THẾ GIỚI HÀNG GIẢ (KỲ 1): THUỐC GIẢ, THUỐC NHÁI...
HỒNG LÊ THỌ
“Người ta không chết vì mặc một chiếc áo sơmi hay mang túi xách giả
nhưng sẽ chết vì uống thuốc giả”
(TS Howard Zucker, trợ lý của tổng
giám đốc WHO về dược) |

Ở
một tiệm bán thuốc tây...
Một buổi sáng thức dậy, tự nhiên thấy miệng bị méo xệch một bên. Tôi đến
ngay bệnh viện X trên đường NVT, quận Phú Nhuận (TP.HCM).
Sau hồi ngắm nghía, một nữ bác sĩ khả kính cho biết: “Chú bị liệt thần kinh
ngoại biên (số 7)...”, rồi vội vã đo huyết áp, viết giấy giới thiệu tôi đến
khám tại phòng khám tư của một tiến sĩ về tim mạch trên đường Hoàng Văn Thụ,
với lời nhắn nhủ: “Chú phải đi gấp chiều nay...”.
Tôi đi khám
bệnh
Đúng 5g chiều. Mon men đến phòng khám tại nhà riêng của vị tiến sĩ tim mạch
đông nghịt người. Tôi ngồi chờ đến lượt vào khám với phiếu số thứ tự 85 trên
tay. Những người thường đi khám quen ở đây cho biết thông thường phải điện
thoại xin số thứ tự từ hôm trước. Đứng chờ ngoài hiên hơn ba giờ giữa một
khung cảnh ồn ào, náo nhiệt, khi kim đồng hồ chỉ 8g15, tôi được gọi đến lượt
vào khám. Cô tiếp tân ngồi trước cửa vào phòng khám cau mặt, chẳng thèm nhìn
mặt khách, đáp gọn lỏn: “Cứ chờ đến phiên, tôi sẽ gọi mà” như một cái máy
mỗi khi có người đến hỏi.
Sau khi hoàn tất thủ tục đầu tiên là đo huyết áp, cô y tá nhận xét: “180/100
là cao lắm”, đoạn đưa cho tôi “hồ sơ bệnh án” và phiếu nộp tiền 150.000
đồng, giải thích: “Tiền đo nhịp, mạch và tiền bác sĩ khám”.
9g tối. Tôi được diện kiến một vị bác sĩ trạc 50. Sau 2-3 phút xem qua “hồ
sơ bệnh án”, vị bác sĩ phán: “Anh bị tai biến, suy tim... Tôi sẽ cho một
tuần thuốc và nên đi khám gấp chuyên khoa tiểu đường...”. Lại mất 30 phút
chờ mua thuốc tại chỗ. Đơn thuốc một tuần của tôi trị giá 192.000 đồng.
Không một lời giải thích về công dụng của từng loại, chỉ có một tấm bìa nhỏ
cắt mỏng chỉ cách uống theo từng gói thuốc riêng.
Hôm sau, tôi cầm túi thuốc sang một nhà thuốc khá lớn trên đường Hai Bà
Trưng để hỏi tên và công dụng trước khi uống. Một dược sĩ tại quầy thuốc đó
cho tôi hay: trong năm loại thuốc tôi có, một loại cho tim mạch, hai loại
cho huyết áp, một là thuốc làm bằng tim sen và một gói thuốc bổ. Tổng cộng
giá tất cả là 144.000 đồng. Cô dược sĩ nhẹ nhàng: “Bác mua của bác sĩ giá
cao hơn. Lần sau ra chỗ cháu mua sau khi lấy toa, dù sao thuốc này bác còn
phải uống cả đời!”. Không biết nên hiểu đó là lời an ủi hay đe dọa nữa!
Được biết tên thuốc chính xác của bác sĩ, tôi lần mò lên mạng, rồi bắt đầu
cuộc hành trình “tìm kiếm”, rơi từ ngạc nhiên này đến kinh ngạc khác mà có
lẽ những điều sắp viết ra đây sẽ “đụng chạm” đến ngành y dược vốn thiêng
liêng và được kính trọng trong xã hội.

“Amlo” hay âu
lo?!
Đó là một tên thuốc mà vị bác sĩ khả kính kia bán cho tôi trong lần đi khám
đầu tiên với dược chất chính là amplodipine, chuyên để hạ huyết áp. Ra tiệm
thuốc lớn nhất nhì thành phố tìm hiểu, được nhân viên bán thuốc thông báo:
loại tốt là 7.600 đồng/viên, loại vừa là 1.600 đồng của liên doanh hay của
Ấn Độ thì 700 đồng... Tiền nào của ấy. Giá cao thì thuốc tốt!
Tôi giật mình, thuốc trị bệnh mà giá cả lại chênh lệch nhau như bán một tô
phở vậy! Theo lập luận của cô bán thuốc thì hàng có giá cao là từ chính hãng
bên châu Âu, tiết kiệm hơn có thể dùng thuốc Ấn Độ. Tất cả đều được “Nhà
nước đã cho bán” nên cứ yên tâm mà mua.
(1) Có 11 loại thuốc cùng một hoạt chất (amplodipine) nhưng giá cả chênh
lệch rõ rệt, tùy theo xuất xứ. Còn chất lượng thì “tiền nào của nấy”(?)
và hầu hết là có visa (số đăng ký) của Cục Quản lý dược VN, tức được
phép lưu hành trên toàn quốc. Cái nào là hàng thật, hàng nhái và hàng
giả (?!) hay tất cả là hàng thật hoặc núp bóng dưới tên gọi là thuốc
Generic (thuốc tương thích hay còn gọi là thuốc phiên bản) chăng?
(2) Giá bán lẻ thay đổi theo địa phương, tiệm thuốc, thời giá.
|
Ra là thế! Thuốc trị bệnh cũng như hàng tiêu dùng, đắt tiền là “tốt” và Bộ Y
tế đã cho lưu hành là một đảm bảo. Đây là cái lý của nhà buôn và chỉ có
người mua nhầm chứ người bán thì không. Hay trình độ của người bán thuốc chỉ
đến vậy, không thể giải thích gì được chăng?
Bảng kê bên cạnh cho thấy loại thuốc có tên “Amlo” hay “Amplo” hoặc na ná
như vậy, chứa hoạt chất amplodipine này có trên 11 loại được bày bán tại các
cửa hàng thuốc tây với giá cả chênh lệch rõ rệt. Nhìn cái toa của bác sĩ,
người bán thuốc tây có thể chọn “giùm” tùy theo túi tiền hoặc dáng dấp giàu
nghèo của bệnh nhân, còn dược dụng của viên thuốc thì đã có “Cục Quản lý
dược lo” (?!). Nói như cô bán hàng nọ: “Không hiệu quả nhiều thì cũng có
hiệu quả ít chứ làm sao không, bác không tin thì cứ mua loại tốt đi”.
Thú thật tôi đã mua ba loại trong số này, viên thuốc có hình con nhộng, cũng
màu nửa vàng nửa trắng, đố mà biết được cái nào thật cái nào giả. Thật
choáng váng khi biết tất cả đều nằm đường hoàng trong tủ nhà thuốc, cái có
số visa của Cục Quản lý dược hẳn hoi, có loại chẳng thấy số visa ở đâu.
