Trạng Quỳnh  -  Triều đình

 

Vua quan "Thiên triều" vốn quen thói kiêu ngạo.

Năm ấy, được tin sứ nhà Thanh khét tiếng hống hách sắp sang nước ta, vua Lê chúa Trịnh tỏ ý lo ngại. Tin vào tài ứng đối của Quỳnh, triều thần giao cho Trạng giữ việc tiếp sứ.

Trạng cho dựng một ngôi quán nhỏ bên bờ sông cái, xin vua triệu bà Điểm ra đó ngồi bán hàng. Còn mình tự quản một chiếc đò, nhận đón chở sứ bộ qua sông.

Mấy tên trong sứ bộ Tàu vừa đến nước ta, qua ngôi quán bà Điểm, nhác trông thấy cô hàng nước xinh tươi óng ả, liền thả lời bỡn cợt.

Một tên líu lo đọc bâng quơ:

"
Nam bang nhất thốn thố bất tri kỷ, nhân canh!" (nghĩa là: Một tấc đất nước Nam không biết bao nhiêu người cày). Ý nói mỉa bà hàng nước lẳng lơ.

Bà Điểm đang nhai trầu, nhổ toẹt một bãi nước cốt xuống đất, nói trống không:

"
Bắc triều chủ đại phu giai đo thử đồ xuất" (nghĩa là: Bọn quan to, ông lớn ở nước phương Bắc đều từ chỗ ấy mà chui ra cả).

Câu đối lọt vào tai bọn sứ bộ, chúng giật mình, câm họng. Dè đâu chị hàng bán nước mà tài học siêu việt đến thế.

Đến lúc xuống đò, Quỳnh đã mặc giả làm chú lái, cầm sào đợi sẵn ... Đò ra giữa sông, một tên trong đoàn sứ bộ Tàu hổng ruột, lỡ xổng ra một tiếng "bùm".

Hắn đã không biết sượng mặt, còn đọc một câu chữa thẹn lếu láo :

"
Lôi động Nam bang" (Sấm động nước Nam).

Trạng Quỳnh đang cầm chèo. Liền đứng vạch quần đái vòng cầu câu xuống nước mà nói:

"
Vũ quá Bắc hải" (mưa qua bể Bắc).

Từ đó, cả bọn Ngô ngông bấm nhau ngồi im thin thít. Khiếp vía là phải.

Mới gặp chị hàng nước, anh lái đò, "Thiên triều" đã lúng túng đến không biết đối phó thế nào.

____________

 

Sứ bộ Tàu liên tiếp bị thua mưu trí Trạng Quỳnh, triều thần và dân khắp nơi đều mở lòng, mát mật. Riêng chúa Trịnh hèn đốn, sợ tổn sức đến Thiên triều, gọi Quỳnh vào nội phủ quở mắng:

- Nhà ngươi tài giỏi vặt vảnh chẳng qua chỉ đuổi được một con trâu ra khỏi vạch vôi, đập vỡ một cái lọ thủy tinh. Liệu đến lúc thiên binh phương Bắc kéo sang, ngươi có đứng ra chống đỡ nổi hay không?

-
Khải chúa, người nói điều chi lạ? Một mình tôi không trị nổi thiên binh vạn mã, song cả nước này từ trên xuống dưới một lòng thì sợ gì không đè bẹp được giặc. Nhà chúa hãy trông lại các đời Đinh, Lê, Lý, Trần ... vua tôi nước Việt đã ai chịu quỳ gối khuất phục chúng bao giờ chưa?

Chúa Trịnh tím mặt, cắn răng không nói được câu nào nữa. Ít lâu sau, nhân viện cớ đòi Trạng vào chầu, Trạng không chấp lệnh, chúa sai một toán kiêu binh đến kéo đổ nhà Trạng. Bọn này mang thừng , chão đến buộc vào cột, kèo, nóc, mái. Sắp ra tay thì Quỳnh dọa:

- Chúa sai bọn bay kéo đổ nhà. Được rồi. cứ kéo đi, nhưng cấm há miệng hò dô. Đứa nào không làm đúng như vậy, ta cho gia nhân vặn răng, rút lưỡi!

Không đồng thanh hiệp sức "dô ta" làm sao đủ lực giật đổ nhà. Lính của chúa đành quấn thừng, chão, lủi thủi ra về.

Chưa trả thù được Trạng, chúa chưa hả giận. Lần khác, chúa lại truyền lính nội phủ: "Cứ đến đại tiện ra nhà Trạng, cho thối hoắc lên, Trạng ắt phải bỏ đi nơi khác".

Bọn lính kéo đến sắp giở trò, lại bị Quỳnh nạt:

- Được rồi, chúa sai bọn bay đến ta, cứ việc. Nhưng chúa không sai đái thì cấm đái. Đứa nào đái ra đất nhà tao, tao sẽ cho gia nhân cắt dái đó!

Làm sao người ta có thể "đại tiện" mà giữ cho khỏi "tiểu tiện". Thế là đám lâu là nhà chúa đành co vòi, cắp đít ra về. Nhưng cũng có một vài tên ranh mãnh đã đeo gáo dừa vào hạ bộ, ngồi rốn "bậy" ra nhà Trạng được ít bãi.

Trạng căm lắm, nghĩ bụng: "Nhà chúa đã đối xử cạn tình với ta, cho ta ngửi ... thì rồi sẽ có ngày ta đãi chúa ăn ..."

Đợi một ngày giữa vụ rau, Trạng ra chợ chọn mua một cây cải thật lớn. Trạng khệ nệ vác cây cải vào dâng chúa. Tưởng Trạng đã xí xóa chuyện cũ, muốn đến cầu thân, chúa nhận của biếu. Gặp hôm Trạng vào chầu, thuận miệng chúa hỏi:

- Bữa nọ Trạng kiếm đâu được giống cải quý mà ta ăn ngon miệng đến thế?

Bất đồ, Trạng vỗ mặt, tâu luôn:

- Thế nhà chúa quên rồi ư? Nhờ hơi của lính nội phủ mà nhà Trạng mọc được cây cải tốt như vậy để đem hiến chúa. Nay chúa ăn thấy ngon, tôi mới thực vui lòng!

Chúa trót ăn rồi, lại khen ngon, biết làm sao. Thật là: "Dễ ăn, khó nói!".

 

_____________

 

Sứ Tàu vốn là một tay vẽ rất giỏi.  Một hôm, hắn khoe tài với Quỳnh, ra giọng thách thức:

- Ta chỉ nghe ba tiếng trống đánh là vẽ xong một con vật. Người có thể làm như thế không?

