Phân kỳ lịch sử Văn học từ đầu thế kỷ XXI - Phần II

 

  Nguyễn Huệ Chi  

 

CÓ HAY KHÔNG MỘT THỜI KỲ VĂN HỌC CẬN ĐẠI ?

1. Một thời kỳ văn học mới chỉ có thể thực sự diễn ra vào nửa đầu thể kỷ XX. Thử chọn một mốc lịch sử đánh dấu bước chuyển ḿnh quan trọng đó : 1904 (Hội Duy tân), 1905 (phong trào Đông du), 1907 (Đông Kinh nghĩa thục), 1909 (Nguyễn Khuyến mất). Chúng tôi chọn 1907 v́ đây là một mốc "kép" (về văn học cũng là năm Tú Xương, Đào Tấn, Paulus Của từ trần, c̣n về các chính sách của chính quyền thuộc địa, th́ do ảnh hưởng của phong trào Duy tân của tầng lớp sĩ phu, Toàn quyền Beau trong năm này đă phải lập một Hội đồng cải cách giáo dục để đưa tân học, chữ quốc ngữ, chữ Pháp vào khoa cử Hán học, mở một trường sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học và mở trường đại học ở Hà Nội (35) ). Cái gọi là "mới" của thời kỳ văn học khởi đầu từ 1907 là sức hút của những tư tưởng tự do, dân chủ, nhân quyền, của chủ nghĩa nhân đạo... trong trào lưu cách mạng tư sản, cùng với quan niệm thẩm mỹ lấy cái "tôi" cá nhân cá thể làm trung tâm, và các h́nh thức nghệ thuật mới mẻ của văn học Âu Tây.

Có thể chia thời kỳ văn học mà chúng ta đang đề cập thành hai giai đoạn : 
1. Giai đoạn 1907-1932 : tiến tŕnh đổi mới của văn chương c̣n diễn ra chậm chạp và không đồng đều. Trong khi văn nghị luận, biên khảo (Phạm Quỳnh và nhóm Nam phong) và văn học dịch (Nguyễn Văn Vĩnh và các nhà văn dịch chữ Hán) dành được những thành tựu đột xuất th́ tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch nói vẫn chỉ mới là những bước ḍ dẫm t́m đường. Thơ muốn "phá cách, vứt điệu luật" để thỏa măn những rung động khắc khoải của con tim nhưng cũng chưa có cách nào thoát ra khỏi gông cùm của thơ truyền thống. Văn học chữ Hán lưu hành bằng con đường bí mật vẫn có một địa vị dẫn đạo đời sống tư tưởng. 
2. Giai đoạn 1932-1945 : là một bước chuyển nhảy vọt từ lượng sang chất của mọi trào lưu, mọi thể loại - từ chủ nghĩa lăng mạn, chủ nghĩa hiện thực đến những báo hiệu đầu tiên của nghệ thuật tượng trưng, siêu thực (Nhóm Xuân thu nhă tập), từ tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch nói, kịch thơ đến lư luận phê b́nh; mặt khác là một biến cách lớn lao trong sinh hoạt văn học ngay từ khởi điểm 1932 (Tự lực văn đoàn thành lập, phong trào thơ mới nẩy sinh, Tản Đà cho in Khối t́nh con tập III kết thúc sự nghiệp thi ca của ḿnh, và năm sau 1933, 27 tờ báo tiếng Việt được phép xuất bản, các cuộc bút chiến về tư tưởng, về văn học bắt đầu dấy lên sôi nổi).

Nên đặt tên cho thời kỳ văn học này là ǵ? Trong cuộc hội thảo năm 1985, phần lớn chúng tôi đều thống nhất gọi là thời kỳ văn học Cận đại. Cũng là điều dễ hiểu : nửa đầu những năm 80, t́nh h́nh thế giới chưa có biến động ǵ đáng kể, quan niệm về vận động lịch sử của chúng tôi căn bản vẫn dựa trên lư thuyết các h́nh thái kinh tế xă hội của Marx, coi sự nối tiếp từ chế độ phong kiến đến chế độ tư sản, rồi sang chế độ xă hội chủ nghĩa là điều hiển nhiên trên phạm vi toàn cầu. Và như thế, thời kỳ văn học 1907-1945, nằm trong phạm trù ư thức hệ tư sản, ắt đă vượt thoát các hệ thống quy phạm của văn học phong kiến, nhưng dù sao nó cũng là một thực tại đă và đang bị vượt qua. C̣n văn học từ 1945 đến nay, xét trong t́nh h́nh lúc ấy, là nền văn học đang đi vào quỹ đạo văn học xă hội chủ nghĩa, lấy phương pháp sáng tác hiện thực xă hội chủ nghĩa làm nguyên tắc, lấy ư thức hệ vô sản làm linh hồn tư tưởng, chắc chắn không thể nào khác là tương lai của văn học dân tộc, là cái đă và đang tới, th́ ngoài mấy chữ văn học Hiện đại, c̣n cách gọi nào xứng đáng với nó hơn?

Điều không ai ngờ là những đảo lộn tày trời đă xảy ra chỉ 5 năm sau những ư kiến phân kỳ của chúng tôi. Mặc dù về chính trị, chúng ta vẫn giữ nguyên mô h́nh nhà nước xă hội chủ nghĩa, nhưng nhiều nội dung đă phải mở rộng khái niệm, như nền kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân không hạn chế quy mô hoạt động, nền kinh tế thị trường phát triển trong xu thế đa cực hóa và toàn cầu hóa, khuyến khích hoạt động kinh doanh, làm giàu và hợp tác kinh tế với công ty tư bản nước ngoài... Về văn học, vị trí của văn học hiện đại Việt Nam trong hệ thống văn học xă hội chủ nghĩa thế giới dĩ nhiên không c̣n, bởi lẽ dù vẫn tồn tại một số nước xă hội chủ nghĩa th́ mối tương giao anh em trong nhiều lĩnh vực, kể cả văn học, đă khác trước về cơ bản. Ngay như Trung Quốc, sự phát triển văn học của nước này sau giai đoạn cải cách mở cửa như thế nào, hẳn là c̣n phải chờø đợi, nhưng điều ta biết chắc là không ai c̣n áp đặt phương pháp sáng tác hiện thực xă hội chủ nghĩa lên các nhà văn Trung Hoa lục địa, kể từ đó đến nay. Trong phần viết về văn học Trung Quốc đương đại, bộ Trung Hoa văn học thông sử của Sở nghiên cứu văn học Trung Quốc phát hành năm 1997 đă nói đến hiện tượng đa nguyên trong thơ ca, nói đến trường thơ tân biên tái, trường thơ mông lung, trường thơ "tân sinh đại", nói đến trường phái tiểu thuyết bám rễ vào hương thổ, trường phái tiểu thuyết đô thị phong t́nh, trường phái tiểu thuyết nữ tính, trường phái tiểu thuyết tân hiện thực... (36) vốn là những khái niệm chưa hề có trong phạm trù "hiện thực xă hội chủ nghĩa" mà sách vở trước nay vẫn coi là kinh điển. Và ngay chúng ta, trong Đại hội nhà văn lần thứ IV (1989), Tổng bí thư lúc đó là ông Đỗ Mười cũng có phát biểu, đại ư cho rằng đối với phong trào văn nghệ hiện nay, phương pháp hiện thực xă hội chủ nghĩa hay phương pháp sáng tác nào cũng có thể sử dụng, miễn sao góp phần làm cho văn học dân tộc tiến bước vững mạnh.

