Những bài cùng tác giả

Tà Ôi là một tộc ít người, âm nhạc của họ là âm
nhạc dân gian, dân gian thuần túy, không pha tạp yếu tố chuyên nghiệp như
một số vùng dân ca của người Kinh (Việt). Vì vậy, chúng tôi không chủ trương
dùng thuật ngữ điệu thức đi kèm với thang âm như thói quen lâu nay
vẫn sử dụng khi khảo sát ngôn ngữ âm nhạc trong dân ca người Việt nói chung.
Bởi vì điệu thức chỉ biểu hiện rõ trong
nhạc chuyên nghiệp như ca Huế, ca Trù, ca nhạc tài tử... gồm một hệ
thống bài bản hoàn chỉnh, chặt chẽ được phân chia thành hơi, thành điệu
giọng phức tạp.
Âm nhạc của người Tà Ôi thô mộc hơn nhiều so với âm
nhạc dân gian của người Kinh (Việt) nếu so sánh đối chiếu đồng hạng và không
xét đến các yếu tố khác trong đặc trưng văn hóa tộc người, như hệ tiếng nói,
cũng là một yếu tố quan trọng đối với việc hình thành ngôn ngữ âm nhạc. Khi
bàn về Âm nhạc các tộc người ở Trường Sơn - Tây Nguyên, tác giả Phạm
Duy căn cứ vào cách phân chia tuổi nhạc của nhà nghiên cứu âm nhạc người
Đức: Walter Wiora và xếp tuổi nhạc của các bộ tộc Trường sơn vào tuổi nhạc
thứ nhất: “Nhạc thời khuyết sử và sự tiếp nối ở những dân tộc hậu tiến,
khởi sự từ khi loài người bắt đầu biểu lộ bằng âm nhạc và vẫn còn tồn tại ở
một vài nơi trên thế giới hiện nay”.
Sự phân chia âm nhạc loaì người thành 4 tuổi
nhạc của Waiter wiora không khác lắm so với cách phân chia các thời kỳ âm
nhạc trong lịch sử âm nhạc Phương Tây. Tuy nhiên, căn cứ vào đó để xếp âm
nhạc của các tộc ít người Trường Sơn - Tây Nguyên Việt Nam vào thời kỳ âm
nhạc nguyên thuỷ thì có gì đó hơi khiên cưỡng, máy móc gần với luận điểm của
một số nhà nhạc học Phương tây trước đây cho rằng quá trình phát triển âm
nhạc từ lạc hậu đến văn minh thể hiện trong quá trình phát triển thang âm
điệu thức từ 3,4 âm đến 5 âm, 7 âm và 12 âm mới là dân tộc văn minh! vần đề
này chúng tôi không bàn thêm.
Qua khảo sát âm nhạc của tộc người Tà Ôi ở Thừa Thiên Huế trong một số
bài hát bản đàn, điều trước nhất nhận thấy là thang âm của tộc người này
không cùng họ với thang âm bình quân trong âm nhạc cổ điển Châu Âu. Điều này
thấy rõ ràng hơn so với trong âm nhạc dân gian và cổ truyền chuyên nghiệp
của người Kinh (Việt), đó là những quảng âm “lơ lớ” không ứng với các bậc
thang âm bình quân, cũng là ngũ cung, nhưng không phải ngũ cung không bán
cung do ảnh hưởng của nhạc Trung quốc (ngũ cung đúng). Tuy vậy chúng tôi
cũng chưa đủ điều kiện nghiên cứu đầy đủ để căn cứ, kết luận thang âm trong
âm nhạc người Tà Ôi là thang âm do một quãng 8 chia ra 7 cung đồng đều, mà
chỉ lấy 5 cung, bỏ 2, như GSTS Trần Văn Khê nêu ra trong một chuyên khảo về
âm nhạc Đông Nam Á.
Hơn nữa, đây chỉ là nhạc dân gian của một tộc ít người ở một địa bàn hẹp chứ
không phải nhạc chuyên nghiệp, và chưa hẳn đã phổ biến ở quy mô khu vực.
Trong các điệu hát, đàn của người Tà Ôi , dù trên thang
3,4 hay 5 âm điều bộc lộ sự chênh lệch giữa các bậc tương ứng so với thang
hệ bình quân, mà điều này ảnh hưởng rất dễ nhận thấy bởi sự tạo ra các quảng
3 trung tính: lớn hơn quãng 3 thứ ± 50 cents và nhỏ hơn quãng 3 trưởng ± 50
cents. Sự non, già khoảng ¼ cung này lỗ tai cảm nhận không phải là khó khăn
lắm, nhưng chúng tôi cũng phải kiểm tra lại bằng chức năng Scale tuning
của thiết bị âm nhạc điện tử. Để kí âm các bậc non, già ¼ cung này, chúng
tôi cũng tạm dùng ký hiệu:
- Dấu
: để chỉ âm đó chỉ thấp hơn ¼ cung (- 50 cents)
- Dấu : để chỉ âm đó chỉ cao hơn ¼ cung (+ 50 cents)
Mặc dù các điệu
hát của người Tà Ôi, hiếm bài được hát trên một thang 5 âm đầy đủ, mà giai
điệu thường khống chế trong một tầm cử hẹp gồm 3,4 âm, nhưng chúng tôi
không xem đây là loại thang 3 âm (Tritonique), thang 4 âm (tétratonique) độc
lập mà chỉ xem xét nó trên cơ sở một thang âm thiếu của các dạng thang 5 âm
không chia theo hệ thống bình quân.
Với thang 5 âm
sau đây:

