Thư viện là gì?

Sagant Phan


BẢO QUẢN SÁCH VỞ, TÀI LIỆU RA SAO?

Ngày xưa, lâu lắm rồi, như chuyện thần tiên vậy . tại Saigon, khi tiếng súng của quân nhân phản chủ - mà ta gọi là cách mạng - vừa dứt tại dinh Gia Long, tôi vội đạp xe đến đường Lê Lợi thì nhà sách Khai Trí bị cạy tung, sách vỡ đốt hừng hựt ngoài đường. Lạc giọng tôi la làng sao mấy anh đốt sách làm chi vậy? Thì mấy tên bậm trợn đang xé sách rồi đốt cho ngon lành họ chửi thề "Đ.M. ra chỗ khác chơi thằng học trò". Nước mắt tôi lưng tròng chính quyển sách dầy nặng này mà tuần trước tôi đến nhờ cô hàng sách mặc áo thiên thanh leo lên thang lấy xuống cho xem rồi ngập ngừng nói "Kỳ này quên mang theo tiền kỳ sau tôi lại mua". Vâng, kỳ sau hẹn như vậy gần 3 lần rồi, dĩ nhiên lần nào cũng đâu dám nhờ cô hàng sách quen mặt leo lên lấy dùm coi vài trang rồi trả lại tỉnh queo sao được.

Nếu nhớ lại tiền kiếp thì không chừng tôi cũng nước mắt lưng tròng nhìn vua Tần đốt sách , hay là một thằng Á Rập quấn xà rông, đứng tại Ai Cập nơi thư viện Alexandria bị giặc đốt cháy ròng rã 3 ngày 3 đêm chưa tắt lửa. Vụ cháy thư viện Alexandria thường được nhân loại cho rằng một trong những số thiên tai nhân tạo lớn nhất loài người tạo nên. Giờ đây con người lần lần quên chuyện đó, nhưng khi nhắc lại thì cảm thấy nỗi đau đó không tài nào phai mờ tâm khảm được. Hình như cũng vì vậy nên Thượng Đế phạt dân Ả Rập hay Phi Châu trở nên anh chàng cả đẫn cho vui dạ Thượng Đế ? Ai biểu đốt sách thì con cháu sau này ngu ráng chịu câu này mấy nhà Nho của ta cặn dặn hoài cho con cháu hình như linh ứng lắm đó. Cha mẹ không trọng sách vỡ thì có con ngày kia tuy giàu nứt vách, vàng để đầy tủ sắt nhưng gương mặt hắn dĩ nhiên đục câm là cái chắc, gần đèn thì đèn tắt ngỏm.

Thư Viện Quốc Gia Paris: 

Kể từ ngày vua Pháp Charles V (1364-1380) tập hợp được trên 2 ngàn bản viết tay trong thư viện riêng của nhà vua tại điện Louvre thì các triều đại sau này, vua chúa đều mong có được một thư viện càng nhiều càng tốt hơn thư viên hoàng gia các nước lân bang. Rồi sau này thư viện hoàng gia Pháp được chuyển cho chính phủ, nay trở thành thư viện quốc gia Paris Nơi này có những sưu tập nổi tiếng trên thế giới đạc biệt của thế kỷ văn học 19 và 20 đã được chính phủ và một số tư nhân giàu có mua rồi gửi tặng thư viện như di cảo của Victor Hugo, Flaubert, Zola, Apollinaire, Barres, Anna de Noailles, Romain Rolland, Martin du Gard, Jules Romain, Miguel Angel Asturias. Có một số chuyên gia thư viện ngày ngày ráng đọc trên báo chợ, báo đấu giá có thể khắp nới trên thế giới hay tại lãnh thổ Pháp cho dù nơi bán đấu giá sách ở tại nơi khỉ ho cò gáy họ cũng ráng lết đến và nếu trúng tủ thì họ chờ người mua giá chót búa gõ xong thì họ chạy đến chìa sự vụ lệnh của nhà nước rồi trả tiền với giá gõ búa. Bán mắc cách mấy nhân viên này cũng không sợ vì tiền Chùa mà! Năm 1988 là năm may mắn cho thư viện quốc gia Paris họ mua được toàn bộ nguyên cảo của tác phẩm Mon Coeur mis à nu của Beaudelaire, rồi trúng mánh nữa với toàn tập thơ bản nháp của nhà thơ nổi tiếng Apollinaire, Verlaine, Proust, Valéry, Claudel, Bernados, Colette, Sartre.