2. Bởi vậy, nhiều tiêu chí được chúng tôi vận dụng năm 1985 nhằm phân biệt hai thời kỳ văn học Cận đại và Hiện đại, đến nay đă phải được duyệt lại một cách rạch ṛi. Trong Mấy vấn đề thi pháp văn học Trung đại, Trần Đ́nh Sử chưa nêu lên một ư kiến thật dứt khoát về sự phân định giữa hai thời kỳ Cận đại và Hiện đại, bởi theo ông, nếu nói đến việc chấm dứt chế độ phong kiến th́ phải tính tới cái mốc 1945, nhưng xét riêng bản thân văn học th́ từ 1930-1932 văn học Trung đại đă chấm dứt hẳn. Tuy nhiên, "nếu hiểu thời Hiện đại là thời đại đánh dấu bằng sự tiếp xúc, giao lưu toàn diện của tất cả các quốc gia trên thế giới, tất cả tham gia vào một tiến tŕnh lịch sử chung, các sự kiện lịch sử thế giới tác động trực tiếp tới mọi quốc gia lớn nhỏ, th́ có thể nói việc xác định thời Hiện đại từ thế kỷ XX là có cơ sở" (37) . Rất tiếc, ư kiến này vẫn chỉ mới như một định hướng tổng quan để nhận diện một bước ngoặt của lịch sử từ Trung đại (hoặc CâÏn đại) sang Hiện đại, chứ chưa phải là những tiêu chí đặc thù của thời kỳ văn học HiệÏn đại Việt Nam.

Thiết tưởng, đến nay, không ai c̣n nghi ngờ ǵ về thời điểm bắt đầu của tiến tŕnh hiện đại hóa văn học dân tộc, là kể từ khoảng giữa thập niên thứ nhất của thế kỷ XX. Tiến tŕnh đó kéo dài trong suốt thế kỷ XX và c̣n vắt sang thế kỷ XXI, nhưng cho đến 1945 đă đạt đến một cao trào mà những thành tựu về sau dường như không với tới được, ít nhất là về khối lượng và khả năng chiếm lĩnh bạn đọc của những tác phẩm tiêu biểu, về tính phong phú, hoàn chỉnh của những tổ chức và hoạt động văn học đúng nghĩa, về sự đa dạng, tài hoa của những phong cách nghệ thuật bậc thầy. Con đường hiện đại hóa văn học ở thế kỷ XX làø một xu thế tất yếu song không nhất thiết lúc nào và ở đâu cũng chỉ có đi lên, hơn nữa, sự thăng hoa trong nghệ thuật đôi lúc lại bắt nguồn từ những yếu tố rất khó giải thích , nên không thể nói chắc rằng tiến tŕnh sau bao giờ cũng cao hơn tiến tŕnh trước, đó là điều không có ǵ lạ. Tuy vậy, cũng không thể v́ cái giá trị không thể chối căi của văn học giai đoạïn 1932-1945 mà cho rằng đây nghiễm nhiên đă là văn học hiện đại. Một khi văn học chúng ta đă bước vào quỹ đạo của văn học thế giới th́ hai chữ "hiện đại" dùng cho nó cũng phải dựa trên chuẩn mực của văn học thế giới, chứ không thể nặn ra một thứ chuẩn mực riêng cho văn học Việt Nam. Ta sẽ thấy, trong suốt thời kỳ văn học 1907-1945, hầu hết các h́nh thức thể loại cũng như tiêu chuẩn thẩm mỹ mà văn học dân tộc đang cố sức đuổi cho kịp văn học Âu Tây, chẳng qua chỉ mới là cái tŕnh độ của Âu Tây giới hạn ở thế kỷ XIX trở về trước. Từ các nhà văn châu Âu được dịch ra tiếng Việt, các trường phái châu Âu mà chúng ta mô phỏng, đến các tác giả tác phẩm chúng ta lấy làm mẫu mực... nếu không thuộc chủ nghĩa Cổ điển th́ cũng thuộc chủ nghĩa Lăng mạn, không chủ nghĩa lăng mạn th́ cũng là chủ nghĩa Hiện thực (vốn đều đă kết thúc vận mệnh ở cuối thế kỷ XIX và mấy năm đầu thế kỷ XX là cùng), như Corneille, Racine, Molière, La Fontaine, Dumas bố và con, Hugo, Balzac, La Martine, Chateaubriand, Beaudelaire, Rimbeau, Verlaine, Musset... C̣n các trường phái hiện đại như Trừu tượng, Tượng trưng, Siêu thực, Hiện sinh chủ nghĩa... đối với họ nói chung vẫn c̣n là điều lạ lẫm (trừ Xuân thu nhă tập xuất hiện sát ngay trước Cách mạng tháng Tám). Ngay kịch nói của chúng ta trong giai đoạn, dấu ấn để lại sâu đậm nhất vẫn là ḍng kịch đá giọng biền ngẫu, theo luật tam duy nhất, của kịch nói châu Âu thế kỷ XVII mà thôi. Như thế, có thể nói cái hiện đại của văn học Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XX là cái hiện đại đă bị văn học châu Âu nửûa đầu thế kỷ XX vượt qua. Cái hiện đại ấy thực chất chỉ là Cận đại. Tôi nghĩ, gọi văn học 1907-1945 là Thời kỳ văn học Cận đại trong những tương quan đó không phải là không hợp lư. Gọi như thế hoàn toàn không phải là hạ thấp giá trị của nó (Ngay cả những trường phái Trừu tượng, Tượng trưng, Siêu thực, Hiện sinh... của thế giới có sức sống bền vững đến đâu cũng c̣n là điều chưa dễ đă nhất trí, nhưng nói đó là sản phẩm của thời hiện đại và của tư duy nghệ thuật hiện đại th́ không thể phủ nhận).

