Một số câu chuyện y tế đầu thiên niên kỷ

Vietsciences-Hồ Văn Hiền       02/10/2005  

 

Bác sĩ cũng như bịnh nhân người Việt chúng ta hiện nay sống trong một môi trường y tế hoàn toàn khác thế hệ trước do những yếu tố sau đây:

  • Chúng ta thường ở những nước có nền kinh tế phát triển, mức sống cao và do đó những vấn đề y tế hang đầu của chúng ta là những vấn đề của những xã hội giàu có, sung túc. Những bịnh về nhiểm trùng, thiếu dinh dưỡng thường không quan trọng như trước. Những bịnh, hay đúng hơn những vấn đề gây ra do nếp sống nhàn hạ, ít hoạt động thể lực , ví dụ bịnh mỡ cao trong máu,, bịnh mập, bịnh tim mạch,.. những trở ngại trong học hành, giao tiếp, tương quan xã hội, đời sống tinh thần được y khoa chú ý nhiều hơn; ví dụ bịnh thiếu chú ý và tăng hoạt động trẻ em, bịnh tự kỷ (autism), bịnh tâm tánh (behavioral disorders), bịnh Alzheimer.

  • Những xứ chúng ta ở có mạng lưới an toàn xã hội (social security) cao và phức tạp do đó sự mong đợi, đòi hỏi về mức săn sóc y tế cũng cao, dùng các dịch vụ y tế (như khám bác sĩ, dùng chuyên khoa, xét nghiệm,, thủ thuật đắt tiền..) cũng càng ngày càng nhiều do một kẻ thứ ba (bảo hiểm, medicaid) đài thọ) gần như không giới hạn chi phí.

  • Di chuyển, nhất là du lịch giữa Việt nam, một nước nhiệt đới còn chậm phát triển và những xứ ôn đới phát triển sẽ đem đến cộng đồng hải ngoại những bịnh mà y giới Mỹ, Canada, Pháp đôi khi không nghĩ tới hoặc ít khi gặp ở bịnh nhân mình (như HIV/AIDS, bịnh phong tình, bịnh SARS, cúm gà... )

  • Do các truyền thông như internet, điện thoại, truyền hình và phát thanh bằng satellite, lần lần sự khác biệt về kiến thức y khoa, về các thái độ bịnh nhân về các hoàn cảnh y tế, y khoa của người trong nước và người hải ngoại dần dần sẽ không còn khác nhau lắm. Ví dụ, bịnh nhân trong nước nay cũng dùng internet khá nhiều để tìm hiểu về những phương tiện thí nghiệm chữa trị các bịnh phức tạp và khó; những câu hỏi bịnh nhân điện vào mục thắc mắc y học đài VOA lắm khi được trang bị với những kết quả thử nghiệm phức tạp như siêu âm, CT, MRi vv..; khá đông bịnh nhân hỏi về khả năng đem than nhân qua Mỹ chữa bịnh.

  • Ngược lại, do chiều hướng thị trường ở Việt nam thay đổi, càng ngày càng có nhiều người Việt ở Mỹ về VN chữa bịnh (chữa răng, cắt thịt dư, mổ mắt Lasik chữa cận thị). Hình như chính quyền VN cũng đang nghiên cứu phát triển mặt này (du lich chữa bịnh) theo gương Thái lan và Án độ, để kiếm ngoại tệ.

 

Y tế quản lý (managed care):

