Trường thực nghiệm của Gs. Hồ Ngọc Đại

Vietsciences- Hồ Ngọc Đại                      19/09/2009

 

Những bài cùng tác giả

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA, Bangkok

GS Hồ Ngọc Đại được biết đến như một nhà giáo dục cấp tiến có nhiều công trình cải cách giáo dục mà điển hình là hệ thống trường thực nghiệm do ông chủ trương trong nhiều năm qua.

Lấy trẻ em làm nguồn cội để cải cách giáo dục

GS Hồ Ngọc Đại cũng được trí thức trong nước đánh giá cao về lý thuyết của ông lấy trẻ em làm gốc trong việc cải cách giáo dục vì trẻ em chính là nguồn cội để giáo dục theo đó phát triển. GS Đại cũng nhấn mạnh rằng cải cách giáo dục là công cuộc để trẻ em được hưởng lợi, nhưng cải cách giáo dục cũng phải là nơi trẻ em Việt Nam đương thời cùng tham gia vào. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn GS Hồ Ngọc Đại về ý tưởng này của ông mời quý vị theo dõi

Mặc Lâm : Thưa Giáo Sư, ông từng nói rằng chỉ có trẻ em mới có thể cứu vãn cả một nền giáo dục mà hiện nay chúng ta đang theo đuổi. Xin ông cho biết lý thuyết này của ông được phát triển trên nền tảng nào, thưa Giáo Sư?

Tất cả chúng ta đều là con đẻ của quá khứ, và cái tư duy quá khứ, cách làm ăn quá khứ, tâm hồn quá khứ, trong khi đó trẻ em là con đẻ của thời đại, và vì nó là con đẻ của thời đại thế cho nên nó xây dựng nên thời đại mới, cái đó nó cứu chúng ta khỏi cái tầm quá khứ được. Chỉ có chúng nó mới làm được

GS Hồ Ngọc Đại : Tất cả chúng ta đều là con đẻ của quá khứ, và cái tư duy quá khứ, cách làm ăn quá khứ, tâm hồn quá khứ, trong khi đó trẻ em là con đẻ của thời đại, và vì nó là con đẻ của thời đại thế cho nên nó xây dựng nên thời đại mới, cái đó nó cứu chúng ta khỏi cái tầm quá khứ được. Chỉ có chúng nó mới làm được, chớ còn chúng ta không đủ sức làm cái chuyện ấy. Chúng ta không đủ sức để vượt qua chính quá khứ của mình, không có ai đủ sức làm cái việc ấy cả, trừ trẻ em ra. Cho nên là đất nước chúng ta khốn nạn, khốn khổ như thế nào thì chỉ có trẻ em hiện nay nó mới có thể xử lý vấn đề đó, chớ còn người lớn hiện nay quá lẩn quẩn trong cái quá khứ, không cách gì mà cứu điều đó được.

Mặc Lâm : Thưa, cái vấn đề quá khứ mà Giáo Sư muốn nói, đó là cái quá khứ chính trị của Việt Nam trong những năm qua hay là cái quá khứ đi ngược nhiều trăm năm về trước? Và làm cách nào mà quá khứ lại dính liền và song hành với nền giáo dục như ý kiến của Giáo Sư đưa ra?

GS Hồ Ngọc Đại : Cái quá khứ nào cũng vĩ đại cả bởi vì quá khứ là qúa khứ thôi, nhưng mà cái đất nước mình chưa bao giờ trong cái hoàn cảnh lịch sử như hiện nay cả. Hiện nay, tất cả các nền giáo dục trước đây là đều sinh ra từ một xã hội có sẵn và nó có sẵn như thế hàng trăm, hàng ngàn năm, hàng trăm năm rồi; còn cái nền giáo dục hiện nay thì không có một cái xã hội có sẵn cho nó. Cái xã hội hiện nay cũng không có sẵn một nền giáo dục cho nó. Cho nên là cả hai phải cùng nhau sinh thành ra, tức là cái xã hội hiện nay sinh thành ra trẻ em và trẻ em sẽ sinh thành ra xã hội, chứ không có xã hội có sẵn. Cái xã hội tương lai này do chính thế hệ trẻ em hiện nay xây dựng nên.

Cái xã hội hiện nay cũng không có sẵn một nền giáo dục cho nó. Cho nên là cả hai phải cùng nhau sinh thành ra, tức là cái xã hội hiện nay sinh thành ra trẻ em và trẻ em sẽ sinh thành ra xã hội, chứ không có xã hội có sẵn. Cái xã hội tương lai này do chính thế hệ trẻ em hiện nay xây dựng nên.

Mặc Lâm : Xin được hỏi Giáo Sư, theo như ý kiến vừa nêu của ông thì trẻ em chính là một thực thể duy nhất vận động sự sinh thành xã hội. Giaó Sư có thể giải thích thêm ở điểm này hay không?

