Ðọc tác phẩm Chiến tranh và Hòa bình
Ðọc
War and Peace online
 |
 |
 |
|
1849 |
1856 |
1862 |
|
 |
 |
 |
|
1878 |
1898 |
1899 |
|
 |
|
Leo Tolstoy là nhà văn người Nga, là một
trong các tiểu thuyết gia bậc nhất trong lịch sử văn chương của
Thế Giới. Leo Tolstoy cũng là nhà tư tưởng về luân lý và tôn
giáo, một nhà cải cách xã hội. Các tác phẩm của ông, dùng vật
liệu là các kinh nghiệm cá nhân, đã gây ảnh hưởng sâu đậm trong
nền văn chương của thế kỷ 20 và các lời giảng dạy của ông đã
giúp công vào việc hình thành cách suy nghĩ của nhiều nhà lãnh
đạo |
1903 |
|
|
 |
|
tư tưởng và chính trị sau này, chẳng hạn như
trong 3 thập niên cuối đời, chủ thuyết bất bạo động đối với các
điều xấu của Tolstoy đã ảnh hưởng tới Mahatma Gandhi.
Leo Tolstoy nổi danh nhất vì hai
đại tác phẩm "Chiến Tranh và Hòa
Bình" và "Anna Karenina". Đây là
những tiểu thuyết hay nhất đã
từng được viết ra, trong khi tác
phẩm ngắn "Cái Chết của Ivan
Ilyich" là một thí dụ về tiểu
thuyết ngắn hay nhất (novella). |
 |
|
Theo cách lượng giá của nhà thơ kiêm nhà
phê bình người Anh thuộc thế kỷ 19 là
Matthew Arnold, một tiểu thuyết của Leo
Tolstoy không những là một tác phẩm mà còn là
một "mảnh đời" (a piece of life) và
Isaak Babel, một tác giả người Nga
thuộc thế kỷ 20, đã bình luận
rằng nếu thế gian tự nó có thể
viết ra được, thì nó sẽ kể
lại giống như Tolstoy đã làm.
Các nhà phê
bình thuộc các trường phái khác nhau đều
đồng ý rằng các tác phẩm của Leo
Tolstoy đã tránh né các điều giả
tạo. |
|
|
|
Leo Tolstoy có khả năng nhận ra các
thay đổi nhỏ nhất về ý thức
(consciousness) rồi ghi lại các biến đổi,
các hành động tinh vi nhất. Ý thức đã
được Leo Tolstoy chia nhỏ ra và ông đã
hiểu rõ các tư tưởng không nói ra
được của mọi nhân vật, và các cách
phân tích tâm lý của ông đã khiến cho ông
trở nên một nhà văn viết tiểu
thuyết lớn lao bậc nhất. Leo Tolstoy có
thể là hiện thân của lương tâm
thế giới, là sự bao gồm bên trong cả
thiên nhiên lẫn sức sống thuần nhất,
nhưng nếu xét ông qua các tác phẩm, Leo Tolstoy
được coi là nhà văn biểu tượng
đi tìm ý nghĩa của đời người.
1/ Các năm đầu và môt số tác
phẩm. 
|
Một nhân vật có thể tưởng tượng
ra và viết ra đại tác phẩm
"Chiến Tranh và Hòa Bình" không thể nào là
một con người tầm thường.
Cuộc đời của Leo Tolstoy rất dài và
thay đổi vì những kinh nghiệm sống, và
các sự kiện trong đời sống của
Leo Tolstoy đã được phản ảnh qua các
tác phẩm của ông.
Leo Nikolayevich Tolstoy chào đời vào ngày 28 tháng 8
năm 1828 (ngày 9 tháng 9 theo lịch mới) trong vùng
đất của gia đình có tên là Yasnaya Polyana
thuộc tỉnh Tula, cách thành phố Moscow 210 cây
số về phía nam. Tổ tiên của gia đình
Tolstoy này là Indris đã từ phương tây
tới nước Nga vào năm 1353 với 2 người
con trai và hàng ngàn gia nhân. Do truyền thống
kết hôn giữa các chi tộc của giai
cấp quý tộc, Leo Tolstoy có thể được
kể như có họ hàng với hầu hết các
gia đình cao sang bậc nhất. Hình ảnh các
giai cấp của nước Nga có thể
được mô tả là một kim tự tháp
với phần đỉnh tháp là Sa Hoàng,
xuống các giai cấp hoàng gia, viên chức, cư
dân thành thị, nông dân và nông nô, và mỗi giai
tầng xã hội lại đàn áp các giai
tầng ở dưới.