HAI HƯỚNG PHÂN CHIA THỜI KỲ VĂN HỌC HIỆN ĐẠI :
CHIA THEO VÙNG VÀ CHIA THEO GIAI ĐOẠN

1. Nhưng gọi văn học 1907-1945 là văn học Cận đại th́ văn học từ sau 1945 đến nay nghiễm nhiên là văn học Hiện đại, thực tế có những đặc trưng ǵ khác trước? Tôi xin không nhắc lại cái "khác biệt cơ bản" mà trong những bài viết trước đây, tôi và các nhà nghiên cứu khác đă lấy làm tâm đắc. Cái khác biệt ấy hóa ra đă bị thời gian sàng lọc, thử thách, không c̣n đứng măi được ở vị trí "cơ bản" nữa rồi. Chỉ lưu ư rằng trong bộ Trung Hoa văn học thông sử đă dẫn, có khác với chúng ta, giới nghiên cứu Trung Quốc gọi thời kỳ văn học từ khi nước cộng ḥa nhân dân Trung Quốc thành lập về sau là văn học Đương đại. Văn học Đương đại là cái đang diễn ra - một phạm trù thời gian chứ không phải một phạm trù giá trị. Nó đ̣i hỏi miêu tả chính xác các hiện tượng hơn là tổng kết, đánh giá, "xếp hạng" cho chúng, bởi cái đang diễn ra th́ phải chờ "cái quan định luận", chờ phán xét của người sau. Văn học Việt Nam Hiện đại có lẽ cũng nên được nh́n theo phương hướng trên. Tính hiện đại trước hết nằm ở quy mô biến động mang tầm thế giới của môi trường sáng tác. Từ nửa sau thế kỷ XX, văn học diễn ra trong một bối cảnh có nhiều bức xúc và dồn dập những sự kiện đầy kịch tính : cuộc chiến 30 năm chống xâm lược Pháp và Mỹ thôn tính và chia cắt đất nước, sự xuất hiện của hai phe và t́nh h́nh căng thẳng của chiến tranh lạnh, sự sụp đổ của phe xă hội chủ nghĩa cùng với yêu cầu đổi mới toàn diện đất nước, xu hướng mở cửa, giao lưu kinh tế và văn hóa với thế giới, gia nhập vào khối thị trường chung ... Bối cảnh phức tạp khiến cho văn học Việt Nam Hiện đại trong ṿng hơn năm mươi năm qua cũng mang một diện mạo phức tạp không kém mà bước đầu tạm rút ra hai đặc điểm : văn thơ in đậm dấu ấn chính trị và có xu hướng đa vùng. Đấu tranh khốc liệt về ư thức hệ buộc văn học phải trở thành "vũ khí", hoặc chí ít cũng không thanh thản đứng ngoài chính trị như văn học trước 1945, dù là bên này hay bên kia. Trên con đường đấu tranh, đất nước nhiều phen bị cắt xé, h́nh thành các cộng đồng dân cư có thể chế xă hội khác nhau, sinh hoạt vật chất và tinh thần khác nhau, trong đó có sinh hoạt văn nghệ. Đương nhiên, bối cảnh của Việt Nam nằm trong cục diện chính trị của thế giới, nên "trường hợp Việt Nam" cũng không phải là cá biệt. Nếu nói đến văn học Trung Quốc Đương đại, học giả đương đại Trung Quốc đă không thể bỏ quên văn học Đài Loan, văn học Hồng Kông, văn học Ma Cao bên cạnh văn học đại lục (38) , nói đến văn học Triều Tiên Đương đại, học giả đương đại Triều Tiên không thể không xem xét cân đối văn học cộng ḥa dân chủ nhân dân Triều Tiên và văn học Nam Hàn, th́ nói đến văn học Việt Nam trong thời kỳ này, người nghiên cứu Việt Nam cũng nhất thiết phải t́m hiểu nghiêm chỉnh văn học vùng kháng chiến (chiến khu Việt Bắc, chiến khu Nam Bộ và khu IV khu V), văn học các đô thị Hà Nội, Sài G̣n thời Pháp tạm chiếm, văn học nửa nước phía Bắc và văn học nửa nước phía Nam sau Hiệp định Genève, rồi văn học vùng giải phóng sau ngày Hội văn nghệ giải phóng miền Nam thành lập, và từ sau 1975 là văn học trong nước và văn học hải ngoại. Văn học mang lằn ranh ư thức hệ là một hiện hữu nhưng giá trị của nó c̣n được quy định bởi nhiều yếu tố quan trọng khác. Miêu tả thật khách quan, khoa học, đóng góp của văn học mỗi vùng vào bộ mặt chung của văn học đất nước, theo tiêu chuẩn cái hiện thực và cái nhân bản, cái dân tộc và cái nhân loại, cái trần thế và cái tâm linh,... là nhiệm vụ cấp thiết của văn học sử.