Cũng gần đây thôi, vào khoảng đầu thập niên 1990, Bà Clinton định làm một cú đảo chính y tế, với mộng cải tổ nền y tế Hoa kỳ bắt đầu bằng những buổi họp kín của các chuyên viên kinh tế thân cận cặp vợ chồng luật sư "baby boomers" này , mà không cần tham khảo đến hai nhóm "lobby" thứ mạnh nhất của nước Mỹ là Hội Y khoa Mỹ (AMA) và Hội các Bịnh viện Mỹ (AHA). Mặc dù cố gắng cải tổ từ chính quyền trung ương thất bại, nền y tế Hoa kỳ cũng bắt buộc biến đổi theo các áp lực thị trường, động cơ chính do các công ty Mỹ không còn chịu nổi sự tăng giá càng ngày càng nhiều của chi phí bảo hiểm về y tế cho nhân viên và công nhân của họ. Những công ty bảo hiểm y tế quản lý (managed care) sau đó dần dần mọc ra như nấm, các bác sĩ cũng như bịnh viện càng ngày càng thấy quyền kiểm soát nền kinh tế của ngành y tế (health economics) càng ngày càng tuột khỏi tầm tay của mình. Họ có cảm tưởng như ngành y tế đang được "MacDonald" hóa, trở thành một dịch vụ hoạt động theo lối franchise , dây chuyền , không còn sự liên hệ trực tiếp giữa con người và con người như trước. Thử nghiệm phức tạp (như chụp CT, chụp cọng hưởng từ trường (MRI) , nằm nhà thương, vào phòng cấp cứu, xài thuốc đắt tiền , áp dụng các chữa trị còn trong vòng thí nghiệm, đều phải xin phép trước. Người cho phép không phải là bác sĩ mà là một y tá hoặc là một nhân viên hành chánh được hướng dẫn theo dõi những guidelines của công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, đối với bác sĩ , lo sợ trở thành "Doc-in-a-Box" , một thợ chữa bịnh, vừa chữa bịnh vừa lo bảo vệ túi tiền của chủ nhân (các HMO) không trở thành sự thật. Thật ra, bịnh nhân đa số vẫn còn tin cậy bác sĩ riêng của mình và dần dần chống đối các giới hạn lựa chọn của các HMO; những scandal liên quan đến các tai nạn trị liệu gây ra do giới hạn không cho bịnh nhân gặp bác sĩ dễ dàng (access of care )làm cho các HMO càng ngày càng phải nới rộng sự quản lý khắc khe của mình, lắm khi bị thách thức trong những vụ thưa kiện giữa bịnh nhân và công ty bảo hiểm cũng như giữa tập thể bác sĩ và công ty bảo hiểm.

Các diễn biến này đưa đến một nền y tế dù vẫn còn quản lý, nay đã được "đổi mới", dễ thở hơn đối với các bác sĩ cũng như thoải mái hơn đối với bịnh nhân. Tuy nhiên, mặc dù ngân khoản dành cho y tế càng ngày càng chiếm một phần lớn hơn của tổng sản lượng quốc gia, vấn đề nan giải nhất của y tế Mỹ là khoảng 40 triệu người Mỹ vẫn không được bảo hiểm sức khỏe và một số đáng kể trong nhóm này là những trẻ em nghèo khó. Cho nên, ở Mỹ vẫn luôn luôn còn một trường phái cỗ võ chủ trương một cơ quan tự như Medicare , đứng ra bảo hiểm y tế cho toàn nước Mỹ (single payer system ). Giải pháp này tương tự như chế độ y tế xã hội của Canada, do chính phủ đứng ra quản lý toàn bộ ngành y tế. Tuy nhiên AMA chống đối chủ trương này, vì như nhiều người đã từng nghe đến những chậm trể , giới hạn diều trị và những ni khổ khác của bác sĩ cũng như bịnh nhân trong hệ rthống y tế kiểu Canada; cụ thể nhất là số bác sĩ Canada càng ngày càng đông tìm các qua Mỹ hành nghề cũng như những bịnh nhân Canada, đợi chờ quá lâu, phải qua biên giới chữa bịnh cho nó lẹ.

