|
Về lại Paris, ông phục dịch hoàng hậu đang bị nghi ngờ có
liên hệ bí mật với Espagne. Ông đồng lòng với hoàng hậu để bắt cóc
bà đi cùng với Mlle d'Hautefort mà vua cực kỳ sủng ái. Nhưng cuộc
bắt cóc không xảy ra vì hoàng hậu đã được
trở lại niềm tin còn Mlle de Chevreuse thì trốn qua Espagne.
Marcillac bị nhốt trong ngục Bastille 8 ngày
rồi bị đày về Verteuil, nơi đó ông không được làm gì hết mà chỉ tuân
theo lệnh hoàng hậu. Lúc nào ông cũng có âm
mưu chống lại Richelieu nên ông tham gia vô những dự án
5 tháng 3 và của Thou, ngoài ra ông
cũng buôn bán rượu nho với Anh quốc
để đổi lấy ngựa và chó. Sau khi
Richelieu chết, (tháng 12 năm 1642) ông trở về triều đình. Vua Louis
XIII mất (tháng 5, 1643) nên hoàng hậu Anne d'Autriche nhiếp chính.
Bà cử Mazarin (người Ý mà Richelieu đã ban
cho chức hồng y) làm bộ trưởng nhưng chẳng thưởng gì Marcillac cả.
Ông tức giận theo khối Importants
do công tước de Beaufort và Mme de Chevreuse tổ chức bởi vì ông này
cũng bị hoàng hậu quên ơn như Marcillac.
Nhưng Beaufort bị bắt và Mme de Chevreuse thì
xa lánh ông. Bực mình vì sự bội bạc của Mme de Chevreuse, ông hoàng
tử Marcillac theo tán tỉnh bà công tước de Longueville (1646)
(1619-1679), em của công tước d'Enghien. Sau đó ông theo quân đội
của công tước d'Enghien và bị trúng thương khi vị vây ở Mardick.
Cuộc nổi dậy La Fronde (cuộc nổi
dậy chống quân chủ) chuẩn bị trong lúc ông đang chữa vết thương tại
Poitou. Sau đó ông là một trong những người cầm đầu cuộc nội chiến
cho đến khi hòa bình 11/03/1649. Sau đó sự nghi ngờ càng phức tạp
hơn nhưng ông được uy thế nhờ ông có quyền hành với bà công tước de
Longueville. Condé, Conti và Longville (giòng họ vua) bị bắt tháng 1
năm 1650. Marcillac đi trốn với bà công tước de Longueville tại
Normandie. Sau khi cha ông mất (tháng 2 năm 1651), ông kế thừa tước
vị công tước, bấy giờ ông là công tước La
Rochefoucauld.
Bordeaux bị Mazarin lấy mất. La rochefoucauld trở lại Paris và tiếp
tục dấy động những cuộc lộn xộn. Ông có ý ám sát hồng y Retz trong
đại sảnh quốc hội (21/08/1651) nhưng phải đi theo Condé. Lúc bấy giờ
bà công tước De Longueville đã chán ông sau cuộc tình kéo dài 5 năm
để quay lại với công tước De Nemours. Mặc dù bằng lòng xa bà công
tước De Longueville nhưng mông cũng cảm thấy cay đắng nên giúp đỡ bà
De Châtillon lấy lại trái tim của công tước De Nemours đồng thời xa
hoàng tử Condé của bà công tước de Longueville. Lúc bấy giờ chiến
tranh cũng đang còn nóng bỏng và hai đảng đã gặp nhau tại cử ngõ
Paris, phố Saint-Antoine (01-06-1652). La rochefoucauld bị một viên
đạn bắn trúng nơi mặt, làm ông suýt bị mù mắt. Ông dưỡng bệnh khá
lâu, khi khỏi thì vua Paris, Condé qua Espagne và những vị thủ lãnh
của La Fronde được ân xá.
Ðược vua Louis XIV cho hưởng nhiều đặc ân của giới thượng lưu quý
tộc, được gần những người bạn tốt, hiểu ông và khen ngợi tài ông: bà
De Sablé, bà De Sévigné và nhất là bà De La Fayette, người bạn thân
cho đến phút cuối đời, ông không còn tham vọng và hăng say như
trướcm à trở nên trầm lặng điềm đạm.
Ông viết quyển Ký ức (Mémoires) mà bản
sao lại bị đánh cắp và được in tại Cologne năm 1662. Nỗi tức giận đã
làm ông từ chối ông là tác giả.
Quyển Mémoires nói lên xã hội thời ông
nhưng không hoàn toàn của ông. Lần in của Renouard năm 1817 từ bản
chính gốc của La Rochefoucauld mới thật là tác phẩm nổi tiếng của
ông, lần này dưới tựa đề Réflexions ou sentences et Maximes
morales, hay là
Maximes
(châm ngôn). Năm 1665 La Rochefoucauld đã tự in lấy quyển Maximes gồm
150 trang với lời tựa cho độc giả.
Maximes có giá trị văn chương rất lớn.
Quyển Maximes toàn bộ nhất có 504 câu. Aimé Martin cho tái bản năm
1822, rồi Gilbert và Gourdault (1868-1883, 4 cuốn ) rồi Pauly năm
1883. Năm 1863, Barthélemy in dưới tựa đề Oeuvres Inédites de La
Rochefoucauld (Tác phẩm chưa từng xuất bản của La Rochefoucauld) gồm
259 câu châm ngôn, nhưng phần lớn chỉ là những dị bản (variantes)
La Rochefoucauld đã thay đổi hoàn toàn tính tình nhờ Mme de la
Fayette, người bạn đã đưa ông ra khỏi tâm hồn cay đắng. Trái hẳn với
thời kỳ tham gia với La Fronde, giờ đây ông là người dễ thương, nhạy
cảm, thương yêu gia đình và tốt . Ông đã trải qua những đau khổ cùng
cực: con trai ông bị thương nặng khi qua sông Rhin. Một người con nữa
bị giết. Nhưng Mme De Sévigné cho chúng ta biết là ông đau đớn vô
cùng khi nhận tin con trai bà công tước De Longueville mất, đứa con
bà sinh ra trong cuộc nội chiến ở Paris mà La rochefoucauld xem như
con
Bài đọc
thêm:
Maximes
http://vietsciences.free.fr |