|
1- Trái bưởi - Sức đẩy Archimède
2- Phương pháp học của ông
3- Cách cân voi và đo bề dày tờ giấy
4- Với vua Lê Thánh tông:
a) Một cách khen vua
b) Ứng đáp với vua
c) Lời tiên đoán
5- Răn dạy các quan
1- Trái bưởi - Sức đẩy Archimède
Hôm đó, cậu đem một trái bưởi ra băi tha ma (chỗ bạn bè
thả trâu) làm quả bóng để các bạn cùng chơi. Bỗng quả
bưởi lăn xuống một trong những cái hố bên mép băi người
ta đào để ngăn trâu ḅ khỏi phá lúa. Cái hố rất hẹp lại
rất sâu không xuống mà cũng không với tay lấy lên được.
Bọn trẻ tưởng thế là mất đồ chơi. Nhưng Lương Thế Vinh
nghĩ một lát, rồi mới hớn hở rủ bạn đi mượn vài chiếc
gầu giai đi múc nước đổ xuống hố. Bọn trẻ không hiểu
Vinh làm thế để làm ǵ. Nhưng lát sau thấy Vinh cúi
xuống cầm quả bưởi lên, chúng rất sửng sốt phục tài
Vinh.
Từ đó trẻ con trong làng truyền nhau rằng Lương Thế Vinh
là thần, có một câu "thần chú" hay lắm, có thể gọi được
những vật vô tri như quả bưởi lại với ḿnh.
Thực ra th́ Vinh trèo cây hái bưởi bên bờ ao, sẩy tay
cậu làm rơi quả bưởi xuống nước tưởng mất. Nhưng khi
nh́n thấy bưởi nổi trên mặt ao, Vinh đă lấy cành tre
khều vào và đem ra băi chơi. Lúc quả bưởi lăn xuống hố,
cậu đă chợt nhớ lại và nghĩ ra cách lấy nước đổ xuống
cho bưởi nổi lên. Vốn thích thơ ca, ḥ, vè nên trong khi
cúi xuống chờ bưởi, cậu vui miệng đọc lẩm nhẩm:
Bưởi ơi bưởi
Nghe tao gọi
Lên đi nào
Đừng quên lối
Đừng bỏ tao...
Và bọn trẻ cứ nghĩ rằng Vinh đọc "thần chú".

2) Phương pháp học của ông
Lương Thế Vinh là người biết kết hợp rất khéo giữa chơi
và học, nên từ nhỏ Vinh học rất thoải mái và lại đạt kết
quả cao.
Vinh học đến đâu, hiểu đến đấy, học một mà biết
mười. Khi đă ngồi học th́ tập trung tư tưởng rất cao,
luôn muốn thực nghiệm những điều đă học vào đời sống.
Trong khi vui chơi như câu cá, thả diều, bẫy chim, Vinh
luôn kết hợp với việc học. Lúc thả diều, Vinh rung dây
diều để tính toán, ước lượng chiều dài, chiều cao. Khi
câu cá, Vinh t́m hiểu đời sống các sinh vật, ước tính đo
lường chiều sâu ao hồ, chiều rộng sông ng̣i... và kiểm
tra lại bằng thực nghiệm. Vinh nghĩ ra cách đo bóng cây
mà suy ra chiều dài của cây.
Người đời c̣n truyền lại câu chuyện sau đây:
Dạo đó, Lương Thế Vinh và Quách Đ́nh Bảo là hai người
nổi tiếng vùng Sơn Nam (Thái B́nh- Nam Định bây giờ) về
thông minh, học giỏi. Một hôm, sắp đến kỳ thi, Lương Thế
Vinh t́m sang làng Phúc Khê bên Sơn Nam hạ để thăm Quách
Đ́nh Bảo, toan bàn chuyện cùng lên kinh ứng thí.
Đến làng, Vinh ghé một quán nước nghỉ chân. Tại đây Vinh
nghe người ta nói là Quách Đ́nh Bảo đang ngày đêm dùi
mài kinh sử quên ngủ, quên ăn. Chắc chắn kỳ này Bảo phải
đứng đầu bảng vàng. Vinh cười nói:
- Kỳ thi đến nơi mà c̣n chúi đầu vào quyển sách, cố tụng
niệm thêm vài chữ. Vậy cũng gọi là biết học ư? Ta có đến
thăm cũng chẳng có ǵ để bàn bạc - Vinh nói thế rồi bỏ
ra về.