“Amlo” và “âu lo” chồng chất, không biết những người nghèo vướng phải căn
bệnh mãn tính này thì sao đây? Tất nhiên, điều dễ hiểu là họ sẽ phải chọn
loại nào vừa túi tiền, và kết quả là...
Anh bạn làng
văn uống Amlo
Người bạn làng văn nổi tiếng của tôi cũng vừa đột quị vì căn bệnh huyết áp
quái ác và dùng thuốc Amlo theo toa bác sĩ. Tôi hỏi: “Anh dùng amplo loại
nào?”. Ông bạn cho rằng: “Có hai loại: loại 8.000 đồng của Pháp và 1.600
đồng của liên doanh. Tất nhiên, tôi chọn loại ít tiền để uống thường xuyên,
chỉ dùng loại đắt tiền phòng khi có biến...”.
Tôi không dám cãi lập luận của anh, bởi với đồng lương hưu ít ỏi và nhuận
bút 300.000 đồng/bài viết cộng tác trên các báo thì bắt buộc phải tính như
anh thôi. Thế nhưng, anh nào có biết có hàng chục loại ghê gớm thế kia và
cái thứ mấy trăm đồng/viên của Ấn Độ này liệu có làm anh có thêm “tác dụng
phụ” nào không khi anh luôn thấy “bừng bừng cái đầu” mặc dù vẫn uống đều
đặn. Hiệu ứng placebo (ảo) đối với anh không còn tác dụng nữa.
Anh cũng như nhiều người khác vẫn không hề biết rằng 50% thuốc lưu hành trên
thế giới ngày nay là thuốc giả, thuốc nhái, trị giá gần 100 tỉ đôla trong
năm 2006. Với những nước nghèo, tỉ lệ này còn khủng khiếp hơn. 80% thuốc lưu
hành ở
Nigeria
là thuốc giả, còn ở Đông Nam Á là 60-70%. Ở các nước công nghiệp phát triển,
tỉ lệ này là 25%. Năm 2006 đã có hơn 200.000 người chết vì uống phải thuốc
sốt rét giả, thuốc dỏm mà phần lớn loại thuốc này có xuất xứ từ Ấn Độ và
Trung Quốc.
Sau khi Trung Quốc vào WTO năm 2001, chính quyền đã mạnh tay đóng cửa hơn
13.000 cơ sở sản xuất thuốc giả, thuốc nhái, truy quét 480.000 trường hợp
sản xuất thuốc giả. Năm 2001, đã có 192.000 người tử vong vì nạn này. Tuy
nhiên, dân làm thuốc giả rất tinh quái, chuyển đổi nơi sản xuất ở trong nước
và thậm chí tìm cách phân tán ra nước ngoài để tiếp tục sản xuất!
Nếu theo thống kê, rõ ràng số thuốc “Amlo” trong danh sách chiếm tỉ lệ thuốc
“giả, nhái” rất cao. VN là nơi chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên
tiếng thuốc trị sốt rét giả (không có hoạt chất) chiếm 64%!? Như vậy, lượng
thuốc giả, dỏm có nguồn gốc từ hai nước Ấn Độ và Trung Quốc đang có mặt trên
lãnh thổ VN chiếm bao nhiêu phần trăm và gây hại cho bao nhiêu triệu người?
Đây là con số mà các cấp quản lý vẫn còn bỏ ngỏ...
Trường hợp của
Lipitor
Tên thuốc tiêu biểu thứ hai nằm trong toa của tôi cũng như anh bạn làng văn
phải uống là Lipitor. Hầu hết những người mắc bệnh tim mạch đều phải uống
suốt đời để giảm mỡ trong máu, ngừa tai biến cho người huyết áp cao. Trung
bình một viên Lipitor của chính Hãng Pfizer (Mỹ) có giá 14.000 đồng/viên
loại 10mg. Nếu bạn uống liên tục trong mười năm thì số tiền phải mua thuốc
là bao nhiêu?
Đó cũng là nguyên nhân người bệnh nghèo buộc phải tìm đến một loại thuốc
Generic hoặc giả hoặc nhái của Ấn Độ (xem bảng). Trên thị trường quốc tế rao
bán trên mạng một loại thuốc “mang hoạt chất” dược dụng giống như Lipitor
gọi là thuốc Lipitor Generic có giá rẻ hơn 30-40% giá thuốc chính hãng.
Nhưng liệu đây có phải là thuốc nhái hay dỏm có trình độ cao hơn Ấn Độ,
Trung Quốc?
Theo báo cáo của WHO, 90% thuốc bán trên mạng không kiểm soát được chất
lượng. Trong đó 60-70% thuốc trị bệnh là thuốc dỏm, rất nguy hiểm khi loại
thuốc này được mua bán vô tội vạ, không theo chỉ định của bác sĩ. Năm 2004,
tại Mỹ và Anh, hải quan và quản lý thị trường thuốc đã bắt giữ hơn 20 triệu
viên thuốc Lipitor giả sản xuất tại các nước Nam Mỹ, Mexico... đến độ phải
dùng biện pháp hình sự vì xem đó là hành vi “sát nhân có tổ chức”. Trên thị
trường TP.HCM, tôi đã tìm thấy gần chục loại có tên na ná của Ấn Độ với giá
cả chênh lệch rõ rệt. Trong khi ngay chính bản thân người bán cũng không
biết tại sao loại thuốc Lipitor của Ấn Độ lại nhiều thế kia (!?).
TS Phùng Thị Vinh (Viện Kiểm nghiệm trung ương) cho biết 80% thuốc đang lưu
hành ở VN là thuốc Generic, tuy nhiên phần lớn chưa được kiểm tra chất lượng
tương đương sinh học (BE) và tính khả dụng sinh học (BA) vì Bộ Y tế chưa có
qui định. Vì vậy tính an toàn của loại thuốc Generic hiện nay là chưa chắc
chắn mặc dù đã có chủ trương nhập khẩu loại thuốc Generic là phương sách
điều tiết thị trường thuốc trong nước.
Thuốc Lipitor 10mg (hoạt chất atorvastatin calcium)
Tại thị trường TP.HCM
1. Lipitor 14.000 đ/viên (Pfizer)
2. Aztor 5.400 (Ấn Độ)
3. Artova 5.500 (Ấn Độ)
4. Atorvastatin 1.300 (Ấn Độ)
5. Atocon 4.800 (Ấn Độ)
6. Vasolip 7.400 (Ấn Độ)
Tại thị trường trên Internet
7. Lipitor 104 USD/90 viên phân phối ở châu Âu (Pfizer)... 1,15
USD/viên
8. Lipitor 162 USD/90 viên phân phối ở châu Á (Pfizer)... 1,80
USD/viên
9. Lipitor (Generic) 64,99 USD/100 viên phân phối ở châu Âu... 0,65
USD/viên
10. Lipitor (Generic) 79,99 USD/100 viên phân phối ở châu Á... 0,80
USD/viên
|
Tìm một lối ra
trong tình hình mới
Chỉ mới điểm qua hai tên thuốc về tim mạch mà đã có khối chuyện để bàn. Với
hàng chục nghìn loại thuốc khác nhau, từ thuốc cảm cúm, kháng sinh, diệt
khuẩn, đường ruột, hô hấp, biệt dược... cho đến thuốc cường dương, giảm béo
phì,
vitamin... thì nạn thuốc giả, thuốc nhái và thuốc Generic “chưa kiểm định”
không biết tung hoành đến cỡ nào, trong mạng lưới bán lẻ “thiên la địa võng”
mà mọi sự kiểm soát hay kiềm chế còn nằm ngoài tầm tay.
