Vấn đề ngăn chận thực phẩm có chứa vi khuẩn độc hại và ngăn chận bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam

Vietsciences-Vũ Mạnh Huỳnh    08/05/2008

 

Những bài cùng tác giả

Những bài liên quan:

Molecular Cancer Therapeutics

Solid-phase Synthesis & Labelling Processes for Nucleic Acid Diagnostic Testing (NAT)

 

Kính thưa quý anh chị,

Chuyến đi thăm Hà Nội và Sài Gòn tháng 2 năm 2008 vừa qua, đã đưa đến nhiều nghĩ ngợi, và suy tư. Tôi đã nghĩ là liệu mình có thể đóng góp gì cho khoa học Việt Nam, với số vốn liếng học hỏi ở Nhật Bản và Mỹ, khoảng hơn 40 năm qua. Tôi đã thấy một số vấn đề cấp bách mà cá nhân tôi nghĩ nên thực hiện. Tôi xin mạn phép ghi chép lại một số để trao đổi cùng tất cả quy' vị.

Thu gọn trong tầm nhìn mình, tôi thấy Việt Nam nên xúc tiến Công Nghệ Cao DNA/RNA. Nếu chúng ta trì hoãn 5 năm, hay 10 năm nữa, thì rất có thể các vấn đề nhiễm trùng trong thực phẩm, thức ăn, nhiễm trùng bệnh tật sẽ tiếp tục triển khai trong quần chúng. Theo tôi thì ngành DNA dùng trong chẩn đoán virus, bacteria, fungus, hoàn toàn chưa được áp dụng sâu rộng trong quần chúng tại Việt Nam.

Khi về Việt Nam, tôi đã được dặn dò kỹ lưỡng là không uống nước đá, không ăn rau sống dĩ nhiên là vì chưa quen với đồ ăn Việt Nam. Nhưng tôi đã bị đau bụng khi đến ăn một tiệm ăn sang trọng ở Hà Nội, mặc dầu là ăn đồ đã nấu chín.
Khi tôi vào nhà hàng, họ đều nói rằng ở đây dùng nước "sạch" và đồ ăn chín. Nhưng ai là người biết nước đá sạch đến độ nào? và đồ ăn nấu chín đã giết được bacteria đến mức độ nào?

Tôi đến thăm Viện Huyết Học ở Bệnh Viện Bạch Mai. Được cho xem thuốc thử DNA/RNA, đã được mua từ Mỹ. Nhưng thuốc thử được dùng rất ít, vì giá là 10 USD/ một test. Được biết là Viện Huyết Học đã mua 1000 DNA tests cho HIV, HCV, HBV, đã lâu, nhưng chỉ dùng có 10-100 test thôi, vì quá đăt, cho người bình thường ở Viet Nam. Họ cho biết là nhiều bệnh viện ở VN dùng phương pháp ELISA, để chẩn đoán protein độc, và antibody. Họ chỉ dùng DNA/RNA test để kiểm chứng lại các trường hợp bệnh nhân đã có bệnh HIV (AIDS). Các phương pháp ELISA này chỉ cho biết khi antibody đã sinh sản trong cơ thể, vì protein độc đã phát sinh trong quá trình sinh học trong cơ thể. Phương pháp này không cho biết là bệnh nhân nhiễm trùng, trước khi phát bệnh, và mức độ nhiễm trùng đến mức độ nào? Đây là những câu hỏi quan trọng cho bác sĩ, cho chuyên gia chẩn bệnh, và cho nhà nước.

