Nguyễn Du và t́nh yêu

Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều nổi tiếng, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Yên, người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.Ông sinh năm 1765 (niên hiệu Cảnh Hưng) và mất năm 1820 ( Niên hiệu Minh Mệnh).

   Ông vẻ người khôi ngô, tuấn tú, rất thông minh, lúc lên 6 tuổi đi học , sách vở chỉ xem qua một lượt là thuộc. Năm 19 tuổi, ông thi hương đậu tam trường; có ra làm quan với nhà Lê. Khi Tây Sơn nổi lên, ông về ở ẩn tại quê nhà. Sau ông bị nhà Nguyễn triệu ra làm quan và cử đi sứ Trung Quốc vào năm 1813; đến năm 1820  ông lại được cử đi sứ lần nữa nhưng chưa kịp đi th́ mất.

   Tương truyền lúc c̣n trai trẻ Nguyễn Du- khi ấy thường gọi là cậu Chiêu Bảy, rất thích hát phường vải. Bấy giờ có làng Trường Lưu cũng thuộc huyện Nghi Xuân, là một trong những làng nổi tiếng về hát phường vải, về nghề dệt vải và về con gái đẹp. Làng Tiên Điền th́ có nghề làm nón; con trai phường nón thường kéo nhau sang hát phường vải ở Trường Lưu. Họ đi hát v́ mê hát , nhưng một phần cũng v́ mê các cô gái đẹp. Trong các chuyến đi ấy, Chiêu Bảy chẳng bao giờ vắng mặt. Có một đêm hát nọ, Chiêu Bảy t́nh cờ gặp được một cô gái tên Cúc, người đẹp, giọng hay, tài bẻ chuyện, nhưng chỉ phải một nỗi đă sắp quá th́ mà vẫn chưa chồng. Chiêu Bảy biết thóp như vậy, liền bẻ ngay một câu như sau để ghẹo chơi:

Trăm hoa đua nở mùa xuân,
Cớ sao Cúc lại muộn màng về thu?

   Chiêu Bảy vờ nói hoa nhưng kỳ thực là muốn châm chọc: Các cô gái khác đều đă đi lấy chồng sơm, sao riêng cô Cúc lại để quá lứa lỡ th́ như vậy?

   Nhưng cô Cúc nào phải tay vừa, thoáng nghe qua cô đă hiểu ngay ư tứ của đối phương, bèn hát đáp lại rằng:

V́ chưng tham chút nhụy vàng,
Cho nên Cúc phải muộn màng về thu.

   Hoa cúc vốn là hoa nở về thu; cúc nở về thu mới là đang độ măn khai, thế là đúng kỳ chớ không phải là muộn.
  
   Câu hỏi cũng khôn mà câu trả lời cũng thật là khéo lắm; Chiêu Bảy đành phải lảng sang chuyện khác không dám hỏi về chuyện ấy nữa

 

 

***

 

Nguyễn Du lúc c̣n là học tṛ ở với thân sinh là Xuân quận công Nguyễn Nghiễm ở Hà nội, theo học với một ông đồ họ Lê ở Gia Lâm, bên kia sông Nhị. Cậu học tṛ cùng các bạn ngày nào cũng phải qua sông bằng đ̣ ngang. Người chở đ̣ là một cô gái nhà nghèo, nhưng xinh xắn và ăn nói có duyên. Cậu học tṛ Nguyễn rất để ư.

     Một hôm, cậu đến chậm, lỡ chuyến đ̣, cậu phải chờ đợi sốt ruột, nên làm một bài thơ nhờ bạn đưa cho cô gái, để tỏ ḷng ḿnh và cũng để thử ḷng cô gái. Bài thơ như sau:

Ai ơi, chèo chống tôi sang
Kẻo trời trưa trật, lỡ làng tôi ra
C̣n nhiều qua lại lại qua,
Gíup cho nhau nữa để mà...

     Câu thơ cuối, tác giả bỏ lửng có ư để chờ cô gái điền vào. Nhận được, cô gái bẽn lẽn và từ chối; nhưng về sau nể lời bạn cô, cô cũng thêm vào hai chữ... quen nhau.

     Thế rồi hai người yêu nhau. Nhà thơ thổ lộ tâm t́nh ra bốn câu lục bát rằng:

Quen nhau nay đă nên thương
Cùng nhau xe mối tơ vương chữ t́nh
Cảnh xinh xinh, người xinh xinh,
Trên trời, dưới nước, giữa ḿnh với ta

     Họ yêu nhau tha thiết, quyết chí lấy nhau, nhưng rồi không lấy được nhau. Bởi lẽ đơn giản: Nguyễn Du là cậu trai quư tộc mà cô kia th́ chỉ là một cô gái b́nh dân. Chẳng những thế, do chuyện yêu đương ấy, Nguyễn Du c̣n bị gọi về nhà chịu một trận đ̣n nên thân, rồi lại bị gửi về học một ông đồ khác ở mạn Thái B́nh.

      Hơn 10 năm sau, khi Nguyễn Du có dịp trở lại bến cũ đ̣ xưa th́ cô gái đi lấy chồng lâu rồi, chỉ c̣n cây đa vẫn c̣n xanh tươi trước gió, ḍng nước đỏ vẫn lặng lẽ trôi xuôi. Bến đ̣ vẫn đông người qua lại nhưng vắng bóng một người. Trông cảnh cũ, nhớ người xưa, nhà thơ đành bùi ngùi sẻ ngâm lên bốn câu lục bát để gửi gấm ḷng ḿnh:

Yêu nhau những muốn gần nhau
Bể sâu trăm trượng, t́nh sâu gấp mười
V́ đâu xa cách đôi nơi
Bến này c̣n đó, nào người năm xưa?

     Câu chuyện đau ḷng này, sau được Nguyễn Du tự tay ghi chép trong một bản thảo, dưới nhan đề "Mối t́nh hận của ta".