Sự phân vùng không những làm cho tính chất của văn học Hiện đại Việt nam ở nửa cuối thế kỷ XX không c̣n thuần nhất mà ảnh hưởng của các trào lưu hiện đại quốc tế đến văn học dân tộc cũng mỗi vùng một khác nhau. Tuy thế, dù tiếp xúc từ chân trời nào, ở thời điểm này văn học chúng ta đă thực sự bước vào quỹ đạo thế kỷ XX của văn học thế giới. Trong khi văn học miền Bắc tiếp thu kinh nghiệm của văn học Liên-xô, Trung Quốc, ra sức xây dựng cái "ta" cộng đồng, mở rộng cảm hứng sử thi, sáng tạo những điển h́nh con người mới theo phương pháp hiện thực xă hội chủ nghĩa, tiếp tục "thâm canh" trên những thể loại đă trở thành cổ điển : tiểu thuyết, truyện ngắn, tùy bút, thơ lục bát, thơ tự do, và khởi xướng thơ không vần (Nguyễn Đ́nh Thi), thơ ḥa trộn (lục bát với năm chữ-bảy chữ-tám chữ), thơ văn xuôi... th́ văn học miền Nam dưới chế độ Việt Nam cộng ḥa, cũng qua những thể loại tương tự, lại đào sâu vào h́nh ảnh con người tự do cá nhân, đẩy tới cực hạn những kiểu người duy ngă - con người mặc sức dấn thân hay "buông xả" , con người như một hệ lụy của chính nó - đồng thời đă ít nhiều tiếp xúc với những trường phái mới mẻ nhất của văn học Âu Tây như trường phái Tiểu thuyết mới, Phê b́nh mới, Hiện sinh chủ nghĩa... hoặc có những cách tân mạnh bạo trong thơ ca, như nhóm Sáng tạo của Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, hay lối thơ ngô nghê Bùi Giáng... Thu thập, phân tích, so sánh cho kỳ hết các đặc điểm khác nhau của mỗi vùng văn học trong cộng đồng văn học Hiện đại Việt Nam, theo tôi, cũng chính là một yêu cầu của phân kỳ văn học sử hiện đại, v́ độ chênh về không gian ở đây xét tới cùng vẫn là sự phản ánh gián tiếp độ chênh về thời gian, là thời gian không gian hóa.

2. Và cũng trên cơ sở tính đa vùng đă được nhận diện, ta có khả năng tiến thêm một bước, t́m những phương án hợp lư phân chia giai đoạn cho văn học Hiện đại Việt Nam. Xét một cách giản dị th́ trong hoàn cảnh một cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài đến 30 năm, sự xáo trộn không gian địa lư của mỗi vùng sáng tác đều do các nấc thang của cuộc chiến quyết định, bộ mặt văn học Hiện đại dường như cũng diễn tiến theo sát các biến cố lịch sử, tạo nên ba giai đoạn chính, mà trong mỗi giai đoạn, thế lưỡng phân về ư thức hệ không có ǵ thay đổi, song đội ngũ sáng tác th́ có bổ sung, hoán chuyển, và chủ đề, đề tài, h́nh thức biểu hiện... ở mỗi vùng đều thay đổi khá nhiều : 
1. Giai đoạn 1945-1954 : văn học cách mạng kháng chiến ra đời ở chiến khu và các vùng tự do, văn học đô thị ở trong vùng tạm chiếm. Lực lượng cầm bút chủ yếu vẫn là thế hệ nhà văn trước 1945, nhưng một bên hào hứng với ánh sáng cách mạng, với tư thế con người đứng lên giành độc lập, một bên mang tâm sự mặc cảm của kẻ "trong tề", nhiều người vẫn khắc khoải hướng về "người đi khu chiến"; một bên phải thử thách ḿnh trước một hiện thực sôi động chưa từng biết, một bên vẫn tiếp tục sở trường quen thuộc trước kia. 
2. Giai đoạn1954-1975 : đất nước chia đôi, văn học tồn tại hợp thức dưới hai chính thể nhà nước thuộc hai khối đối địch nhau. Văn học miền Bắc (và vùng giải phóng miền Nam) vừa kế thừa lớp người cầm bút trong kháng chiến chống Pháp vừa có thêm nhiều lực lượng trẻ góp mặt, mục tiêu quán xuyến là xây dựng xă hội chủ nghĩa và đấutranh chống Mỹ ngụy. Văn học miền Nam không chỉ là lực lượng tại chỗ về sau ngày càng đông đảo, mà c̣n được bổ sung từ Hà Nội và các vùng kháng chiến hồi cư, không chủ trương định hướng sáng tác, thả lỏng cho mọi sự sáng tạo tự do, v́ thế nhiều khuynh hướng đối lập cùng song song tồn tại, có chống cộng ḥa giải, tâm lư chiến phản chiến, lại có cả văn chương đứng ngoài chính trị... 
3. Giai đoạn từ sau 1975 : đất nước thu về một mối tạo điều kiện cho nền văn học hiện thực xă hội chủ nghĩa mở rộng thành văn học cả nước, cất tiếng ca tưng bừng "Việt Nam - Hồ Chí Minh" của người chiến thắng, đưa lên "tượng đài" h́nh ảnh người anh hùng đánh Mỹ, và từng bước dơi theo tư thế của con người ấy trong cuộc sống ḥa b́nh. Trong khi đó, ở nhiều nước có cộng đồng người Việt di tản, một ḍng văn học hải ngoại ra đời, buổi đầu cũng do lực lượng văn nghệ sĩ cũ ở miền Nam đóng vai tṛ chính, vừa bàng hoàng phẫn hận trước bi kịch đổ vỡ của những con người ở phía bên kia cuộc chiến, vừa dày ṿ trong nghịch cảnh lưu vong : phải trải qua muôn ngh́n khổ ải để t́m đất hứa, bơ vơ nơi xứ lạ, nỗ lực hội nhập để sống c̣n nhưng vẫn không quên khẳng định "căn cước" của chính ḿnh... Cách phân chia này tưởng cũng dễ được nhiều người thừa nhận.