Thưa quý vị, chỉ có khoa học DNA/RNA mới cung cấp những tín hiệu chính xác nhất, và một cách định tính, và định lượng. DNA/RNA test chưa được sử dụng một cách phổ thông ở Việt Nam là vì ngành Công Nghệ DNA/RNA chưa được phát triển trên toàn cõi Việt Nam, khoa học DNA/RNA rất có thể chỉ được ứng dụng trong pham vi nhỏ, Trường Đại Học, Sở Nghiên Cứu Sinh Học. Có nghĩa ngành DNA/RNA dùng trong việc chẩn đoán bacteria, virus, fungus, chưa được nâng lên hàng công nghệ ở Việt Nam. Tôi luôn luôn nghĩ rằng: "NGỪA BỆNH QUAN TRỌNG HƠN LÀ CHỮA BỆNH".
Trong suốt thời gian làm việc ở Mỹ, tôi đã được may mắn làm việc trong các nhóm nghiên cứu về DNA, và nhất là trong những năm làm với hãng Applied Biosystem Inc.(ABI, 1988-1992), tôi đã là một chuyên gia trong bộ môn thiết kế những máy DNA synthesizer, và tổng hợp các phosphoramidite A, G, C, T, và tổng hợp hoá chất mầu fluorescein (FAM) dùng trong việc sản xuất DNA cho antisense, và cho PCR, và cho việc phân tích GEN (Gene Analyzer, Gene Scanner). Việc công nghệ hoá sản xuất DNA/RNA tại Việt Nam, sẽ giúp việc chẩn đoán vi sinh vật có hại, dùng ngay trong nước, và ngoài ra có xuất khẩu sang các nước lân cận, Châu Mỹ, Châu Úc, Châu Phi, nếu sản phẩm của chúng ta có phẩm chất tốt. Và việc xuất khẩu này sẽ trở thành nguồn lợi kinh tế đáng kể cho Việt Nam. Để thực hiện điều này chúng ta cần một đội ngũ chuyên gia hoá học và sinh học được huấn luyện kỹ lưỡng, một nhà máy có tiêu chuẩn GMP (General Manufacturing Practice) với toàn bộ thiết bị tân tiến.

Năm ngoái, báo chí Mỹ đã đăng tải một tin liên quan đến E. Coli có trong thịt nguội, ở Mỹ. Việc nhiễm trùng thực phẩm này đã làm cho một số người bị ngộ độc và có người chết. Tin này đã được đăng tải trên tạp chí C&E NEWS, báo của hội hoá học toàn nước Mỹ, American Chemical Society. Bài báo này cho biết là USDA (United State Department of Agriculture), đã điều tra và biết được sự nhiễm độc sinh ra bởi E. Coli từ một lò sát sinh, khi các nhân viên đã làm thủng ruột của con lợn trong khi làm thịt, và từ đó E Coli đã vào trong thịt nguôi. Như vậy nhờ sự chẩn đoán dùng DNA/RNA mà người ta đã biết được thịt nguội đã bị nhiễm trùng như thế nào, trong lò sát sinh, từ con lợn nào và nhiễm trùng đến mức độ nào. Gần đây nhất ở Mỹ, người ta đã thấy có nhiễm trùng E. Coli trong rau nhập cảng từ Mexico, và họ đã cấm bán lọai rau nhập cảng này. Các tín hiệu này đã được cung cấp từ thuốc chẩn đoán vi sinh vật độc hại dùng DNA/RNA amplification, và chỉ có khoa học DNA/RNA mới cho chúng ta phương pháp định tính, và định lượng chính xác như vậy.

Cho đến nay người ta biết rằng mỗi một vi sinh (virus, bacteria, fungus....) mang một di truyền, Gen, riêng biệt, đặc thù cho mỗi lọai, người ta goi la DNA. Một vi sinh vật có thể chứa vài DNA trong tế bào vi sinh. Và mỗi tế bào vi sinh có thể sinh sản hơn 11,000 RNA (mRNA, rRNA, microRNA....) đặc thù cho mỗi lọai, để sinh sản ra các tế bào khác, và protein độc, xâm nhập vào cơ thể loài người. Các chuyên gia có thể dùng Amplifications (PCR, TMA....) để chẩn đoán các vi sinh vật.