Quỳnh cười đáp:

- Thưa, chỉ nghe một tiếng trống mà vẽ xong đến mười con vật như tôi mới tài, chứ phải ba tiếng trống mới vẽ được một con thì sao gọi là tài cho được!

Sứ Tàu nghe nói tức lắm, nghĩ bụng phải cho cái thằng này biết tài mới được, thách Quỳnh thi vẽ với hắn. Quỳnh nhận lời ngaỵ

Đến lúc thi, nghe tiếng trống đầu tiên, sứ Tàu liền cắm cúi vẽ lấy vẽ để. Quỳnh thì cứ ung dung ngồi dưới chiếu nhai trầu, xem như người đang ngồi hóng gió chứ không phải thi thố gì cả. Tiếng trống thứ hai nổi lên, sứ Tàu liếc thấy Quỳnh vẫn cứ ngồi đó ngâm ngạ Nghe tiếng trống thứ ba, Quỳnh mới đứng lên, tiến tới bàn, nhúng cả mười đầu ngón tay vào nghiên mực rồi trét lên giấy thành mười vệt dài ngoằn nghoèọ Khi đó, sứ Tàu chưa vẽ xong được hình thù con vật nào cả.

Thời gian so tài đã hết, Quỳnh đưa tờ giấy ra, bảo với sứ Tàu:

- Ông thua cuộc rồi đấy nhé ! Tôi đâu có nói ngoa, chỉ nghe một tiếng trống thôi là tôi vẽ xong ngay mười con giun đất đây nàỵ

Sứ Tàu muốn ôm đầu kêu trời, đành thua mẹo của Quỳnh một lần nữa .

 

_____________

 


 Một đêm kia, quan coi thiên văn trong triều tâu với nhà vua :

- Thưa Hoàng Thượng, thần quan sát đã bảy ngày nay, hễ vào giờ này là góc trời phương Nam loé lên một ánh sao thật kỳ lạ. Theo thần biết thì đó là vùng đất xứ Thanh. Điều đó chứng tỏ có nhân tài chưa xuất đầu lộ diện, cúi xin Hoàng Thượng cho xuống chiếu chiêu hiền, may ra có người có người tài ra giúp nước nhà.

Vua chấp thuận và ban lệnh cho dân chúng vùng Thanh Hóa - mỗi làng phải nộp cho nhà vua một con trâu đực có chửa, hẹn trong vòng một tháng thì phải nộp đủ, nếu không bị tộị

Nghe tin ấy, dân chúng già trẻ cùng các hương dịch, chức sắc các làng lo mất ăn mất ngủ. Phen này ai cũng chắc mẩm là chết, vì có bao giờ trâu đực lại có chửa! Họa chăng là xuống gặp Diêm Vương mà mượn! Chiều ấy, cha Quỳnh là hương xã trong làng, đi họp về nét mặt nặng trĩu buồn rầụ Quỳnh thấy thế bèn hỏi thì được ông kể lại cho nghe đầu đuôi sự việc oái oăm kiạ Nghe xong, Quỳnh cười, thưa với cha:

- Xin cha cho con một ít tiền làm lộ phí đi đường. Con lên kinh lo việc này thì nhất định vua sẽ không làm tội làng ta nữa đâụ

Cha Quỳnh miễn cưỡng bằng lòng. Sáng hôm sau, Quỳnh khăn gói lên đường. Đến kinh thành, cậu bé nghỉ ngơi ở một quán trọ để đợi cơ hộỉ

Ngay khi nghe biết tin nhà vua cùng các quan hầu đi dạo cảnh phố phường, Quỳnh nấp dưới một bụi trúc bên đường, ra sức la khóc, gào thét cốt cho nhà vua nghe được. Nghe tiếng con nít khóc vang rân, vua sai lính dẫn đến cho ngài hỏi:

- Bé con kia có việc gì buồn bực sợ hãi mà la om sòm thế?

- Thưa Đức Vua, con khổ và buồn quá nên bỏ nhà đi, lại định tự vẫn chết cho xong?

- Hãy nói cho ta nghe xem là việc gì nào? Quỳnh giả vờ khóc tức tưởi rồi thưa:

- Con vốn mất mẹ từ lâu, sống thui thủi với bố, muốn có em bé để bồng ẵm cho vui nhưng bảo thế nào bố con vẫn không chịu đẻ cho con một đứa.

Vua nghe xong không chịu nổi cười, vuốt râu bảo:

- Cái thằng ôn con này hay thật! Bố mày là đàn ông thì đẻ cái nỗi gì chứ! Đúng là dở hơi!

Bấy giờ, Quỳnh tiến sát lại bên kiệu vua mà nói :

- Con không dở hơi đâu ạ, vì chính con nghe bố nói triều đình cũng có chiếu chỉ xuống bắt dân phải nộp mỗi làng một con trâu đực có chửa cơ mà!

Vua nghe xong té ngửa, trong bụng biết ngay đây là người tài, rất ứng với lời tiên đoán của quan thiên văn dạo nàọ Lập tức, vua ra lệnh bãi bỏ chiếu chỉ "dở hơi" kia ngaỵ

Mọi người biết tiếng Quỳnh từ đó .

 

____________________

 

Quỳnh biết bọn quan thị và quan võ trước giờ không ưa nhau, bèn nghĩ cách cho chúng tỉ võ với nhau một bữa, đồng thời để xem cái dốt nát của chúng đến mức nào.

Một hôm, Quỳnh đến nhà viên quan hoạn giữ chức giám ban, đọc cho nghe một câu đối như sau:

"Thị vào chầu, thị đứng, thị trông, thị muốn ấy, thị không có gậy."

Trạng giải thích cho hắn hiểu chữ "thị" đây có nhiều nghĩa, gồm cả hầu, trông thấy, gậy.. rồi nói kháy:

- Kẻ nào đặt câu đối này là có ý dụng ngữ để ám chỉ các quan thị như ngài. Điều đó minh bạch lắm, ai đọc cũng có thể hiểu được.

Tên giám ban nghe thế thì máu nóng bốc lên tới đầu, không kịp suy tính gì cả, hỏi ngay:

- Đồ chó má! Trạng có biết thằng nào dám chơi trò hỗn xược như thế không?

Quỳnh bảo:

- Chính xác thì tôi không biết, nhưng tôi đọc được câu đối ấy bên dinh quan để đốc. Mày này, tôi nói cho ngài biết vậy thôi, xin chớ có hé môi, ông ta biết thì khổ lây đến tôi đấy nhé!

