Những bài cùng tác giả
Chương trình là cốt lõi của nền học (CT) sách giáo khoa là tàI liệu pháp
lý trong dạy và học. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhiều biện pháp được
thực thi nhưng thực tế 27 năm qua ta chưa hề có CT-SGK chuẩn để ổn định
giáo dục phổ thông . Chương trình năm nào cũng chỉnh sửa, SGK năm nào
cũng in lại Là người nghiên cứu vấn đề này, xin mạnh dạn chia sẻ với bạn
đọc suy nghĩ của mình và kiến nghị giải pháp khả thi duy nhất
Hoạt động của NXBGD ngoài tầm kiểm soát?
- Năm 2001, tổng số xuất bản phẩm được xuất bản và phát hành là 237, 760
triệu bản , với tổng doanh thu là 1705 tỷ đồng (Cục xuất bản của Bộ Văn
hoá thông tin nhân kỉ niệm 50 ngành xuất bản, công bố 2003). Số lượng
của NXBGD là 200 triệu bản, (8 tỷ đồng tiền tem chống in lậu, giá tem
40đ/cái) chiếm 84,1% tổng số xuất bản phẩm của cả nước. Làm phép tính
đơn giản , doanh thu của NXBGD khoảng 1434,2 tỷ đồng, tương đương 100
triệu USD/năm vào thời gian đó. Năm 2004 theo Tổng cục thống kê Nhà nước
, số tiền người dân bỏ ra 2000 tỷ đồng để mua sách học.
-Về in SGK, Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã chỉ thị chấm. dứt ngay năm
nào cũng in lại SGK
(Thế Giới Mới, Số 449, ngày 13-8-2001). Lấy cớ giá
giấy tăng NXBGD cho tăng giá SGK khoảng 10%, khi chưa có ý kiến của
Chính phủ, theo kiểu tiền trảm hậu tấu, và bất chấp sự phản đối của dư
luận. Vấn đề SGK được GS Hoàng Tuỵ coi là một trong ba cục bứu dị dạng (
liên quan đến SGK, thi cử và học thêm tràn lan) cần phải sớm cắt bỏ. In
lậu sách giáo dục trở thành vấn nạn của xã hội, cơ quan Pháp luật yêu
cầu phải có Quốc sách để chống tệ nạn này (Báo Hà Nội mới, 9-1999)
-Giải thích lý do tăng giá SGK, cùng với NXBGD lãnh đạo Bộ GD-ĐT khẳng
định: lãi xuất bản SGK trong vòng 5 năm (2002-2006-là những năm thay
SGK) là 243 tỷ đồng, trung bình lãi gần 50 tỷ đồng năm? nên không thể
nói là siêu lợi nhuận (SGGP ngày 13-5-2008).Theo Cuc xuất bản, năm 2007
tổng số xuất bản phẩm được xuất bản và phát hành là 276, 447 triệu bản
(CAND ngày 1-5-2008). Cơ cấu sách thật bất hợp lý , ở phổ thông thì sách
làm cho HS bội thực , còn ĐH đói sach học chay suốt 20 năm đổi mới.
Nhìn ra thế giới, không có bất cứ nước nào, mà tỷ lệ sách giáo dục in ấn
hàng năm đạt tới hai con số. Vòng đời SGK ở các nước đều có chế tài sử
dụng ít nhất 10 năm hay lâu hơn, mới được thay. SGK là tài liệu quan
trọng. Có ổn định được CT-SGK chuẩn mực, giáo dục mới ổn định và phát
triển.
Qua các tư liệu đã dẫn, rõ ràng hoạt đông của NXBGD năm ngoài tầm kiểm
soát của Nhà nước.
Lãi của NXBGD là bao nhiêu ?
-Từ năm 2002-2003 việc thay SGK ở bậc phổ thông được tiến hành theo kiểu
cuốn chiếu, bắt đầu bằng ba khúc- lớp 1, lớp 6 và lớp 10. Dự kiến đến
năm 2007 sự thay đổi này hoàn thành. Nhưng năm 2003, chương trình phân
Ban gặp sự cố, Quốc hội đã cho phép dừng lại 2 năm để Bộ nghiên cứu lại,
nên phải đến năm 2009 mới hoàn thành.