Vấn đề đặt ra là các nhà quản lý nước ta phải cầm trịch ra sao, quản lý việc
sản xuất, nhập khẩu phân phối như thế nào? Các vị lương y sẽ chữa bệnh cho
người dân bằng cách ra toa thuốc (hay bán thuốc) thế nào để số tiền mua
thuốc trị bệnh không tăng theo tỉ lệ phát triển GDP như hiện nay nếu cơ chế
nhập khẩu - sản xuất - phân phối vẫn tiếp tục như hiện nay?
Việc đẩy mạnh sản xuất loại thuốc Generic ở trong nước để giảm chi phí mua
thuốc chữa bệnh còn trong tình trạng “sơ khai”, nói khác đi mối liên kết
giữa bảo hiểm y tế và cấp thuốc chữa bệnh còn bó hẹp, qui chế mua bán thuốc
tại cửa hàng chưa được bảo hiểm y tế có chế độ thanh toán lại cho bệnh nhân,
chính sách khuyến khích bác sĩ ra toa hay dược sĩ phổ cập hóa các loại thuốc
Generic vẫn còn giậm chân tại chỗ...
Đó là chưa nói đến ngăn chặn nạn chết oan, tàn phế vì uống thuốc giả ngày
càng nghiêm trọng, hằng năm giết hại hơn 14 triệu người, trong đó 90% là
người dân các nước đang phát triển (nước nghèo) như WHO vừa lên tiếng, trong
khi “để cạnh tranh với các hãng chính gốc, các công ty trong nước không còn
cách nào khác là tác động lên bác sĩ, dược sĩ ghi toa và vì thế người bệnh
thường phải mua thuốc với giá cao hơn 30-70% giá gốc...”.
Theo dược sĩ Phạm Thanh Vân - tổng thư ký Hội Dược học TP.HCM, mạng lưới
kinh doanh thuốc còn quá nhiều tầng nấc, mỗi tầng nấc dẫn đến việc nhiều
loại thuốc có cùng công dụng nhưng giá cả lại chênh lệch nhau rất nhiều.
Phải chăng đó là những thực trạng đang chờ một quyết sách chiến lược để giải
quyết nhằm bảo vệ sức khỏe toàn dân trong những năm tới với sự cạnh tranh
khốc liệt hơn khi nước ta tham gia WTO?
----------------------------------------------------------
(*) thuốc Generic = thuốc phiên bản hay thuốc tương thích là loại thuốc
tương đương trị liệu so với thuốc gốc, có cùng hoạt chất nhưng thuốc gốc đã
hết thời hạn bản quyền, và được thử nghiệm khắt khe về tính tương đương sinh
học (BE) và tính khả dụng sinh học (BA), vì vậy chất lượng đảm bảo như thuốc
gốc. Hiện nay Mỹ 50%, Đức 60%,
Malaysia
40%... là thuốc Generic.
Thuốc giả ở
Trung Quốc

Một người chở thuốc đi bán dạo trong làng Tahoua,
Niger
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 1/4 thuốc bán trên đường phố
ở các nước đang phát triển là thuốc giả. WHO cho rằng hiện tượng này là
nguyên nhân của hàng ngàn cái chết mỗi năm.
Tại Trung Quốc tháng 5-2006, 11 người thiệt mạng sau khi dùng thuốc kháng
sinh được sản xuất tại tỉnh Hắc Long Giang, miền đông bắc của Trung Quốc. Lý
do là người sản xuất đã “sơ ý” thêm vào chất diethylene glycol, một chất độc
hại, trong thuốc.
Năm 2005 báo chí tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, đưa tin hai đứa trẻ
bị chết vì bệnh dại, mặc dù cha mẹ các em khẳng định là đã tiêm phòng cho
chúng, và khi cảnh sát kiểm tra thuốc thì biết đó là thuốc giả.
Cảnh sát đã tịch thu 40.000 hộp văcxin ngừa dại bị làm giả. Năm 2005, tại
tỉnh An Huy, ít nhất 50 trẻ sơ sinh tử vong và khoảng 100 em bị suy dinh
dưỡng sau khi được nuôi bằng sữa bột không có các chất giúp tăng trưởng.
Theo thống kê chính thức, chính quyền Trung Quốc đã điều tra 310.000 vụ làm
thuốc giả trong năm 2005 với số tiền lên tới 6,6 triệu USD. Chính quyền ra
lệnh đóng cửa 530 xưởng sản xuất thuốc, nhưng chỉ truy tố ra tòa 211 vụ.
Hiện Trung Quốc có 4.850 công ty thuốc đăng ký, nhưng số nhà máy chế tạo
thuốc giả cũng không phải là ít. N.T.ĐA (Theo Courrier International)
THẾ GIỚI HÀNG GIẢ (KỲ 2): GIẢ, NHÁI HÀNG HIỆU

Du khách chọn mua các loại đồng hồ giá
rẻ nhái các
nhãn hiệu nổi tiếng tại khu chợ đêm
Petaling,
Malaysia
Cả thế giới lên cơn sốt dữ dội khi hải quan ở các nước phát triển chặn nhiều
lô hàng giả, hàng nhái từ túi xách, quần áo, đồng hồ... thuộc hàng hiệu cao
cấp và cả phụ tùng ôtô, máy bay, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước uống... có
xuất xứ từ Trung Quốc (TQ), Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan... thậm chí cả ở một
số nước châu Âu.
Một công nghệ
“toàn cầu hóa”
Việc sản xuất hàng giả, hàng nhái đã trở thành một ngành công nghiệp có qui
mô lớn nằm rải rác khắp nơi. Có thể tìm thấy dễ dàng trên đường Nguyễn Trãi
hay Nguyễn Đình Chiểu (TP.HCM) những áo thun từ xuất xứ trong nước đến Hong
Kong, TQ, Thái Lan, Indonesia, Ý... với số lượng lớn, có giá thượng vàng hạ
cám từ 60.000-300.000 đồng/chiếc, gồm các nhãn hiệu CK, Dolce & Gabbana hay
Chanel, Versace... nổi tiếng. Ngay đồ chơi trẻ em, công nghiệp sản xuất hàng
nhái, hàng giả tại TQ và Đông Nam Á đã chiếm tỉ lệ 80% trên thị trường thế
giới, thu về hằng năm trên 4 tỉ đôla chứ không còn là hàng thủ công như xưa
kia.