Khủng hoảng bảo hiểm cho bác sĩ:

Vừa được thở phào thoát bớt nanh vuốt của y tế quản lý, chúng ta lại gặp phải một cơn sốt khác. Sau một thời gian phát triển kinh tế không ngừng trong mười hai năm liên tiếp, nhất là dưới thời Clinton, nền kinh tế bắt đầu suy thoái, cng thêm biến cố 11 tháng 9, cái bong bóng kinh tế bị vỡ. Các công ty bảo hiểm l lã nặng trong các đầu tư lớn của mình cũng như bị mất tiền trong các bảo hiểm thiên tai bèn quay qua làm khó dễ , bắt nạt các bác sĩ bị yếu thế trong vấn đề bảo hiểm hành nghề. Thật ra, bảo hiểm hành nghề cho y giới chỉ là một phần nhỏ của doanh thương bảo hiểm ,cho nên các hãng bảo hiểm cũng không tha thiết gì nhiều đến khu vực này. Một số hãng như Saint Paul còn rút ra khỏi thị trường này làm một số bác sĩ chạy đôn chạy đáo tìm mua bảo him nơi khác, vì như mọi người đều biết, không mấy ai dám liều lĩnh hành nghề không bảo hiểm nghề nghiệp, không khác này làm xiếc không dây. Một số hãng bảo hiểm khác lại bị khánh tận, như Doctors Insurance Reciprocal (DIR), bản doanh tại tiểu bang Tennessee nhưng lại khách nhiều nhất ở Virginia, làm một số đông bác sĩ trong vùng này bị hõng cẵng, lại phải đi nhiều nơi năn nỉ mua bảo hiểm khác. Nếu bác sĩ có lý lịch tốt, chưa từng bị kiện tụng,thì không khó khăn lắm, chỉ phải trả tiền hai lần thôi, cao giá ơn nhiều ít. Nếu là người hành nghề có "tiền án" thì khó khăn hơn. Một số bác sĩ phải bỏ bớt những hoạt động "risky" như khám bịnh nhân ở nhà già (nursing home) mới mua bảo hiểm được. Tội nghiệp một số bác sĩ già về hưu rồi, tưởng an toàn với cái "tail" của DIR, thì nay phải bỏ tiền hàng ngàn đô đi mua cái "đuôi" khác, tức là cái "tail" để bảo him cho những kiện tụng có thể xảy ra sau này liên hệ đến thời gian hành nghề trong quá khứ..

Một số ngành chuyên môn như sản khoa, chỉnh trực (orthopedics), neurosurgey, bị ảnh hưởng nặng, giá bảo hiểm lên đến hàng trăm ngàn đồng một năm. , nhất là ở một số tiểu bang mà tiền bồi thường cho bịnh nhân có thể được các jury thiếu tinh thần trách nhiệm xã hội "tặng" cho nguyên đơn (plaintif) vượt quá xa sự đền bù thiệt hại một cách hợp lý. Một số khá đông bác sĩ sản phụ khoa (obstetrician-gynecologist) không còn muốn hành nghề đỡ đẻ nữa vì tiền bảo hiểm quá cao. Năm qua trong số những bác sĩ mới ra trường tiểu bang Maryland, không người nào muốn đi thực tập nội trú về sản khoa vì sợ bảo hiểm nghề nghiệp cho ngành này quá đắt tiền.

Những nơi như West Virginia và Pennsylvania, các bác sĩ giải phẩu đã phải làm reo ngưng làm việc mới gây nổi tiếng vang ép buộc chính phủ tiểu bang can thiệp để tránh tình trạng dân chúng thiếu bác sĩ. Tiểu bang Virginia, tuy không trầm trọng vì mức bồi thường cho bịnh nhân được giới hạn ở mức chừng một triệu mấy đô la, chính quyền cũng đang điều tra xem có thật sự khủng hoảng trong vấn đề bảo hiểm chuyên môn cho bác sĩ hay không. Hiện nay, đến 19 tiểu bang đang bị khủng hoảng về bảo hiểm hành nghề sơ sót và 25 tiểu bang khác cũng đang bị đe dọa.