- Lớp 1 có 7 môn học: Toán, Tiếng Việt, Đạo Đức, Mỹ Thuật, Âm Nhạc, Thủ
Công, Tự Nhiên Xã Hội. Kèm theo các sách này có tới 8 cuốn nữa được
thiết kế cho học sinh viết vào một lần rồi bỏ đi như sách Vẽ, Mỹ thuật,
Đạo đức, Bài tập đạo đức, Toán, Bài tập toán, Thủ công, Bài tập tiếng
Việt. Như vậy, thật lãng phí !
_Chỉ tính riêng với môn tiếng Việt, tiền lãi thay SGK đã là con số rất
lớn. Sách tiếng Việt có 2 tập. Giá một tập là 9.800 đồng. Số học sinh
vào lớp 1 là 1,7 triệu em. Doanh thu riêng việc thay sach môn học NXBGD
là 33, 32 tỷ đồng.
Phần thù lao cho tác giả theo ông Đỗ Ngọc Thống (VietnamNet 5-11-2006)
có 2 cách tính:
i/ Theo giá bìa 10%: ( hơn hai trăm ba mươi năm triệu đồng );
ii/ Theo tiết học là 350.000đ/ tiết: triệu (hơn một trăm mười ba triệu)
Theo các chuyên gia, trừ tiền giấy in ấn và phát hành, thì tiền lãi một
môn học này NXBGD thu khoảng 30 tỷ đồng hơn 2 triệu USD, cho lần xuất
bản đầu tiên năm 2002.
Xin lưu ý, vì là thay sách, nên con số 1,7 triệu em phải mua là chuẩn,
còn NXBGD chỉ ghi 300.000 cuốn ở bìa sách, và khi tính tiền thù lao chỉ
128.000 cuốn là không đúng với thực tế.
Thù lao cho các tác giả đáng lý phải là trên 3 tỷ đồng, chứ không phải
vài trăm triệu! Rõ ràng NXBGD không thành thật với Nhà nước và
.!
Việc cung cấp miễn phí cho con gia đình chính sách, hỗ trợ SGK cũ và thư
viện của NXBGD là việc làm đáng hoan nghênh, nhưng tổng số tiền 16,5 tỷ
đồng cũng chỉ là con số nhỏ
Kể từ năm đó đên nay NXBGD năm nào cũng tái bản môn học này, và thu lợi.
Năm 2008, giá bìa môn tiếng Việt, hai tập là 21.400 đ/ bộ, số lượng in
là 240.000 cuốn (chắc là còn xa con số thực tế) số tiền thu được 5,136
tỷ đồng, và NXBGD hàng năm thu lợi, mà hầu như không phải đầu tư thêm.
Mỗi năm NXBGD in mới vài chục tựa sách cho việc thay SGK ở các cấp, và
tái bản hàng trăm tựa sách. Tiền lãi hàng năm, qua nghiên cứu nhiều năm
và ước đoán của tôi, là vài trăm tỷ đồng /năm, chứ không phải xấp xỉ 50
tỷ đồng/năm, như ai đó khẳng định.
Chương trình, SGK hiện nay chưa phải là một sản phẩm khoa học. Sản phẩm
kém chất lượng mà muốn tăng giá là phi lý và áp đặt
Nguyên nhân
CT-SGK là công trình khoa học mang tầm vóc Quốc gia. Về nguyên tắc NXB
chịu trách nhiệm về nội dung, in ấn và phát hành. Song sách giáo dục thì
NXB ở các nước chỉ là phương tiện của giới học thuật, và là trách nhiệm
của Nhà nước. Song ở nước ta, quyền tổ chức biên soạn vô tình hay hữu ý
lại trao cho NXBGD. Việc chỉnh sửa diễn ra triền miên. Đây là mối lợi
tương sinh, càng chỉnh sửa và in lại , NXBGD càng thu lợi. Do bất cập về
tổ chức nhân sự và quy trình biên soạn chẳng giống Ai. Khi biên soạn ở
tầm vĩ mô , không có các CT-SGK chuẩn trong và ngoài nước để tham khảo
so sánh, đối chiếu. So với chương trình giáo dục chung của các nước,
nhiều nội dung trong SGK của ta nặng từ 1 đến 3 năm, kiến thức theo cách
tổ chức cắt khúc cuốn chiếu -vừa chạy vừa xếp hàng không liền mạch, ngôn
ngữ trình bầy trìu tượng, xa cuộc sống, khó dạy khó học. Hiện nay trên
thế giới, nước nào cũng có CT-SGK chuẩn của mình theo thước đo chung của
Quốc tế, kể các nước khó khăn ở châu á, Phi và Mỹ La Tinh. Chỉ riêng có
nước ta, 27 năm qua, chưa hề có CT-SGK chuẩn. Thật bất lợi cho sự nghiệp
trồng người. Người Trung Quốc được di huấn lại: sai trong giáo dục là có
tội trong lịch sử, hỏng một việc lớn của Quốc gia.
