Những bài cùng tác giả

Lão tiên đồng trên biển Đông
(18 tháng 6 năm 1907 – 4 tháng 6 năm 2009
Tôi đến gặp cụ
Võ An Ninh vào
một sáng đầu
Xuân Kỷ Mão để
chuyển lại lời
thăm hỏi và nhắn
gửi của người
bạn Nhật Bản cố
tri của Cụ,
ông
Saotome
Katsumoto, một
nhà văn đương
đại nổi tiếng
với nhiều tác
phẩm viết về
chiến tranh,
trong đó có
những tấm ảnh
ghi lại nạn đói
năm Ất Dậu
(1945) ở miền
Bắc nước ta của
Cụ Võ qua tác
phẩm "Những tư
liệu về nạn đói
ở Việt Nam trong
thế chiến thứ
II", một công
trình nghiên cứu
xuất sắc của
Saotome
Katsumoto được
dư luận Nhật Bản
đánh giá cao
trong mấy năm
qua. Saotome tha
thiết mong giúp
được Cụ Võ in
lại toàn bộ tác
phẩm nghệ thuật
và huyền thoại
về nhà nhiếp ảnh
Võ An Ninh,
chứng nhân lịch
sử trong gần một
thế kỷ qua mà
theo Saotome là
"một người săn
cảnh tài hoa"
trong làng nghệ
thuật qua ống
kính của thế kỷ
20.

Saotome
Katsumoto
Năm nay tuổi
Cụ Võ đã cao,
gần 94 nhưng vẫn
vồn vã với khách
đến thăm, xốn
xang với những
kỷ niệm rong
ruổi "săn cảnh"
khắp mọi miền
đất nước từ khi
còn là một nhân
viên kiểm lâm
thời Pháp thuộc,
say sưa và sôi
nổi khi chụp
được ảnh Cụ Hồ
trong ngày Bác
đọc Tuyên ngôn
Độc Lập, kiên
nhẫn nằm trong
sương để chụp
Sapa mờ sương,
rung động với
"Buổi sớm trên
đê sông Hồng",
"Hà Nội bốn mùa"
nổi tiếng... Kho
tàng phim ảnh
quí giá của Cụ
lưu trữ trên 70
năm qua đến nay
vẫn chưa được
khai thác hết,
nhiều phút giây
lịch sử, cảnh
đời, thiên nhiên
trong khoảnh
khắc được Cụ ghi
lại vẫn còn đó,
nằm chờ trong
bóng tối. Nhà
văn Saotome tâm
sự "nếu để mất
hay hỏng đi thì
tiếc lắm". Cơ
duyên gặp Cụ Võ
An Ninh không
chỉ dừng ở đây;
hiểu biết về một
nhà nhiếp ảnh
tâm huyết, hơi
"tinh nghịch"
mang cốt cách
nghệ sĩ ấy đã
được thể hiện
qua mấy chục bài
viết về Cụ của
nhiều tác giả
đăng các báo từ
năm 1971 đến
nay, mà còn biết
bao ngạc nhiên
khi được nghe Cụ
kể lại kỷ niệm
chuyến đi tìm
nơi đã giam cầm
các nhà cách
mạng lão thành,
những chí sĩ yêu
nước ở Côn Đảo
sau ngày đất
nước hoàn toàn
giải phóng.
Chiếc ca-nô đưa
Cụ sang đảo Chim
để tìm "banh"
(bagne) -nhà
lao- đã giam giữ
Phạm
Văn Đồng bỗng
gặp một con
thuyền chở 15
người Hoa "vượt
biển" bị thả
trôi, đang dật
dờ sau những
trận vơ vét,
trấn lột của bọn
cướp.


Cụ kể
:"Gặp tôi, họ
vái như vái sao,
cảnh tượng trên
tàu thật bi đát,
ở trạng thái
tuyệt vọng và
đau đớn khôn
lường, không có
thức ăn, chẳng
còn nước uống,
mọi người đang
thoi thóp nửa
tỉnh nửa mê".
Khi được đưa về
đất liền, họ tâm
sự với Cụ :" Cứ
tưởng là gặp ông
Tiên trong khi
chờ chết", rằng
"đã được báo
mộng vào đêm
trước là sẽ gặp
được một ông lão
râu tóc bạc phơ
đến cứu giúp"...
Kể đến đây mắt
Cụ lại sáng lên,
tấm ảnh Cụ chụp
vào lúc đó trở
thành vô giá đối
với những gia
đình người Hoa
ấy,
vui mừngi cho
biết tất cả hiện
đang còn ở Tp
HCM, ai cũng có
cơ nghiệp, làm
ăn đàng hoàng,
xem Cụ như một
ân nhân, thường
gọi Cụ là "tiên
lão trên biển
Đông".
Cụ Võ
tiết lộ thật hóm
hỉnh "cách đây
mấy ngày, mình
mới đi ăn đám
cưới của cháu bé
trên thuyền vượt
biển xưa kia,
hồi đó mới 2, 3
tuổi - nay đẹp
lắm, lấy chồng
trông rất xinh",
với một nỗi sung
sướng tràn ngập
như thể hạnh
phúc của chính
người cháu gái
ruột thịt. "Tiên
lão trên biển
Đông" ngày nào
bây giờ đã có
thêm nhiều đàn
cháu đông đúc,
mà cuộc gặp gỡ
tình cờ năm xưa
gắn bó Cụ Võ với
những con người
tưởng rằng đã
qua đi, chìm
lắng giữa bão
sóng của biển cả
mênh mông.
Hồng Lê Thọ
Tokyo
, 3/99
Đã đăng trên báo
Người lao Động
©
http://vietsciences.free.fr
và
http://vietsciences.org
Hồng Lê Thọ
|