Quách Đ́nh Bảo nghe được chuyện trên, gật gù:
- Người đó hẳn là Lương Thế Vinh, ta phải đi t́m mới
được!
Thế là Bảo chuẩn bị khăn gói, t́m đến Cao Hương thăm
Vinh. Chắc mẩm đến nhà sẽ gặp ngay Vinh đang đọc sách,
nhưng Vinh đi vắng, người nhà bảo Vinh đang chơi ngoài
băi.
Quách Đ́nh Bảo ra băi t́m, quả thấy Vinh đang thả diều,
chạy chơi cùng bạn bè, rất ung dung thư thái. Bảo phục
lắm tự nói với ḿnh: "Người này khôi ngô tuấn tú, phong
thái ung dung, ta có học mấy cũng không thể theo kịp".
Quả nhiên sau đó, khoa Quư Mùi năm Quang Thuận thứ tư,
đời vua Lê Thánh Tông (1463) Lương Thế Vinh đỗ Trạng
nguyên (đỗ đầu), Quách Đ́nh Bảo đỗ Thám hoa (đỗ thứ 3).
Năm ấy Lương Thế Vinh mới hăm hai tuổi.

3) Cách cân voi và đo bề dày tờ giấy
Ngày xưa, vua quan Trung Quốc thường cậy thế nước lớn,
coi thường nước ta, cho nước ta là man di, mọi rợ. Về
tinh thần bất khuất của cha ông ta th́ chúng đă được
nhiều bài học. Nhưng về mặt khoa học th́ chúng chưa phục
lắm.
Một lần sứ nhà Thanh là Chu Hy sang nước ta, vua Thánh
Tông sai Lương Thế Vinh ra tiếp. Hy nghe đồn Lương Thế
Vinh không những nổi tiếng về văn chương âm nhạc, mà c̣n
tinh thông cả toán học nên mới hỏi:
- Có phải ông làm sách Đại thành toán pháp, định thước
đo ruộng đất, chế ra bàn tính của nước Nam đó không?
Lương Thế Vinh đáp:
- Dạ, đúng thế!
Nhân có con voi rất to đang kéo gỗ trên sông, Chu Hy
bảo:
- Trạng thử cân xem con voi kia nặng bao nhiêu!
- Xin vâng!
Dứt lời, Vinh xăm xăm cầm cân đi cân voi.
- Tôi xem chiếc cân của ông hơi nhỏ so với con voi đấy!
- Hy cười nói.
- Th́ chia nhỏ voi ra! Vinh thản nhiên trả lời!
- Ông định mổ thịt voi à? Cho tôi xin một miếng gan nhé!
Lương Thế Vinh tỉnh khô không đáp. Đến bến sông, trạng
chỉ chiếc thuyền bỏ không, sai lính dắt voi xuống.
Thuyền đang nổi, do voi nặng nên đầm sâu xuống. Lương
Thế Vinh cho lính lội xuống đánh dấu mép nước bên thuyền
rồi dắt voi lên. Kế đó trạng ra lệnh đổ đá hộc xuống
thuyền, thuyền lại đầm xuống dần cho tới đúng dấu cũ th́
ngưng đổ đá.
Thế rồi trạng bắc cân lên cân đá. Trạng cho bảo sứ nhà
Thanh:
- Ông ra mà xem cân voi!
Sứ Tàu trông thấy cả sợ, nhưng vẫn tỏ ra b́nh tĩnh coi
thường. Khi xong việc, Hy nói:
- Ông thật là giỏi! Tiếng đồn quả không ngoa! Ông đă cân
được voi to, vậy ông có thể đo được tờ giấy này dày bao
nhiêu không?
Sứ nói rồi xé một tờ giấy bản rất mỏng từ một cuốn sách
dày đưa cho Lương Thế Vinh, Hy lại đưa luôn một chiếc
thước.
Giấy th́ mỏng mà li chia ở thước lại quá thô, Vinh nghĩ
giây lát rồi nói:
- Ngài cho tôi mượn cuốn sách!
- Sứ đưa ngay sách cho Lương Thế Vinh với vẻ không tin
tưởng lắm.
Lương Thế Vinh lấy thước đo cuốn sách, tính nhẩm một lát
rồi nói bề dày tờ giấy.
