Những bài cùng tác giả
Tranh luận là 1 phương tiện
cần thiết để phân tích và thảo luận bằng trí tuệ ở 1 trình độ tốt nhất đối
với những vấn đề quan trọng của thế giới ngày nay.
Trong chính trị , trước những
quyết định quan trọng, và nhất là khi phe nắm quyền lẫn phe đối lập đều có
lý lẽ riêng của mình, không ai chịu nghe ai thì cuộc tranh luận trở nên gây
cấn. Không thuyết phục được đối phương bằng lời lẽ, người thiếu trình độ tự
làm mất đi tư cách của mình , dùng bạo lực để bắt kẻ khác phải phục tòng ý
kiến của mình. Nhưng họ đã sai lầm, chính họ là người thua cuộc, chính họ là
người phải phục tùng ý kiến của đa số và còn bị quần chúng đánh giá thấp.
Thử nghĩ, nếu như những người này nắm quyền lực trong tay thì họ sẽ trở
thành những kẻ độc tài và độc ác như thế nào ?.

Tại Ukraina, ngày 27/4/2010 Các
nghị sĩ ẩu đả trong phòng họp. Với 263/450 phiếu, Quốc hội Ukraina đã thông
qua hiệp định kéo dài thời hạn cho Nga thuê một căn cứ tại cảng Sevastopol
trên bán đảo Crimea của nước này, nơi Hạm đội Biển Đen của Nga đang đóng
quân. Bản thỏa thuận đã được ký 1 tuần trước đó bởi Tổng thống Nga Dimitri
Medevedev và người đồng nhiệm Ukraina Viktor Yanukovych.
Sevastopol là căn cứ quan trọng
của Hải quân Nga. Thỏa thuận mới cho phép Nga tiếp tục thuê căn cứ này thêm
25 năm, từ năm 2017 đến năm 2042. Đổi lại, Nga sẽ cung cấp khí đốt cho
Ukraine với giá rẻ hơn giá hiện nay.
Mặc dù thỏa thuận đã được thông
qua nhưng phe đối lập Ukraina vẫn chưa đầu hàng. Những người có xu hướng dân
tộc chủ nghĩa ở Ukraina cho rằng sự hiện diện của hạm đội Biển Đen Nga tại
lãnh thổ nước họ chẳng khác gì một sự chiếm đóng quân sự nên họ thề quyết
đấu tranh đến cùng. Bà Yulia Tymoshenko, cựu Thủ tướng, thủ lĩnh phe đối lập
tuyên bố, ngày Quốc hội Ukraina thông qua thỏa thuận gia hạn cho Nga thuê
căn cứ Sevastopol là “ngày đen tối trong lịch sử độc lập của Ukraina” và bà
cho rằng Sevastopol là bước đầu, tiếp theo sẽ là Crimea. Bà còn buộc tội
Quốc hội đã thông qua thỏa thuận này bằng biện pháp xảo trá. Rồi bà thề sẽ
sớm thay đổi thỏa thuận một khi trở lại nắm quyền.
Quyết định cho Nga thuê căn cứ Sevastopol đã làm gia tăng sự chia rẽ giữa
cộng đồng người Ukraina nói tiếng Nga ở miền Đông và Nam với người Ukraina ở
miền Tây. Nhà phân tích chính trị Vadym Karasiov khẳng định, có đến một nửa
nước Ukraina chống lại thỏa thuận này và Ukraina đang đối diện với tình
trạng chia rẽ sâu sắc nhất từ trước tới nay. Ukraina là một
quốc gia thuộc khu vực
Đông Âu. Có 47,5 triệu dân, 67.5 %
dân số nói tiếng Ukraina và 29.6 % nói tiếng Nga. Đa số người dùng tiếng
Ukraina như tiếng mẹ đẻ biết tiếng Nga như một ngôn ngữ thứ hai.