Ngay ở VN, một chủ tiệm chuyên mua bán môtô ở đường Lê Thánh Tôn (Q.1,
TP.HCM) cho biết: thị trường xe Honda ở nước ta còn bát nháo hơn tất cả,
nhái qua, nhái lại, pha tạp phụ tùng Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, TQ, VN...
không thể nào kể xiết; muốn cỡ nào cũng có, đến độ chuyên gia của chính hãng
cũng “le lưỡi” thán phục trình độ làm hàng giả hiện nay mà phần lớn phụ tùng
linh kiện, bi-xích-líp đã được “nội địa hóa” một cách tích cực bằng kỹ thuật
du nhập từ bên ngoài.
Giá một chiếc Honda giả, nhái có từ 5,2-12 triệu không kể cả giá cao ngất
trời của một chiếc Dylan hay SH chính gốc Nhật là 7.000-8.000 đôla (tương
đương giá một chiếc ôtô mới cỡ nhỏ ở Mỹ), trong khi hàng giả của TQ chào bán
30 triệu đồng (tương đương 1.600-1.700 đôla). Đúng như ông chủ kia nhận định
“tiền nào của nấy”, chỉ có người mua là bị lừa chứ người bán thì rõ hơn ai
hết. Nhãn hiệu ư? Muốn mẫu gì thì tặng ngay giấy đềcan chữ nấy, “dễ thôi”
anh nói.
Ngay tại TQ, cứ năm chiếc Yamaha đã có bốn là hàng nhái, tức 75% xe máy tại
TQ là hàng giả hoặc nhái mà chính hãng này cũng phải bó tay. Bơm nước Ebara
thành Ebora, máy cày nông cơ Kubota của Nhật có tên mới Gubota...là chuyện
đã có hàng chục năm nay!

Hàng hiệu Levi’s tại một cửa hàng ở
Hong Kong
giảm đến 50%!?
Từ sản phẩm công nghiệp nhẹ đến cơ khí như máy phay - bào - tiện, thổi nhựa,
khuôn mẫu cho ngành bao bì, thực phẩm, in ấn, đúc... đều có tương tự các
nhãn hiệu thế giới tại thị trường trung gian ở Hong Kong, Đài Loan hay các
nước dung dưỡng và tiêu thụ hàng nhái ở khắp nơi.
Thật vậy, theo thống kê, hải quan châu Âu năm 2005 đã bắt được 75 triệu hàng
nhái và hàng giả (năm 2004 là 103 triệu sản phẩm) với 60-70% có xuất khẩu từ
TQ, nếu kể thêm các nước phụ cận (hàng TQ hay nhái của TQ qua ngõ nước khác)
thì có loại gần như 90-100% hàng tiêu dùng là của “China” (xem bảng 1).
Danh sách hàng hiệu bị làm giả, nhái nhiều nhất là giày thể thao, túi xách
phụ nữ, quần áo, đồng hồ, dụng cụ gia đình bằng điện (tủ lạnh, TV,
video...), phần mềm máy tính, phim ảnh, đĩa DVD, VCD, thuốc lá, mỹ phẩm, đồ
chơi trẻ em, nữ trang, thuốc chữa bệnh... với kim ngạch xấp xỉ 7-10% tổng
kim ngạch thương mại thế giới, đạt mức 600 tỉ đôla (bằng 10 lần GDP của VN)
và càng tăng theo hằng năm với tốc độ cao, vượt mức tăng trưởng GDP trên 10%
của bản thân TQ, gấp ba lần (tức 300%) so với năm 2000 (kim ngạch hàng giả
hàng nhái là 200 tỉ đôla).
Điều đó cho thấy hàng nhái hay hàng giả đã thành một ngành công nghiệp hùng
mạnh góp phần đáng kể vào tăng trưởng ở những nước đang phát triển (kể cả
TQ, Ấn Độ, Indonesia...) cũng như dần dà chiếm lĩnh thị trường khắp thế giới
với xu thế toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới đang diễn ra một cách ào
ạt.

TQ (Trung Quốc), VN (Việt
Nam),
HKG (Hong
Kong),
ĐL (Đài Loan), TNK (Thổ Nhĩ Kỳ), CND (Canada),
TS (Thụy Sĩ),
Ả Rập (Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất), Ch (Chile),
GBT (Gibraltar),
Ấn (Ấn Độ), Indo (Indonesia)

Các loại quần áo nhái hàng hiệu CK, Versace,
Adidas, Nike...
được bày bán tại khu vực đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3,
TP.HCM
Giá hàng thật và giả chênh lệch hàng chục, hàng trăm lần
Nhìn bảng so sánh về giá cả giữa hàng thật và hàng giả, nhái (xem bảng 2)
của một số mặt hàng tiêu biểu tại chợ trời khắp nơi, chúng ta có thể thấy độ
chênh lệch vô cùng lớn từ 300-1.000% và có khi hơn, tùy theo chất lượng và
giá cả của hàng hiệu cao cấp!
Một chiếc áo thun nhãn hiệu Crocodile (cá sấu) có thể có giá 5-6 đôla nếu
hàng giả đó được sản xuất tại Thái Lan, VN; nhưng sẽ là 3-4 đôla nếu ở
Thượng Hải, Quảng Đông và sẽ là 60-90 đôla (hàng chính hiệu nếu mua tại
Paris mà xuất xứ vẫn là “made in China” hay “made in Thailand”.
Điều này có nghĩa là chiếc áo thun “Crocodile” đó được chính hãng đặt sản
xuất tại Thái Lan hay TQ ở nhà máy liên doanh (hay của chính hãng) nằm tại
đây, nhưng dân buôn địa phương tuồn ra ngoài kỹ thuật để nhái, hoặc núp bóng
dưới dạng phế phẩm... len vào thị trường chợ trời, bán dưới dạng “hàng tồn
kho” như chúng ta đã thấy hiện tượng bán áo sơmi 15.000 đồng/chiếc trên
đường Trần Hưng Đạo (TP.HCM).

(*) giá này chỉ là tương đối vì chợ trời thường rao giá gấp 5-10 lần giá
bán, tùy theo sự trả giá khôn ngoan của khách và thị trường hàng giả ở mỗi
nước.
(1) tại chợ Internet của TQ
(2) chợ trời Washington (Mỹ)
(3) chợ trời Thượng Hải, ngoài “Rolex” còn có “Ralex”,”Roleks” hay
“Solex”... chỉ 3 euro/chiếc, sản lượng hơn 1 triệu chiếc/năm trong khi Rolex
thật của Thụy Sĩ chỉ có 800.000/chiếc.
(4) chợ trời Internet
(5) chợ trời Quảng Đông
(6-7-8) Internet Made-in-China, cùng một loại túi xách Louis Vuitton Canvas
của TQ là 65.000 won (70 USD) trong khi của Hàn Quốc là 100.000 won (105 USD
- cao cấp hơn)
(9) chợ trời New York, ở Seoul là 450.000 won (106 USD) tùy vào loại da gì
và 60% khách mua là giới du lịch Nhật(!!!)
(10) chợ trời
Hong Kong
(11) chợ trời Sài Gòn, đủ loại hiệu nhái “Valentin”, “Valentino” made in
Hong Kong,
China...
thuộc loại phế phẩm của các nhà máy gia công.