Kết quả rất khớp với con số đă viết sẵn ở nhà. Nhưng sứ
chưa tin tài Lương Thế Vinh, cho là ông đoán ṃ. Khi
nghe Vinh nói việc đo này rất dễ, chỉ cần đo bề dày cả
cuốn sách rồi chia đều cho số tờ là ra ngay kết quả th́
sứ ngửa mặt lên trời than: "Danh đồn quả không sai. Nước
Nam quả có lắm người tài!"
Lương Thế Vinh quả là kỳ tài! Ông nghĩ ra cách cân đo
tài t́nh ngay cả trong lúc bất ngờ, cần ứng phó nhanh
chóng. Gặp vật to th́ ông chia nhỏ, gặp vật nhỏ th́ ông
gộp lại. Phải chăng ư tưởng của Lương Thế Vinh chính là
mầm mống của phép tính vi phân (chia nhỏ) và tích phân
(gộp lại) mà ngày nay là những công cụ không thể thiếu
được của toán học hiện đại.

4) Với vua Lê Thánh tông:
a) Một cách khen vua
Lương Thế Vinh thuở bé
nghịch ngợm nổi tiếng. Ông hay tắm sông
hồ thành thử bơi lội rất giỏi. Lê Thánh
Tông biết rơ chuyện ấy, nên một hôm đi chơi
thuyền có Lương Thế Vinh và các quan theo
hầu, Vua liền giả vờ say rượu ẩy
Vinh rơi ṭm xuống sông, rồi cứ cho tiếp
tục chèo thuyền đi.
Không ngờ Lương
Thế Vinh rơi xuống, liền lặn một hơi
đi thật xa, rồi đến một chỗ
vắng lên bờ ngồi núp vào một bụi
rậm chẳng ai trông thấy. Lê Thánh Tông chờ măi
không thấy Vinh trồi đầu lên, bấy giờ
mới hoảng hồn, vội cho quân lính nhảy
xuống t́m vớt, nhưng t́m măi cũng chẳng
thấy đâu. Vua hết sức ân hận v́ lối
chơi đùa quá quắt của ḿnh, chỉ muốn
khóc, th́ tự nhiên thấy Vinh từ dưới nước
ngóc đầu lên lắc đầu cười
ngất. Khi lên thuyền rồi, Vinh vẫn c̣n cười.
Thánh Tông ngạc nhiên hỏi măi, cuối cùng Vinh
mới tâu:
"Thần ở dưới
nước lâu là v́ gặp phải một việc
kỳ lạ và thú vị. Thần gặp cụ
Khuất Nguyên, cụ hỏi thần xuống làm ǵ?.
Thần thưa dối là thần chán đời
muốn chết. Nghe qua, cụ Khuất Nguyên tṛn xoe
mắt, mắng thần: "Mày là thằng điên!.
Tao gặp Sở Hoài Vương và Khoảng Tương
Vương hôn quân vô đạo, mới dám bỏ nước
bỏ dân trầm ḿnh ở sông Mịch La. Chứ mày
đă gặp được bậc thánh quân minh đế,
sao c̣n định vớ vẩn cái ǵ?". Thế
rồi cụ đá thần một cái, thần
mới về đây!".
Lê Thánh Tông nghe
xong biết là Lương Thế Vinh nịnh khéo ḿnh,
nhưng cũng rất hài ḷng, thưởng cho Vinh
rất nhiều vàng lụa.

b) Ứng đáp với vua
Vua Lê Thánh Tông đi kinh lư vùng Sơn
Nam hạ, ghé thăm làng Cao Hương, huyện
Vụ Bản, quê hương của Trạng Nguyên Lương
Thế Vinh, lúc bấy giờ
cũng đang theo hầu Vua.
Hôm sau vua đến thăm chùa làng. Khi ấy, sư
cụ đang bận tụng kinh. Bỗng sư cụ
đánh rơi chiếc quạt xuống đất.
Vẫn tiếp tục tụng, sư cụ lấy tay
ra hiệu cho chú tiểu cúi xuống nhặt, nhưng
một vị quan tùy ṭng của Lê Thánh Tông đă
nhanh tay nhặt cho sư cụ. Vua Lê Thánh Tông trông
thấy vậy, liền nghĩ ra một vế đối,
trong bữa tiệc hôm đó đă thách các quan đối.
Vế ấy như sau:
Đường thượng
tụng kinh sư sử sứ...
Nghĩa là: Trên bục tụng
kinh sư khiến sứ ( nhà sư sai khiến
được quan)
Câu nói này oái ăm ở ba chữ
sư sử. Các quan đều chịu chẳng ai nghĩ
ra câu ǵ.
