Tên Grec là Aristophanés, nhà
thơ kài kịch Hy lạp sinh tại Athènes
vào khoảng 445 trước Công nguyên và mất
vào khoảng 386 TCN.
Ông đã viết trên bốn
mươi vở kịch mà phần lớn chúng ta chỉ được biết được từng
đọan. Chỉ có 11 tác phẩm là còn lưu lại đến ngày nay và
thuộc loại hài kịch cổ điển. Trong số các
tác phẩm này gồm có
những hài kịch châm biếm,
phê bình về chính trị, văn học
, triết
học và xã hội lúc
bấy giờ.
Đả kích chính trị:
Les Acharniens (425)
và La paix (421) trong đó tác giả công kích phe
chiến tranh
Les Cavaliers (424)
nơi này ông tấn công Cléon, kẻ mị dân tối cao.
Les Nuées (423),
Aristophane châm biếm Socrate rằng đã lầm lẫn với
phái Ngụy biện (sophistes).
Les Guêpes (422): Đem
tổ chức các tòa án Athènes ra làm trò cười
Les Oiseaux
(414): Công kích những chính thể không tưởng về chính trị và xã
hội. Đem cái xã hội trong sáng loài chim để nói về những
cái xấu của cơ cấu chính trị, hành chính của Athènes
lúc bấy giờ.
Cũng như sau này trong
kịch phẩm Lysistrata (411) chống chiến tranh, nhất là
cuộc chiến nơi bán đảo Péloponnèse
(Morée) đã làm cho Athènes phải bị điêu tàn.
Đả kích văn học:
Les Thesmophories
(411) tấn công Euripide (Salamine -480; Macédoine -406), nhà thơ
bi kịch Hy Lạp.
Les Grenouilles (412)
Loại văn chương trào phúng chống lại Eschyle và Euripide.
Đả kích xã hội:
Sau khi Athènes bị sụp
đổ, Aristophane gần như bỏ hẳn văn chương trào phúng về
chính trị và thử đi hướng mới như trong
L'Assemblée des femmes
(392), ông viết trào phúng về lý thuyết cộng sản,
công kích chủ nghĩa nữ quyền.
Trong bản viết thứ nhì của Plutus
(388), Sự phân phối của cải không đồng đếu, đưa ra hiệu
quả của sự giàu nghèo.
Nói tóm lại, tất cả các bản hài
kịch của Aristophane phản ánh xã hội,
về các chế độ chính trị của Hy Lạp lúc bấy giờ,
nhất lại
là tại Athènes. Xem các hài kịch
Aristophane chúng ta sẽ hiểu nhiều về xã hội Athènes
lúc bấy giờ.
Platon (427 - 347
TTC) và Quintilien (30 -
100) -nhà hùng biện-, khen văn chương
Aristophane.
Nhiều nhà văn cổ điển bị ảnh hưởng
văn chương Aristophane
http://vietsciences.free.fr
Nguyễn Vũ Ngân Hà |