Dự luật bảo hiểm hành nghề

Ở mức liên bang, chính quyền Bush cũng đang cố gắng cải thiện vấn đề này nhưng chưa có kết quả. Chủ tịch đa số Thượng viện (Majority Leader) Bill Frist, nguyên là một bác sĩ giải phu tim, ủng hộ Medical Malpractice Bill của đảng Cọng Hòa , đứng về phía các bác sĩ, các bịnh viện và các công ty bảo hiểm. Bill này tìm cách giới hạn bồi thường đau đớn và đau khổ (damages for pain and suffering in malpractice cases) cũng như bồi thường trừng phạt tổn hại (punitive damages) ở mức 250,000 độ la. Tiền thu lao trả luật sư theo tỷ lệ (contingency basis) cũng sẽ bị giới hạn. Tuy nhiên do sự chống đối của những nhóm luật sư và nhóm cổ võ quyền lợi của bịnh nhân, được đảng Dân Chủ ủng hộ, dự luật này bị giết chết ngay tại thượng viện hồi đầu tháng 7 năm 2003, đến năm 2004 vẫn chưa được giải quyết.

HIPAA (Health Insurance Portability and Accountability Act)

Lo về bảo hiểm chưa xong, thì y giới còn phải điên đầu về luật mới, Health Insurance Portability and Accountability Act viết tắt là HIPAA. Luật này được thành hình từ 1996 dưới trào Clinton (dân chủ) để bảo vệ quyèn riêng tư ( privacy rights) người bịnh , cũng như để thống nhất hóa và giản dị hóa một số làm việc về thông tin, trao đổi dữ kiện trong ngành y tế( giữa bác sĩ, bịnh viện, cơ quan bảo hiểm , các cơ quan y tế công cọng ,..các dữ kiện như định bịnh gì, chữa trị thế nào, ngày sinh số an sinh xã hội, của bịnh nhân.. ). Nói chung là với luật mới, những dữ kiện về người bịnh (protected health information, PHI) chỉ được phổ biến ra ngoài nếu được người bịnh cho phép, và người cung cấp dịch vụ y tế phải bằng mọi biện pháp không cho người không liên hệ "truy cập"(access) các dữ kiện này. Ví dụ , không được ghi chứng bịnh của bịnh nhân ngoài bìa hồ sơ mà ai cũng thấy, hoặc bạn mình nằm nhà thương mình điện vào bịnh viện hỏi thăm thì bịnh viện không có quyền trả lời. Tuy nhiên, vì luật mới áp dụng từ năm nay, ai cũng sợ phạm luật mà lại chưa hiểu rõ áp dụng đúng mức như thế nào nên dễ đi quá lố. Cho nên, lắm trường hợp gây trở ngại trong việc thông tin cần thiết để điều trị kịp thời, và mặt khác các bác sĩ phải học tập rất nhức đầu và lắm khi chi tiêu tốn kém để sửa đổii lề lối làm việc cũng như thành lập rất nhiều thủ tục rườm rà cho đúng luật.

Designer ER

Tuy giới y tế có rất nhiều chuyện phải lo như trên, chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy nền kỹ nghệ "y tế lại càng lúc càng đổ tiền vào các chi phí mới do bịnh nhân đòi hỏi những tiêu chuẩn cao hơn và những nhóm c cõ quyền lợi bịnh nhân đòi hỏi những biện pháp chữa trị an toàn hơn. Ví dụ , phòng cấp cứu các bịnh viện càng ngày càng chuyên môn hóa . Như phòng cấp cứu các bịnh viện nay có những phân khoa chuyên cho nhi đồng và những bác sĩ board certified về pediatric emergency medicine. Những trường hợp nhiểm trùng nặng trẻ em còn có những nhóm chuyên môn chữa cấp cứu cho những em bị nhiểm trùng gây kích xúc (septic shock), nhóm chuyên môn cho những trường hợp bạo hành tình dục (sexual abuse) . Các trẻ em ở Virginia hiện nay đều được thử thính giác để truy tầm bịnh điếc lúc mới sanh, có khi phải thử đi thử lại nhiều lần. Do đó bịnh viện được trang bị thêm cho hàng ngàn thử nghiệm này, và do đó chi phí cũng tăng thêm.