Tuy nhiên, văn học từ 1975 đến nay phải chăng vẫn chỉ là một giai đoạn mà thôi? Nên nhớ về mặt lịch sử, cái mốc 1975 là một bước ngoặt trọng đại chưa bao giờ có trong ba phần tư đầu thế kỷ, nó đánh dấu một kỷ nguyên độc lập trong thống nhất vẹn toàn. Từ 1975 hay chính xác hơn là từ 1980 trở đi, cả dân tộc trên khắp mọi miền đă lần lần cất được cái áp lực nặng nề của tâm lư con người thời chiến - phải dẹp bỏ tất cả, thu ḿnh lại hoặc căng ḿnh ra "chịu trận" - để trở lại nếp sống thường nhật, với những giây phút riêng tư, chùng lắng, những lo nghĩ tính toan vụn vặt, và biết bao nhu cầu, dục vọng, thói quen, sở thích... cả những "ẩn số" nằm trong đáy tâm khảm, những "nỗi đau thân phận" muôn thuở của kiếp người. Trong xă hội cũng như trong mỗi gia đ́nh, mỗi cá nhân, hàng loạt vấn đề b́nh thường mà ngổn ngang, "tơ ṿ trăm mối", cứ thế đặt ra, không dễ ǵ giải quyết ngay một lúc và cũng không thể giải quyết theo kiểu dứt khoát "trắng đen", "bạn thù" như thuở c̣n chiến tranh. Thế mà văn học rất lâu về sau vẫn không theo kịp bước chuyển đó. H́nh thái nhà văn - chiến sĩ / cầm bút - cầm súng chưa thôi ám ảnh tâm thức sáng tạo, và trên mọi trang viết, đề tài thời sự chính sách được ưu tiên lựa chọn, mặt khác âm hưởng sử thicơ hồ được đẩy đến nấc tột cùng. Con người điển h́nh vẫn đẹp một cách cao cả, uy nghiêm, không chút động tâm trước muôn vàn những chuyện "tuế toái bà dằn" của thực tế. Đó là kiểu người hướng ngoại, không có bi kịch, hiếm khi phải đối diện với chính nó trong t́nh trạng phân thân hay vôthức. Cuộc sống mà văn thơ miêu tả bao giờ cũng được xếp đặt hợp lư, rất đúng tinh thần duy lư, tưởng như khó có thể len vào dù chỉ là một thoáng phi lư, siêu h́nh. Phải nói giữa cái được phản ánhcái phản ánh bây giờ đă khó điều ḥa được với nhau, văn học đang trượt theo đà quán tính của nó, làm nó bị chững lại, nhất là vào những năm đất nước lâm vào khủng hoảng bởi chế độ bao cấp đă đến hồi quá tải.

Bức bối của đời sống hiện thực bắt buộc phải t́m ra giải pháp. Năm 1986, chủ trương đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Cùng với nó, văn nghệ được "cởi trói" (39) , bắt đầu dậy lên một luồng sinh khí mới. Nhưng trong chiều sâu nhận thức của nhiều người, không phải đến bấy giờ mới chợt thức tỉnh. "Khoán chui" đă xuất hiện từ sớm và sớm hơn nữa là vè, tiếu lâm, tục ngữ, ca dao hiện đại. Cũng vậy, từ 1978-1979 lư luận phê b́nh đă lên tiếng cảnh báo hiện tượng "phải đạo" của cả một khuynh hướng văn chương : nó là "sự lấn át của b́nh diện cái phải tồn tại đốùi với b́nh diện cái đang tồn tại", "sự lấn át của cấp lư tính đối với cấp cảm tính trong nhận thức của chủ thể mỹ học, sự lấn át của nội dung đối với h́nh thức trong cấu trúc của h́nh tượng và tác phẩm nghệ thuật, sự lấn át của lư trí đối với cảm xúc trong h́nh ảnh con người mới cũng như sự lấn át của bản chất đối với hiện tượng trong h́nh ảnh cuộc sống mới được phản ánh vào tác phẩm", nó khiến cho "nhân vật mờ nhạt", "bị sự kiện lấn át", "đến một mức độ nào đó xu hướng này đẻ ra chủ nghĩa minh họa" (40) . Chỉ mới là một vài tiếng nói đơn độc buổi đầu mà đă đủ gây nên cả một "cú sốc", dường như trong tâm lư xă hội có cái ǵ nghịch lư giữa không muốn chấp nhận nó song cũng chẳng thể chối bỏ. Nhưng rồi tiếp đấy là những năm trăn trở, vật lộn âm thầm, và rèn thêm dũng khí để người sáng tác tự bứt dần khỏi "cái động h́nh" bám rễ sâu trong tư tưởng, nói như Nguyễn Minh Châu "đó là những năm các nhà văn nghĩ rất nhiều và băn khoăn day dứt rất nhiều về mối quan hệ giữa văn học và đời sống thực tại đang một ngày một xa" (41) . Mỗi tác phẩm ra đời lại là thêm một bằng chứng văn học đang cố gắng vượt lên, đang tự điều chỉnh cho đúng hướng : Nguyễn Trăi ở Đông QuanRừng trúc của Nguyễn Đ́nh Thi 1978-1980, Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải và Mưa mùa hạ của Ma Văn Kháng 1982, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu, Đứng trước biển, Cù lao tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Tôi và chúng ta, Nhân danh công lư của Lưu Quang Vũ 1983-1984, Ánh trăngcủa Nguyễn Duy, Sân ga chiều em đi, Tự hátcủa Xuân Quỳnh 1984, Người đàn bà ngồi đan của YÙ Nhi, Khối vuông ru-bích của Thanh Thảo, Mùa lá rụng trong vườncủa Ma Văn Kháng, Bên kia bờ ảo vọng của Dương Thu Hương 1985, Thời xa vắng của Lê Lựu, Miền hoang tưởng của Xuân Khánh 1986... Cho đến cuối năm 1987, Nguyễn Minh Châu đă có thể yên tâm "đọc lời ai điếu" (42) cho cả một chặng đường văn nghệ đă qua mà với tư cách là người trong cuộc, ông biết rơ đến ngóc ngách mọi sở trường sở đoản. Bởi thế, chúng tôi coi những năm từ 1978-1979 trở đi là một thời gian quá độ, "tiền đổi mới" (préréforme), là bước chuẩn bị cần thiết về cả tiềm lực sáng tạo lẫn cơ sở lư luận cho sự nở rộ của chặng đường sau mà ta có thể lấy năm 1988 ? năm xuất hiện một loạt truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ? làm mốc chính thức : chặng đường thật sự trở lại với cảm hứng thế sự, cảm hứng đời tư, với cái tôi trữ t́nh và phản tỉnh xă hội, với những cách tân ngôn ngữ, cấu trúc, thi pháp, qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Vơ Thị Hảo, Lê Minh Khuê, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ và rất nhiều cây bút sắc sảo khác, qua tiểu thuyết của Bảo Ninh, Dương Thu Hương, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Xuân Khánh, Đoàn Lê, Nguyễn Khắc Trường, Tạ Duy Anh, Nguyễn Quang Lập... kư của Tô Hoài, Phùng Gia Lộc, Phùng Quán, Trần Duy Quang... thơ của Văn Cao, Đặng Đ́nh Hưng, Chế Lan Viên (Di cảo), Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần, Trần Vũ Mai, Xuân Quỳnh, Thanh Thảo, Nguyễn Duy, YÙ Nhi, Đoàn Thị Lam Luyến, Nguyễn Quang Thiều, Hoàng Hưng, Dư Thị hoàn, Nguyễn Quyến...

