Café Wifi tiếp tục câu chuyện của các nhà giáo
Phạm Toàn, Đỗ Việt Khoa ở Hà Nội, thầy Dương ở Nha Trang và cô
Xuân Mai ở Long An về nền giáo dục Việt Nam, kỳ này liên quan
đến vấn đề sách giáo khoa.
Photo courtesy of gdtd.vn
Một học sinh đang xem
sách giáo khoa lớp 6 môn tiếng Anh.
Khánh An xin chào tái ngộ với quý vị và các bạn trong
chương trình Café Wifi. Khánh An xin mời nhà giáo Phạm Toàn
tiếp tục với ý kiến hôm trước:
Phải được tự do nghiên cứu
Nhà giáo Phạm Toàn: Tôi nói lại nhé và
tôi chịu trách nhiệm về điều đó, nước ta có rất nhiều giáo
viên nhưng chưa có nhà sư phạm. Thế bây giờ phải có nhà sư
phạm, mà nhà sư phạm đó phải được tự do nghiên cứu, tự do phát
triển sức sống sư phạm của mình. Tất cả vấn đề là ở chỗ đó.
Chúng ta bây giờ phải hô hào được một sự đa dạng trong nghiên
cứu giáo dục thì mới có các nhà sư phạm được. Hiện nay cứ như
tình hình bây giờ thì không có nhà sư phạm được. Là vì sao? Vì
nhà sư phạm cần có đất thực nghiệm, nhà sư phạm phải có đất để
thí nghiệm cách dạy của mình, cách học của trẻ em, thế nhưng
bây giờ chỉ được theo mấy cái anh ngốc thôi thì làm sao mình
có thể giỏi được!
Thế bây giờ phải có nhà sư phạm, mà nhà sư
phạm đó phải được tự do nghiên cứu, tự do phát triển sức
sống sư phạm của mình.
Nhà giáo Phạm Toàn
Giáo viên Dương: Tôi xin góp ý kiến.
Dạ, đó là vấn đề sách giáo khoa của mình nó không hợp với đối
tượng học, nguyên nhân là do những người soạn...
Nhà giáo Phạm Toàn: À đúng, người soạn
thì giỏi.
Giáo viên Dương: Là thạc sĩ và tiến sĩ
quá giỏi và người ta chẳng bao giờ đứng xuống dạy phổ thông
hoặc là dạy ở cơ sở.
Nhà giáo Phạm Toàn: Đúng rồi! Anh nói
cái đấy là rất đúng đấy.
Giáo viên Dương: Do đó người ta soạn ra
rồi chỉ có người ta học thôi chứ thực tế học sinh học không
nổi, còn giáo viên muốn viết sách thì viết không được, phải
không ạ?
Nhà giáo Phạm Toàn: Thế tôi nói cái chỗ
này nhé, cái quyển sách mà mình soạn lại cho học sinh bây giờ
phải là quyển sách để mà nó tự học. Các anh chị mở trang mạng
hiendai.edu.vn mà chúng tôi vừa mới ra đấy, đặc biệt các anh
chị đọc lại bài "Các hình thái khác nhau của sách giáo khoa",
hiện nay người ta chỉ hiểu sách giáo khoa như quyển sách đề là
"sách giáo khoa" bán ở hiệu sách. Sự thực thì nó có 3 hình
thái. Hình thái quan trọng nhất là cái hình thái ở trong tinh
thần, thầy và trò tìm ra trong giờ học và cái đó nằm ở trong
đầu trẻ con. Cái quyển sách kia chỉ là cái gợi ý ghi lại những
cái nó đã đọng ở trong đầu. Tất cả những cái đó, hiện nay, nền
giáo dục của chúng ta không có định nghĩa đúng cái khái niệm.
Một tiết học lịch sử của học sinh Trường
THCS Kiến Thiết, quận 3 - TPHCM. Photo courtesy of
tieuhocdanghai.com
Thế nào là một bài học? Không định nghĩa được!
