Alexander Fleming |
|
Võ Thị Diệu Hằng |
Alexander Fleming (1881-1955) khám phá pénicilline giúp cho tuổi tho con người kéo dài thêm 10 năm
1) Tiểu sửAlexander Fleming sinh ngày 6/8/1881 tại một nông trại ở Ayrshire, tây nam Scotland, trong một gia đình tám người con . Lúc 14 tuổi, ông đến London gặp anh cả Tom lúc bấy giờ là một bác sĩ trẻ. Ông ở với anh và học trung học rồi tìm một việc làm tại một hãng hàng hải. Bốn năm sau cuộc đời ông đổi khác, anh ông đời sống càng lúc càng dễ chịu nên đề nghị ông học Y khoa. Sau khi thi đậu vô một trong 12 trường Y khoa London, ông chọn St. Mary's Hospital, nơi đó không những ông học ngành Y, mà cũng là nơi ông thực hiện được nhiều nghiên cứu quan trọng. Luận án ra trường của ông viết về sự nhiễm trùng và phương pháp chữa trị. Năm 1908 ông được bằng Tiến sĩ Y khoa và một huy chương vàng tại Ðại học London. Ông nghĩ rằng sẽ làm nghề giải phẫu nên ông học tiếp tục. Ông làm việc với giáo sư Sir Almroth Wright một người rất hứng thú trong công việc , lòng nhiệt thành hăng say và ý tưởng phong phú. Wright thường lui tới viện Pasteur và người thân của Jules Bordet (giải thưởng Nobel 1919 vì những khám phá liên quan đến miễn dịch). Fleming bắt đầu những công trình điều trị bệnh nhiễm khuẩn, là bệnh đã tàn sát biết bao người thời bấy giờ. Ông được một phòng thí nghiệm nhỏ ở tầng dưới đất, tại trung tâm cấy nhiễm (inoculation) của bệnh viện St. Mary's sau đó được đặt tên là viện Wright-Fleming. Tháng 9 1915 Fleming cưới Sarah Marion Mac Elroy, một nữ y tá. Năm 1928 ông được chức giáo sư Vi khuẩn học. Nhà bác học Fleming :
Bốn năm sau khi Sarah mất, ông tục huyền với Amalia. Bà tiếp tục những công trình của người chồng nổi tiếng của bà và được biết dưới tên Lady Fleming Fleming mất ngày 11/03/1955 tại nhà riêng ở London
2) Khám phá pénicillineNgày 3 tháng 9 năm 1928, bác sĩ Alexander Fleming, 47 tuổi, sau khi nghỉ hè, ông trở về phòng thí nghiệm ở Saint-Mary's Hospital tại Londres Ông ngạc nhiên vì những hộp pétri mà ông cấy staphylocoque trên lớp su sa agar có những đám vi khuẩn (colonies) màu trắng xanh mọc lên, giống như mốc của fromage Roquefort. Các hộp pétri của ông đã bị đám nấm nhỏ li ti ô nhiễm: nấm penicillium notatum. Ông la lên " That's funny". Trước khi vứt bỏ các hộp này, ông quan sát thấy xung quanh các đám nấm, staphylocoque không mọc lên được. Mốc này là từ một người đồng nghiệp chuyên khoa nấm (mycologie), Charles J. Latouche. Ông này làm việc trên những nấm gây dị ứng trên những benh nhân bị suyễn. Mốc này đã diệt những vi khuẩn Staphylocoque của Fleming đã cấy. Fleming nghĩ rằng nấm penicillium notatum tiết ra một chất có thể diệt staphylocoque, nên ông đặt tên chất đó là pénicilline (tiếng latin, "penicilline" là "nấm") Năm sau, 13 tháng Hai 1929, ông đăng bản tường trình về sự khám phá của mình nhưng Medical Research Club vẫn còn hoài nghi. Trong suốt hàng chục năm, pénicilline ông tìm ra chỉ dùng để cô lập hóa vi khuẩn B. Influenzae trong phòng thí nghiệm. Ông thử dùng chất này để xức