Để chặn đứng những tay nhà giàu trọc phú của Mỹ, miệng nhai hotdog, tay cầm lon bia, mắt ngó trừng trừng tụi đá banh cà na, football lâu lâu ra đường gây sự với Mỹ đen là vui, nay có nhiều tiền quá mua đại những tuyệt bản của nguyên cảo mà về cất trong tủ chơi nên chánh phủ Pháp có sắc lệnh cho Quan Thuế (Hải Quan) phải khám xét nghiêm ngặt những loại đó ra khỏi nước, họ cần phải có một giấy phép của nhà nước mới được bằng không chính phủ mua lại theo gia khai báo khai ít thì lỗ ráng chịu còn khai nhiều thì chọc giận nhân viên Hải Quan giật mình cái sách gì đắt dữ vậy cà?

Thư Viện Vatican: Kho lưu trữ tài liệu mật của Vatican (gọi như vậy vì từ thế kỷ 16, các tư liệu lưu trữ của vua chúa ở Aâu Châu thường gọi là "mật"). Nơi này được xem là nới quý giá nhất vì nhờ những tư liệu được khắp nơi gởi về của những nhà truyền giáo, khi những nhà truyền giáo này viết gửi về Vatican thường có rất nhiều chi tiết về xứ sở mà họ đến kể cả chính trị, quân sự và phong tục tập quán của người dân bản xứ như trường hợp Việt Nam cũng vậy, đồng thời ta cũng có thể biết phong tục tập quán của người dân xứ Peru hay Aztec khi hậu quân của Columbus có đến. Năm 1880 Giáo hoàng Leo XIII đã mở cửa một phần kho tư liệu này (hay gọi là Thư Viện Vatican) cho công chúng đến khảo cứu. Cho đến nay hàng ngày trên 100 nhà học giả khắp nơi đến nghiên cứu tư liệu này. Hầu như những nhà viết sử liệu đứng đắn bắt buộc phải ghé đến thâm cứu dành cho riêng xứ mình. Riêng tại đây cũng còn lưu trữ một phần khá lớn của những triều đại Hoàng đế xứ Rome còn sót lại.

Thư Viện Liên Sô: Thật là đáng tiếc cho thư viện này vì bị phá hủy rất nhiều trong thời kỳ cách mạng vô sản. Những khối lượng tài sản văn học rất phong phú của thế kỷ 19 và 20 được cất giữ tại các thư viện lớn và thư viện tư, nổi tiếng là thư viện Pushkin (hay Nhà đọc sách của Pushkin) tại Leningrad (trước đó gọi là Saint Petecburg) bị phá hủy trong trận đánh với Đức Quốc Xã trong thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến Tại thư viện Moscova (Moscow). Những phương cách bảo quản hay lưu trữ rất kém cỏi so với một kho tàng đồ sộ để lại phích ghi hồ sơ hay thẻ lưu trữ không theo một phương cách nhất định nào cả. Cho đến khi Cộng Sản thành hình và kiểm soát hoàn toàn xứ LiênSô thì có một đợt càn quét những loại sách mà họ cho là không phù hợp với đạo đức cách mạng vô sản họ tiêu hủy hết hay là họ sửa chữa hết những bản viết tay chánh. Ngày nay hầu như những nhà viết sử liệu rất ít đến những thư viện này tham cứu vì cũng vô ích mà thôi. Như tập truyện nổi tiếng trên thế giới Dr. Zhivago của nhà văn Boris Pasternak bản viết tay lại không có tại thư viện Nga, vì cách mạng vô sản đã có lệnh thủ tiêu hết những gì nói đến nhà văn Pasternek này. Nhưng riêng những gì nói đến Ngài vĩ đại Stalin thì nghẹt hết thư viện Nga nhưng công chúng Nga ngày nay không buồn thọt tạy đến vì cùng một khuôn mẫu ca tụng Ngài Stalin vĩ đại hay Ngài Lenin đại vĩ đại.

Thư Viện Ấn Độ : Xứ này có truyền thông từ lâu là khi sách được xuất bản thì họ tiêu hủy ngay những bản thảo, thành thử rất khó xác định lại những sách nào của tác giả nào, đôi khi có sự trùng hợp lại cùng 2 tác giả thì rất khó truy cứu nếu thời gian quá lâu trên trăm năm. Nhưng riêng tại Đại học Visva Bharati có lưu trữ bản thảo của thi hào Rabindranath Tagore. Gần đây nhờ cơ quan UNESCO viện trợ nên Viện Hàn Lâm Văn Học Quốc Gia Ấn Độ đã tích cực xây dựng kho lưu trữ các bản thảo và tư liệu từ vài chục năm trở lại đây. Sở dĩ nói đến thư viện Ấn Độ vì tại xứ này phát sinh ra 2 tư tưởng tôn giáo rất lớn trên thế giới là Bàla Môn và Phật Giáo mà ngày nay hầu như rất khó tìm được những bản thảo viết bằng giấy mực, còn những bản thảo ngày xưa viết trên loại lá kè (palm) thì hầu như tuyệt diệt. Loại lá kè rất đặc biệt dùng để viết kinh vì lá khá dài (trên ½ khoảng nửa mét). Viết xong thì người xưa nhúng lá vào một loại dầu giữ lâu không cho mối mọt ăn mất. Hiện tại còn một bộ kinh nhỏ viết trên lá kè này được lưu giữ trên một ngôi chùa cao của giáo phái Tây Tạng gần Tân Cương/ Mông Cổ.