GS Hồ Ngọc Đại : Tôi nói thí dụ cụ thể: Trẻ em sinh năm 2001 thì năm 2007 nó đi học và 2019 nó, toàn thể sẽ đi bầu quốc hội, tức là công dân hết.  Như thế nghĩa là từ năm 2019 thì xã hội Việt Nam là một xã hội sinh ra từ giáo dục. Nó khác với trước đây, trước đây là tất cả xã hội có sẵn ngàn năm cũng như thế, năm này sang năm khác cũng như thế, còn xã hội hiện đại nó khác, xã hội hiện đại nó thay đổi từng ngày một, từng tháng một, và cái đó chỉ có trẻ em hiện đại nó mới chấp nhận được cái đó. Nó là con đẻ của xã hội đó thì nó có thể tạo nên cái xã hội của riêng thế hệ chúng nó, chứ không thể phỏng theo xã hội của người lớn hiện nay được. Mà người lớn hiện nay thì muốn áp đặt trẻ con phải theo họ thì đó là điều trái quy luật, trái đạo lý, không đúng.

Cải cách giáo dục cho phù hợp với sự hiện đại hóa của xã hội

Mặc Lâm : Giáo Sư vừa cho rằng người lớn, hay nói rõ hơn là nền giáo dục Việt Nam hiện nay là một nền giáo dục áp đặt. Ông có thể nói rõ hơn sự áp đặt này thể hiện ở mặt nào rõ nhất ạ?

GS Hồ Ngọc Đại : Tôi chỉ có cái ý tưởng rất đơn giản thôi. Trẻ con hiện đại nó ăn cơm hiện đại, nó mặc áo hiện đại, nó đi xe hiện đại, nó xem tivi hiện đại, nó sử dụng - nó chơi trò chơi - chơi game hiện đại. Tất cả cuộc sống thật của nó đều hiện đại cả, căn cớ gì mà anh bảo là trường học - con cái lạc hậu? nội dung lạc hậu, phương pháp lạc hậu, cách cư xử lạc hậu, căn cớ gì? Như thế là anh chống lại cái tiến trình lịch sử.

Xã hội hiện đại nó thay đổi từng ngày một, từng tháng một, và cái đó chỉ có trẻ em hiện đại nó mới chấp nhận được cái đó. Nó là con đẻ của xã hội đó thì nó có thể tạo nên cái xã hội của riêng thế hệ chúng nó, chứ không thể phỏng theo xã hội của người lớn hiện nay được. Mà người lớn hiện nay thì muốn áp đặt trẻ con phải theo họ thì đó là điều trái quy luật, trái đạo lý, không đúng.

Cho nên trẻ con hiện đại cũng phải hưởng được những thành tựu của khoa học hiện đại, của công nghệ hiện đại, trong tất cả các lãnh vực đời sống hàng ngày và trong tâm hồn, trong trí tuệ của nó sẽ được hiện đại. Cái đó cách đây mấy chục năm nói ra khó có người chấp nhận. Bây giờ cái xã hội nó vận động nhanh lắm.

Mặc Lâm : Tuy nhiên, nếu mà nhìn lại Việt Nam trong những năm gần đây thì kinh phí dành cho cho giáo dục cũng đã tăng lên rất nhiều và người dân cho rằng việc này giúp ổn định đời sống của họ. Giáo Sư có chia sẻ vần đề này như thế nào ạ?

GS Hồ Ngọc Đại : Cái xã hội hiện nay nó ổn định một cách giả tạo, nó ổn định nhưng ổn định không bền vững và sự biến động của xã hội ấy nó buộc anh phải tìm một cái giải pháp bằng giáo dục. Phải đến một lúc như thế, bởi vì những biến động xã hội đến một lúc nào đó nó buộc anh phải thay đổi.

Thì hiện nay số là có biến động nhưng mà nói chung người ta cũng cảm nhận ra nhưng mà còn bảo vệ đựơc, còn duy trì được, đến một lúc nào đó sẽ không còn có thể duy trì được thì nó phải tìm giải pháp bằng con đường khác, lúc đó giáo dục có thể có khả năng rồi, thế thì người ta còn có thể chịu đựng được nhưng mà đến một lúc người ta không thể chịu đựng được.

Mặc Lâm : Vậy thì mặt nào mà xã hội chịu đựng được và mặt nào thì không ạ? Liệu cái mặt không thể chịu đựng được này có thể trở thành vấn đề lớn cho nền giáo dục Việt Nam trong tương lai hay không, thưa Giáo Sư?

GS Hồ Ngọc Đại : Cái mặt chịu đựng được là hiện nay đời sống có lên, cuộc sống thầy cô giáo có lên, đời sống của nhân dân có lên, đời sống của học sinh có lên, nhưng mà cái hiệu quả đạt được quá thấp, cái hiệu quả ấy thấp bởi vì cái đời sống xã hội nó còn chấp nhận được, bởi vì đang ở cái mức thấp mà,  nhưng đến lúc nào đó thì đời sống xã hội sẽ không chấp nhận được cái mốc này, chưa nói là chưa bao giờ nhà nước đầu tư cho giáo dục nhiều như hiện nay, chưa bao giờ giáo dục có nhiều tiền như hiện nay, chưa bao giờ giáo dục được xã hội quan tâm như hiện nay. Đấy là những nhân tố sẽ tạo ra sự biến động ở trong giáo dục. Chứ hiện nay anh cứ cưỡng bức nền giáo dục thì nó phải chống lại anh, nó sẽ quảy lại nó chống lại anh, và như thế là tất cả mọi tiêu cực từ đấy mà ra cả.

Mặc Lâm : Xin cám ơn GS Hồ Ngọc Đại đã dành thời gian cho chúng tôi trong cuộc phỏng vần ngày hôm nay.

 

 

            ©  http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org    Hồ Ngọc Đại