Leo Tolstoy được sinh ra trong một gia đình
cổ nhất và sang trọng nhất, gần
phần đỉnh của kim tự tháp kể trên,
nhưng ông đã tự nguyện sinh sống
với giai cấp nông dân nghèo hèn mà ông ưa thích.
Cha của Leo là Bá Tước Nikolay Ilich Tolstoy,
đã phục vụ quân đội Nga khi Đại
Quân của Napoléon xâm lăng nước Nga. Bá Tước
Tolstoy bị bắt ngoài mặt trận, bị
đưa về nước Pháp và chỉ
được thả ra khi quân Nga vào tới
tận thủ đô Paris vào tháng 3 năm 1814. Bá
Tước Tolstoy đã cưới công chúa Marya
Polyana vào năm 1822 và nhờ vậy, ông thừa
hưởng miền đất Yasnaya Polyana. Bà
Marya là một phụ nữ được giáo
dục cao, nhờ vậy đã truyền lại
cho các con những kiến thức và đạo
đức để chúng tìm hiểu các sự
thật trong đời sống hàng ngày. Nhưng
không may, bà mẹ Marya đã qua đời khi Leo
mới 2 tuổi. Leo Tolstoy được nuôi
dạy do bà nội Pelayeya và đã sống trong
một niềm êm ấm gia đình, được
các gia sư dạy dỗ tại nhà và đời
sống hạnh phúc này đã ảnh hưởng
tới nhà văn Leo trong suốt cuộc đời
và phản ánh qua cuốn truyện bán tự
thuật đầu tiên "Tuổi Thơ"
(Childhood = Detstvo, 1852).
Năm 1837, gia đình Tolstoy dọn lên thành
phố Moscow sinh sống và cũng từ nay, Leo
cảm nhận được những giả
tạo, bạo lực và chuyên chế, và rồi
trong vòng một năm, người cha và bà
nội qua đời, để lại lũ
trẻ mồ côi. Từ lúc này, người giám
hộ của các anh em Leo là cô Alexandra Yergolskaya, người
đã kết hôn với một bá tước hơi
khùng. Anh em Leo vẫn vui hưởng đời
sống quý tộc và vào thời gian này, cậu
Leo biết tới tình yêu với hình ảnh
của cô nàng Sonya Koloskin còn được lưu
giữ trong suốt cuộc đời, giống như
nàng Beatrice đối với Dante.
Năm 1841, cô Alexandra qua đời và anh em Leo
một lần nữa lại bị chuyển
về sống tại Kazan, thuộc phía tây
của nước Nga, với một người
cô khác tên là Pelayeya Greshkov. Tại Kazan khi theo
học trung học, Leo Tolstoy không phải là
một học sinh xuất sắc. Năm 1844, Leo
ghi danh vào đại học Kazan và theo học các
ngôn ngữ Đông Phương nhưng rồi các
thành tích học tập kém đã khiến cho Leo
phải chuyển qua học Luật và qua một
luận văn, Leo Tolstoy đã từng so sánh tác
phẩm "Tinh Thần Luật Pháp" (The Spirit
of Laws) của nhà triết học chính trị người
Pháp Charles de Secondat de Montesquieu với các huấn
lệnh về quy luật "nakaz" của
Nữ Hoàng Catherine II. Leo Tolstoy cũng ưa thích 2
ngành Văn Chương và Đạo Đức,
đã giành nhiều thời giờ đọc các
tác phẩm của 2 tiểu thuyết gia người
Anh là Laurence Sterne và Charles Dickens, và đặc
biệt là các văn bản của Jean Jacques
Rousseau.
Sống thời thanh niên của một nhà quý
tộc trẻ, Leo Tolstoy đã theo phong cách phóng
đãng, trụy lạc, cố gắng tận hưởng
cuộc đời vật chất mà quên đi các
giá trị tinh thần. Nhưng rời Leo Tolstoy
đã nhận thức ra, phân tích chính mình và
từ năm 1847, ông đã ghi lại thật
đầy đủ trong nhật ký các thất
bại, các nỗi đắng cay gặp phải,
ghi lại các bản chất của động
lực và hành động của con người.
Bằng nhật ký và trong suốt cuộc đời,
Leo Tolstoy đã ghi chép mọi nhận xét về
đời người và phân tích bản chất
chính mình và nhờ cuốn nhật ký, ông đã
là một nhà văn có tiểu sử được
ghi lại phong phú nhất.