Tại HoaKỳ: Ngoài thư viện quốc gia tại Washington D.C chúng ta còn rất nhiều thư viện tư nhân, sau này họ để di chúc lại cho đất nước. Thường thường là những nhà đại tài phiệt tiền của quá nhiều như Huntington/ California. Trước đó ông tích tụ sách rất nhiều, nhưng khi ông gặp một tay lái buôn sách người Anh khuyên ông nên vụt thùng rác những loại sách mà ông mua từng xe cam nhông thì ông nghe lời và sưu tập những loại sách thuộc loại quý trên thế gian dĩ nhiên có nhiều loại rất quý mà ông cùng cộng sự viên không tai nào đọc nỗi, như một quyển kinh Koran vừa gọn đủ trong lòng bàn tay, muốn đọc thì phải dùng kính phóng đại mới xem chữ được. Nó già trên 300 tuổi mà vua chúa Á Rập rất thèm thuồng giá nào cũng chịu hết. Nay thuộc tài sản tiểu bang California, thuộc County Los Angeles.

Riêng tại Saigòn ngày xưa, chúng ta ai ai cũng biết đến nhà học giả Nguyễn Hiến Lê trọn đời về sách vỡ và dịch thuật. Hành vi của ông đã được 2 bên ngưỡng mộ, phe bên Cộng Sản và bên Quốc Gia. Học giả Nguyễn hiến Lê thành danh cũng nhờ một phần nào nhà học giả Will Durant. Nhà học giã Mỹ này vang danh thiên hạ từ quyển sách nhỏ nói về Triết Lý, quyển này được những đại học trên thế giới làm sách căn bản cho học trình Triết học. Nhờ có tiền bán sách nên Oâng Bà Will Durant đi khắp nới trên thế giới viết về một bộ sách có một không hai trên thế giới là Văn Minh Loài Người (The Story of Civilization). Bộ này viết tròn 50 năm mới xong, khi ông mất thì người vợ viết tiếp 3 quyển chót. Tại Pháp rất ngưỡng mộ nhà học giả này. Lý do khi ông muốn viết lịch sử văn minh Aán Độ thì ông đến ở Aán Độ trên 5 năm, Oâng mướn nhà dài hạn, tung tiền truy lùng những bản thảo quý về Aân Độ đem về nhà chất. Nhiều đến nỗi những người ăn trộm cũng hết biết đường mà lục lọi tiền bạc của ông. Và khi nghiên cứu về Trung Hoa thì ông cũng qua tận Trung Hoa mà ở trên xứ đó khoảng 7 năm. Như vậy người đời sau này không sợ sao được?

Khi về hưu biết mình đến thời kỳ quy khứ lai từ thì OângBà hiến tặng nguyên căn nhà của mình cho thành phố Hollywood dùng làm thư viện công cộng. Hiện nay vẫn còn công chúng đến nườm nượp truy cứu. Một bộ Văn Minh Loài Người gồm 11 quyển nhưng tại thư viện này bị mất hết 2 quyển nói về nền văn minh Aâu Châu. Rất tiếc hết sức. Nay bộ này được thư viện dùng làm Reference (nghĩa là xem tại chỗ không được đem về nhà).

Nếu bạn là tay ghiền cine phim ảnh chắc chắn bạn không thể bỏ qua một đại tài tử, dóng người hơi lùn thấp nhưng chắc nịch ông tên là Anthony Quin vai trò nổi nhất là vai Mahomed, Zorbra the Greek ông ta hiến tặng nguyên một thư viện cho County Los Angeles, gần downtown Los Angeles, thư viện ngày nay mang danh ông luôn. Oâng là người gốc Latin.

Những ngần đó đủ hiểu người Tây Phương rất trọng và thương mến thư viện còn nhiều nhiều nữa của những tư nhân di tặng cho dân chúng những tài liệu sách vỡ, người thì cho hết gia tài, người thì cho hết một thư viện sưu tập từ hàng chục năm nay không kể hết được. Nhưng tại xứ Việt của chúng ta, mang danh 4000 năm văn hiến, mà không có một thư viện mang tên một tay tỉ phú nào, tỉ phú Nguyễn tấn Đời, gia đình họ Bạch miền Bắc, gia đình họ Hui bon Hoa miền Nam, tiền của giàu sang nhờ tiền thiên hạ, nhưng khi mất đi như một bóng mờ trên một bức tường lịch sử văn học.

