Vào khoảng cuối đời Lê có
Nguyễn Hoè, một học sinh sắc sảo (không rõ
lai lịch ra sao) đi thi hương. Quan chủ
khảo năm ấy cũng tên là Hoè, vì thế khi xướng
quyển người ta kiêng tên quan phải đọc
chệch là Nguyễn Huề. Nguyễn Hoè biết
thừa nhưng cố tình không chịu vào. Người
xướng quyển xướng đi xướng
lại mấy lần, mọi người đã vào
hết, riêng Hoè vẫn còn đeo ống quyển
đứng yên. Cuối cùng, người xướng
quyển chõ loa vào Hoè mà hỏi tên. Hoè liền gào
to: "Tôi là thằng Hoè".
Người
xướng vặn:
- Sao
gọi mãi không vào?
Hoè
đáp cứng cỏi:
-
Chỉ thấy gọi thằng Huề chứ có
thấy gọi thằng Hoè đâu?
Sau người
xướng phải xướng to đúng tên Hoè,
bấy giờ Hoè mới chịu vào.
Thấy thí sinh bé oắt mà ương ngạnh, quan
chủ khảo sai giữ Hoè để hỏi vặn
nghĩa lý văn chương. Hỏi đến đâu
nhất nhất Hoè đều đối đáp trôi
chảy đến đấy, quan liền ra một câu
đối:
Lạn Tương Như, Tư Mã Tương Như,
danh tương như, thực bất tương như.
Nghĩa
là: Lạn Tương Như, Tư Mã Tương
Như, tên như nhau, thực chất chẳng như
nhau.
Có ý
lên giọng kẻ cả rằng hai đằng cùng tên
Hoè, nhưng một đằng quan một đằng
học trò, so bì với nhau sao được.
Hoè
liền đối lại:
Ngụy
Vô Kỵ, Trưởng Tôn Vô Kỵ, bỉ vô kỵ,
ngã diệc vô kỵ.
Nghĩa
là: Ngụy Vô Kỵ, Trưởng Tôn Vô
Kỵ, mày không sợ thì tao cũng không sợ.
Quan
chủ khảo thấy đối xược, căm
lắm nhưng cũng phải phục tài, vì chữ Tương
như trong câu vừa là tên người, mà lại
vừa có nghĩa "như nhau", được
Hoè đối rất chọi với chữ Vô kỵ
cũng vừa là tên người, lại vừa có nghĩa
là không sợ.
Sau
đó quan ra một câu đối khác có ý khuyên răn:
Xỉ
tính cương, thiệt tính nhu, cương tính
bật như nhu tính cửu.
Nghĩa
là: Răng tính rắn, lưỡi tính
mềm, tính rắn sao bằng tính mềm bền lâu.
Nhưng
Hoè nào chịu, đối lại ngay rằng:
Mi
sinh tiền, tu sinh hậu, tiền sinh bất nhược
hậu sinh trường.
Nghĩa
là: Lông mày sinh trước, râu sinh sau, sinh
trước chẳng bằng sinh sau dài.
Ngụ ý bảo quan chủ khảo tuy đẻ trước,
nhưng dại, thì sao bằng đẻ sau mà khôn.
Ðến
đây, quan chủ khảo biết Hoè là tay thông minh mà
bướng bỉnh, không còn dám vặn vẹo gì
nữa.
|