Năm 1851, Leo Tolstoy tới miền Caucasus tham gia
đoàn quân Cossack của người anh tên là
Nikolay, một sĩ quan của đoàn quân này,
được thưởng huy chương vì
đã tham dự vào nhiều chiến trận
chống lại quân du kích Tartar, kể cả
trận đánh tại Sevastopol trong cuộc
chiến tranh Crimea (1853-56). Đây là cuộc
chiến mà nước Nga phải đối đầu
với các nước Anh, Pháp, Sardina và Thổ Nhĩ
Kỳ. Sau khi ra khỏi quân đội, Leo Tolstoy
bắt đầu viết ra các nhận xét về
cuộc đời, về các gốc rễ
của động lực và hành động
của con người. Tác phẩm "Tuổi Thơ"
với tác giả ẩn danh, được
gửi cho Tạp Chí Văn Học "Hiện
Đại" (The Contemporary = Sovremennik) chủ trương
do nhà thơ Nikolay Nekrasov. Nhiều người
đã khen ngợi tác phẩm này và Leo Tolstoy
được xếp hạng với các nhà văn
hiện đại hàng đầu. Trong các năm
kế tiếp, Leo Tolstoy còn cho phổ biến vài
truyện ngắn mô tả các kinh nghiệm
sống tại miền Caucasus, chẳng hạn như
cuốn truyện "Cuộc Bố Ráp" (The
Raid = Nabeg, 1853) và cuốn phác thảo "Sevastopol
vào tháng 12", "Sevastopol vào tháng 5" và
"Sevastopol vào tháng 8", tất cả
được xuất bản trong khoảng các năm
1855-56. Cuốn phác thảo (sketch) đầu tiên nói
về lòng can đảm của một người
lính tầm thường. Trong suốt cuộc
đời, Leo Tolstoy đã quan tâm về đạo
đức khi ông quan sát các nỗi đau khổ
của nhiều người khác. Vài tác phẩm
đầu tay của Leo Tolstoy đã được
giới văn học của thành phố St.
Peterburg chào đón, nhưng nhà văn Leo Tolstoy
đã không tham gia vào một nhóm trí thức nào,
ông ưa thích hoàn toàn độc lập và thường
hay chống đối các khuynh hướng trí
thức đang thịnh hành. Leo Tolstoy không đồng
ý với các nhà văn thành thị, thuộc giai
cấp trung lưu mà đại biểu danh
tiếng nhất là Ivan Turgenev, thời đó
được coi là bậc thầy của
nền văn học Nga. Sở dĩ có sự
bất đồng ý bởi vì Leo Tolstoy theo
bản chất, là một người hâm mộ
nền văn minh Slavic, nền văn chương
Nga, ông không ưa thích cách theo đuổi các quan
điểm tiến bộ của phía Tây Aâu.
Năm 1857, Leo Tolstoy du lịch qua thành phố Paris,
nước Pháp và chỉ về nhà sau khi đã
hết tiền vì đánh bạc. Trở về
đồn điền Yasnaya Polyana, Leo Tolstoy
bắt đầu nghiên cứu phương pháp sư
phạm, thiết lập một ngôi trường
để dạy chữ cho con cháu các nông nô và vào
năm 1862, ông lập gia đình với cô Sonya
Andreyevna Bers, con gái của một bác sĩ danh
tiếng thuộc thành phố Moscow. Leo Tolstoy đã
sống trong cảnh hạnh phúc gia đình, ông có
13 người con với 3 người bị
chết yểu.
2/ Phần sau cuộc đời của Leo
Tolstoy. 
|
Kể từ năm 1863 cho tới 7 năm về
sau, Leo Tolstoy bắt đầu viết đại
tác phẩm "Chiến Tranh và Hòa Bình",
rồi sau đó lại khởi công viết đại
tác phẩm "Anna Karerina". Được
phổ biến từng phần từ năm 1875
tới năm 1877, cuốn tiểu thuyết dài
"Anna Karerina" mô tả sự bất trung
của công chúa Nga Anna đối với chồng
là Karenin. Cuộc tình giữa Anna và Bá Tước
Vronsky đã khiến cho 2 người coi thường
dư luận của thứ xã hội quý phái mà
họ là thành viên và rồi những khó khăn
trong cuộc liên hệ tình cảm đã khiến
cho Anna phải tự sát. Đây là hình ảnh
tội lỗi của chính tác giả khi ngoại
tình với một nông dân tên là Anna Stepanovna,
với một đứa con rơi, và bà Anna này
đã tự sát vào năm 1872 bằng cách đâm
đầu vào một đoàn xe lửa đang
chạy. Anna Karerina không chỉ là một câu
chuyện tình yêu bi thảm mà qua đó, tác
giả đã khai triển các vấn đề xã
hội, đạo đức và triết học
của nước Nga và của giới quý
tộc vào thập niên 1870. Tác phẩm cũng
đề cập tới thái độ đạo
đức giả của giới quý tộc
với sự ngoại tình, tới niềm tin tôn
giáo trong đời sống của một người,
qua các tư tưởng và hành động
của Konstantin Levin, nhân vật quan trọng
thứ hai trong cuốn tiểu thuyết.