Quỳnh nói xong thì kiếu ra về rồi đi ngay đến nhà quan đề đốc. Gặp quan, Quỳnh khoe rằng vừa đọc được một câu đối hay ở dinh quan giám ban.

Quan đề đốc bảo Quỳnh đọc cho ông ta nghẹ Quỳnh nhăn mặt, lắc đầu nguây nguẩy:

- Câu đối hay nhưng độc địa lắm, chỉ có những tay cự phách mới có thể ra từ thâm như vậy. Hơn nữa, hình như có kẻ muốn ám chỉ ngài hay sao ấy, chẳng hiểu sao họ lại thù ngài đến thế nhỉ. Quan võ dù sao cũng đắc lực hơn chứ, không có võ thì văn sống sao nổi, thế mà lại tìm cách chơi khăm ngài..!

Quan võ mặt đỏ bừng lên như gà cắt tiết, nghiến răng trèo trẹo, bảo Quỳnh:

- Ông cứ đọc cho tôi nghe. Tôi xem là thằng nào... mà cho nó một trận nên thân mới được!

Quỳnh giả vờ gãi đầu gãi tai nhớ lại rồi đọc:

-Vũ ỷ mạnh, vũ ra vũ má, vũ bị mưa, vũ bện xoắn lông!

Đã thế, đọc xong, Quỳnh lại còn ra vẻ xuýt xoa thán phục:

- Chữ vũ tai ác thật. Một từ mà đồng âm, diễn được bốn, năm nghĩa: mạnh, múa, mưa, lông... Thế thì có thánh hoá mới đối lại được!

Từ hôm đó trở đi, quan đề đốc và quan giám ban kình nhau ra mặt. Cho đến một hôm, Quỳnh nghe đám gia nhân kháo nhau: hai nhà quan kia kéo "quân" hỗn chiến một trận kịch liệt. Xong trận, cả hai đều tơi tả.

Riêng Quỳnh thì biết rõ: cái đám quan văn võ ăn trên ngồi trốc ấy đúng là một bọn vô lại dốt nát. Hai phe đánh nhau vỡ đầu, sứt trán nhưng đâu biết rằng chúng đã bị chính Quỳnh đánh vậy!
 

__________

 

Hằng năm, cứ đến dịp rằm trung thu là trong triều lại mở cuộc thi gọi là "Thi ngũ quả." Đây là dịp cho bọn quyền quí giầu có ở kinh thành Thăng Long tha hồ mà tung tiền ra hầu đoạt lấy giải cao nhất của nhà vuạ Thế nhưng, lần thi này thì thật khó. Chẳng hiểu sao dạo gần đây Chúa Trịnh lại mắc cái chứng sợ nắng, sợ gió. Chúa ngồi ngự lãm sau mức màn rủ, bởi thế việc chấm thi hầu như giao lại cho bà Chúa tùy quyền quyết định, thế nên việc cho điểm lại càng rắc rối và khó khăn hơn các kỳ thi trước! Trong kỳ thi này, Quỳnh tuy chả có lắm tiền như thiên hạ, nhưng cũng xin tham dự. Lại còn nói trước với bạn bè rằng mình sẽ đoạt giải cao nhất.

Vào cuộc thi, mọi người đua nhau bày ra các thú trái cây ngon lạ. Trong lúc đó, mọi người thấy Quỳnh vẫn chỉ hai tay không, cổ áo giắt một tờ giấy cuộn tròn. Tuy kinh ngạc trước cảnh tượng ấy nhưng chẳng ai thừa giờ mà chú ý đến Quỳnh, ai cũng mải chăm chút cho mâm quả dự thi của mình trước đã.

Lúc đến lượt mình, Quỳnh rút cuộn giấy ấy ra, trải phẳng trước mặt Chúa và bà chính cung. Thì ra đó là một tấm tranh vẽ hình một thiếu nữ rất trẻ, dáng yêu kiều, khoả thân, nằm nghiêng mình, chân hơi co, chân duỗi thẳng, đôi bàn tay úp lại đặt dưới ngực. Dưới bức tranh có đề hàng tựa: Mâm ngũ quả rằm.

Đợi một lát cho mọi người ngắm bức tranh xong, Quỳnh thưa với Chúa:

- Kính xin Chúa thưởng ngoạn và cho điểm "Mâm ngũ quả," của thần ạ!

Chúa nghiêm mặt:

- Ngươi nghĩ sao mà dám đó là mâm ngũ quả? Quỳnh lặng lẽ lùi xa mấy bước, dùng cây quạt tay thước, điểm lướt qua bức tranh. Trước hết, chỉ vào đầu thiếu nữ trong hình rồi nói: Đây là dẽ nhãn. Chỉ vào ngực, Quỳnh tâu: Đây là một cặp đào tợ Đến những ngón tay nuột nà kia, Quỳnh bảo đó là trái phật thủ. Chỗ cuối cùng, Quỳnh lấy cán quạt khoanh một vòng, nói : Đây là múi mít mới bóc, hãy còn thơm phức!

Không hiểu Chúa nghĩ thế nào mà thích chí cười nắc nẻ. Bà chính cung thấy Chúa đang mắc bệnh, lại còn thích những thứ không nên ăn ấy, liền chất vấn Quỳnh

- Ngỡ trạng cho xem thứ gì mới mẻ, chứ thứ ngũ quả ấy thì nữ nhân nào mà chẳng có ?

Quỳnh biện bác ngay:

- Tâu lệnh bà, tục ngữ có câu "Người năm bảy đấng, của năm bảy loài," đâu phải người nào cũng giống người nàọ Có bậc anh linh kiệt xuất như Bà Trưng, Bà Triệu, có bậc tài trí như Ngọc Hoa, Phương Hoa, những kẻ thất đức, thất phu trên trần này có đem gánh đổ đi cũng không hết. Thần trộm nghĩ cây quả cũng vậy thôị Có thứ bưởi đào, bưởi ngột, nhãn lồng, đào tiên, mít thơm, mít mật ... lại có thứ bưởi đắng, nhãn còi, mít nhão, mít daị.. Xin lệnh bà xem lại cho kỹ mâm "ngũ quả," của thần dâng đúng là những thứ quí đấy ạ!

