|
Hoàng Diệu (1829 - 1882)
Ông Hoàng Diệu tên chữ là Kim Tích, tự là
Quang Viễn, hiệu Tỉnh Trai, người làng
Xuân Đài, Quận Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam .
Ông sinh ngày 10/02/1829, tức năm Kỷ Sửu
trong một gia đình nho học. Thân sinh ông là Hoàng
Văn Cầm (1799-1856), thường gọi là ông Hương
Huệ, thân mẫu là bà Phạm Thị Khuê
(1803-1892). Hai ông bà tần tảo làm ruộng, nuôi
tằm lo cho các con đi học. Các anh em ông Hoàng
Diệu đều đỗ đạt trong các
kỳ khoa cử đầu Tự Đức: 1 Phó
Bảng, 3 Cử Nhân, 2 Tú Tài.
Năm 16 tuổi, ông Hoàng Diệu đã nổi
tiếng văn tài . Năm 20 tuổi, trong một
khoa thi ông đỗ Cử Nhân cùng với anh
ruột là ông Hoàng Kim Giám. Bài vở hai ông hơi
giống nhau, khiến viên chủ khảo nghi
ngờ trình lên Vua Tự Đức. Vua Tự Đức
hạ chiếu cho các quan giám khảo cho hai anh em ông
Hoàng Diệu phúc hạch trong 3 ngày tại điện
Cần Chánh. Sau khi xem quyển (bài thi), Vua Tự
Đức đã khen rằng:
"Văn chương là lẽ công bằng.
Hai anh em văn chương đều tuyệt tác,
anh em đồng khoa thật là việc tốt."
Vua Tự Đức ra câu đối:
"Nhứt mẫu song sinh, nan vi huynh nan vi
đệ."
Ông Hoàng Diệu ứng khẩu đối ngay:
"Thiên tải kỳ ngộ, hữu thị
quân hữu thị thần"
Năm 25 tuổi, trong khoa thi Hội 1851 ông đổ
Phó Bảng. Ông được bổ làm Tri Phủ
Tuy Viễn (Bình Định) năm 1851. Do việc
lầm lẫn án từ bị giáng chức đổi
về huyện Hương Trà (Thừa Thiên). Sau
được phục chức Tri Phủ, đổi
ra Phủ Đa Phúc (Phúc Yên), Lạng Giang (Bắc
Giang), rồi thăng làm giám sát tỉnh Nam Định,
rồi Bố Chánh tỉnh Bắc Ninh . Trong thời
gian đó, ông lập được nhiều công
trong việc dẹp trộm cướp, an dân lành,
được Vua Tự Đức ban khen
rằng:"Chăm lo cho dân Bắc Hà, ngoài Hoàng
Diệu ra không ai hơn". Suốt đời làm
quan ông nổi tiếng là người thanh liêm
thẳng thắn, hết lòng vì dân vì nước.
Dân thời ấy thường truyền tụng
rằng đời riêng ông hết sức thanh
bạch, trong nhà không có tiền bạc, và với
ông không có ai dám đến cửa công để kêu
xin việc tư .
Năm 1873 ông được triệu về kinh
đô Huế giữ chức Tham Tri Bộ Hình
rồi Tham Tri Bộ Lại, kiêm Đô Sát Viên,
dự bàn những việc ở Viện Cơ
Mật. Năm 1878 đanh làm Tổng Đốc An Tĩnh
(Nghệ An-Hà Tĩnh), ông được triệu
về kinh sung chức Phó Toàn Quyền Đại
Thần đàm phán với Sứ Thần Y Pha Nho,
rồi thăng làm Thượng Thơ Bộ Binh .