Thế nên sách văn của chúng tôi có 5 bài học. Thế bảo cả năm có
5 bài học à? Thì cả năm chỉ có 5 bài học. Tiết thứ nhất của
cái bài đấy phải là tiết hình thành được khái niệm ấy. Từ tiết
thứ hai là những tiết ứng dụng cái đó, trẻ con tự tìm ra để
ứng dụng, đấy là tự học đấy. Phải không nào? Tức là thế này,
lúc nãy tôi nói là nó thiếu nhà sư phạm, bây giờ tôi nói luôn
nữa, cái nền sư phạm của nước ta nó thiếu lý luận. Và tôi nói
thêm nữa, cái nền sư phạm của nước ta nếu như nó có lý luận
thì là một thứ lý luận giáo điều, không bao giờ áp dụng được
vào thực tế cả. Thế thì ta phải chống lại cái đó, nhưng bây
giờ chống lại chỉ bằng nói thôi thì nó không nghe, chống lại
bằng cách mình làm ra một cái tốt hơn. Bây giờ cứ nói là anh
đi bộ, anh đi xe đạp cọc cạch thế này mà làm ra cái ô-tô thì
tức khắc có người đi ô-tô.
Cải cách như thế nào?
Khánh An: Dạ vâng. Bây giờ Khánh An
xin đặt một câu hỏi. Thật ra câu hỏi này do một bạn sinh viên
trong những kỳ thảo luận trước đã nói rằng giáo dục của mình
sau một thời gian cải cách thì bây giờ người ta không biết
đường nào mà lần. Nội bây giờ cải cách làm sao cho nó quay trở
lại như hiện trạng ban đầu thì cũng là một việc rất khó rồi.
Bác nghĩ làm sao? Bác là người rất có tâm huyết, đang là người
làm về sách giáo khoa thì bác nghĩ sao?
Nhà giáo Phạm Toàn: Bây giờ tất cả
những cái đó phải có những nhà sư phạm làm.
Cô Xuân Mai: Vậy từ xưa tới nay sách
giáo khoa không phải là sư phạm làm sao bác?
Nhà giáo Phạm Toàn: Phải tin vào nhà sư
phạm chứ không thể tin vào mấy anh quản lý vớ vẩn, dốt. Tức là
hiện nay ở nước ta những nhân tài bị dưới quyền chỉ huy của
những anh dốt, thế thành ra đâm ra không làm việc được.
Khánh An:Thế thì làm sao?
Hiện nay ở nước ta những nhân tài bị dưới
quyền chỉ huy của những anh dốt, thế thành ra đâm ra không
làm việc được.
Nhà giáo Phạm Toàn
Cô Xuân Mai: Đúng rồi. Bác nói đúng
rồi.
Nhà giáo Phạm Toàn: Mình không nói thì
thôi, còn nói thì phải nói thẳng.
Cô Xuân Mai: Đúng, đúng! Bác nói đúng.
Nhà giáo Phạm Toàn: Thế cho nên bây giờ
thế này, mình biết mình có năng lực mà bây giờ mình cứ kêu thì
đâm cãi nhau. Bây giờ phải ngồi lẳng lặng mà làm. Có một cái
luật: Muốn thắng một cái xấu thì mình phải thắng trên thế mạnh
chứ không thắng trên thế cầu may. Bây giờ một đội bong ở World
Cup đấy, đội thắng phải là đội mạnh chứ không phải là hôm bên
kia nó đau bụng thì mình thắng thì thắng làm cái gì! Mình
thắng thì mình phải thắng trên cái thế mình là giỏi.
Thế bây giờ mình phải xem là mình giỏi ở chỗ
nào, có những chỗ mình dốt, có những chỗ mình giỏi thì mình
giỏi ở chỗ nào, thì phải kết hợp những người giỏi với nhau để
thành một tập hợp và bổ sung cho nhau, thế rồi sau đó có một
hướng đi. Mình phải tự tin là mình giỏi và mình nên đem cái
giỏi của mình để phục vụ cho dân tộc chứ không phải để tham
nhũng. Không phải giả vờ giỏi để tham nhũng! Thế thì phải làm
những việc lớn nhưng mà những việc lớn bắt đầu từ cái nhỏ. Giả
dụ như thế này, học sinh lớp một học như thế nào? Thế rồi làm
sao dạy đạo đức cho nó bây giờ nào? Mà không dạy đạo đức thì
không được, thế vậy phải dạy như thế nào? Thế thì cái này phải
nghiên cứu.
Thế xong rồi trẻ con nó phải biết yêu thương,
làm thế nào cho nó biết yêu thương? Hai tháng nữa các bạn mua
sách Lớp Một của tôi mà đọc. Sang năm sẽ in sách Lớp Hai, Lớp
Ba.
Khánh An: Bác nói rằng bắt đầu từ
Lớp Một, thế thì các thầy cô dạy các bé đó thì sao? Họ có cần
phải thay đổi từ các thầy cô không?