Quỳnh nói thao thao bất tuyệt một hơị Bà chính cung nghe câu được câu chăng, sợ mình bị lẫn vào loại nữ nhân tầm thường, bèn hỏi lại cho rõ:

- Thế trạng xếp ta vào đấng người nàỏ

Quỳnh nhìn chằm chằm bà Chúa từ đầu đến gót rồi làm bộ cung kính, thưa:

- Tâu lệnh bà, nhan sắc như lệnh bà đáng được xếp vào loại "khuynh thành, khuynh quốc,"!

Bà chính cung chẳng hiểu thâm ý của Quỳnh khi dùng những điển tích sâu xa, nghĩ rằng Quỳnh khen mình là người đẹp không ai sánh bằng, trong bụng sung sướng vô cùng, lại có ý hàm ơn trạng nữa!

Nhà vua từ nãy đến giờ cứ mải ngắm bức tranh, không để ý đến cuộc đối đáp giữa chính cung và Quỳnh, bỗng thở dài, chép miệng:

- Giá mà mâm "Ngũ quả," này là thật thì ta chấm ngay cho ngươi giải nhất!

Quỳnh biết Chúa đã xiêu lòng, bèn thưa:

- Thứ "ngũ quả," ấy thì thiếu gì, mà giá như có thật thì vào tay bậc cao sang như Chúa thượng cũng chỉ một lần thưởng thức qua là chán ngay thôị Còn mâm "Ngũ quả," của thần đây mới thật là vô giá, không có thức nào sánh được. Cứ đem bày nó ra lúc nào cũng được, Chúa thượng có "ăn" cả năm cả đời cũng không hết, để đó chẳng sợ thiu thối gì, mà muốn "ăn" cũng không ai bị mất phần aị Bẩm, chính vì nó quí như vậy nên thần mới đem tiến dâng, còn việc dự thi chỉ là nhiên hậụ

Quỳnh tâu xong, Chúa không phán gì ngay, quay sang vấn ý bà chính cung, bà Chúa mỉm cườị Sau đó thay mặt Chúa tuyên bố Quỳnh đoạt giải nhất cuộc thi ngũ quả năm nay
 

_______________________

 

Trên đường về kinh đô, có một hàng bán nước cho khách , lại là quán trọ cho những kẻ lỡ độ đường. Chiều hôm ấy, có một ông khách vào quán. Khách ăn mặc xoàng xĩnh, chiếc áo the dài đã sờn cũ, quần cháo lòng khâu vài chỗ, trông khách ra vẻ một nho sinh. Tuy nhiên, nếu ai nhìn kỹ khuôn mặt, sẽ thấy ánh lên vẻ uy nghi, ngạo nghễ. Khách bước vào quán nhưng chả ai chú ý đến cả, vì với cách ăn mặc như thế thì rõ ràng là một kẻ nghèọ Ngồi ở bàn bên cạnh khách là một viên quan bản hạt, dáng bệ vệ, miệng nhai trầu tóp tép, cạnh đó có lính hầu đứng quạt cho ông tạ

Viên quan nhai xong miếng trầu, nhổ bã đánh toẹt xuống đất. Bỗng anh hàn sĩ kia mon men lại gần, nhặt miếng bã trầu kia lên nhìn với vẻ quan sát rất kỹ. Quan thấy thế khó chịu và kinh ngạc, bèn lớn giọng hỏi một cách khinh bỉ:

- Thằng kia, mày là ai, ở đâu tớỉ

Nho sĩ đáp:

- Bẩm ông, tôi là học trò nghèo, đi kiếm chỗ dậy học.

Quan cười mỉa:

- Chà! Học trò nghèo đến nỗi phải đi nhặt bã trầu à?

Nho sĩ nọ xoa tay thưa:

- Bẩm quan, tôi thường nghe người ta nói "Miệng nhà quan có gang có thép," bởi thế muốn nhặt bã trầu của quan xem thử có đúng không ạ?

Biết mình bị xỏ, quan quát:

- Hay lắm! Mày đã tự xưng là học trò, vậy ta truyền cho mày phải đối lại câu mày vừa nóị Đối được thì thôi, bằng không tao, cho một trận dừ đòn!

Nho sĩ ra vẻ sợ hãi, thưa:

- Câu ấy thật khó quá, khó quá...

Quan đắc chí, thét:

- Thế thì lính đâu, đè nó xuống!

Anh nho sĩ kia vội vàng thưa:

- Thôi thì tôi xin mượn tạm một câu cách ngôn dân gian để đối, có được không ạ?

Quan bảo:

- Muốn mượn cách gì mặc mày, nhưng phải đối cho chỉnh!

Anh kia đứng dậy, hắng giọng đọc:

- Đồ nhà khó vừa nhọ, vừa thâm!

Viên quan trố mắt kinh ngạc, đứng chết lặng cả người, trong lòng không khỏi khâm phục. Sau đó, đổ giận làm vui, bảo lính mở bọc lấy trầu tươi mời anh học trò kia ăn. Lại khẩn khoản mời nho sĩ ngồi chung bàn mà dùng chè, đối ẩm. Qua câu chuyện, quan mới sợ hết hồn khi biết ra mình đang ngồi với quan Trạng triều đình, người mà cả vua quan đều kính nể, e dè, anh nho sĩ ngèo ấy là Cống Quỳnh.
 

___________

 

Trong ngày thi nọ, Quỳnh là người ra vẻ như đã làm xong bài thi sớm nhất, ung dung cắp ống quyển bước rạ Bọn quan trường cho đó là một tay thí sinh cự phách, bèn gọi đến đòi xem văn bút.

Quỳnh thưa:

- Đúng là tôi đã làm xong đấy, nhưng nghĩ bài thi quá dở, thối om không thể ngửi nổi, xin các quan đừng xem làm gì!

Bọn quan cho là Quỳnh chỉ nói nhún để thoái thác, bảo:

- Văn của ông có thối cũng còn hay hơn kẻ khác nhiều, điều đó ai cũng rõ. Cứ đưa đây cho ta xem!

- Tôi nói thật đấy mà. Đang làm bài, tôi thấy thối quá chịu không nổi nên mới bỏ ra ngoài tìm chỗ chôn sách đi cho rồi !

Nói xong, Quỳnh rảo bước đi liền. Quan đốc thị lập tức sai một tên lính theo dõi xem Quỳnh đi đâu và làm gì... Hồi sau, lính trở về, thưa:

- Bẩm quan , đúng là người ấy mang văn đi chôn thật ạ! Chính mắt con thấy ông ta đào đất chôn cái ống quyển xuống, lấp đất lại rồi bỏ đi!

Quan giục:

- Mày đến ngay chỗ ấy, đào đất lên lấy cho ta cái ống quyển. Cấm không được táy máy mở ra đấy nhé!

