|
Washington Irving (1783/1859) là một trong các nhà văn
đầu tiên của Hoa Kỳ
|
Irving thuở
nhỏ yếu đuối, mảnh khảnh,
trong thời gian theo trung học đã đọc
rất nhiều sách và yêu thích văn chương.
Sau đó Irving vừa học Luật, vừa
làm việc tại văn phòng luật sư
của ông Josiah Ogden Hoffman, say mê cô gái
của ông này tên là Matilda.
Vào năm 1802 Washington Irving đã viết
một loạt bài có tính châm biếm dưới
hình thức các bức thư, đăng trên
tờ báo The Morning Chronicle (Ký Sự Ban Sáng)
của thành phố New York, làm chủ do người
anh Peter Irving. Các bức thư này đã
chế riễu cái xã hội của thành
phố New York, nhờ vậy Irving được
nhiều người biết tới. Trong các
năm 1807 và 1808, Irving đã viết các bài
khảo luận châm biếm (satirical essays) cho
Tạp Chí Salmagundi của anh William và James K.
Paulding, người anh rể của William.
Washington Irving trở thành luật sư
thực thụ nhưng vì yêu thích văn chương,
ông đã bỏ nghề luật vào năm
1809 và vào cùng năm này, ông cho xuất
bản cuốn “Lịch Sử của Thành
Phố New York từ thời ban đầu
của Thế Giới tới đoạn
cuối của Thời Đại Hòa Lan” (A
History of New York from the Beginning of the World to the End
of the Dutch Dynasty). Nhà văn Irving đã
viết ra cuốn này và ký bằng tên Diedrich
Knickerbocker, một người lập dị và
tên gọi này đã trở thành một trong
các nhân vật phổ thông của tác
giả. Cuốn truyện “Lịch Sử New
York” kể trên đã mô tả cảnh huyên
náo của thời kỳ thuộc địa
và thời kỳ của tác giả, đã châm
chọc và xúc phạm tới nhiều tổ
tiên của nhiều gia đình danh tiếng
của thành phố. Nhưng dù sao, các câu
chuyện của Knickerboker đã trở thành
một phần chuyện dân gian địa phương
và chứng tỏ rằng tác giả Irving
đã hiểu rõ lịch sử và đã quen
thuộc với các tác phẩm của các nhà
văn viết loại văn chương hài
hước.
Vào năm 1810, Washington Irving tham gia vào công
cuộc kinh doanh vật dụng bằng
sắt của gia đình. Ông qua thành phố
Liverpool, nước Anh, vào năm 1815 để
trông coi một chi nhánh. Tại thành phố
London, Irving đã được gặp nhà văn
danh tiếng Sir Walter Scott, người đã
khuyến khích Irving trong phạm vi sáng tác.
Kết quả là tác phẩm “Sách Phác
Thảo của Geoffrey Crayon, Gent.” (The Sketch
Book of Geoffrey Crayon, Gent.) xuất bản năm
1819/20. Cuốn sách này gồm một loạt
bài khảo luận, truyện ngắn và các
đoản văn về Hoa Kỳ và nước
Anh, tất cả đã khiến cho các nhà phê
bình văn chương của châu Âu bắt
đầu phải tôn trọng Washington Irving.
Trong cuốn “Sách Phác Thảo”, có hai sáng tác
quan trọng nhất của tác giả, là
truyện “Rip Van Winkle” và truyện
“Truyền Thuyết về Thung Lũng
Ngủ Yên” (The Legend of Sleepy Hollow). Qua hai
truyện này, tác giả đã đạt
được đỉnh cao nhất trong cách
hành văn hài hước và các truyện
ngắn này đã khiến cho độc
giả chấp nhận rằng đây là
một hình thức văn chương quan
trọng tại Hoa Kỳ.
Qua năm 1826, Washington Irving nhận lời
mời của ông Alexander H. Everett, làm việc
cho tòa lãnh sự Hoa Kỳ tại Tây Ban Nha.
Từ nay ông bắt đầu nghiên cứu và
viết về các đề tài Tây Ban Nha
với các tác phẩm gồm: “Lịch
Sử Cuộc Đời và các Chuyến
Đi của Christopher Columbus” (History of the Life
and Voyages of Christopher Columbus, 1828). Ông cũng
quan tâm tìm hiểu các truyền thuyết
của dân tộc Moors nên viết ra tác
phẩm“Cuộc Chinh Phục Granada” (The
Conquest of Granada, 1829) và “The Alhambra” (1832).