(12-13) chợ trời Thượng Hải, trong khi chợ trời ở
Bangkok
chỉ có giá 3,5 euro/chiếc(4 USD).
* Chợ trời quốc tế nguy hiểm nhất, thật giả, cũ mới lẫn lộn là mua bán trên
Internet (như E-bay, Googlebay, iOffer, Rakuten...) 35% là hàng giả xuất xứ
khắp nơi rao bán, một môi trường mua bán nguy hiểm hiện nay, đặc biệt loại
hàng hiệu giả lên tới 90%!
* Hãng Christian Dior và Louis Vuitton buộc E-bay (mạng lưới buôn bán trên
mạng) bồi thường 37 triệu USD vì bán hàng nhái hai thương hiệu này từ năm
2001-2005. Riêng Louis Vuitton đã phát hiện trên eBay 340 trang giới thiệu
235.000 sản phẩm Louis Vuitton giả.
Một thí dụ khác là loại đồng hồ Rolex cao cấp của Thụy Sĩ có giá 2.500-5.000
đôla/cái nhưng hàng nhái chỉ có giá 12 đôla tại chợ trời Thượng Hải, Quảng
Đông; hay “xịn” hơn là loại Rolex Replica của TQ rao bán trên mạng có giá
250-270 đôla, không kể có loại chỉ có giá 3 euro/cái có thể tìm thấy dễ dàng
ở chợ trời biên giới.
Sản lượng của Rolex thật (Thụy Sĩ) chỉ có 800.000 cái/năm trong khi sản
lượng hàng nhái/giả của “Ralex”, “Roleks”, “Solex”... của TQ được ước tính
hơn 1 triệu cái/năm. Đây là món hàng mà khách du lịch các nước, kể cả châu
Âu,ưa chuộng nhất (!?), thường mua để làm quà. Chợ trời quốc tế nguy hiểm
nhất, thật, giả, cũ, mới lẫn lộn là chợ mua bán trên Internet (như eBay,
Googlebay, iOffer, Rakuten...) chiếm 35% hàng giả, trong đó hàng hiệu giả là
90% và thuốc chữa bệnh như Viagra (cường dương) giả là 60%.
Sự thiệt hại (thất thu) vì hàng giả, hàng nhái được ước lượng hằng năm tùy
theo ở mỗi nước: năm 2005, tại Mỹ lên đến 200-250 tỉ đôla, Pháp 60-80 tỉ, Ý
40 tỉ... với các mặt hàng mà nhãn hiệu của nhà sản xuất ở nước đó bị “ăn
cắp” hay thất thu và số công nhân bị mất việc tổng cộng lên đến 900.000-1
triệu người/năm.
Người ta phát hiện ngay trên chuyên cơ Air Force One (Boeing 747) của tổng
thống Mỹ cũng có gắn phụ tùng giả trong số 1 tỉ đôla linh kiện máy bay giả
trên thị trường nước Mỹ, chứ sá gì đến phụ tùng ôtô giả trị giá 12 tỉ đôla -
một trong những nguyên nhân gây tai nạn chết người trên cao tốc ở Mỹ.

Bảo hộ hàng chính
hãng - quyền sở hữu trí tuệ một cách hợp lý
Việc sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng giả, hàng nhái bị xem là một hành
vi phạm tội “có tổ chức” với khung hình phạt tùy theo số lượng, nhưng đều có
lãnh án tù giam từ 3-10 năm kèm theo phạt tiền khi bị buộc thêm tội trốn
thuế. Khung hình phạt này thay đổi tùy mỗi nước theo khuynh hướng ngày càng
nặng hơn từ khi nó trở thành nạn dịch, với số lượng và mặt hàng ngày càng đa
dạng và tăng theo cấp số 200-1.000%, tác động không nhỏ đến trật tự kinh tế
thế giới.
Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (QSHTT) và độc quyền kinh doanh nhãn hiệu
cũng như bảo hộ thị trường hàng hiệu là vấn đề bức xúc buộc các nước phát
triển phải có biện pháp mạnh để đối phó, đặc biệt là Mỹ, Pháp, Ý, Đức,
Nhật... là các nước có nhiều mặt hàng cao cấp và phổ cập trên toàn thế giới.
GS Trần Hữu Dũng tóm tắt: “Ở cấp vĩ mô, vấn đề QSHTT trở nên nóng phần lớn
là do đòi hỏi của các nhà sản xuất, nhất là của các công ty đa quốc gia vì
nhiều thúc bách”, vì “SHTT là một lợi thế độc quyền ngày càng quan trọng khi
những lợi thế khác (như khả năng chia cắt thị trường) ngày càng yếu, đa số
nghiên cứu phát minh ngày càng tốn kém trong khi sao chép, mô phỏng ngày
càng dễ dàng”. Cho nên “đối với đa số các nước phát triển, QSHTT là cần
thiết”, trong khi đối với các nước đang phát triển thì việc thực thi chặt
chẽ QSHTT sẽ gây cản trở cho sự phát triển...
Nếu khả năng bắt chước kém thì thắt chặt QSHTT sẽ không làm thay đổi mức sản
xuất trong nước... Còn nếu khả năng này là cao thì thắt chặt QSHTT cho nước
ngoài sẽ tạo thêm chướng ngại cho các nhà sản xuất trong nước, do đó dễ ảnh
hưởng nhiều đến khối lượng ngoại thương, tức tác động trực tiếp lên ngành
công nghiệp sản xuất hàng nhái, hàng giả để xuất khẩu như thực tế ở TQ cũng
như chính sách thu hút (FDI) đầu tư trực tiếp của nước ngoài (xem bảng 4 và
5).
Bảng 4: 10 nước và lãnh thổ
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
nhất
Từ trên - xuống dưới (1 - 80 điểm) càng tệ |
1 |
Ukraine |
10 điểm |
2 |
Thổ Nhĩ Kỳ |
15 điểm |
3 |
Pakistan |
20 điểm |
4 |
Đài Loan |
20 điểm |
5 |
Việt Nam |
25 điểm |
6 |
Indonesia |
27 điểm |
7 |
Brazil |
30 điểm |
8 |
Ấn Độ |
40 điểm |
9 |
Nga |
60 điểm |
10 |
Trung Quốc |
75 điểm |
Nguồn: Theo Global Survey on Counterfeiting and Piracy
(Phòng Thương mại Quốc tế) ngày 29-1-2007 |
Từ năm 1996, những nước này đã bắt đầu có những chương trình hành động bảo
hộ QSHTT ngày càng quyết liệt đối với thị trường và các quốc gia “sản xuất,
nuôi dưỡng”(?!) hàng giả, hàng nhái. Đặc biệt là đối với TQ, nước được xem
là “nhà máy” sản xuất hàng giả, hàng nhái lớn nhất thế giới, khi TQ vào WTO
năm 2001.