Anh lính vâng dạ đi liền, một lát sau mang cái ống quyển về. Bọn chúng không ngờ rằng Quỳnh đã đổ vào trong đó đầy phân lỏng trộn với nước tiểu, lại còn thả vào đó mấy chục con châu chấu, xong, bịt kín lạị

Chiều hôm ấy, đợi toàn bộ quan trường thi tề tựu đông đủ, quan đốc thị xin phép quan đề điểu cho mở ống quyển ra xem. Nắp ống vừa bung, lập tức, hàng chục con châu chấu dính đầy phân túa bay ra làm các quan tránh không kịp. Mẹ ơi! Mình mẩy, tay chân, áo mão người nào người nấy dính đầy phân hôi thối khủng khiếp. Đúng là một cảnh tượng cười ra nước mắt!

Ngày hôm sau, bọn quan kéo rốc nhau đến kiện với Chúa, mặt tên nào cũng méo xẹọ Chúa đích thân đứng ra xử vụ kiện tai quái nàỵ Lập tức, Quỳnh bị gọi tới đối chất với các quan trường. Họ nhất nhất xin vua trị tội Quỳnh thật nặng để rửa nhục cho mình.

Trước mặt Chúa, Quỳnh bào chữa:

- Bẩm hoàng thượng, thần quả không biết gì về việc quan trường đào lấy ống quyển mà thần đã chôn vì lỡ phóng uế vào trong. Trước đó, thần đã bảo là cái thứ văn chương trong ấy thối lắm, xin quan chớ xem. Ông ta một mực bảo thối cũng cứ xem vì còn thơm hơn vạn người khác. Sau đó, ông ta tự sai người đào lên lúc nào, thần làm sao biết được!

Trước lý lẽ đó, các quan trường cứng họng, không còn biết đối chất ra saọ Bí quá , quan đốc thị bèn cáo:

-Khải Chúa, không phải Quỳnh chôn văn. Chính hắn đã đem chôn ống quyển chứa toàn thứ dơ bẩn và châu chấu đấy ạ!

Quỳnh biết bọn chúng đã tẩy rửa cái ống quyển kia rồi mới mang theo, bèn dõng dạc thưa:

- Khải tấu Hoàng thượng, quan thị nói thế là vu oan cho thần đấy ạ!

Chúa truyền cho đem ống quyển ra thì thấy đúng là một ống quyển sạch sẽ. Không có gì buộc tội được Quỳnh, Chúa đành sử hoà.

_______________________

 

Trong số quan lại ở phủ Chúa có rất nhiều hoạn quan tham lam, nịnh hót. Chúa tin dùng chúng vì chúng giỏi gièm pha, tâng bốc. Có tên hoạn quan cấp trên ghét Quỳnh lắm, hễ có dịp là hắn rình mò Quỳnh rồi tâu xấu với chúa, xúi chúa làm tội Quỳnh. Quỳnh biết điều đó nhưng làm ngơ, xem hắn như cỏ rác.

Một hôm, Quỳnh quắp nách một quyển sách rất đẹp, đi lơn tơn qua các hành lang, mặt vẻ nghiêm trọng rồi lại giấu giấu, giếm giếm? Tên hoạn quan kia đang rình mò Quỳnh, thấy vậy sinh nghi, bèn chạy theo níu áo đòi mượn sách xem. Hai bên giằng co một hồi thì tên quan giật được. Hắn lật từng trang, chỉ thấy toàn giấy trắng, đến trang cuối cùng có chữ, nhưng hắn cố căng mắt ra đọc cũng chả hiểu gì cả. Túng quá, hắn bảo Quỳnh đọc xem là gì, Quỳnh lại ra vẻ quan trọng bảo:

- Đọc ở đây thật không tiện, nếu ông muốn nghe, xin mời đến nhà cho kín đáọ Về nhà, Quỳnh liền đọc cho tên quan kia nghe những đIều ghi trong trang sách ấy, đó là "Chúa vị thần viết, vi cốt tứ dịch. Thị thần quị nhi tấu viết, thần phùng chỉ phát." Xong, Quỳnh lại diễn Nôm cho tên quan kia nghe, nghĩa câu đó là: "Chúa hỏi thần rằng làm xương cho sáọ Thị thần quì mà tâu rằng tôi may ngón tóc." Nghe xong, quan hoạn cứ ngớ người ra chẳng hiểu mô tê gì cả, lại gãi đầu gãi tai nhờ Quỳnh giải thích. Quỳnh làm bộ ngó trước ngó sau rồi nói khẽ:

- Ông nghe thì không sao, nhưng nếu Chúa mà biết thì cầm chắc cái chết!

Tên hoạn quan thề rối rít:

- Không sao, chỉ có mình tôi biết thôi mà. Nếu có điều hệ trọng, ai lại đi tâu với chúa?

Quỳnh mỉm cười, giải thích:

- Nghĩa của nó là như thế này: Chúa hỏi thần rằng làm sao cho sướng? Thị thần quì mà tâu rằng tôi móc ngón tay! (Thị thần tức là hoạn quan )

Tên kia nghe xong, mặt đỏ tía tai, phùng mang trợn má lên hét:

- Thế ra lâu nay nhà ngươi tàng trữ sách chế giễu Chúa, lại còn thoá mạ những bầy tôi trung thành của Chúạ Hay lắm, rồi ngươi sẽ biết tay ta!

Đợi hắn đi khỏi, Quỳnh liền tháo bỏ cuốn sách, lấy trang giấy vừa rồi đem đốt, thay vào đó là một trang giấy mới rồi hí hoáy viết vào một câu khác.

Quả nhiên sáng hôm sau, Quỳnh được lệnh vào chầu Chúạ Vừa thấy Quỳnh, Chúa hỏi ngay:

- Nghe nói khanh có quyển sách lạ, ta muốn xem!

- Tâu, quyển sách ấy của thần thật không có gì là lạ cả vì nó ghi những điều nhảm nhí bậy bạ. Xin Chúa đừng xem!

Nghe Quỳnh nói, Chúa lại càng chắc rằng điều mà tên hoạn quan ton hót với mình là đúng bèn phán:

- Nhà ngươi viết những gì trong sách mà không dám cho ta xem. Nếu không có gì phạm thượng thì cứ lấy đưa ta xem!