Washington Irving trở lại thành phố New
York vào năm 1832 rồi vào cuối năm này,
ông thăm viếng các miền biên giới phía
tây. Ông đã mô tả các chuyến du hành
trong cuốn “Một chuyến đi về các
Đồng Bằng” (A Tour on the Prairies, 1835) và
một loạt truyện mang tên chung là
“Crayon Hợp Tuyển” (The Crayon Miscellany) cùng
với các tác phẩm khác như “Astria”
(1836), “Các cuộc Phiêu Lưu của Đại
Úy Bonneville” (The Adventures of Captain Bonneville,
1837). Tại nơi quê nhà là Sunnyside, gần
Thị Xã Tarrytown bên bờ sông Hudson, N.Y.,
Washington Irving đã viết các chuyện
lịch sử và tiểu sử. Vào năm
1842, ông được bổ nhiệm làm
Đại Sứ Hoa Kỳ tại Tây Ban Nha,
phục vụ trong bốn năm rồi
trở về Sunnyside. Tác phẩm cuối cùng
của Washington Irving là bộ tiểu sử 5
cuốn “Cuộc Đời của George
Washington”, hoàn thành không lâu trước khi
ông qua đời vào ngày 28/11/1859.
Trong lúc sinh thời, Washington Irving đã
được mọi người tôn
trọng là nhà văn hàng đầu của
Hoa Kỳ. Mặc dù ngày nay ông không nổi
danh như các nhà văn Nathaniel Hawthorne, James
Fenimore Cooper, Herman Melville và Edgar Allen Poe, nhưng
thể văn đặc biệt và cách
chọn đề tài của ông đã
ảnh hưởng lớn lao tới các nhà văn
khác.
Washington Irving là văn hào rất tài giỏi
trong cách dùng trí tưởng tượng áp
dụng vào đề tài lịch sử, đã
dùng chuyện kể dân gian phối hợp
với các yếu tố của trường
phái lãng mạn để tạo nên một
thứ phong trào văn chương tại Hoa
Kỳ, với “Rip Van Winkle” và “Truyền
Thuyết về Thung Lũng Ngủ Yên”
được coi là các truyện ngắn
đầu tiên của Mỹ Quốc.
|
|
Tác phẩm:
- LETTERS OF JONATHAN OLDSTYLE, 1802
- SALMAGUNDI, 1807 (with William I. and J.K. Paulding)
- A HISTORY OF NEW YORK, BY DIETRICH KNICKERBOCKER, 1809
- THE SKETCH BOOK, 1819-20 (as Geoffrey Crayon) - contains
'Rip Van Winkle' and
'The Legend of Sleepy Hollow' - film
adaptations: The Adventures of Ichabold and Mr Toad (1949)
; Sleepy Hollow, dir. by Tim Burton (1999), starring
Johnny Depp, Christina Ricci, Michael Gambon, Miranda
Richardson, Christopher Walken, Casper Van Dien, Jeffrey
Jones, Martin Landau
- BRACEBRIDGE HALL, 1822
- LETTERS OF JONATHAN OLDSTYLE, GENT., 1824
- TALES OF A TRAVELLER, 1824
- A HISTORY AND VOYAGES OF CHRISTOPHER COLUMBUS, 1828
- THE CHRONICLE OF THE CONQUEST OF GRANADA, 1829
- THE COMPANIONS OF COLUMBUS, 1831
- THE ALHAMBRA, 1832 - Alhambra
- A TOUR ON THE PRAIRIES, 1835
- ABBOTSFORD AND NEWSTEAD ABBEY, 1835
- THE CRAYON MISCELLANY, 1835 (3 vols.)
- ASTORIA, 1836
- ESSAYS AND SKETCHES, 1837
- THE ADVENTURES OF CAPTAIN BONNEVILLE, 1837
- THE LIFE OF OLIVER GOLDSMITH, 1840
- WORKS, 1848-51 (15 vols.)
- MAHOMET AND HIS SUCCESSORS, 1849
- THE LIFE OF GEORGE WASHINGTON, 1855-59
- WOLFERT'S ROOST, 1855
- SPANISH PAPERS AND OTHER MISCELLANIES, 1866
- ABU HASSAN, 1924
- THE WILD HUNTSMAN, 1924
- COMPLETE WORKS, 1969-89 (30 vols.)
Bài đọc thêm:
Tác phẩm Rip Van Winkle![](../../../design/images/backbleu.gif)
http://vietsciences.free.fr
|
|
|