Cũng không phải là t́nh cờ mà trước sau một vài năm tính từ thời điểm 1988, văn học hải ngoại cũng có những chuyển biến thấy rơ. Trong khi một số nhà văn lớp trước bớt nói đến ẩn ức chính trị, đi t́m cảm hứng trong lịch sử hoặc trong những chiêm nghiệm thân thế, trầm mặc về đời người... sau nhiều "mùa biển động", th́ đông đảo các nhà văn trẻ ? mà số lượng nữ khá vượt trội - lại mải mê ghi lại vô vàn cảnh ngộ lư thú, nực cười của cuộc mưu sinh tất bật nơi quê hương mới, nhiều nhà văn trẻ khác dồn năng lực t́m ṭi các cách viết mới, cách đặt câu xếp chữ tân kỳ, cách ám dụï bằng biểu tượng cho văn chương thêm đa nghĩa, và cũng có không ít nhà văn, không chút thờ ơ trước luồng gió đổi mới từ trong nước, đang cố gắng thoát khỏi những mặc cảm quá khứ, chủ động lên tiếng "hợp lưu" để cùng với ḍng văn học đổi mới ở trong nước "hợp chung thành một ḍng văn học Việt có trong có ngoài, trong sự cảm thông giữa những người cầm bút" (43) .

Hoàng Ngọc Hiến muốn gọi giai đoạn mới này của văn học Hiện đại Việt Nam là giai đoạn "hậu hiện thực xă hội chủ nghĩa" (44) . Chúng tôi nghĩ, có lẽ cách làm cần thiết hơn là chỉ ra được yếu tính của nó : một giai đoạn mà sự sáng tác văn chương đă giảm thiểu tối đa tính chức năng của văn học giai đoạn trước, đă ấp ủ trong ng̣i bút cái nội lực của tinh thần dân chủ, mặt khác đă từng bước đáp ứng những thôi thúc bí ẩn bên trong của công việc sáng tạo, nghĩa là không c̣n quá áp sát bởi chính trị.

4 - VI - 2001
Nguyễn Huệ Chi

Chú Thích 

1. Xem bài Vấn đề phân kỳ văn học sử Việt Nam. Tạp chí văn học, số 3-1985, tr. 59-75.

2. Bài trên được sửa lại và in trong cuốn Các vấn đề của khoa học văn học. Trương Đăng Dung chủ biên. Nxb. Khoa học xă hội, Hà Nội, 1990. Tr. 372-398.

3. Xem bài Đổi mới nhận thức lịch sử trong khoa học xă hội và trong nghiên cứu văn học. Tạp chí văn học, số 6-1990.

4. Xem bài Vấn đề phân kỳ trong lịch sử văn học dân tộc và quy luật vận động củá văn học dân tộc. Tạp chí văn học, số 3-1985, tr. 25-40.

5. Xem bài Vấn đề chọn mấy năm mốc trong việc phân kỳ lịch sử văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Tạp chí văn học, số 3-1985, tr. 41-51.

6. Xem bài Suy nghĩ về phong cách lớn và phân kỳ lịch sử văn học Việt Nam. Tạp chí văn học, số 3-1985, tr. 52-58.

7. Xem Mấy vấn đề thi pháp văn học Trung đại Việt Nam. Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999.

8. Klanixoi Tiborơ. Về khái niệm thời kỳ văn học. Sđd, tr. 399-408.

9. Thanh Lăng. Bảng lược đồ văn học Việt Nam, Tập thượng, Nxb. Tŕnh bày, Sài G̣n, 1967. Phần mở đầu, tr. XXXXI-XXXXII.

10. Như trên, tr. XXXXII-XXXXIII.

11. Trung Hoa văn học thông sử, 10 quyển. Trương Quưnh, Đặng Thiệu Cơ, Phàn Tuấn chủ biên. Hoa nghệ xuất bản xă, Bắc Kinh, 1997. Sách này viết đến tận cuối thế kỷ XX nhưng chúng tôi chỉ chọn 4 quyển đầu, tức thời kỳ thứ nhất (Cổ đại) trong bảng phân kỳ của họ.

12. Xem Trung Quốc văn học sử, 4 quyển. Nxb. Cao đẳng giáo dục, Bắc Kinh, 1999. Sách này chỉ viết từ thời Thượng cổ dến năm 1919. Phần "Tổng tự" của Viên Hành Bái, Q. I, tr. 12 và 18.

13. Lanson. Histoire de la littérature française (in lần đầu 1894), remaniée et complétée pour lapériode 1850-1950 par Paul Tuffaut. Nhà sách Hachette, Paris, 1951. Trong sách này, Lanson và Paul Tuffaut đă chia lịch sử văn học Pháp thành bảy thời kỳ :1. Thời kỳ Trung cổ; 2. Thời kỳ từ sau Trung cổ đến hết Phục hưng; 3. Thế kỷ XVI; 4. Thế kỷ XVII; 5. Thế kỷ XVIII; 6. Thế kỷ XIX; 7. Thời kỳ Hiện đại (1919-1950).

14. M. H. Abrams. A Glossary of Literary Terms. Nxb. Harcourt Brace College, Fort Worth, Philadelphia, San Diego, New York, Orlando, Austin, San Antonio, Toronto, Montreal, London, Sydney, Tokyo, tr.210. Các dẫn liệu trong cuốn sách này và trong cuốn Thử thách của vấn đề phân kỳ của Lawrence Besserman (chú thích 28) đều do ông Nguyễn Nam, Trường đại học Harvard, chỉ giúp. Xin ghi nhận ở đây ḷng biết ơn của chúng tôi.

15. M. H. Abrams. Sđd, tr. 205. Nguyên văn : "suggests that there is an order in American political history more visible and compelling than that indicated by specifically literary or intellectual categories".

16. Như trên, tr. 205.

17. Xem bài Xác định cái dân tộc, cái cổ điển làm cơ sở để phân kỳ văn học dân tộc (1984). In trong Nho giáo và văn học Việt nam Trung cận đại. Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1995, tr. 500-523.