Khi tình hình Bắc Kỳ căng thẳng, Vua Tự
Đức giao phó cho ông vùng trọng yếu Hà
Nội, Hải Phòng . Vua Tự Đức còn ban thưởng
cho mẹ già đã 80 tuổi một số sâm,
quế và gấm vóc. Cảm động trước
đặc ân đó, ông viết bài biểu có câu:"Phận
con chưa báo, ơn mẹ mang thêm; Việc nước
chưa xong, việc nhà đâu tưởng". Trước
khi nhận trọng trách Tổng Đốc Hà Ninh,
ông xin về quê thăm mẹ già ở làng Xuân
Đài, tỉnh Quảng Nam . Sau đó ông đến
làng Đông Bàn thăm cụ Thượng Phạm
Phú Thứ và hội đàm về tình hình khó khăn
về thời cuộc hiện tại suốt
một buổi sáng. Hai ông dùng cơm trưa xong,
cả hai ông lại nhau từ biệt. Sau nầy người
ta mới hiểu là hai ông lại nhau làm hàm ý vĩnh
viễn không bao giờ gặp lại nhau . Sau khi
nhậm chức Tổng Đốc Hà Ninh, trong khi
đi xem xét địa thế chung quanh các vùng lân
cận, ông có sáng tác một bài thơ:
Quá Giang Tức Cảnh
Quá bước tìm phương bỗng tới
đây
Khen cho tạo khéo trưng bày
Sông e biển cạn bù thêm nước
Núi sợ trời nghiêng đỡ lấy mây
Rạt rạt sóng cồn che mặt nước
Ào ào gió thổi chôùn rừng xanh
Nữa về nữa ở lòng không nở
Ngán nổi trời chiều bóng xế tây
Với trọng trách trấn giữ Hà Ninh, ông ý
thức được những khó khăn vô
bờ bến. Năm 1882 thấy binh thuyền nước
Pháp tự nhiên ra Bắc, ông làm nghi kỵ lắm.
Một mặt ông phái Tuần Phủ Hoàng Hữu
Xứng ra tiếp, mặt khác ông lo chỉnh đốn
lại thành trì và quân ngũ để đề
phòng. Lấy cớ ta không tôn trọng hiệp
ước năm 1874 mà lại đi giao thiệp
với Trung Hoa, dung túng quân Cờ Đen ngăn
trở việc giao thông trên sông Hồng Hà và
cấm đạo, Thống Đốc Hải Quân
Pháp, Đại tá Henri Rivière cho mấy tàu
chiến cùng 4000 quân ra đóng tại Đồn
Thủy (trên bờ sông Hồng Hà phía Đông
nằm sát Hà Nội) và cho quân lính đi hoành hành
phá rối và hăm dọa trên các đường
phố. Trước đó ông Hoàng Diệu đã dâng
sớ lên Vua Tự Đức đề nghị
việc phòng chống giặc, vì theo ông Hà Nội
là yết hầu của Bắc Kỳ và cũng là
nơi then chốt của nước ta . Nếu Hà
Nội mất thì các tỉnh khác sẽ mất
theo, nhưng Vua Tự Đức làm thinh . Đến
khi Hà Nội bị uy hiếp, ông Hoàng Diệu
một mặt xin triều đình Huế viện
binh, một mặt ra lệnh giới nghiêm và thông
báo các tỉnh đề phòng. Trong khi Hà Nội
ở trong tình thế dầu sôi lữa bỏng thì
phái chủ bại ở triều đình Huế
đề nghị mở cửa thành cho quân Pháp ra
vào tự do và triệt binh để người
Pháp khỏi nghi ngờ . Ngay cả Vua Tự Đức
cũng hạ chiếu quở trách ông đã đem
binh dọa giặc và chế ngự sai đường.
Nhưng ông Hoàng Diệu đã quyết tâm sống
chết với thành. Các quan xung quanh ông Hoàng
Diệu lúc bấy giờ có Tuần Phủ Hoàng
Hữu Xung, Đề Đốc Lê Văn Trinh,
Bố Chánh Phan Văn Tuyển, Án Sát Tôn Thức Bá,
và lãnh binh Lê Trực đã cùng nhau uống rượu
hòa máu tỏ quyết tâm sống chết với thành
.
