Cách đặt tên của vua chúa Nguyễn

.

 



Dòng họ Nguyễn làm Chúa, Vua từ 1558 đến 1945, con cháu rất đông. Để khỏi phải nhầm lẫn về thế, thứ, thân, sơ và người trong họ, các Chúa và các Vua Nguyễn đã ban hành những nguyên tắc đặt tên và tên đệm cho con cháu trong họ mình. Việc đặt tên do Vua Minh Mạng chủ trương để áp dụng cho hai mươi đời tính từ Vua Thiệu Trị về sau, chia làm 4 "loại" :

1. Từ Vua Minh Mạng trở về trước (tức Vua Gia Long ngược lên thêm 9 đời chúa).
2. Những con cháu của chính Vua Minh Mạng.
3. Những con cháu của Anh, của Em Vua Minh Mạng
4. Họ của một số con cháu khác (Công tính)

I-  Những con cháu thuộc thế hệ Vua Minh Mạng trở về trước :

Gồm có con cháu 9 đời chúa, anh em Vua Gia Long, anh em Vua Minh Mạng

Chúa Tiên (1558-1613) từ ngoài bắc vào, mang họ Nguyễn tức Nguyễn Hoàng. Tương truyền rằng khi bà vợ ông nằm nơ thấy thần nhân cho tờ giấy viết đầy cả chữ Phúc. Nhiều người đề nghị lấy chữ Phúc đặt tên cho con thì bà cho rằng nếu đặt tên cho con thì chỉ một người được hưởng Phúc, còn lấy chữ Phúc đặt làm tên đệm thì mọi người đều được hưởng Phước. Bà đặt tên cho con là Nguyễn Phước Nguyên, nhánh họ Nguyễn vào nam làm chúa đổi thành Nguyễn Phước bắt đầu từ đó. Từ Nguyễn Phước xuống đến vua Minh Mạng đều mang họ Nguyễn Phước (Vua Minh Mạng là Nguyễn Phước Đảm). Những người này cùng họ với vua Minh Mạng được nhà vua đặt là Tôn Thất. Con gái của Tôn Thất gọi là Tôn Nữ.

Một số thân tộc thuộc dòng những con trai khác của Nguyễn Hoàng còn ợ lại đất bắc thì đổi ra thành họ Nguyễn Hựu.

IỊ Những con cháu của Vua Minh Mạng :

Vua Minh Mạng cho làm riêng cho con cháu mình bài Đế Hệ Thi 20 chữ dành cho 20 đời :


Miên Hồng Ưng Bửu Vĩnh
Bảo Qúy Định Long Trường
Hiền Năng Kham Kế Thuật
Thế Thụy Quốc Gia Xương


Con Vua Minh Mạng có tên đệm là Miên như Miên Tông (Vua Thiệu Trị), Miên Thẩm (Tùng Thiện Vương), Miên Trinh (Tuy Lý Vương).

Chỉ có những người trong Đế Hệ Thi mới được làm vua : Miên Tông (Vua Thiệu Trị), Hồng Nhậm (Vua Tự Đức), Ưng Chân (Vua Dục Đức), Bửu Lân (Vua Thành Thái), Bửu Bảo (Vua Khải Định), Vĩnh San (Vua Duy Tân), ....

Con gái và cháu gái của Vua Minh Mạng có cách đặt tên riêng. Nói chung, con gái hay cháu gái của Vua Minh Mạng nói chung đều áp dụng theo một cách đặt chữ lót sau đây :

Con gái của vua là Hoàng Nữ, khi được sắc phong thì trở thành Công Chúa, và có tên hiệu riêng. Ví dụ Hoàng nữ Tring Thận (em ruột Miên Thậm) được phong làm Lại Đức Công Chúạ

Công chúa về sau có anh hay em được làm vua thì được gọi là Trưởng Công Chúa (để phân biệt với Công Chúa của Vua đang trị vì), có cháu làm vua (vua tại vị gọi bằng cô) thì được gọi là Thái Trưởng Công Chúạ

Con Trai của Hoàng Tử là Công Tử, chị em gái của Công tử là Công Nữ , con gái của Công tử là Công Tôn Nữ, con gái xủa Công tôn nữ là Công tằngTôn nữ, xuống một bậc nữa gọi là Công huyền Tôn nữ, ..... Nhưng để đơn giản đời kế tiếp chỉ gọi là Tôn nữ với ý nghĩa là cháu gáị

III-  Những con cháu của anh và em vua Minh Mạng

Vua Minh Mạng có 1 người anh (Hoàng Tử cảnh) và 9 người em trai có con cháu. Những người này là phiên dậu gần gũi nhà vua.  Để phân biệt với các Tôn Thất khác (con cháu của 9 đời chúa Nguyễn), Vua Minh Mạng cho làm 10 bài Phiên Hệ Thi, mỗi bài có 20 chữ dùng làm chữ lót sau Tôn Thất cho 20 đời con cháu của Anh và Em Vua Minh Mạng.

Bài I dành cho con cháu Hoàng Tử Cảnh, anh cả của Vua Minh Mạng :

Anh Duệ Mỹ Duệ Anh Cường
Liên Huy Phát Bội Hương
Lệnh Nghi Tàm Tốn Thuận
Vị Vọng Biểu Khôn Quang


Dòng này đến đời thứ tư có một người rất nổi tiếng là ông Cường Đễ (Kỳ Ngoại Hầu) giữ cương vị minh chủ của Việt nam Quang Phục hội do nhà cách mạng Phan Bội Châu sáng lập