Sau khi 2 đại tác phẩm xuất hiện, danh
tiếng của Leo Tolstoy vang lừng trên văn
đàn thế giới và hạnh phúc gia đình
đã không làm cho văn hào Tolstoy vui sướng,
mà chỉ làm cho ông cảm thấy cuộc đời
trống rỗng, vô vị. Leo Tolstoy muốn tìm ra
các sự thật cuối cùng của đời
người và ông đã tự hỏi "ý nghĩa
của cuộc đời là gì ?" Ông đã tìm
hiểu các tôn giáo Đông Phương và Tây Phương.
Ông đã từng thất vọng trước
những giáo điều của đạo Chính
Thống Nga. Sự dằn vặt trong tâm hồn
của Leo Tolstoy đã kéo dài với cường
độ cao, và ông cho rằng cuộc đời
chỉ có ý nghĩa trong tình yêu với Thượng
Đế và Con Người, trong công việc
phục vụ và chịu đựng sự
bạo hành, trong công tác tận tụy với nhân
loại, và đây là các niềm tin cuối cùng
của ông. Leo Tolstoy đã thực hiện
được cảnh giàu sang và danh vọng trên
mức độ cao, nên đã tới lúc ông
phải hiến dâng cuộc đời của mình
cho sự toàn hảo về đạo đức.
Sự thay đổi niềm tin đã khiến cho
Leo Tolstoy từ bỏ tất cả các vinh hoa
vật chất để vui sống như một
nông dân. Ông đã mô tả công việc tìm
hiểu chính mình, tìm hiểu đạo đức
và ý nghĩa của cuộc đời trong bài
khảo luận "Lời Xưng Tội của
Tôi" (My Confession, 1882).
Các khủng hoảng tinh thần đã làm cho Leo
Tolstoy thay đổi. Ông đã bác bỏ thẩm
quyền của nhà thờ Chính Thống Nga và
chủ trương một niềm tin Thiên Chúa Giáo
khác, được mô tả trong bài khảo
luận "Đất Nước của Thượng
Đế ở trong Lòng Anh" (The Kingdom of God is
Within You, 1894). Leo Tolstoy tin tưởng rằng con
người biết được điều
thiện nếu tự xét mình và cải tổ chính
mình, và ông tin rằng việc dùng sức mạnh
và bạo lực chỉ mang đến tổn
hại. Ông phản đối mọi hình thức
dùng sức mạnh, bạo động, kể
cả khi phải đối phó với những
việc làm xấu của chính quyền hay tôn giáo.
Trong các năm từ 1878 tới 1885, Leo Tolstoy đã
viết về các niềm tin tôn giáo và các đề
tài xã hội, ông từ bỏ tài sản, từ
bỏ cuộc sống tình dục, dành cho vợ tác
quyền của những tác phẩm văn chương
của ông viết trước năm 1881 và ông
đã về miền quê, ăn mặc như
một nông dân, sống tự túc tới mức
tối đa. Các tấm ảnh chụp chung
với gia đình vào lúc cuối đời cho
thấy Leo Tolstoy là một người đàn ông
xấu trai, trông hơi dữ tợn, với tóc và
râu dài, mặc bộ quần áo nông dân. Danh
tiếng của Leo Tolstoy đã vang lừng trên
thế giới khiến cho nhiều người
từ bốn phương đã đến
viếng thăm ông, và do ảnh hưởng
của ông quá lớn, đạo Chính Thống Nga
đã trục xuất ông ra khỏi giáo hội vào
năm 1901, để làm giảm đi thứ
ảnh hưởng kể trên.
Trong bài khảo luận "Nghệ Thuật là gì
?" (What is Art, 1898), Leo Tolstoy đã chối
bỏ tất cả các sáng tác của ông trước
thời điểm thay đổi niềm tin vì
cho đó là thứ nghệ thuật quý tộc
(aristocratic art). Ông cho rằng nghệ thuật
phải dạy dỗ đạo đức và
cải thiện con người, phải chuyên
chở tư tưởng tới những người
đơn sơ nhất.