Nhà giáo Phạm Toàn: À, thế này nhé, vấn
đề là mình phải soạn được quyển sách để các thầy cô dễ thực
hiện, không đánh đố các thầy cô. Phải không nào? Thế rồi có
một anh bộ trưởng vớ vẩn lại bảo phải bắt đầu từ lớp mẫu giáo,
cái đó cũng lại vớ vẩn nốt, bởi vì mẫu giáo và phổ thông lớp
một là hai cách học khác nhau. Lớp mẫu giáo là cái lớp để củng
cố các giác quan, củng cố các cơ bắp. Nhưng bắt đầu từ lớp một
là lớp bắt đầu học bằng trí tuệ, bằng tinh thần. Thế thì hai
cái khác nhau chứ!
Một học sinh đang xem sách Lịch sử và Địa
lý. Photo courtesy of tienphong.vn
Có một anh vớ vẩn cách đây một hai năm nó bảo
phải bắt đầu từ 5 tuổi, thế là nó không hiểu gì về giáo dục cả
mà nó cứ làm, nói lăng thăng rồi cuối cùng có làm được cái gì
đâu! Là vì nó không hiểu thế nào là một bậc học cả. Bậc học từ
một tới hai tuổi là bậc để mẹ bế con, bà bế cháu là tốt nhất.
Nếu cần phải gửi vào các nhà trông trẻ để mẹ đi làm thì cũng
được, nhưng mà các cô giáo đó phải được đào tạo để biết trông
trẻ để cho nó tập luyện các giác quan.
Sau đó từ 4-5 tuổi là tập cho nó xã hội hóa
dần đi, tập luyện các giác quan, tập cho cơ bắp của nó cứng
lên. Phải không nào? Mắt thì phải biết nhìn cho nó tinh, cho
nó đúng. Bảo bên trái là bên trái, bảo bên phải là bên phải.
Chứ bảo viết từ bên trái sang bên phải nhé, thế mà để mắt lác
sạch, viết từ bên phải sang bên trái như người Tàu, thế thì
mẫu giáo là cái đó. Nhưng mà lên đến lớp một rồi thì lớp đó
phải học về khoa học, phải học những khái niệm khoa học. Tất
cả những cái đó đòi hỏi những nhà sư phạm làm chứ không thể để
cho những thằng lang băm nó làm. Hiện nay những anh lang băm
nó chạy được dự án rồi nó chia nhau nó làm.
Nhập khẩu văn hóa giáo dục?
Thầy Đỗ Việt Khoa: Thưa bác Toàn, cháu
có ý kiến như thế này bác ạ. Thiếu người sư phạm thì nên xem
nước nào tiên tiến nhất về giáo dục trên thế giới....
Nhà giáo Phạm Toàn: Không! Không! Không
phải theo nước nào cả! Cứ theo nước Việt Nam thôi, không phải
theo nước nào cả.
Thầy Đỗ Việt Khoa: Để dịch ra cho chúng
cháu tham khảo.
Nhà giáo Phạm Toàn: Không! Không! Tôi
nói lại với các anh là về văn hóa giáo dục thì không được đi
nhập khẩu cái gì cả. Tôi nói một chuyện vui như thế này để
giải thích.
Thầy Đỗ Việt Khóa: Văn hóa thì không
nhập nhưng mà cái kiến thức thì...
Nhà giáo Phạm Toàn: Không! Không! Ăn
rau má thì lá rau muống cuộn rau đay, nó phải hợp với thuông
thổ của người Việt Nam. Bây giờ tôi nói thế này, chúng tôi đã
có câu đùa, bây giờ nước ta không có kỹ sư trồng rừng thì có
thể thuê Tây đến làm, không ai mắng mày là bọn đồ vô lâm
nghiệp cả. Bây giờ nước mình không có bác sĩ nhờ người ta về
đỡ đẻ cho, không ai gọi đồ mày là đồ vô hộ sinh cả. Thế nhưng
mà nếu bây giờ bảo nó về nó dạy học thay thì sẽ mắng là đồ vô
gì, anh đoán coi?
Cô Xuân Mai: Vô giáo dục!
Thầy Đỗ Việt Khoa: Không. Ý cháu muốn
nói rằng là ....
Nhà giáo Phạm Toàn: Không phải. Về văn hóa và giáo dục
là phải cực đoan, dân tộc thôi, không phải học ai cả.