18. Xem mục "Le monde médiéval" trong sách Encyclopedia Universalis, CD-Rom PC. Nguyên văn : "Dans le cadre original, une civilisation s'est élaborée à partir d'éléments dont la plupart étaient classiques, germaniques ou chrétiens". Sau đây là hai đoạn trích nói về uy thế của đạo Cơ đốc và của Ṭa thánh La-mă trong suốt thời Trung cổ :

"Để thực hiện sự thống nhất về tinh thần, phải gieo rắc tín ngưỡng, đón trước những sự bất đồng, và nuôi sống nó bằng những giáo đồ của nó. Nhiệm vụ thứ nhất là việc truyền bá Phúc âm, sánh vai cùng sự bành trướng của phương Tây. Khi th́ những tông đồ nối gót những người lính, những viên chức và những nhà buôn, và họ vinh danh hành động của họ; khi th́ họ khai thông con đường của họ. Họ chinh phục trước tiên là phía Bắc xứ Francie, nước Airơlen, nước Anh, nước Đức. Dưới triều Carôlinhgiêng, họ buộc các xứ Saxe, Moravie, Carinthie slovène quy theo đạo. Đến thế kỷ X, họ thâm nhập vùng Scandinavie, cắm chốt ở Bohême, chiến thắng người Hung và với tay tới Ba-lan. Với phong trào Drang nach Osten [ phong trào "Tiến về phương Đông" của phong kiến Đức ở thế kỷ XII], họ mang Phúc âm vào Phầân-lan, vào những vùng nói tiếng Slave ở Poméranie và Prusse. Nhưng những vùng nói tiếng Slave ở Serbie, Bun-ga-ri và Nga th́ thoát khỏi bàn tay La-mă. Giữa những năm 860 và 871, họ tiếp nhận những nhà truyền giáo của xứ Byzance. Khi sự ly giáo nổ ra, họ ở lại trong phạm vi ảnh hưởng của xứ này. Thầy tu nối vào chính trị để cắt Đông Âu ra khỏi phương Tây" (Pour réaliser l'unité spirituelle, il fallait répandre une croyance, y prévenir les dissensions et la faire vivre par ses adeptes. La première tâche, l'évangélisation, alla de pair avec l'expansion de l' Occident. Tantôt les apôtres suivirent les soldats, les fonctionnaires et les marchands et couronnèrent leur action, tantôt ils leur frayèrent la route. Ils conquirent d'abord la Francie septentrionale, l'Irlande, l'Angleterre, l'Allemagne. Sous les Carolingiens, ils convertirent la Frise, la Saxe, la Moravie, la Carinthie slovène. Au Xe siècle, ils pénétrèrent en Scandinavie, s'ancrèrent en Bohême, triomphèrent chez les Hongrois et atteignirent la Pologne. Avec le Drang nach Osten, ils portèrent l'Evangile en Finlande, dans les pays baltes et aux Slaves de Poméranie et de Prusse. Mais ceux de Serbie, Bulgarie et Russie échapèrent à Rome. Entre 860 et 871, ils avaient accueilli des missionnaires de Byzance. Quand le schisme éclarta, ils restèrent dans la sphère d'influence de celle-ci. Le religieux rejoignit le politique pour couper l'Europe orientale de l'Occident).

"Với tham vọng về sự độc lập của vị Giáo trưởng Constantinople, nó trả lời bằng cách khẳng định không khoan nhượng quyền lực vạn năng của La-mă. Để sắp đặt thế giới theo kế hoạch của Chúa trời, nó công bố sự ưu thế của trật tự tinh thần đối với trật tự chính trị, và vậy là ưu thế của Giáo hoàng đối với Hoàng đế. Nó chỉ thực hiện đầy đủ điểm thứ hai của chương tŕnh này, chính là cái điểm mà chúng ta quan tâm ở đây. Như vậy nó cắt La-mă khỏi các thánh đường phương Đông, nhưng nó cũng làm cho La-mă của phương Tây trở thành một chế độ quân chủ thực sự. mà người thủ lĩnh, vị Giáo chủ, chính là quốc vương, trong tất cả sức mạnh của từ ngữ, và những Bộ trưởng, Hồng y, đều được tuyển lựa trong tất cả các nước la-tinh theo dạo Cơ đốc, c̣n những vị Toàn quyền, những Công sứ ṭa thánh, th́ luôn luôn đi khắp các nước ấy.Trật tự tôn giáo đă tác động trong cùng một nghĩa. Những tu viện cấp cao, ngay từ đầu thời Trung cổ, đă chiếm một chỗ rất lớn ở phương Tây. Cho đến thế kỷ X, những tu viện ấy dă trở thành độc lập, không c̣n phụ thuộc lẫn nhau. Với ḍng Cluny ở thế kỷ X, chúng thường có thói quen tập hợp lại xung quanh một quy chế, và xung quanh một vị thủ lĩnh độc nhất hoặc một Hội đồng công cộng, một "tổng tập đoàn thầy tu", để giải thích và làm cho quy chế được áp dụng. Số đông những trật tự sinh ra theo cách ấy đă giành được quyền "miễn trừ" đối với uy quyền của Giám mục địa phận, để chỉ c̣n phụ thuộc vào Giáo hoàng, và chúng phân tán ra trong tất cả các nước phương Tây. Như vậy chúng tăng cường sự thống nhất xung quanh La-mă" (Aux prétentions du patriarche de Constantinople à l'indépendance, il répondit par l'affirmation intransigeante du pouvoir universel de Rome. Pour ordonner le monde selon le plan de Dieu, il proclama la supériorité de l'ordre moral sur l'ordre politique, et donc du pape sur l'empereur. Il ne réalisa pleinement que le second point de ce programme, celui qui nous intéresse précisément ici. Il coupa ainsi Rome des Églises d'Orient, mais il fit de celle d'Occident une authentique monarchie, dont le chef, le pontif, était, dans toute la force du terme, souverain, dont les ministres, les cardinaux, se recrutaient dans toute la chrétienté latine, dont les plénipotentiaires, les égats, parcouraient constament celle-ci. Les ordres religieux agirent dans le même sens. Les abbayes avaient, dès le début du Moyen Âge, tenu en Occident une très grande place. Jusqu'au Xe siècle elles avaient été indépendantes les unes des autres. Avec Cluny au Xe siècle, elle prirent la coutume de se grouper autour d'une règle et, pour interpréter et faire appliquer celle-ci, d'un chef unique ou d'une assemblée commune, d'un "chapitre général". La plupart des ordres nés de la sorte obtinrent d'être "exempts" de l'autorité de l'ordinaire pour ne relever que du pape et ils essaimèrent dans tout l'Occident. Ils renforcèrent ainsi l'unité disciplinaire autour de Rome).