Khi trở lại với công việc viết tác
phẩm "Cái Chết của Ivan Ilyich" (The
Death of Ivan Ilyich, 1886), Leo Tolstoy đã mô tả nhân
vật Ivan, một nạn nhân của một căn
bệnh tử vong, và trong khi chấp nhận cõi
chết, Ivan đã nhận thấy sự trống
rỗng của đời người. Leo Tolstoy cũng
viết nhiều vở kịch. Kịch bản
danh tiếng nhất của ông là "Sức
Mạnh của Bóng Tối" (The Power of Darkness,
1888). Đây là một thảm kịch về
một nông dân đã phạm phải nhiều
tội ác do đam mê ngoại tình. Leo Tolstoy
muốn dùng sân khấu để phổ biến
tiếng nói của mình tới thật nhiều thính
giả, nhưng các vở kịch của ông đã
không thành công bằng các tiểu thuyết và
truyện ngắn.
Các tác phẩm trong giai đoạn cuối đời
của Leo Tolstoy là cuốn truyện "Phục
Sinh" (Resurrection, 1899), mô tả công việc
cải thiện tinh thần của một nhà quý
tộc trẻ. Đại văn hào Leo Tolstoy đã
tấn công mạnh mẽ nền văn minh và
biện hộ cho một đời sống
khổ hạnh. Hai cuốn tiểu thuyết "Aùc
Quỷ" (The Devil, 1889) và "Bản nhạc Sô-Nát
của Kreutzer" (The Kreutzer Sonata, 1891) nói về tình
yêu, lòng ghen tuông, cảnh tàn phá của tình
dục. Cuốn truyện "Hadji Murad"
xuất bản sau khi Leo Tolstoy qua đời,
kể câu chuyện của một nhà lãnh đạo
bộ lạc trong miền núi Caucasus và tác
phẩm này đã cho thấy Leo Tolstoy là một
bậc thầy về Tâm Lý Học và Kỹ
Thuật Văn Chương.
Trong các năm cuối đời, Leo Tolstoy
muốn rút lui khỏi thế gian, sống ẩn
dật, sống trong "hòa bình và cô đơn"
để tìm hiểu các bí mật của tình yêu
và Thượng Đế. Thế nhưng, các
niềm tin của Leo Tolstoy đã không được
gia đình ông chấp nhận. Vào tháng 10 năm
1910, Leo Tolstoy đã bỏ nhà ra đi, ông đâu
có biết rằng chính mình đang ở trên con
đường dẫn tới cõi chết. Tại
nhà ga xe lửa Astapova, nay được đổi
tên là nhà ga Leo Tolstoy, Đại Văn Hào Tolstoy
đã bị cảm lạnh. Người ta đã
đặt ông nằm trong căn nhà bé nhỏ
của người trưởng ga và Leo Tolstoy qua
đời vì bị sưng phổi vào ngày 1 tháng
11 năm 1910, hưởng thọ 82 tuổi. Theo
lời kể lại của người con gái
của Đại Văn Hào tên là Dushan, người
đã đi theo ông trong cuộc hành trình cuối
cùng, thì câu nói chót của Leo Tolstoy là "Sự
Thật . . . tôi yêu lắm".
Leo Tolstoy là một nhà văn sáng tạo, một
nhà luân lý quan trọng, đã viết ra các tác
phẩm mang tính tôn giáo và đạo đức,
nhưng các sáng tác này đã không sâu sắc
bằng các tiểu thuyết của ông, những
tiểu thuyết này đã mô tả toàn cảnh
của thời đại, các chân dung tâm lý
của các nhân vật, cách nhìn vào bên trong
bản chất của con người… Chỉ riêng
vào năm 1887, đã xuất hiện 31 bản
dịch các sáng tác của Leo Tolstoy sang các thứ
tiếng nước ngoài khác nhau. Cách phân tích tâm
lý rất sâu sắc của Leo Tolstoy đã
tạo ảnh hưởng tới các nền văn
học về sau và các điều giảng
dạy về đạo đức và xã hội
của ông đã làm thay đổi chiều hướng
của thế kỷ 20. Nhà lãnh đạo tinh
thần của người Ấn Độ là Mahatma
Gandhi đã áp dụng "tư tưởng
bất bạo động" của Leo Tolstoy
trong việc chống lại chính quyền Anh và giúp
công vào việc giành Độc Lập cho người
dân Ấn Độ. Sau đó, các tư tưởng
của Gandhi lại ảnh hưởng tới
Mục Sư Martin Luther King, Jr. trong việc tranh
đấu đòi hỏi Dân Quyền tại Hoa
Kỳ.
|