Có ý kiến xoá độc quyền biên soạn, in ấn và phát hành SGK sẽ giải quyết
được tình hình bế tắc trong giáo dục ophor thông hiện nay. CT-SGK liên
quan đến học thuật, không phải đông người là giảI quyết được. Hẳn mọi
người còn nhớ, vào những năm năm-sáu mươI của thế kỷ trước toàn dân mà
đúc thép thì chỉ được gang , còn độc quyền in ấn và phát hành. Nếu ban
thảo CT-SGK chuẩn có trước, sau có chế tàI sử dụng quy định sau 10 năm
mới được in lại, với kỹ thuật hiện đại ngày nay NXB nào cũng có thể làm
được. Sự độc quyền của NXBGD sẽ không cần thiết phảI đặt ra.
Giải pháp nào cho SGK ?
Trước mắt giữ nguyên giá SGK như năm ngoái. Giá giấy tăng năm nay làm
NXBGD lõ 55 tỷ đồng, hoàn toàn có thể cân đối với nhiều khoản lãi khác
mà NXBGD lạm thu. Ví dụ, giá 6 cuốn sách ôn tập thi tốt nghiệp phổ thông
năm nay là 96 nghìn đồng. Hiện ta có khoảng 1 triệu HS lớp 12, chỉ cần
50% số học sinh mua bộ sách này, NXBGD sẽ thu được khoản tiền cũng gần
đủ 55 tỷ đồng. Các sách ôn tập này, xin lưu ý ở nước ta trước đây và
nhiều nước không hề có
Theo Điều 36 của Hiến Pháp 2002, Điều 100 của Luật Giáo dục năm 2005, vê
chương trình giáo dục và SGK , người chịu trách nhiệm trước Quốc hội và
nhân dân, là Chính Phủ, cụ thể là Thủ tướng. Để giải quyết tận gốc vấn
đề, ta cần sơm có CT-SGK chuẩn. Giải pháp mới cho CT-SGK đã được các nhà
khoa học trình bầy trên các phương tiện thông tin đại chúng nhiều năm
nay: CT-SGK chuẩn phù hợp với Việt Nam, hội nhập thế giới theo các chuẩn
mực học thuật quốc tế sẽ hoàn thành trong vòng một năm, với kinh phí chỉ
khoảng 100 tỷ đồng, để ta có thể thay đồng loạt CT-SGK mới từ lớp 1 đến
lớp 12 trong thời gian tới . Tính hiệu quả và thực tế của giải pháp mới
này, xin lưu ý đến nay, không còn bất cứ sự phản bác nào, kể cả Lãnh đạo
Bộ GD-ĐT. Chế tài sử dụng SGK chuẩn ít nhất 10 năm hay lâu hơn mới được
in lai, sẽ đươc Quốc hội thông qua. Việc cung cấp miễn phí SGK cho HS
giống như các nước, sẽ hoàn toàn khả thi.
Khối u dị dạng liên quan đến SGK đeo bám vào giáo dục nước ta nhiều năm
nay hoàn toàn có thể được loại bỏ.
Vấn đề còn lại vẫn là con người và tổ chức, người chúng ta không thiếu,
miễn là biết lựa chọn.
Văn Nghệ trẻ,
Số: 21 (603), Chủ Nhật, Ngày ra 25-5-2008
©
http://vietsciences.free.fr
và http://vietsciences.org
Nguyễn Xuân Hãn
|