Quỳnh cứ một mực tâu là sách chẳng đáng xem, Chúa lại càng ngờ hơn, sau cùng thì sai lính áp giải Quỳnh về tận nhà lấy sách đem vào cho Chúa xem. Khi có sách ,vua giở mãi đến trang cuối mới thấy một câu: Ngã tư thế sự. Tư viết tả tô chấn tân thịnh nền giai khống xái châụ

Theo lệnh chúa, Quỳnh xướng đọc và diễn nghĩa từng đoạn như thế này : "Ngã tư thế sự," là ta nghĩ về dự thế, "Tư viết," là nghĩ rằng, "tả,tô, chấn," là mình phải tả, tô điểm thêm, làm cho hưng chấn thêm, " tân thịnh nền " là đẹp vô cùng , "Xái châu," là châu báu cũng không sánh kịp.

Nghe xong Chúa cười phào nhẹ nhõm: đúng là chẳng có gì đáng nghe cả, chỉ là một câu lằng nhằng về ý tứ, nhưng Chúa lại cho rằng Quỳnh có ý khen tặng ngài là bậc anh minh, bèn thưởng mười nén bạc cho Quỳnh!

Thấy không làm gì được Quỳnh, chiều hôm ấy, tên hoạn quan mò tới nhà Quỳnh, vỗ về :

- Trạng đừng trách tôi đã ton hót với Chúa nhé. Vì nếu không thế thì sao Chúa biết đến sách quý của trạng và được thưởng hậu thế!

Quỳnh chẳng nói chẳng rằng, mở tủ lấy quyển sách kia ra để trên bàn và nói:

- Ai lại trách ông làm gì. Có điều ông không biết rằng chính cái câu tôi viết trong sách không phải để đọc cho Chúa nghe mà để dành riêng cho ông đấy!

Trong khi tên hoạn quan còn ngơ ngác chưa hiểu ất giáp gì thì Quỳnh đã chỉ vào sách , đọc :

- "Ngã tư thế sự," là tao nghĩ cái trò đời, "tư viết," là nghĩ rằng, "tả tô chấn," là tổ cha hắn, "tân thịnh nền," là tên lịnh thần, "giai khống, "xái châu," là xấu chơi ! Cả câu đọc lái sẽ là?, ông đã thông chưa nào ?

Tên hoạn quan nghe xong thì giận bầm gan tím ruột, cay đắng cõi lòng nhưng cứng họng không thốt ra được lời nào, lẳng lặng rút lui .

________________

 

Vua được người nọ đem dâng một mâm đào đỏ hồng trông ngôn lành và hết sức đẹp mắt, ông ta nói đó là loại đào trường thọ, ai ăn vào sẽ sống lâu trăm tuổị

Vua thấy đào quí, chưa muốn ăn vội, cứ để đó khiến văn võ bá quan nhìn mà thèm đến nhỏ dãị Nhưng của vua thì chớ ai dám động vàọ

Ngày kia, Quỳnh vào chầu, trông thấy mâm đào để trên long án. Quỳnh thản nhiên như không, đưa tay bẻ một trái cắn rau ráụ Các quan trong triều trông thấy sợ hết hồn đễn lỗi không dám nhìn.

Vua biết Quỳnh ngang nhiên ăn đào quí của mình thì giận lắm, nhất định sử Quỳnh tội chết chém vì khi quân phạm thượng. Quỳnh nghe thế vẫn không tỏ ra sợ hãi, chỉ giả đò buồn rầu quì trước mặt nhà vua, tâu:

- Thần mang tội xúc phạm đến bệ hạ, nay có chết cũng là đáng. Tuy nhiên, trước khi Quỳnh này ra đi gặp tổ tiên thì cũng xin có mấy lời muốn tâu, mong bệ hạ cho phép thần nóị

Nhà vua bằng lòng, bảo cứ nóị

Quỳnh thưa:

- Không phải là thần tham ăn đến lỗi vì một đào mà mất mạng, nhưng chính vì tôi trung muốn hầu hạ Chúa thêm vài chục năm nữa nên mới ăn đào quí, chỉ mong sống lâu mà thờ bệ hạ. Không ngờ, đào gọi là trường thọ thật quá đoản thọ, vì mới ăn xong thì cái chết đã đến cận kề. Thưa bệ hạ, thế có phải là loại đào trường thọ, thọ thật hay không ạ? Ai nói thế chính là láo khoét, xin bệ hạ làm tội kẻ đó mới phải!

Vua nghe xong, thấy Quỳnh nói rõ ràng là chí lý, lại e mình ăn vào lỡ cũng đoản thọ thì khốn. Bèn ra lệnh tha ngay cho Quỳnh.

 

_____________

 

Nhà vua có một con mèo quý lắm, xích bằng xích vàng và cho ăn những đồ mỹ vị.

Quỳnh vào chầu, trông thấy, bắt trộm về, cất xích vàng đi mà buộc xích sắt, nhốt một chỗ, đến bữa thì để hai bát cơm, một bát thịt cá, một bát rau nấu đầu tôm. Mèo ta quen ăn miếng ngon chạy đến bát cơm thịt cá chực ăn. Quỳnh cầm sẵn roi, hễ ăn thì đánh. Mèo đói quá, phải ăn bát rau nấu đầu tôm. Như thế, được hơn nửa tháng, dạy đã vào khuôn, mới thả ra. Vua mất mèo, tiếc quá, cho người đi tìm, thấy nhà Quỳnh có một con giống hệt, bắt Quỳnh đem mèo vào chầụ Vua xem mèo, hỏi:

- Sao nó giống mèo của trẫm thế? Hay khanh thấy mèo của trẫm đẹp bắt đem về, nói cho thật!

- Tâu bệ hạ, bệ hạ nghi cho hạ thần bắt trộm, thật là oan, xin bệ hạ đem ra thử thì biết.

 - Thử thế nàỏ Nói cho trẫm nghẹ

 - Muôn tâu bệ hạ, bệ hạ phú quý thì mèo ăn thị ăn cá, còn hạ thần nghèo túng thì mèo ăn cơm với đầu tôm, rau luộc. Bây giờ để hai bát cơm ấy, xem nó ăn bát nào thì biết ngay.

Vua sai đem ra thử. Con mèo chạy thẳng đến bát cơm rau, ăn sạch. Quỳnh nói:

- Xin bệ hạ lượng cho, người ta phú quý thì ăn cao lương mỹ vị, bần tiện thì cơm hẩm rau dưa. Mèo cũng vậy, phải theo chủ.

Rồi lạy tạ đem mèo về.