Chúng tôi tạm
thời kí hiệu bằng số La mã để xác định vị trí các nốt trong thang âm
trường hợp khi có ý định làm rõ một vấn đề gì đó chứ không hàm ý là các
bậc trưng điệu thức cũng như mối tương quan
giữa chúng như trong lý thuyết âm nhạc.
Điệu ru con
Tà Ôi đã hát ở các khoảng 3 âm khác nhau tạo ra những biến thể âm
điệu khác nhau. Chúng tôi tạm gọi tên các biến thể theo thứ tự khi ghi âm.
Điệu Hát ru 4
(được ghi với âm khởi đầu là son) đã hát với khoảng 3 âm: I - II – III

Hát ru 2
thì được hát trên khoảng 3 âm: II - III
- IV

Do điệu hát
chỉ có 3 âm, mỗi bài lại hát trên khoảng 3 âm khác nhau của các
thang 5 âm trên trông như hai dạng thang 3 âm khác nhau đã tạo nên âm điệu
khác nhau.
Hát ru 1
cũng hát trên khoảng 3 âm I - II - III
nhưng được bổ sung thêm âm bậc IV. Mặc dù âm này chỉ xuất hiện vớ thời gian
rất ngắn nhưng cũng xem như đã hát trên khoảng 4 âm của thang 5 âm
này.

Điệu hát Calơi
1 gồm 3 âm, hát trên khoảng 3 âm: I - III
- IV và nét nhạc của đàn âm preeng gồm 4 âm mi - fa
- sol
lại ứng với khoảng 3 âm I - II - III
.
Một số điệu hát,
bài nhạc khác như Chachấp, Calơi 2 , nha nhim, ân tói, bài sáo
Areeng thì được hat với đầy đủ 4,5 âm của dạng thang 5 âm có đặc điểm
bậc III non ±
50 cents đã nêu.

Ngoài dạng thang
5 âm phổ biến trên, còn có dạng thang âm mà chúng tôi cho là biến thể của
dạng trên vì bước quãng 3 gồm 2 nguyên cung cũng bị non ±
50 cents:

Trong dạng thang âm
này, bậc I và II cách nhau 1,5 cung tạo thành quãng 3 thứ nhưng hiệu quả âm
bậc II căng hơn một ít so với nốt ghi. Vì chưa đến 50 cents nên chúng tôi
không ký hiệu bằng dấu #.
Trong các bài nhạc
cho khèn và điệu hát Amiêng điều được diễn tấu và hát trên dạng thang
âm này, và nó cũng gần gủi với thang âm của đàn Ân toong:

Một dạng thang âm
khác tuy rất ít nhưng cũng có mặt trong âm nhạc người Tà ôih. Trong điệu
hát xiêng và nét nhạc đàn Âm phưng, dù chỉ có 3 âm nhưng sự quán
xuyến chủ đạo của trục quãng 4 trong điệu hát biểu hiện nét đặc trưng của
thang âm này:

Trên đây là 1 nhận xét bước đầu về thang âm trong âm nhạc
dân gian của người Tà ôi. Như đã nêu ở trước, điều cảm nhận trước nhất của
chúng tôi là các bậc trong thang âm họ hát, đàn điều có các bậc non,
hoặc già hơn so với hệ thống bình quân. Có thể đó là một dạng thang
âm do một quãng 8 chia làm 7 cung đồng đều chỉ lấy 5 cung, bỏ 2 cung, hoặc
quãng 8 chia làm 5 cung đồng đều như ý kiến của GSTS Trần văn Khê khi nói về
đặc điểm chung của thang âm các nước Đông Nam Á. Nhưng hoặc do người hát
chưa chính xác, người thổi sáo, thổi kèn chưa tới, hoặc một số nhạc cụ ví
quá thô sơ chưa đạt độ chuẩn trong các chế tác. Và, hoặc là thời tiết làm
mất độ chính xác của một số nhạc cụ làm bằng tre nứa, gỗ tạp v.v....mà trong
khảo cứu bước đầu này, vì chưa đủ điều kiện và thời gian nên cũng chỉ nêu ra
được một số vấn đề có tính chất sơ bộ, chưa có sự thống kê, so sánh, đối
chiếu nhiều mặt hầu đạt được những nhận xét, kết quả mang tính khoa học cao
đối với một tính cách âm nhạc còn in đậm dấu ấn thiên nhiên, nhưng trữ tình
này.
1 cung trong thang âm này chỉ có 171 cents, nhỏ hơn
29 cents so với một cung bình quân (200 cents)
|