Theo điều tra của Tổ chức Chống hàng giả thế giới, TQ là nước “có đủ kỹ
thuật, vốn và nhân lực để sản xuất mọi loại hàng giả, hàng nhái” với 3-5
triệu người tham gia công nghiệp sản xuất hàng giả và là nước đứng đầu về
kim ngạch, khoảng 20-40 tỉđôla, chiếm 8% GDP của TQ và tương đương 15-30%
sản lượng công nghiệp! Kế tiếp là một số nước Đông Nam Á (Thái Lan,
Indonesia, VN...), Nam Á (Ấn Độ, Pakistan...), Đông Âu cũ và châu Mỹ Latin
(xem bảng 4). Không kể bản thân các nước phát triển cũng có công nghiệp làm
hàng giả tuồn qua nước láng giềng như Ý, Thụy Sĩ... mà biên giới là nơi “họp
chợ” dễ dàng... trong đó 2/3 là hàng có xuất xứ TQ.

Vì sao hàng giả,
hàng nhái phát triển thành nạn “dịch”?
Một câu hỏi quan trọng: tại sao thị trường tiêu thụ hàng giả vẫn tồn tại và
phát triển? Theo điều tra của tạp chí Nghiên Cứu Thị Trường (Nhật), 60%
thanh niên Nhật vẫn thích dùng “hàng hiệu rẻ tiền” hoặc có 1-2 lần mua hàng
giả. Báo cáo của Hội Tiêu dùng Ý cho biết ít nhất là ba trong bốn người Ý
dùng hàng hiệu, hàng nhái (giày, túi xách...).
Ngay ở nước Pháp là nơi sản xuất nhiều hàng hiệu, 70% phụ nữ Pháp vẫn đã có
một lần dùng hàng nhái (áo thun, đồng hồ, đĩa CD, túi xách...) và 35% người
Mỹ mua 4-5 sản phẩm giả, còn 51% người Đức mua 3-5 sản phẩm giả hoặc nhái!
Trong khi đó theo Interpol, 90% phần mềm máy tính sử dụng tại TQ là hàng
giả! Lý do đã rõ: chênh lệch về giá giữa hàng chính gốc và hàng giả, hàng
nhái.
Bởi vì “xài 10 áo thun hàng giả mới bằng một cái thật, thế thì dại gì không
sử dụng”. Điều đó cũng cho thấy mặt trái của vấn đề: hàng thật, chính hiệu
có giá đắt đến phi lý vì các nhà sản xuất sở hữu thương hiệu tìm cách nâng
giá hàng của mình thật cao, trong khi giá gốc thì tương ương hay nhích hơn
không nhiều so với hàng nhái, hàng giả. Người tiêu dùng không đủ khả năng
mua hàng thật phải chạy theo hàng nhái/giả và điều này là dễ hiểu.
Tóm lại, công nghiệp sản xuất hàng giả, nhái ngày càng tinh vi, tinh xảo và
“có chất lượng” có thể thỏa mãn được người có thu nhập trung bình hay thấp
trong xã hội phát triển và càng trở nên phổ cập ở các nước nghèo.
THẾ GIỚI HÀNG GIẢ (KỲ CUỐI):
TRẬN CHIẾN “THẬT - GIẢ”:
AI THẮNG AI?

Các loại đồng hồ nhái hàng hiệu được bán tại chợ Đàn Bà
(Cửu Long,
Hong Kong)
Báo cáo năm 2005 của Quĩ Phòng thương mại quốc gia, đưa ra một so sánh thú
vị: với 1kg cocain (chất gây nghiện) có giá 47.000 USD, bọn buôn bán trên hè
phố New York có thể kiếm được 94.000 USD.
Nhưng cũng với 47.000 USD này, chúng có thể mua 1.500 bản chương trình
Microsoft Office 2000 và thu về 423.000 USD, tức 4,5 lần hơn! Cho dù đây
không phải là sự so sánh xác thực (vì chất gây nghiện tác hại đến sức khỏe
con người, nguy hại hơn phần mềm máy tính), nhưng cũng đủ để chứng minh rằng
việc mua bán phần mềm máy tính nhái, sao chép này đem lại lợi nhuận cao hơn
cả chất gây nghiện.
Lợi nhuận gấp 4,5
lần hơn việc buôn ma túy
Người tiêu dùng chỉ cần bỏ ra 5 USD là có thể có trong tay một chương trình
máy tính của Microsoft sản xuất tại Trung Quốc thay vì phải mất 600 USD mua
hàng chính hiệu, một số tiền bằng lương bình quân của một kỹ sư ở Bắc Kinh.
Điều này giải thích tại sao đa số phần mềm máy tính bị sao chép và chiếm
lĩnh 90-95% thị trường nội địa ở Trung Quốc và hầu hết có mặt tại các nước
đang phát triển.
Ông Patrick de Smedt, chủ tịch Microsoft châu Âu, cho biết ngành công nghệ
phần mềm máy tính có qui mô 175 tỉ USD/năm và tạo ra việc làm cho 2,3 triệu
người khắp thế giới. Nhưng Liên minh kinh doanh phần mềm phát hiện 31 tỉ USD
là hàng giả hoặc nhái và 35% phần mềm cài đặt trong máy tính cá nhân là các
chương trình sao chép được bán với giá rẻ mạt chưa đến 1-2 USD (báo cáo tại
hội nghị đấu tranh chống hàng giả ngày 30-1-2007 tại Genève, Thụy Sĩ).
Các loại đĩa hát âm nhạc, phim ảnh VCD, DVD sao chép chiếm lĩnh thị trường
thế giới cũng lớn không kém, riêng Mỹ bị thất thu bản quyền hơn 12-14 tỉ USD
năm 2005, Anh là 1,4-2 tỉ USD. Ngay tại TP.HCM, cũng có thể mua các chương
trình cài đặt Windows XP cho máy tính rất dễ dàng với giá rất “bèo”
8.000-10.000 đồng/đĩa.
Hay các loại phim ảnh DVD có xuất xứ Trung Quốc được bày bán công khai, ngay
tại các siêu thị lớn trong thành phố. Du khách “balô” nước ngoài đến thành
phố ít nhiều cũng lén lút “gói” vào vali hàng chục đĩa để mang về nước làm
quà. Quá dễ hiểu khi giá của các loại đĩa này chỉ 1-1,5 USD trong khi tại
quê hương họ (ở châu Âu) có giá 30-40 euro, thậm chí còn không mua được vì
phim chưa được phép phát hành rộng rãi!
Báo cáo của hải quan châu Âu tháng 11-2006 cho biết 60-70% hàng giả, nhái
đều có nguồn gốc Trung Quốc, nhưng tuồn qua nhiều ngõ ở các nước Đông Nam Á
để thâm nhập thị trường châu Âu bằng đường biển, thậm chí cả tuyến buôn lậu
ở Afghanistan, Guinea, Thụy Sĩ là những cửa ngõ không thể ngờ. Dubai là nơi
tập kết hàng giả lớn nhất khu vực Trung Cận Đông đi châu Âu, trong đó lượng
thuốc giả của Ấn Độ chiếm tỉ lệ 35%.