Việc bảo tồn tài liệu so với thời gian: Khi con người bắt đầu dùng vỏ cây, hay bột cây nghĩa là hợp chất cellulose cho ra giấy thì thời gian sẽ nhúng tay vào làm cho chất cellulose hư đi chất cellulose rất dễ bị chất acid hủy hoại. Ngày nay chất này càng lúc càng nhiều trong không khí thử cất riêng một xấp báo mới ngày hôm qua để chừng 3 năm thì tất cả tờ báo ấy dù giòn khuớu và vàng khè bóp một cái là gãy vụn. Một phương pháp khá mới do một người Mỹ tại Canada (nơi này sản xuất giấy có hạng trên thế giới nhờ rừng thông bạt ngàn).

Họ khử acid rất hữu hiệu trên giấy mà ngày nay công thức này được Paris áp dụng vô cùng hữu hiệu vì Paris là nơi đầu não văn chương thế giới sách vỡ mà bạn không dịch ra Pháp Ngữ thì đừng hy vọng đoạt giải Nobel văn chương đi nhưng chính người Pháp lại rất ít được giải văn chương Nobel này (hình như lo nhậu rượu vang ăn bánh mì Pháp là vui rồi). Ưu điểm của việc xử lý acid trong giấy là có thể áp dụng cho nguyên quyển tự điển loại dày mà không cần phải tháo rời từng tờ ra. Có thể xử lý một lần trên 250 quyển sách trong vòng 2 giờ là có thể bảo đãm cho 100 năm tới. Họ dùng một nồi to như thùng phuy vậy, có nhiều ống hơi áp vào .

Ngày trước họ dùng phương pháp sấy khô, trong không khí này có dung dịch kiềm (alkalin) trộn với một chất rượu dễ bốc hơi, áp xuất khoảng 4 bar phương pháp này hơi bất tiện là dùng quạt nóng để sấy khô (như quạt gió nóng, dùng tấm kim loại mỏng đun nóng, hay tia hồng ngoại) chỉ bảo đảm được 20 năm mà thôi vì nó sẽ làm sợi giấy cellulose mau cứng giòn. Phương pháp này không thể áp dụng cho những văn thư quý báu như của vua Napoleon từ chức vì nó sẽ khử giấy thành mới tinh như bạn vừa làm giả ngày hôm qua vậy phải làm sao cho nó có màu thời gian thì thiên hạ mới tin chớ!

Họ dùng năng lượng của microwave (y như lò microwave của bạn vậy) năng lượng này sẽ thấm thấu hết từng chữ từng trang trong một quyển sách dày ngàn trang nó sẽ khử nước nằm trong cellulose và nếu máy có bị hư hỏng thình lình thì không nguy hại gì đến sách hết. Dùng phương pháp viba (microwave) cho phép tất cả loại giấy mới cũ, mà vẫn giữ được tính chất hóa học và vật lý như: căng kéo, co vò nát. Vậy sấy viba dùng ở nhiệt độ 30 đến 40 độ C không gây ra những điểm nóng cho sách. Ngày nay tại Viện bảo tồn thư viện quốc gia Paris ở Sable-sur-Sarthe và một tại Champ-sur-Marne (năm 1989) đã thành công và hầu hết những trường đại học hay những thư viện trên thế giới đều áp dụng hết.

Bạn cũng nên nhớ lại ngày nay tại Hoa Kỳ giấy của Hoa kỳ tuy tốt và nhiều hơn giấy của Pháp, nhưng họ không có một loại giấy mỏng gọi là giấy pellure (mà học trò ngày xưa như tôi chẳng hạn mua từng xấp về để viết thư tình viết xong xé bỏ có dám gởi cho người mình yêu đâu! Lỡ lọt vào tay ông già của nàng thì vạn sự kinh khủng xảy ra lập tức). Sở dĩ giấy loại này ít thịnh hành tại Mỹ này vì tất cả đều in bằng máy đánh chữ hay bằng máy in của computer, nếu dùng giấy mỏng dính thì kẹt máy liền tại xứ mình hiện giờ cũng có rất ít người có máy đánh chữ, dùng máy đánh chữ mà đánh thư tình mỏng dính thì giấy bị lũng lỗ nàng coi sao được? Thà viết tay liếm môi liếm mép mới có nhiều thi vi hơn. Lỡ Trời thương xót ngó lại nàng trả lời cũng bằng giấy mỏng thư tình thì con chết cũng vui ạ!