Trong Amplification, người ta dùng các DNA/RNA nhân tạo mang complementary sequence với các DNA/RNA đặc thù cho mỗi vi sinh vật, những DNA/RNA nhân tạo này được gọi là primers, T7s, Non-T7s, molecular probes.... Các DNA/RNA nhân tạo này chỉ phản ứng với các DNA/RNA của vi sinh vật đặc thù nào đó, mà chúng ta muốn chẩn đoán, trong nhiệt độ và Enzyme cần thiết. Molecular Probe nhân tạo, mang một hoá chất mầu (Fluorescein), và một quencher, ở hai đầu của DNA/RNA, và sẽ chỉ phát ra ánh sáng mầu khi tìm đúng được các DNA/RNA thiên nhiên đặc thù phát sinh từ vi sinh vật, mà nó đang tìm kiếm, và sẽ chỉ phát ra ánh sáng với làn sóng đã đinh. Và máy vi tính trong hệ thống Amplification sẽ cho biết về định tính và định lượng về sự hiện diện của vi sinh vật này dựa vào tần số ánh sáng mà máy tiếp nhận được.

Trong việc chẩn đoán bệnh lao, Tuberculosis, nếu chúng ta dùng khoa học DNA/RNA, thì việc chẩn đoán diễn ra trong vòng 30 phut, và bác sĩ có thể biết rất chi tiết là bệnh nhân nhiễm bệnh lao thuộc lọai vi khuẩn TB nào, vi trùng bệnh lao này đã phát sinh ở đâu và tại sao bệnh nhân đã nhiễm bệnh để nhà nước có thể lập hàng rào y tế ngăn chận việc lan truyền của bệnh nguy hại.

Bệnh ung thư tử cung (Cervical Cancer) sinh ra bởi Human Papillomavirus, cũng như các bệnh ung thư khác, tế bào ung thư không sinh ra trong quá trình sinh học như các vi sinh vật sinh bệnh thông thuờng, có nghĩa là các tế bào ung thư không sinh sản ra mRNA, và các chuyên gia không thể cấy nhân tạo, trong phòng thí nghiệm. Chúng ta chỉ có thể chẩn đoán dựa vào DNA mà không thể dựa vào mRNA. Tế bào ung thư thường phát sinh ra hàng trăm DNA có các điểm khác nhau rất nhỏ. Thí dụ như trong tế bào ung thư tử cung. Các chuyên gia đã dùng phương pháp Sequencing, khám phá được hơn 50 loại Genotype khác nhau. Tuy nhiên trong đó họ tìm được vài Genotype độc hại nhất. Khoa học DNA/RNA cũng cho chúng ta biết được tín hiệu trên một cách rất đầy đủ.

Với Microarray, các chuyên gia có thể tổng hợp đến 3,000 DNA/RNA nhân tạo trên một cm2 của miếng kính Bio-Chip. Cho nên để chẩn bệnh, như bệnh ung thư tử cung, với 50 DNA/RNA Genotype trên một Bio-Chip, là điều có thể thực hiện được. Microarray có thể được dùng để chẩn đoán được các bệnh ung thư phức tạp hơn nữa, các bệnh ung thư này có thể sinh ra vô số Genotype rất gần nhau.

Nói một cách tổng quát thì việc chẩn đoán vi sinh vật độc hại, và sinh bệnh có thể được dùng ít nhất là hai phương pháp Peptide, và DNA/RNA. Cả hai phương pháp đều có tinh ưu việt riêng của nó, tùy theo cách dùng cho tiện dụng và thích hợp cho mỗi trường hợp chẩn bệnh, để tìm phương pháp trị liệu hữu hiệu. Tôi chỉ muốn trao đổi ý kiến với quý vị về một phương pháp để giải quyết các trường hợp đặc thù, tôi không hề muốn phủ nhận hoàn toàn phương pháp dùng Peptide, để xin thay thế bằng phương pháp DNA/RNA. Tôi viết bài này chỉ nhằm mục đích đưa ra chứng cớ cụ thể về sự hữu hiệu trong việc chẩn đoán dùng DNA/RNA, để giới thiệu cùng quý vi độc giả nhân ngày kỷ niêm 25 năm cua phương pháp định tính, và đinh lượng PCR (Polymerase Chain Reaction) trong việc phân tích di truyền.

 

Vũ Mạnh Huỳnh
Tiến Sĩ Hoá Học


 

            ©  http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org Vũ Mạnh Huỳnh