Thầy Đỗ Việt Khoa: Cháu muốn diễn đạt
như thế này cho đúng. Vừa rồi rất nhiều người nói nên có nhiều
bộ sách giáo khoa để chọn lựa....
Nhà giáo Phạm Toàn: Cái đó thì tôi đồng
ý. Phải dân chủ.
Thầy Đỗ Việt Khoa: Hiện nay cháu và đa
số anh em giáo viên như cháu tiêu chuẩn chỉ có một bộ sách
giáo khoa thôi.
Cuộc sống có nhu cầu mà lại có cái đáp ứng
thì nó vẫn tìm được đến với nhau. “Vườn khuya xăm xăm băng
lối đường vườn khuya một mình”, phải không nào?
Nhà giáo Phạm Toàn
Nhà giáo Phạm Toàn: Tôi lại nói lại với
anh Khoa chỗ này nhé, bây giờ người ta vẫn chủ trương ép như
thế thì tôi không đưa sách của tôi cho Nhà xuất bản Giáo Dục,
tôi đưa cho nhà xuất bản khác làm. Tôn Tử dạy trong binh pháp
là không có tình huống nào là không có lối thoát. Anh có tài
thì anh có được hết. Phải không nào?
Cô Xuân Mai: Cho cháu xin hỏi bác điều
này nhé. Theo cháu biết là nhà nước mình quy định sách giáo
khoa là pháp lệnh, giáo viên phải dạy theo sách giáo khoa của
nhà nước ban hành.
Nhà giáo Phạm Toàn: Đúng rồi! Khổ lắm!
Ai cấm bạn bán cho người ta những sách gọi là tham khảo?
Cô Xuân Mai: Bây giờ sách của bác Phạm
Toàn soạn ra đi rồi nhà nước có cho giáo viên sử dụng không?
Nhà giáo Phạm Toàn: Người ta sẽ có cách
sử dụng, miễn đấy là sách tốt. Tự giáo viên người ta biết
cách. Có nhiều cách lắm. Cách thứ nhất là người ta dùng phương
pháp ấy. Sách của bộ vẫn cứ để trên bàn nhưng người ta dạy
sách khác kệ người ta.
Cô Xuân Mai: Bác ơi, thí dụ bây giờ
người ta bắt buộc mình phải dạy y như sách giáo khoa, dạy khác
thì không được, rồi bác nghĩ thế nào? Tại vì bác không thực tế
đứng lớp, bác không biết những tình huống đó đâu. Có nhiều khi
sách giáo khoa viết dở lắm, dở ẹc à nhưng mà bắt buộc giáo
viên phải hoàn thành y như vậy đó, không được đổi.
Nhà giáo Phạm Toàn: Đúng rồi. Nhưng mà
thế này, những chỗ này mình phải làm dần dần, mình không thể
làm nhanh được. Trước hết, mình phải soạn được những sách tốt
đã, sách tốt thật đấy, tức là sách đó khác hẳn sách của cái bộ
gọi là Bộ Giáo dục đấy đi. Nó khác như thế nào thì tháng 8 này
...
Cô Xuân Mai: Nhưng mà người ta không
cho, người ta không cho phổ biến thì làm sao? Người ta không
cho giáo viên sử dụng thì làm sao?
Nhà giáo Phạm Toàn: Sẽ có cách. Đấy,
chờ mà xem. Nó hệt như là những bà già cấm con gái đi lấy
chồng, nhưng mà nó vẫn có cách. Cấm đủ thứ thế mà nó vẫn thì
thọt nó đi được. Cái đó người ta gọi là nhu cầu của cuộc sống.
Cuộc sống có nhu cầu mà lại có cái đáp ứng thì nó vẫn tìm được
đến với nhau. “Vườn khuya xăm xăm băng lối đường vườn khuya
một mình”, phải không nào?
Khánh An:Vâng. Thưa quý vị và các
bạn, ý kiến của nhà giáo Phạm Toàn vừa rồi đã kết thục chương
trình Cafe Wifi kỳ này. Tuần tới chúng tôi sẽ tiếp tục trò
chuyện xung quanh đến vấn đề lương giáo viên.
Khánh An mong nhận được những ý kiến và sự
tham gia của quý vị và các bạn vào Cafe Wifi. Xin quý vị và
các bạn để lại ý kiến và số điện thoại ở địa chỉ email
wificoffee.rfa@gmail.com hoặc vietweb@rfa.org