Tại Đài Loan, ngày
18/01/2010 các nghị sĩ ẩu đả trong quốc hội .
Tranh luận về những thay đổi trong Luật
chính quyền địa phương giữa các nghị sĩ từ Quốc dân đảng (KMT) cầm quyền và
đảng Dân Tiến (DPP) đối lập.Các nghị sĩ đã lao vào giằng co, đấm đá nhau và
thậm chí còn trèo cả lên bàn để quyết đấu. 3 nghị sĩ của KMT cho hay họ đã
bị thương trong cuộc ẩu đả và một thành viên của đảng cầm quyền nói ông này
thậm chí còn bị một nghị sĩ đối lập cắn Luật chính quyền địa phương
đã được thông qua sau vụ cãi lộn. Những cuộc tranh cãi như vậy không phải là
chuyện hiếm gặp trong quốc hội Đài Loan .
Dân số Đài Loan là 23 triệu người, Đài Loan
thặng dư thương mại, và tiền dự trữ nước ngoài được xếp vào lọai lớn so với
những nước phát triển. Đầu thập niên 1990, Đài Loan chuyển từ nhà nước độc
đảng sang thể chế dân chủ. Thủ tướng và phó thủ tướng cầm đầu nội các. Các
thành viên trong nội các không do dân bầu mà được chỉ định.
Tất cả các đạo luật của Quốc hội phải được
tổng thống ký thành luật. Ngoài ra, tổng thống là người có thẩm quyền chung
quyết trong các vấn đề liên quan đến quân đội và an ninh quốc gia.
Có 2 đảng phái trong chính trị Đài Loan :
Một phái xem Đài Loan và Trung Quốc là 2 nước có cùng 1 dân tộc Trung Hoa.
Phái khác xem Đài Loan và TQ là 2 nước khác nhau.

Tại Hàn Quốc, nghị sĩ đánh nhau hôm
3/1/2009.

Tại Mexico vài ngày
trước khi tổng thống Felipe Calderon nhậm chức (11/2008)

Tại Italy, Thượng viện ở Rome ( tháng
1/2008 )
Mọi người đều hiểu rằng tranh luận là
dùng lý lẽ nhằm làm sáng tỏ 1 vấn đề, qua đó bổ sung phần thiếu xót hầu
mong có 1 quyết định hoàn hảo hơn, chứ không phải là 1 cuộc chửi lộn, vì
trong các cuộc chửi lộn, người ta không cần lý luận, người ta chỉ cần tung
ra ào ạt các lời buộc tội, bất chấp có bằng chứng hay không, nhằm triệt hạ
tư cách của người khác chính kiến với mình . Thế nhưng, tại sao có những
cuộc tranh luận ngay tại quốc hội, là cơ quan đại diện tối cao của 1 nước,
của các nước như Ukraina, Đài Loan, Đại Hàn, Mexico, Ý v.v..
đã biến thành những cuộc ẩu đả, trông kém
văn minh, phản ánh trình độ văn hóa yếu kém của nhóm người đại diên cho dân
của nước đó.
Biết lắng nghe và biết tôn trọng ý kiến
của người khác mặc dù ý kiến đó khác hay nghịch lại với ý mình là 1 điều
không dễ tý nào. Nhưng đó là 1 trong những nguyên tắc cơ bản(tri thức và đạo
đức) của văn hóa tranh luận.
Tại sao ở những nước văn minh ít xảy ra
cảnh ẩu đả khi tranh luận ? Bởi vì : Trình độ văn hóa của họ cao, họ đã được
giáo dục từ trong gia đình đến trường học ngay khi còn bé, chính sách và
pháp luật của xã hội được minh bạch và được mọi người dân tôn trọng.
Trong 1 cuộc tranh luận,
để giải quyết tranh cãi 1 cách êm thắm người
ta cần đến người hướng dẫn (người điều phối) có kinh nghiệm và mọi thành
viên phải tuân theo 1 số nguyên tắc cơ bản . Người hướng dẫn có nhiệm vụ lèo
lái buổi họp sao cho đi đúng chủ đề, ngăn chận các hình thức ngụy biện, cảnh
cáo những cách dùng từ ngữ hay trọng âm có tính cách công kích cá nhân, có
quyền dùng biện pháp cứng rắn đối với những thành viên làm sai nguyên tắc.
Mỗi thành viên tham dư cuộc tranh luận
cần tôn trọng những nguyên tắc như sau :
-Tuyệt đối nghe theo lời hướng dẫn của
người điều phối.
-Tránh dùng những ngôn ngữ kém lịch sự,
lớn tiếng để công kích cá nhân.
-Không dùng sáo ngữ nhằm mục đích lôi
cuốn người nghe theo ý kiến chủ quan của mình
-Không tiếp thu ý kiến 1 cách thụ động để
không trở thành nô lệ với cảm tính, không trở thành những tín đồ cuồng tính
của những người lãnh đạo chính trị hay tôn giáo.
-Suy nghĩ nghiêm túc bằng cách phân tích
và đánh giá những thông tin chính xác, hợp lý và công bình.
-Tập trung vào chủ đề bàn luận chứ không
đi lạc đề.
-Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người
khác.
Có thể nói: «Văn hóa
tranh luận là thước đo trình độ văn minh của 1 nước »
Montréal ngày
25/05/2010
Ngô khôn Trí
|