Hải quan Hoa Kỳ cũng cho biết 65-70% hàng bị bắt giữ tại sân bay, bến cảng
toàn quốc là những lô hàng có xuất xứ từ Trung Quốc, trong đó có thuốc lá,
giày thể thao, thực phẩm, đĩa hát, quần áo... chiếm số lượng lớn.
Những con số này phản ánh một thực trạng là hàng giả/nhái có nhiều xuất xứ
trên 69 nước, nhưng Trung Quốc là nước chiếm tỉ lệ lớn nhất, trở thành mối
đe dọa lớn đối với hoạt động kinh doanh của những tập đoàn đa quốc gia,
những hãng đã chiếm lĩnh thị trường thế giới trong nhiều năm qua như Nike,
Microsoft, Louis Vuitton, Adidas...
Vì vậy, động thái huy động mọi phương tiện, tổ chức, giải pháp kỹ thuật lẫn
luật pháp để chống đỡ nạn dịch hàng nhái/giả đã diễn ra quyết liệt (xem sơ
đồ). Những tập đoàn này luôn gây sức ép với WTO, Phòng Thương mại quốc tế,
Interpol, Tổ chức bảo vệ nhãn hiệu, Tổ chức hải quan thế giới... đòi hỏi
phải có chương trình cụ thể để bảo vệ quyền lợi của họ trên danh nghĩa bảo
vệ và tuân thủ về quyền sở hữu trí tuệ (QSHTT).
Gần đây các nước phát triển như Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ còn đe dọa đưa vấn
đề này ra WTO, chuẩn bị áp dụng những biện pháp trừng phạt, phong tỏa hay
chế tài quốc tế để hạn chế lượng hàng giả/nhái đang tràn vào thị trường nội
địa các nước phát triển, tạo căng thẳng liên tục trong đàm phán song phương
hay đa phương với Trung Quốc, Nga... đồng thời gây sức ép nặng nề lên những
nước “dung dưỡng” hàng gia/nhái như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan...

Các tổ chức đặc
nhiệm chống hàng giả/nhái xâm nhập
Hoạt động ngăn ngừa và chống đỡ trước tình trạng hàng giả/nhái đã trở thành
thường xuyên và có qui mô mang tầm thế giới thông qua thỏa thuận về những
khía cạnh của QSHTT liên quan đến thương mại (gọi tắt là TRIPS) do WTO đề
xướng vào 1-1-1996.
Theo đó, một lộ trình đã được vạch ra để các nước thành viên tăng cường giám
sát hải quan, hoàn chỉnh luật chống hàng giả hàng nhái, và xây dựng bộ máy
tổ chức thực hiện ở mỗi nước... trong thời hạn là 1-1-2000 (tức năm năm) đối
với các nước phát triển và 1-1-2006 (tức mười năm) đối với các nước đang
phát triển (tuy nhiên, theo đề nghị của phía Mỹ, thời gian hoàn tất việc
thực thi thỏa thuận TRIPS cho các nước chậm phát triển sẽ được kéo dài đến
năm 2016 đối với những bằng sáng chế và nhãn hiệu sản phẩm liên quan đến
thuốc chữa bệnh).

Các loại quần áo, giỏ xách nhái hàng hiệu được bán tại chợ
Cửu Long, Hong Kong
Nhờ vậy, hoạt động chống hàng giả/nhái ở một số nước phát triển đã có kết
quả rõ rệt: số lượng hàng giả/nhái bị phát hiện ngày càng cao, gấp 3-10 lần
so với trước năm 1996. Điều đó phản ánh việc chống sự xâm nhập hàng giả/nhái
tỏ ra khá hiệu quả, thông qua những hoạt động tích cực của Văn phòng tình
báo hàng giả (CIB) thuộc Phòng Thương mại quốc tế, chương trình chống hàng
giả của hải quan châu Âu với lực lượng đặc nhiệm chống hàng giả gồm những
chuyên gia hàng đầu về thuế quan tham gia...
Những biện pháp tương tự cũng đã được thực hiện một cách quyết liệt ở Mỹ, là
nước chịu nhiều thiệt hại nhất (200-250 tỉ USD năm 2005) qua việc rà soát
thị trường mạng lưới lưu thông phân phối, tăng cường tổ chức kiểm tra của
hải quan, FDA (Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ), FBI (Cục Điều tra
liên bang)... mang tầm quan trọng không kém so với hoạt động chống mua bán
chất gây nghiện trên thị trường Hoa Kỳ của DEA (đội đặc nhiệm chống mua bán
ma túy).
Mỹ đã khởi xướng việc thành lập “liên minh chống hàng giả quốc tế” đưa ra
“Bộ luật đặc biệt 301 bổ sung” (năm 2005) nhằm truy quét hàng giả, hàng nhái
tận gốc rễ, đặt ra chế độ giám sát, theo dõi thường xuyên để thu thập thông
tin ở các nước trong đó Trung Quốc, Nga, các nước Đông Nam Á... được chọn
làm điểm nóng.
Bên cạnh đó, Tổ chức Interpol đã thành lập “Nhóm hành động chống tội ác xâm
phạm QSHTT” vào tháng 11-2001. Tổng thư ký Interpol Ronald K.Noble tuyên bố
sẽ thẳng tay trừng trị như đối với tội phạm ma túy, xem đó là tội phạm hình
sự quốc tế mới trong đó đặc biệt chú trọng đến nạn thuốc giả, sẽ cùng với
WHO phối hợp xây dựng “lực lượng chống sản phẩm y tế giả quốc tế” (IMPACT).
“Trung tâm báo động nhanh toàn cầu” cũng được thành lập theo sáng kiến tăng
cường hợp tác quốc tế mạnh mẽ hơn đối với nạn thuốc giả, thuốc nhái nguy
hiểm này.
Ba hội nghị đấu tranh chống hàng giả quốc tế vừa qua cho thấy: lần họp thứ
nhất ngày 25 và 26-5-2004 tại Brussels (Bỉ) với sự hồ hởi bao nhiêu thì lần
họp thứ ba vào 30 và 31-1-2007 tại Genève (Thụy Sĩ) lại ỉu xìu bấy nhiêu! Có
1.200 đại biểu đến từ các nước trên thế giới, thể hiện mối quan tâm về những
tác hại của nạn dịch hàng giả/nhái. Nhưng kết quả của nó cũng chỉ dừng lại ở
những bản tố cáo thiệt hại do xâm phạm QSHTT gây ra, và tiếp tục hô hào, kêu
gọi tăng cường hợp tác quốc tế, nhưng vẫn lúng túng chưa tìm ra được biện
pháp hữu hiệu đối với những nước “căn cứ” xuất phát hàng giả/nhái.