_____________

 

Các bà, các cô chợ búa ở khắp các phường kinh thành Thăng Long chưa bao giờ đi chợ lại gặp chuyện lạ kỳ như sáng hôm nay.
Họ đến hàng thịt lợn, thịt trâu, thịt bò ... hỏi mua, nơi nào người ta cũng lắc đầu quầy quậy nói đã có khách hàng trước rồi. Người mua không nghi ngờ gì, tin người bán nói thật vì các loại thịt đều đã thái nhỏ ra thành miếng chứ không để nguyên cả tảng, cả sút.

Hỏi ra, mới biết nhà vua ngày rày giao cho quan Trạng làm chủ một tiệc rất lớn. Nghe nói khách đông lắm, phục dịch không xuể. Gia nhân được lệnh quan Trạng, đến báo các hàng thịt khắp nơi thái sẵn ố có bao nhiêu cũng mua, đắt mấy cũng lấy ố để về làm bếp chỉ có việc chế biến, gia giảm, kịp làm cỗ, soạn mâm.

Nhưng ngày hôm ấy, đến khi chợ vãn hết người, ruồi muỗi vù vù đến bâu, các quầy hàng thịt vẫn còn đóng ghế ngồi đợi. ... Quá trưa sang chiều, thịt đã bắt đầu ôi chảy nước ra vẫn không thấy mặt mũi khách hẹn đâu. Trong bọn họ nhiều kẻ sốt ruột, đánh liều đến thẳng nhà quan Trạng. Đến nơi, vắng tanh vắng ngắt, chẳng thấy cỗ bàn, khách khứa nào cả. Họ hỏi đầu đuôi thì chính Quỳnh ra trả lời rằng:

- Sao bà con lại dại dột cả tin như vậy? Chắc có đứa nào mạo danh "Trạng" chơi xỏ đấy thôi. Cớ sự đã thế, bà con cứ gọi những thằng nào, con nào "bảo thái" (*)ra mà chửa cái thói ấy đi.!

Các hàng thịt không nhớ mặt, biết tên phường những người đặt hàng. Bực mình chỉ con biết đứng ra giữa chợ chửi um lên:

- Tiên sư thằng "Bảo Thái"! Tiên sư thằng "Bảo Thái"!

"Bảo Thái" là niên hiệu vua Lê đương thời. Thành thử nhà vua không làm gì bọn hàng thịt mà bị chúng réo tên chửi oan, không còn mặt mũi nào ra khỏi thành nữa.

(*) bảo = biểu ; thái = xắt, cắt

_______________________

Chúa Trịnh ngày nào cũng yến tiệc, ních đầy bụng những sơn hào, hải vị. Người ăn của ngon nhàm mồm đâm ra khó tính. Một hôm, chúa khó ở, lưỡi sẽ đắng, bụng ậm ạch.

Nhân ngồi với Quỳnh, chúa phàn nàn:
- Ta ngẫm không còn thiếu thứ gì quý hiếm thứ gì trên đời chưa thưởng thức. Quái lạ, thế mà vẫn chưa món nào làm ta thực sự cảm thấy ngon miệng. Điều đó là tại làm sao, Trạng nói ta hay?

Quỳnh nói luôn:
- Thế chúa đã được xơi món mầm đá chưa?Chúa lấy làm lạ:- Món mầm đá thế nào, chắc ngon lắm phải không?

Quỳnh đáp:
- Tuyệt trần đời. Nhưng muốn ăn mầm đá phải kỳ công.

Chúa liền nằng nặc:
- Sợ gì công phu! Miễn là được ăn ngon. Nhất là lúc này, người đang mệt mỏi, ta đang rất cần ăn biết ngon. Trạng hãy mau chóng cho làm món mầm đá kia đi!It lâu sau, vào tờ mờ sáng, Quỳnh viết thiếp cho gia nhân mời chúa đến nhà thết tiệc mầm đá.

Chúa đến nhà Trạng ngay từ mới rạng sáng. Đến khi mặt trời đứng bóng, vẫn thấy Quỳnh bận rộn lụi hụi dưới bếp, thỉnh thoảng chạy ra, chạy vào, mồ hôi nhễ nhại, khăn tay vắt vai, tay áo xắn đến khuỷu ....

Chúa nghĩ thầm: "Đúng là món mầm đá kỳ công thật, nên Trạng mới phải ra tay đốc thúc nhà bếp tất tưởi như thế kia!"

Quá ngọ, sang mùi, bụng chúa bắt đầu cồn cào. Quỳnh vừa ló mặt, chúa chép miệng trách:

- Sao "mầm đá" lâu chín thế? Biết thế này ta chẳng nhận lời đến nhà Trạng hôm nay!

Quỳnh lấy khăn tay thấm mồ hôi trán khai rằng:
- Thần muốn chúa ngon miệng nên mới dụng công ninh "mầm đá" thật công phu. Xin gắng đợi chút nữa, sắp chín rồi ...!

Một chốc chúa lại giục, Quỳnh lại khẩn khoản thưa: "Gắng đợi thêm một chút, mầm đá không kỹ lửa, không ninh nhừ khó tiêu ...!"

Mặt trời xế bóng vẫn chưa thấy món mầm đá được dọn ra. Mùi cá khô, lẫn mùi khói bếp bên mấy nhà vào bữa cơm chiều, làm chúa "nhức lỗ mũi", ứa nước dãi.

Chúa đành gọi Quỳnh lên, chúa ngồi lù đù bóp bụng lại, thú thật:
- Ta đói lắm rồi, không đợi được nữa. Mầm đá để dành sau cũng được. Bây giờ có thức gì dùng tạm, Trạng cứ cho mang lên!

Quỳnh dạ một tiếng, vẻ miễn cưỡng rồi hét vọng xuống bếp:
- Cứ chất thêm củi vào nồi "mầm đá"! Hãy bưng cơm lên dâng chúa dùng cho qua loa đã chúng bay!Gia nhân dạ ran, rồi bê cái mâm lên. Bữa xoàng, có một phạng cơm với rau muống luộc, và một chiếc hũ sành. Chúa thấy ngoài chiếc hũ dán mảnh giấy hồng điều đề hai chữ "Đại Phong". Chúa ăn cơm rau chấm nước "Đại Phong" ngon lành, chỉ một loáng lại đưa bát cho Trạng xơi tiếp. Chúa nghĩ bụng, chắc món này cũng quý hiếm đặc biệt, nên thấy Trạng giữ gìn chiếc hủ cẩn thận. Có lần rau đã hết nước chấm, mãi mới thấy Trạng cẩn thận đỡ miệng hủ, múc thêm mấy muôi nhỏ "Đại Phong" nữa.