Rạng ngày 25 tháng 4 năm 1882, tức ngày mồng
8 tháng 3 năm Nhăm Ngọ, Henri Rivière sai thông
dịch viên đưa tối hậu thư vào thành
cho ông Hoàng Diệu, buộc ông phải cho quân lính
rời khỏi thành sau khi hạ hết khí giới
và mở cửa thành, ông cùngcác quan phải ra
nộp mình cho hắn . Theo bản Corresponance politique
du Commanant Henri Riviere au Tonkin của André Masson thì
Henri Riviere buộc "Ðúng 8 giờ sáng ngài
phải thân hành đến dinh tôi hàng phục, có
mặt đông đủ các quan Tuần Phủ,
Bố Chánh, Án sát, Đề Đốc, Chánh, Phó
Lãnh Binh . Nếu đúng 8 giờ, Ngài và toàn
thể thuộc viên của Ngài không đến Lãnh
sự quán để tỏ vẻ chấp thuận
những điều kiện của tôi, thì quân
đội của tôi lập tức tấn công vào
thành . . ."
Henri Rivière không chờ thư trả lời, cho tàu
chiến bắn vào thành rồi cho quân tiến lên.
Tôn Thất Bá xin ra ngoài thành để giao
thiệp với địch một lần cuối .
Bắc thang leo ra khỏi thành, Bá liền cho
giặc biết cách bố trí của ta để
giặc nổ súng . Rồi một mặt Bá dâng
sớ lên Vua Tự Đức đổ tội cho
Hoàng Diệu, một mặt xin với giặc cho Bá
thay làm Tổng Đốc Hà Ninh Một trận
kịch chiến xảy ra từ sáng đến trưa.
Quân ta dưới quyền chỉ huy của ông Hoàng
Diệu đã anh dũng chiến đấu
giết hàng trăm tên giặc:
"Lữa phun súng phát tứ bề
Khiến loài bạch quỷ hồn lìa phách xiêu
Bắn ra thôi chết đã nhiều
Phố phường nghe thấy tiếng reo ầm
ầm
Quan quân đắc chí bình tâm
Cửa đông thành bắc vẫn cầm vững
binh
Chém cha cái lũ hôi tanh
Phen này quét sạch sành sanh mới là . . ."
(trích Chính Khí Ca)
Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt gây
cho địch nhiều thiệt hại, thì thình lình
kho thuốc súng nổ, lửa bốc cháy ngùn
ngụt . Đám cháy càng lan rộng, hàng ngũ
chiến đấu càng hoang mang, quân giặc
thừa cơ bắt thang trèo vào, phá cổng thành
phía tây rồi ồ ạt kéo vào như nước
chảy
"Nào ngờ thất ý tại ta
Rõ ràng thắng trận thế mà thua cơ
Nội công phản tử bao giờ
Thấy kho thuốc cháy ngọn cờ ngã theo . .
."
(trích Chính Khí Ca)
Bố Chánh Phan Văn Tuyển thấy thành lâm nguy
bỏ chạy trước; Đề Đốc Lê
Văn Trinh giả vờ tự tử; Phó Lãnh Binh Lê
Trực ở cửa tây cũng tháo lui; Tuần
Phủ Hoàng Hữu Xứng bị Pháp bắt,
nhịn ăn mấy bữa rồi ăn lại như
thường . Duy chỉ có Thủy Sư Đề
Đốc Nguyễn Đình Kháng liều chết
cố thủ ở cửa thành phía nam cho đến
giây phút cuối cùng . Riêng ông Hoàng Diệu tuy
thế cô nhưng không bao giờ nao núng trước
làn súng đạn tuôn như mưa bão, trước
những tiếng vang rền như sấm động,
trước cảnh tàn khốc của một kinh
thành sắp mất, ông vẫn hăng hái tiến lên
cùng với toán quân còn lại xông xáo chém giết
quân thù . Sau một cuộc chiến đấu nhưng
vô vọng, quân ta dần tan rã . Trong vòng khói
lửa ngợp trời ấy, ông Hoàng Diệu
đi về dinh, nai nịt gọn gàng, mặc
chiếc áo the thâm, tấm khăn nhiễu xanh chít
lên đầu, và dải dây lưng nhiễu
hồng thắt ra áo ngoài, tay cầm thanh kiếm
tuốt trần, rồi lên mình voi xông trong mưa
đạn tiến vào thành cung . Tại đây ông
truyền lịnh:"Ai muốn về kinh thì
về, còn ai muốn chiến đấu nữa thì
lên Sơn Tây tập hợp với đại binh
của Hoàng Kế Viêm chờ ngày báo phục".