19. Nxb. Thương vụ , Bắc Kinh, 1964, tr. 76. Chuyển dẫn theo Trần Đ́nh Sử, Sđd, tr. 46.

20. Văn học Việt Nam từ các thế kỷ Trung đại đến Cận đại. Nxb. Khoa học, Matxcơva, 1977. Chuyển dẫn theo Trần Đ́nh Sử, Sđd, tr. 55.

21. Theo tác giả, thời đại văn học Cổ điển được quy định bởi những đặc điểm sau : a. Trong việc lựa chọn nhân vật, ở bộ phận văn học cao cấp, thượng lưu, nhân vật và môi trường sinh hoạt của nhân vật thường mang tính chất điển nhă, cao quư, trái lại, ở bộ phận văn học dân gian th́ lại mang tính chất tăm tối, nghèo nàn; b. Bút pháp chung của văn học Cổ điển là tượng trưng, ước lệ (trừ bộ phận văn học dân gian có thể không tuân thủ triệt để các nguyên tắc sáng tác này), được nâng lên thành những mẫu mực lư tưởng, những công thức cố định cho văn học mọi đời noi theo; c. Phi ngă là đặc tính chung của văn học Cổ điển, cái tôi của tác giả ít khi được bộc lộ trong sáng tác, nhưng trong văn học dân gian, cái tôi vẫn có thể biểu lộ một cách dễ dăi; d. Quan niệm cái đẹp của văn học Cổ điển là cái ǵ hợp với nghi lễ, trật tự trong vũ trụ, v́ thế, mọi nghệ thuật đều phải có tính chất đối xứng, hoàn chỉnh, lời văn của văn học Cổ điển thường là biền ngẫu, bảo đảm sự cân đối, nhịp nhàng. Sđd, Tập thượng, tr.7-9.

22. Đặng Thiệu Cơ. "Tự luận". Sđd, Quyển I, tr. 2.

23. Ba tập. Nxb. Xây dựng, Hà Nội, 1957.

24. Năm quyển. Nxb. Văn sử địa và Nxb. Sử học, Hà Nội, 1957-1960.

25. Nhiều tập. Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

26. Nhiều tập, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

27. Thanh Lăng. Văn học Việt Nam, Tập I : "Đối kháng Trung Hoa". Phong trào văn hóa, Sài G̣n, in lần thứ hai, 1971. Những kiến giải về "phương pháp thế hệ" được trt́nh bày ở các trang 43-52.

28. Helen Vendler. Periodizing Modern American Poetry (Phân kỳ thi ca Mỹ hiện đại), trong sách The Challenge of Periodization ? Old Paradigms and New Perspectives (Thử thách của vấn đề phân kỳ - Các cấu h́nh cũ và những viễn cảnh mới). Lawrence Besserman chủ biên. Nxb. Garland, New York và London, 1996, tr. 242-243.

29. Xem Nguyễn Văn Trung. Đạo Chúa ở ViệtNam. Nam Sơn xuất bản, Montréal, Quebec, 2000. Thực ra ngoài b́a đề như vậy nhưng bên trong là tài liệu đánh vi tính thuộc "tủ sách sử liệu Việt Nam" mà tác giả cho phép các thư viện trong và ngoài nước được sao chụp để tham khảo. Bản chúng tôi dùng là của ông Nguyễn Bá Chung. Xin được cảm ơn người soạn sách cũng như người giữ sách.

30. Trần Đ́nh Hượu. Nho giáo và văn học Việt nam Trung Cận đại. Sđd, tr. 522.

31. Mấy vấn đề thi pháp văn học Trung đại Việt Nam, Sđd, tr. 55.

32. Chúng tôi dựa vào giả thuyết của Hoàng Xuân Hăn trong Lời giới thiệu Truyện Song Tinh, Nb. Văn học, Hà Nội, 1987.

33. Theo Thanh Lăng. Bảng lược đồ văn học Việt Nam, Quyển hạ, Sđd, tr. 24.

34. Phạm Thế Ngũ. Việt Nam văn học sử giản ước tân biên,Tập III. Quốc học tùng thư xuất bản, Sài G̣n, 1967, tr. 15.

35. Xem Phạm Thế Ngũ, Sđd, tr. 96.

36.Trung Hoa văn học thông sử. Sđd, Quyển X.

37. Mấy vấn đề thi pháp văn học Trung đại. Sđd, tr. 50.

38. Xem Trung Hoa văn học thông sử, Quyển IX và X. Sđd.

39. Chữ dùng của ông Nguyễn Văn Linh, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI, trong buổi họp mặt với một số văn nghệ sĩ năm 1986, sau ngày ban bố Nghị quyết Đại hội VI .

40. Xem Hoàng Ngọc Hiến.Về một đặc điểm của văn học và nghệthuật ở ta trong giai đoạn vừa qua. Văn nghệ,  số 23, ra ngày 9 tháng Sáu năm 1979. Và Nguyễn Minh Châu.Viết về chiến tranh.Văn nghệ quân đội, số 11-1978.

41. Trả lời phỏng vấn trên báo Văn nghệ. Dẫn theo Vương Trí Nhàn. Sự dũng cảm rất điềm đạm. Tạp chí Sông Hương, số 12-1989.

42. Nguyên Minh Châu. Hăy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa. Tạp chíVăn nghệ quân đội,số 10-1987.

43. Thụy Khuê. Hai mươi lăm năm văn học hải ngoại - 1975-2000. Đặc san Xứ Quảng xuân Canh th́n năm 2000. Hội ái hữu Quảng Nam-Đà Nẵng tại Massachusetts thực hiện. Tr. 229.

44. Trong bài Thời kỳ văn học vừa qua và hướng phát triển của văn học. Văn học-học văn. Trường Cao đẳng sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và Trường viết văn Nguyễn Du xuất bản, 1991. Tr.139.