật cao. Những nhà chính trị trong thời hỳ khủng hoảng, che giấu sự thật trước  người dân và quân đội phản ứng  bằng  missiles

The Inferno (1973) viết về  các hạt nhân của Ngân Hà nổ tung. Các hạt tử vũ trụ gây ra  tai họa toàn bộ, xóa sạch hầu hết loài ngưòi .

Lifecloud (1978) viết cùng với học trò cũ của ông là Chandra Wickramasinghe, nói về nguồn gốc bệnh tật.

The Westminster Disaster (1978) Sau một cuộc khủng bố những  tòa nhà cao tàng  của Whitehall đổ nát như những trái cây hư thối. Các nhà khoa học không vì những tai họa mà tắt nghen , họ cố sức liên lạc với sự siêu thông minh và quyết chí học những bí mất của vũ trụ.

Diseases from Space (1979)  Evolution from Space (1981) Trong hai tác phẩm này, ông  lý  luận rằng  các  phân tử hữu cơ từ  các  sao chổi được  rải trên  trái đất khi chúng  đến gần sát nhau. Chúng mang đến những nguồn gene  và  tạo đièu kiện cho các gene  tiến hóa

Copernicus (1973) thoả thuận về  lịch sử ngành Thiên văn .

From Stonehenge to Modern Cosmology (1972) nói về ngành Thiên văn  khảo cổ   (Archeo-astronomy).

Home Is Where The Wind Blows, xuất hiện năm 1994

 

Tác phẩm tiêu biểu:

  • 'The Synthesis of the Elements from Hydrogen', 1946
  • The Nature of Universe, 1950 - Maailmankaikkeuden kehitys
  • Frontiers of Astronomy, 1955
  • Men And Materialism, 1956
  • Synthesis of the Elements in Stars, 1957 (with William Fowler and Geoffrey and Margaret Burbidge)
  • The Black Cloud, 1957 - Musta pilvi
  • A for Andromeda: A Novel for Tomorrow, 1962 (with John Elliot) - television series in 1961
  • Ossian's Ride, 1959
  • Astronomy, 1962
  • Rockets in Ursa Major, 1962 (play for children)
  • Star Formation, 1963
  • Fifth Planet, 1963 (with Geoffrey Hoyle) -Viides planeetta
  • Of Men and Galaxies, 1964
  • Andromeda Breakthrough, 1965 (with John Elliot) - television series in 1962
  • Galaxies, Nuclei and Quasars, 1965
  • October the First is Too Late, 1966 (with Geoffrey Hoyle) - Los Angeles ei vastaa
  • Element 79, 1967
  • Rockets in Ursa Major, 1969 (with Geoffrey Hoyle, based on a play)
  • Seven Steps to the Sun, 1970 (with Geoffrey Hoyle)
  • The Molecule Men and The Monster of Loch Ness, 1971 (with Geoffey Hoyle)
  • From Stonehenge to Modern Cosmology, 1972
  • The Inferno, 1973 (with Geoffrey Hoyle)
  • Nicolaus Copernicus, 1973
  • The Relation Of Physics And Cosmology, 1973
  • Into Deepest Space, 1974 (with Geoffrey Hoyle)
  • Astronomy and Cosmology, 1975
  • Highlights in Astronomy / Astronony Today, 1975
  • Ten Faces Of The Universe, 1977
  • The Incandescent Ones, 1977 (with Geoffrey Hoyle)
  • On Stonehenge, 1977
  • Lifecloud, 1978 (with Chandra Wickramasinghe)
  • The Westminster Disaster, 1978 (with Geoffrey Hoyle)
  • The Cosmology of the Solar System, 1978
  • Diseases from Space, 1979 (with C. Wickramasinghe)
  • Space Travelers: The Origins of Life, 1980 (with C. Wickramasinghe)
  • Commonsense in Nuclear Energy, 1980
  • Evolution from Space, 1981 (with C. Wickramasinghe)
  • Ice, 1981
  • The Universe According to Hoyle, 1982
  • The Energy Pirate, 1982 (the Professor Gamma series, with Geoffrey Hoyle)
  • The Frozen Planet of Azuron, 1982 (the Professor Gamma series, with Geoffrey Hoyle)
  • The Giants of Universal Park, 1982 (the Professor Gamma series, with Geoffrey Hoyle)
  • The Planet of Death, 1982 (the Professor Gamma series, with Geoffrey Hoyle)
  • The Intelligent Universe, 1983
  • Comet Halley, 1985
  • The Small World of Fred Hoyle: An Autobiography, 1986
  • Cosmic Lifeforce, 1988 (with C. Wickramasinghe)
  • Home Is Where the Wind Blows: Chapters from a Cosmologist's Life, 1994
  • Mathematics of Evolution, 1999
  • A Different Approach to Cosmology: From a Static Universe Through the Big Bang Towards Reality, 2000 (with Geoffrey Burbidge and Jayant V. Narlikar)

Viết từ nguồn:

http://www.panspermia.org/intro.htm

http://www.kirjasto.sci.fi/hoyle.htm