Khi mọi người giải tán, ông vào dinh
viết bài di biểu tạ tội, rồi quay ra
đi thẳng đến cửa Võ Miếu lật
chiếc khăn đang bịt trên đầu treo mình
lên cành cây trước Miếu mà tuẫn tiết
đúng vào giờ Ngọ, tức ngày 25 tháng 4 năm
1882. Ông thọ 54 tuổi .
Mặc dầu Vua Tự Đức đã làm
chậm trễ cho việc chuẩn bị kháng
chiến vì đã nghe theo lời một số quan
lại chủ bại tại triều đình
Huế . Ông Hoàng Diệu vẫn quyết tâm
bảo vệ thành trì và chết theo thành . Bài Chính
Khí Ca của ông Nguyễn Văn Giai (Ba Giai) đã
diễn tả cái thế quyết tâm bảo vệ
thành trì của quân dân trong thành . Nếu có
viện binh kịp thời và không có bàn tay
phản động đốt kho súng và chỉ
điểm cho giặc của một số người
phản bội, thì thành Hà Nội chưa dễ gì
bị hạ mau chóng .
Trước cái chết khí tiết của Hoàng
Diệu, các giới sĩ phu, văn thân và nhân dân
Bắc Hà và cả nước khâm phục thương
tiếc . Tôn Thất Thuyết, một đại
biểu nổi tiếng của sĩ phu kiên
quyết chống Pháp đã ca ngợi ông Hoàng
Diệu trong hai câu đối:
"Nhất cử thành danh, tự cổ anh hùng
phi sở nguyện
Bình sanh trung nghĩa, đương niên đại
cuộc khởi vô tâm"
Dịch:
"Một chết đã thành danh, đâu
phải anh hùng từng nguyện trước
Bình sanh trung nghĩa, đương trường
đại cuộc tất lưu tâm ."
Trong bài Chính Khí Ca, Ba Giai đã hết lòng khen
ngợi và thương tiếc Ngài qua các câu thơ:
"Chữ trung còn chút con con
Quyết đem gởi cái tàn hồn gốc cây
Trời cao, bể rộng, đất dày
Núi Nùng, Sông Nhị chốn này mà ghi
Thương thay trong buổi truân nguy
Lòng riêng ai chẳng thương về người
trung
Rủ nhau tiền góp của chung
Đem người ra táng ở trong Học
đường"
Vua Tự Đức mặc dầu không ủng
hộ ông Hoàng Diệu trong việc chống đối
với quân Pháp tại thành Hà Nội, vẫn
phải hạ chiếu khen ông Hoàng Diệu đã
tận trung tử tiết, sai quân tỉnh Quảng
Nam làm lễ quốc táng . Sĩ phu Hà Thành lập
đền thờ ông ở phố Văn Tân, sau
thờ chung với ông Nguyễn Trí Phương
trong đền Trung Liệt trên gò Đống Đa
với đôi câu đối:
"Thử thành quách, thử giang sơn
Bách chiến phong trần dư xích địa
Vi nhật tinh, vi hà nhạc
Thập niên tâm sự vọng thanh thiên"
Dịch:
"Kìa thành quách, kìa non sông
Trăm trận phong trần trơ đất đỏ
Là trời sao, là sông núi
Mười năm tâm sự thấu trời
xanh".
|