Trạng nguyên Lương Thế Vinh cứ để
họ suy nghĩ chán chê. Ông ung dung ngồi uống rượu
chẳng nói năng ǵ. Vua Lê Thánh Tông quay lại
bảo đích danh ông phải đối , với hy
vọng đưa ông đến chỗ chịu bí. Nhưng
ông chỉ cười trừ.
Một lúc ông cho lính hầu chạy ngay về nhà
mời vợ đến . Bà trạng đến, ông
lấy cớ quá say xin phép vua cho vợ d́u ḿnh
về.
Thấy Vinh là một tay có tài ứng đối mà hôm
nay cũng đành phải đánh bài chuồn, nhà vua
lấy làm đắc ư lắm, liền giục:
" Thế nào? Đối được
hay không th́ phải nói đă rồi hẵng về
chứ?"
Vinh găi đầu găi tai rồi chắp
tay ngập ngừng:
- Dạ... muôn tâu, Thần đối rồi đấy
ạ!
Vua và các quan lấy làm lạ bảo Vinh thử đọc
xem. Vinh cứ một mực:" Đối rồi
đấy chứ ạ!" hoài. Sau nhà vua gạn
măi, Vinh mới chỉ tay vào người vợ đang
d́u ḿnh, mà đọc rằng:
Đ́nh tiền túy
tửu, phụ phù phu.
Nghĩa là: Trước sân say rượu,
vợ d́u chồng.
Nhà vua cười và thưởng
cho rất hậu.

c) Lời tiên đoán
Một hôm, lúc chầu trong triều, vua hớn hở nói với Vinh:
- Trẫm có nhiều con trai, việc thiên hạ không việc ǵ
phải lo ngại nữa!
Lương Thế Vinh tâu:
- Lắm con trai là lắm giặc. Không lo sao được!
Vua lấy làm lạ hỏi:
- Ta không rơ sao lại thế?
Trạng tâu không úp mở:
- Ngôi báu chỉ có một. Bệ hạ có nhiều con trai càng có
nhiều sự tranh giành ngôi báu. Như vậy phải lo lắm chứ!
Đúng như lời tiên đoán của ông. Sau đó
con cháu nhà vua tranh giành ngôi thứ, chém giết lẫn nhau, làm cho triều chính đổ nát,
trăm họ lầm than. Chỉ ba chục năm sau khi Thánh Tông
mất, Mạc Đăng Dung đă nhân cơ hội mà cướp ngôi nhà Lê.

5) Răn dạy các quan
Lương Thế Vinh rất ghét những viên quan hống hách, hà
hiếp nhân dân. Ông có nhiều học tṛ giỏi đỗ cao, làm
quan lớn. Với học tṛ nào ông cũng dạy về ḷng yêu dân,
đức khiêm tốn. Có lần, một viên quan huyện hách dịch đă
bị ông cho một bài học, làm tṛ cười cho thiên hạ.
Bữa ấy, ông đi thăm bạn bè, ngồi nghỉ chân ở quán nước
bên đường. Bỗng thấy một đoàn rước quan huyện đi qua.
Dân trong vùng đều biết viên quan này thường hay bắt
người dọc đường khiêng cáng, bèn bảo nhau trốn chạy cả.
V́ không biết lệ đó nên ông cứ ung dung ngồi nghỉ đến
khi tên lính hầu của quan huyện bắt ra khiêng cáng.
Lương Thế Vinh khúm núm bước lại ghé vai khiêng cáng.
Khi cáng quan đi đến chỗ bùn lội, ông làm như vô t́nh
trượt chân văng cáng, hất quan huyện ngă chỏng gọng giữa
vũng, áo, mũ, cân đai bê bết bùn.
Quan huyện đỏ tím mặt mày v́ giận, đang toan định đổ cơn
thịnh nộ lên đầu kẻ hầu hạ ḿnh th́ trạng vẫy người đi
đường, nói lớn:
- Bác gọi hộ anh học tṛ tôi là thám hoa Văn Cát ra
khiêng hầu vơng quan huyện thay thầy.
Quan huyện xanh xám mặt mày, cuống quưt quỳ mọp xuống
bùn lạy như bổ củi, xin quan trạng tha tội cho.
Lương Thế Vinh nhẹ nhàng lấy lời răn dạy, từ đó viên
quan huyện chừa thói hống hách với dân.
 |