Chúa ngắm nghía chiếc hũ lại nhìn Trạng:
- Này khanh, "Đại Phong" là món gì mà ngon lạ như vậy?

- Khải chúa, đây chỉ là món thường nhật của con nhà trong làng!

Chúa không tin:
- Hai chữ "Đại Phong" là nghĩa thế nào?

Quỳnh tủm tỉm cười:
- Nhà chúa nhìn được mặt chữ, tự giải lấy khắc rõ!

Chúa lẩm bẩm:
- "Đại Phong" tức là gió lớn, phải không?

Quỳnh gật đầu, hỏi tiếp:
- Vậy gió lớn thì làm sao?

Chúa bối rối như học trò không thuộc bài, nhìn Trạng.

Quỳnh giảng giải:
- Gió lớn ắt đổ chùa!

Trạng lại tiếp, hỏi dần:
- Đổ chùa thì làm sao?

Chúa càng ấp úng.

Quỳnh nói:
- Đổ chùa thì sư, vãi bỏ chạy xôi oẵn mất hết ... Của ngọc thực rơi vãi hết thì ông bụt nào cũng phải lo ...Tượng lo thì làm sao?

Trạng hỏi, đáp, dồn dập, liên hồi ... Chúa chỉ còn biết ngồi trơ ra như phỗng.

Hồi lâu, Quỳnh mới chịu khẽ khàng cắt nghĩa:- Đến trẻ con cũng biết đọc ngược thì "tượng lo" là "lọ tương". Khải chúa, thứ tương này không cao sang đâu, chẳng qua chúa quên mất những miếng ngon lành ở làng xóm rồi. Nay thần bày cách ninh "mầm đá", chẳng thể đun được nhừ, đợi đến bao giờ cũng không có thể ăn được. Chúa cứ ngồi cho bụng thật đói, miệng thật thèm, bấy giờ chỉ cần lấy lưng cơm với món "Đại Phong" xoàng xĩnh này, chúa thấy ngon miệng!

Chúa Trịnh bừng tỉnh trước một sự thật ngay bên mình ... Chúa đứng dậy, cám ơn Trạng ra về.

______________

 


ên cầm đầu thị thần và bọn hoãn quan trong phủ chúa rất ghét Quỳnh. Chúng bèn bàn nhau tìm cách hại Quỳnh.

Chọi với Trạng thế nào nổi về mặt đối đáp nghĩa lý, văn chương, bọn chúng bày ra chọi gà. Chúng nuôi nhiều gà nòi nổi tiếng, có con ăn giải mấy năm liền, nức tiếng cả kinh kỳ, phố Hiến.

Lúc đầu chúng đến gạ, Quỳnh từ chối. Sau thấy chúng nài nỉ năm lần, bảy lượt, Quỳnh chặc lưỡi:

- Ừ thì chọi.

Bên kia mừng rơn, vội về phục thuốc, phục sâm cho gà đẫy lực trước khi ra sân đấu. Chúng con dẻo miệng tán tỉnh mời được cả chúa nhận lời đến ngự tọa cuộc vui.

Tới chọi mở giữa ban ngày vào một buổi sáng tại sân nhà Trạng. Không kể nhà chúa và lũ lâu là hầu cận, hôm ấy rất nhiều quan văn, quan võ trong triều, cùng dân chúng kinh thành nghe tiếng, chen chúc chật như nêm.

Một hồi ba tiếng trống vừa dứt, cả hai đều tung gà ra sới. Gà cửa bọn quan thị, thoạt rông đủ biết là gà chiến lão luyện. Da nó trần trụi đỏ au, đôi mắt là hai hòn than lửa, mỏ thì quặp xuống, trông còn dễ sợ hơn mỏ đại bàng. Nó chưa rướn cổ, giang cánh, chỉ mới ướm cựa đặt những ngón chân xuống nền đất bằng mà bụi cát đã vẩn lên từng đám.

Trong khi đó, trông đến gà của Trạng, ai cũng phải phì cười. Không những nó thiếu khí thế oai phong, ngay đến cốt cách bình thường của một con gà chọi cũng không có được. Nhìn kỹ, nó như loại gà sống thiến, nhưng ở đây, chưa có ai có thể ngờ tới điều đó. Biết đâu đấy, "tầm ngầm đá ngầm chết voi" thì sao?

Hai "đấu thủ" gặp nhau ở vòng giao chiến thứ nhất. Người ta thấy gà của trạng không thủ thế gì, đập cánh phành phạch nhảy chồm ngay lên mổ vào đầu đối phương.

Số đông khán giả vốn có cảm tình với Trạng ghét lũ nịnh thần quan hoạn, đã vỗ tay reo hò. Vừa ngay đấy, con gà thiện chiến kia ra miếng. Chỉ một loáng, nó xĩa cựa chân trái vỡ ức con gà của Trạng ...

Kẻ "chiến bại" rũ lông cánh nằm giẫy đành đạch ...

Trên chòi cao, chúa cả mừng cười khoái trá. Người đứng xem chán ngán bỏ về, còn bọn quan thị thì reo hò đắc thắng. Một tên đến trước mặt Trạng, nói khiêu khích:

- Thế mà có kẻ dám bảo gà của Trạng máy lần chọi thắng ga của xứ Tàu. Té ra chỉ toàn là đồn hão!

Quỳnh làm bộ buồn phiền đáp lại:

- Vâng, các ông nói phải. Trước kia gà của tôi cũng cứng cựa, nhưng từ khi nó bị thiến, nó mới đâm ra đổ đốn thế này!

Bây giờ nhà chúa và lũ tay chân mới biết Trạng chơi xỏ, đem gà thiến ra chọi với gà chính cống.

Thầy tớ chúa tôi bẽ mặt, nháy nhau rút quân cho nhanh. Trạng vẫn không tha, cứ lễ mễ ôm con gà chết, chạy theo đám quan gia, cờ quạt ... mà khóc:

- Khốn nạn thân mày, gà ơi! Mày đã bị thiến thì còn đua đòi làm gì? Tao đã bảo, mày không nghe, mày cứ ngứa nghề mà tranh chọi ... Hu ..hu ... mày chết nhục nhã, hèn hạ cũng là đáng đời mày, chỉ thương tao tốn cơm, phí thóc, mất công toi nuôi mày, gà ơi là ... con gà ... bị thiến ...kia ơi!

Tiếng Trạng khóc gà "đuổi" tận vào cung cấm. Bọn quan lại đóng chặt mấy lần cửa, vẫn còn nghe văng vẳng câu chửi mĩa đau như hoạn.