Thử
hình dung hình ảnh một người Hoa ở Luân Đôn làm giả thuốc cường dương
Viagra bằng cách nghiền viên Viagra thật của Pfizer trộn chung với bột
mì pha hòa với đường và phẩm màu rồi dập thành viên. Nhìn bằng mắt
thường không thể nào phân biệt nổi thật giả những viên thuốc “sản xuất”
trong bếp. Quản lý thị trường Luân Đôn tóm tên này sau một thời gian
theo dõi và tịch thu hơn 20.000 viên trị giá 4.500 bảng Anh theo giá bán
của hắn. Hắn bị kết án 10 năm tù giam.
|
Chưa có biện pháp
hữu hiệu
Gần đây, Liên minh châu Âu và Mỹ đã tỏ thái độ gay gắt đối với Trung Quốc,
khi nhận thấy chính sách bảo hộ QSHTT của nước này chưa hạn chế được nạn
hàng giả/nhái tiếp tục lan tràn trên thế giới. Mặc dù Chính phủ Trung Quốc
tuyên bố tán thành những chủ trương chung của thế giới, qua việc tăng cường
bộ luật chống hàng giả/nhái, mở chiến dịch truy quét thuốc giả, đóng cửa một
số cơ sở sản xuất hay dẹp bỏ các chợ trời ở Thượng Hải, Bắc Kinh, tịch thu
hàng triệu đĩa DVD, VCD trên thị trường, nhưng theo các nhà bình luận thương
mại, “hành động này chỉ là một góc nhỏ của một tảng băng, có tính chất biểu
diễn để xoa dịu hơn là hiệu quả thật sự”.
Lý do là vì việc sản xuất tiêu thụ hàng giả/nhái ở Trung Quốc đã phân tán
tinh vi, đi sâu vào làng xã, là nguồn thu của địa phương (như trường hợp dao
cạo râu, pin, đồ chơi trẻ em, linh kiện điện tử...) hoặc tiềm ẩn trong những
nhà máy quốc doanh (thuốc chữa bệnh, bao bì, hóa chất mỹ phẩm...).
Mặt khác, theo điều tra của Ủy ban Quốc gia chống hàng giả của Pháp, nếu năm
2001 chỉ có 5% hàng hóa trên thị trường nước Pháp bị phát hiện là hàng giả,
hàng nhái, thì tỉ lệ này tăng lên 35% năm 2003 và 48% năm 2005 (xem bảng).
Thực tế cho thấy lượng hàng giả/nhái vẫn tiếp tục đi qua các cửa khẩu với số
lượng chưa có dấu hiệu giảm đáng kể, nếu không nói là ngày càng có nhiều mặt
hàng nguy hiểm (thuốc chữa bệnh, sữa bột, thực phẩm, mỹ phẩm, đồ chơi trẻ
em... có chứa hóa chất độc hại cho người tiêu dùng) đang âm ỉ vượt biên
giới.
Mặt khác, trước sự siết chặt hàng rào hải quan, vận tải quốc tế trong việc
hợp tác chống hàng giả/nhái của Liên minh châu Âu, các xí nghiệp của Trung
Quốc bắt đầu chuyển sang cắm dùi ngay tại chỗ để tiếp tục sản xuất. Tháng
9-2006 người ta phát hiện một nhà máy do người Trung Quốc làm chủ chuyên sản
xuất ví, túi xách cao cấp... giả của Gucci, Louis Vuitton, Caroline Herrera
tại vùng Tuscan (tỉnh Florence, Ý), với số lượng 650.000 sản phẩm sắp được
tung vào thị trường châu Âu. Nhà máy này sử dụng công nhân là người nước
ngoài di trú bất hợp pháp, họ ăn ngủ ngay bên trong nhà máy.
Cơ quan chống hàng giả Ý cho biết số lượng hàng giả đã từ 4,4 tỉ USD lên 8,2
tỉ USD vào năm 2006. Đó cũng là cơ sở để Hội nghị chống hàng giả quốc tế ở
Genève 2007 kêu gọi chính phủ các nước thành viên WTO siết chặt hơn nữa loại
tội phạm này, cho rằng khung hình phạt từ 3-5 năm ở Pháp hay 7-10 năm ở Mỹ
(vi phạm lần đầu)... vẫn chưa đủ để loại trừ nạn hàng giả hàng nhái nói chi
đến các nước đang phát triển, vẫn còn “chậm chân” với khung hình phạt hành
chính, tịch thu hay giam giữ một vài tháng chiếu lệ.
Mô hình hợp tác
cùng có lợi
Với quan điểm cho rằng sản xuất, phân phối, tiêu thụ... thuốc giả, nhái hay
hàng hiệu xâm phạm QSHTT nghiêm trọng không kém việc mua bán ma túy, chất
gây nghiện, Interpol đòi hỏi chính phủ các nước phải tăng cường các biện
pháp chế tài với khung hình phạt nặng nề không phải để răn đe mà để truy
diệt. Liệu điều này sẽ trở thành hiện thực hay không?
Đó là câu hỏi mà những người tham gia hội nghị ở Genève đều cảm thấy chưa có
lời giải đáp thỏa đáng. Đó là chưa nói đến nạn tham nhũng trong những cơ
quan quản lý dược, thực phẩm, hàng công nghiệp dung túng bao che việc sản
xuất hàng nhái/giả ở các nước. Điển hình như trường hợp cục trưởng Cục Quản
lý dược và thực thẩm Trung Quốc bị sa thải vào tháng 2-2007 vì đã bán hơn
2.000 giấy phép GMP (sản xuất thuốc tốt) từ năm 1999-2003 cấp cho 170.000
giấy phép sản xuất thuốc lưu hành nhiều loại thuốc giả/nhái gây thương vong,
trong đó có cả thuốc Tamiflu chống dịch cúm gia cầm.
Cuộc chạy đua hay đấu tranh giả và thật ngày càng nóng sốt và gay gắt, mặc
dù cuộc chiến “ai thắng ai” này vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp giữa nước
giàu và nghèo, giữa tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh và xí nghiệp phân tán,
chuyên sản xuất hàng nhái/giả, giữa QSHTT và quyền mô phỏng của những nước
mà trình độ kỹ thuật còn thấp...
Nhiều mô hình hợp tác, chuyển nhượng bản quyền, liên doanh khai thác đã
chứng minh khả năng có thể thực hiện được để các nước đang phát triển có
điều kiện sản xuất hàng “chính hiệu” với một giá thành hợp lý, thỏa mãn được
QSHTT của công ty nước ngoài, đồng thời có thể phát triển được thị phần nội
địa (cũng như xuất khẩu) của mỗi nước mà không phải trả một giá quá cao như
hiện nay.

Đã có những bước đi tích cực nhằm cải thiện tình hình “hàng giả/nhái” của
Tập đoàn Louis Vuitton (túi xách, ví...), Pfizer (thuốc cường dương, giảm mỡ
trong máu...) qua việc hợp tác đầu tư xây dựng nhà máy tại Trung Quốc để
triển khai mua bán, sản xuất hàng chính hiệu tại thị trường đầy tiềm năng
với 1,3 tỉ nhân khẩu.
Xu thế đó đang dần hình thành và đó chính là giải pháp mang lại lợi ích lâu
bền (trong lĩnh vực công nghiệp, công nghệ thông tin...) và an toàn cho
người tiêu dùng (trong lĩnh vực thuốc y tế) đang được người dân các nước
hoan nghênh, nhất là các nước nghèo đang khao khát đầu tư để phát triển.
Loạt bài nầy đã đăng trên báo Tuổi Trẻ(8/2007)
©
http://vietsciences.free.fr
và http://vietsciences.org
T