vết thương, viêm màng kết mạc, viêm xoang. Nhưng khi tiêm vô máu thì khôn thành công vì khi tiêm xong, pénicilline không bền và không hoạt động. Năm 1935, Fleming đưa một hộp Pétri cấy peniciccium cho một đồng nghiệp ở St Mary's Hospital. Người này hỏi vì sao hộp pétri này lại quan trọng đến như vậy. Dù sao nó cũng là chương thứ nhất trong câu chuyện về một sự quan sát hay ho dẫn đến sự phát triển những thuốc kháng sinh tân tiến. (Ta có thể xem hộp pétri Penicillium này ở viện Bảo tàng Khoa Học tại London) Năm 1936, Howard Walter Florey, 48 tuổi, giáo sư bệnh lý tại Oxford nhận Ernest Boris Chain làm nhà hóa sinh học . Ernest Boris Chain là người Ðức, trốn chế độ Nazie và lo về lợi ích của pénicilline cho sứ khoẻ con người. Cùng với Florey và hai nhà vi khuẩn học khác, Edward P. Abraham và Norman Heatley, ông thực hiện việc làm tinh khiết chất pénicilline để dùng cho thật tốt. Tháng ba, 1940 ê kíp sản xuất thành công được 100 milligram 25 tháng Năm 1940 Florey tiêm một liều streptocoque cho 8 con chuột. Ông chữa trị bằng cách chích một lượng pénicilline cho 2 con và hai con chuột khác thì nhiểu lượng pénicilline liên tiếp. Sau 10 giờ, những con chuột được chích trụ sinh liên tiếp sống được cùng với một trong hai con đã được chích một liều trụ sinh. Lúc 3 giờ 45 sáng, ông viết vô vở phòng thí nghiệm khám phá nóng hổi: «It looks like a miracle!» (Giống như một phép lạ) Rồi ê kíp ông vội vàng đăng vô tờ báo Lancet ngày 24/08/1940. Không ai thèm chú ý đến bài báo, bởi vì lúc đó Anh quốc bị không quân Ðức ném bom và bị hăm dọa sẽ xâm chiếm nên dân chúng có nhiều chuyện lo lắng hơn là chuyện pénicilline. Họ đã chữa trị được vết thương sưng mủ ở đùi một đứa bé 15 tuổi, nhưng cái khó khăn của họ là không làm sao để chế ra số luợng lớn pénicilline, nhất là vì lúc bấy giờ đang thời chiến tranh nên họ không được dân chúng và chính quyền giúp đỡ. Phải đợi đến ngày 16/08/1941 mọi người mới được biết kết quả chữa trị của pénicilline, ngày in bài "Further observations on penicillin." trên tờ báo y học The Lancet. 3) Sự tình cờ làm nên chuyện
Muốn có nhiều nấm mốc, họ ra chợ dặn những hàng trái cây rằng hãy đem bán cho họ khi nào chúng bị nấm mốc. Một hôm, một người đàn bà mang trái dưa úng phủ đầy nấm mốc với dạng đặc biệt khác thường. Các nhà nghiên cứu phân tích loại nấm mốc penicillium chrysogenum này và khám phá ra rằng nó có khả năng chế tạo pénicilline đến 200 lần hơn nấm penicillium notatum! Từ đó người ta có thể sản xuất pénicilline rộng lớn hơn. Các phòng thi nghiệm Mỹ Merck, Pfizer và Squibb tiên phong trong việc tìm cách sản xuất pénicilline trong kỹ nghệ. Không bao lâu, nhiều người bị nhiễm trùng được chữa khỏi Họ kháng sinh dầu tiên ra đời dưới tên antibiotique đã cứu chữa rất nhiều người bị thương nơi chiến trường và chữa được bệnh lao phổi (tuberculose). Người ta ước lượng rằng nhờ sự khám phá ra chất pénicilline do sự vô ý (không đây kỹ hộp pétri) của Alexander Fleming, đã giúp cho tuổi tho con người kéo dài thêm 10 năm. |
||||||||||||||||||