Những bài cùng tác giả
RFI phỏng vấn Phan Huy Đường

Bạn hỏi ta :
"Điều đáng nói nhất là sự độc ác này thường làm người gần mình nhất lãnh đủ,
chứ không phải người xa lạ.
Vì sao ? Vì nó nằm trong nỗi đau không được thỏa mãn, nỗi dằn vặt với bản
thân, người bên cạnh gần nhất là một phiên bản bản thân trong tiềm thức mà.
Khi độc ác với người khác, người ta cùng lúc ăn thịt mình luôn, tiêu diệt
mình luôn.
Đúng không anh ? Ghê sợ thật."
Rất đúng. Cũng là một nội dung cơ bản của văn học, triết học. Và là ý nghĩa
sâu sắc của cách xưng hô của người Việt qua hai ngôi "ta" và "mình". Trong
tiếng Việt, "ta" có hai nghĩa : "tôi" và "chúng ta". Mình cũng có hai nghĩa
: "tôi" và "chúng mình". Điều ấy không có trong cách xưng hô của Tây U. Vì
thế, cái "tôi" của Tây U què quặt, cô đơn, vô vọng.
Triết gia Tây U đầu tiên nhốt cái "tôi" trong cũi triết học vô lối thoát đó
là Descartes. Ngày nay, nó vẫn ảnh hưởng rất nhiều nhà tư tưởng.
Triết gia Tây U đầu tiên linh cảm được nội dung của cái "ta" kiểu VN, là
Karl Marx. Chính chàng đã viết đâu đó : hình ảnh đầu tiên Pierre có thể có
được về chính mình là… Paul ! Ý tưởng lừng danh của chàng : "Con người là
toàn bộ những quan hệ xã hội của nó" mang nghĩa đó nếu ta hiểu rằng những
quan hệ đó bao gồm toàn bộ quá khứ của "nhân loại", di sản vật chất và văn
hoá mà ta đã thừa hưởng để nên người, đặc biệt là ngôn ngữ, kích thước đặc
thù của con người cho phép nó vượt sinh-giới. Thí dụ : tiếng Việt, tiếng
Hung, tiếng Pháp…
Qua tiếng Việt, "ta" cũng (là) "mình" và "mình" cũng (là) "ta", tất nhiên
không bao giờ 100% được,
nhưng cũng không bao giờ và không thể nào là số 0. Vì thế, độc ác với người
khác đồng thời là huỷ hoại chất người ở mình. Một bản năng của con người đó.
Nó là gốc hướng thiện có ở mọi người.
Trong cuộc
phỏng vấn của RFI, khi tôi nói rằng quan điểm làm người của tôi
là quan điểm cổ truyền của người Việt, tôi nói tới ý tưởng ấy.
Bạn thấy không, triết lý chẳng có gì khó hiểu hết, chẳng trời ơi đất hỡi tí
nào. Dù muốn hay không, một cách có ý thức hay vô thức, ta đụng nó hàng
ngày.
2008-04-19
Đó là giấc mơ hão, thực hiện được sẽ khiến đời ta vĩnh viễn tẻ nhạt. Bạn
tri kỷ kiểu Bá Nha - Tử Kỳ hay " âme sœur"
kiểu Tây U chỉ có trong truyền thuyết, triết lý của Plato hay… truyện
chưởng của Kim Dung thôi. Trong đời thực, mọi hình-thái tình người đều
là một quá trỉnh đằng đẵng suốt một cuộc nhân sinh.
©
http://vietsciences.free.fr
và http://vietsciences.org
Phan Huy Đường
|