|
Từ 1902 đến 1945, những Khoa trưởng các
trường Ðại học đều là người Pháp. Trường Ðại học lúc bấy giờ do Ðại
học Paris điều hành và tiếng Pháp được giảng dạy trong trường. Hai
bệnh viện của trường Ðại học được thành lập lúc bấy giờ là
bệnh viện Phủ Doãn (giờ là Việt Ðức) và bệnh viện Bạch Mai.
Ông là giáo sự chính thức đầu tiên, sau đó là
khoa trưởng đầu tiên của trường Ðại học Y khoa Hà Nội.
Hồ Đắc Di sang Pháp du học
(1918-1932). Đầu tiên, ông đến bệnh viện Cochin, học ở bệnh khoa của
giáo sư Ferdinand Widal, lúc này đang là niềm tự hào của y học lâm
sàng nước Pháp.
Đỗ bác sĩ nội trú, Hồ Đắc Di
làm phẫu thuật một thời gian ở bệnh viện Tenon, rồi về nước.
Giáo sư Hồ Đắc Di đã viết mấy chục tiểu luận,
diễn văn, bài giảng, lời phát biểu, Trường Đại học Y Hà Nội đã tập
trung thành mấy tập để lưu, một số ít bài đã đăng báo
Thành tích nghiên cứu Khoa học và đào tạo
Trong luận án tốt nghiệp bác
sĩ Y khoa làm tại Paris, ông là người đầu
tiên sáng tạo một phương pháp mổ dạ dày (nối thông dạ dày-tá tràng)
để điều trị chứng hẹp môn vị do bệnh loét dạ dày- tá tràng gây ra,
thay thế cho phương pháp cắt bỏ dạ dày vẫn dùng trước đó. Đây là
cách điều trị bảo tồn, được mang tên Ông, được nhiều sách giáo khoa,
nhiều công tình nhắc đến và thừa nhận giá trị trong suốt 30-40 năm.
Các công trình khoa học sau
này của GS. Hồ Đắc Di (1937-1945) thường đứng tên chung với đồng
nghiệp (như GS. Huard, GS. Meyer-May…), với cộng sự và học trò (Vũ
Đình Tụng, Tôn Thất Tùng…) với nội dung giải quyết các bệnh rất đặc
trưng của một nước nhiệt đới nghèo nàn và lạc hậu. Viêm tụy có phù
cấp tính do Ông phát hiện từ 1937 đã mở đường cho các kết quả nghiên
cứu rực rỡ sau này của Tôn Thất Tùng vào những năm
sau. Cách điều trị bằng phẫu thuật các biến chứng viêm phúc mạc do
thương hàn cũng có đóng góp lớn trong mở đường nghiên cứu thủng túi
mật, hoặc nêu một phương pháp mổ mới, trong phẫu thuật sản khoa. Các
phân tích thống kê phẫu thuật, cùng với Huard, được đăng ở báo Y
học Viễn Đông
ấn hành ở Paris, rất được các nước nhiệt đới coi trọng và tham khảo
rộng rãi. Giáo sư là người đầu tiên ở nước ta nghiên cứu tình trạng
sốc do chấn thương, được báo trên đăng tải (1944) cùng nhiều công
trình có giá trị khác, như Phẫu thuật điều trị viêm phúc mạc ở
Bắc Kỳ (1944),
Phẫu thuật chữa loét dạ dày-tá tràng ở Bắc Kỳ (1944). Tạp chí
Viện Hàn lâm phẫu thuật đăng Thủng túi mật hiếm gặp, 1937;
viêm phúc mạc do thủng ruột trong thương hàn, 1939…); báo Y học
Hải ngoại của Pháp đăng Một kỹ thuật mới
mổ lấy thai nhi.
Với 21 công trình hiện tìm
được trong 37 công trình đã công bố, ông là nhà phẫu thuật đầu tiên,
xứng đáng là bậc thầy đầu tiên với các công trình mở đường cho những
hướng nghiên cứu sau này, xứng đáng được hội đồng giáo sư (toàn
người Pháp) đánh giá cao và được bầu chọn là giáo sư người Việt đầu
tiên.
Trong kháng chiến chống Pháp,
Giáo sư cùng học trò của mình - Bác sĩ Tôn Thất Tùng, đã có một
quyết tâm và một quyết định lịch sử mà đất nước ta nhớ ơn: duy trì
và phát triển Trường Đại học Y-Dược khoa nhằm trực tiếp đáp ứng nhu
cầu cấp bách của cuộc kháng chiến: đó là cung cấp cho nhân dân và
quân đội một đội ngũ cán bộ y tế có trình độ cao, với số lượng gấp
bốn lần tổng số bác sĩ mà ta có, khi bước vào cuộc kháng chiến này.
Phương châm đào tạo nổi tiếng
mà giáo sư đề ra lúc đó đã được lịch sử thừa nhận là khoa học và
hiệu quả: "Đi phục vụ chiến dịch, về trường tổng kết, lại đi
chiến dịch: từ thực tiễn, thông qua thực nghiệm khoa học, lại trở về
thực tiễn". Từ phương châm này, nhà trường đã đào tạo được trên
250 bác sĩ, gần 100 dược sĩ phục vụ kháng chiến trên mọi vùng đất
nước. Giai đoạn sau kháng chiến chống Pháp, khi chất lượng đào tạo
có nguy cơ giảm sút, Ông nhắc nhở "trường đại học không phải là
trường phổ thông cấp 4"; mà là nơi "biến quá trình người học
từ chỗ được đào tạo thành quá trình người học từ chỗ được đào tạo
thành quá trình họ có thể tự đào tạo". Các quan điểm về triết
lý, giáo dục, đào tạo cũng như đạo đức y học của giáo sư thể hiện rõ
trong các diễn văn khai giảng mà Ông đọc hàng năm. Trích diễn văn
đọc ngày 6-10-1947: "Trường ta gắn bó với vận mệnh của tổ quốc:
phục vụ nhân dân, học đi đôi với hành, dạy đi đôi với nghiên cứu
khoa học. Về quan hệ thày-trò thì đó là quan hệ thân ái, đoàn kết
cùng giúp nhau học tập tiến bộ, không có chỗ cho sự quỵ lụy, ý thức
phê bình phải được đề cao, để hiểu được chân lý. Trường Y khoa phải
là chính mình: Hiểu cái thật, yêu cái đẹp, để thực hiện cái tốt".
(1) Widal, Fernand (1862-1929) - Tác
giả những công trình nghiên cứu bệnh thương hàn (typhoïde) và bệnh
thận.
|