Tuy nhiên , lắm khoảng phí tổn xem có vẻ như không phải là tất yếu. Trong vùng Hoa Thịnh Ðốn này, bịnh viện Arlington Hospital mà rất đông chúng ta đã thân thuộc qua nhiều năm nay, sau khi bán cho chain nhà thương Columbia để trở thành for-profit, nay đã trở thành non-profit như cũ, với một tên mới cho oai hơn, Virginia Hospital Center, với chương trình xây dựng phòng ốc cơ sở mới vừa được hoàn tất lên tới 150 triệu dollar và quảng cáo ầm ỉ trên các hệ thống truyền thông. Trong bệnh viện vừa mới khai trương này, lobby được trang trí như một khách sạn năm sao, các bịnh nhân được đón tiếp bởi một concierge hầu cho từng người cho đến khi được đưa vào phòng riêng…Tổ hợp bịnh viện Inova, mặc dầu sau khi tính sổ lại, thì thấy lợi tức của mình thấp hơn cả 30 triệu đô so với báo cáo trước đây, nay bắt đầu thắt lưng buộc bụng và cho sa thi hơn trăm nhân viên. Tuy nhiên Inova Fairfax Hospital vẫn xúc tiến xây những cơ sở vĩ đại như Heart Center và Emergency Room, và nhà thương Inova Mount Vernon tuy chẳng hư hao gì, người ta cũng dự trù dời đi chỗ khác bỏ hàng trăm triệu đô xây cái khác mới và đẹp hơn. Ở thành phố Richmond nhỏ hơn, thủ phủ của bang Virginia, đại học VCU cũng có chương trình xây dựng toàn bộ mới các trường y khoa và bịnh viện cho sinh viên thực tập (teaching hospital) chi phí hang trăm triệu đồng.

Cũng giống như chiều hướng khắp nước Mỹ hiện nay. Nghĩa là ai cũng than lỗ lã, nhưng ai cũng phải chi tiền đôi khi hoang phí để lấy tiếng, để thu hút bịnh nhân có tiền, để không thua kém với đối thủ cạnh tranh với mình. Những khu sản khoa nay không còn là "xưỡng đẻ" tầm thường đầy máy móc và buồn tẻ nữa mà được trang bị bằng những sàn gỗ bóng loáng, những màn cửa đắt tiền và những giường ngủ không kém hoặc có thể hơn giường của mình ngủ nhà.

Ở New Yortk, các bà bầu Medicaid còn được cung cấp điện thoại cầm tay miễn phí xài thả giàn. Ngay tại phòng cấp cứu, theo báo The Wall Street Journal, các bịnh viện bây giờ cũng phải xài bàn ghế loại "designer" cho bịnh nhân dùng, mặc dù bịnh nhân phòng cấp cứu thường không phải là bịnh nhân lợi tức cao, sang trọng. Tuy nhiên, vì đây là một chiến thuật kinh tế, các ban giám đốc nhà thương nhìn xa hơn.

Dù sao thì đa số khách đến phòng cấp cứu cũng có bảo hiểm hoặc có tiền trả. Nếu trong lúc người ta nguy khốn cần tới mình thì nếu được đối xử niềm nở, long trọng , sau này lúc cần tới bịnh viện để chữa cho bản thân hoặc cho người thân (gia đình nào mà chẳng có lúc đau bụng, đau túi mật, đau tim, sinh con đẻ cái .. ) về sau này người ta sẽ nhớ đến cái ấn tượng đầu tiên về biện viện lúc ngồi chờ đợi trên cái ghế bành sang trọng của phòng cấp cứu, được mời ly cà phê do concierge đem đến mời uống. Cho nên giới y tế chúng ta , dù có nhức đầu với bao nhiêu điều lệ mới hàng ngày do các hãng bảo hiểm hoặc do các cơ quan nhà nước đặt ra, vào nhà thương chúng ta vẫn được hưởng những tiện nghi mà trước đây chúng ta không bao giờ tưởng tương nổi. Đối với người bịnh hình ảnh của nhà thương càng ngày càng gần với hình ảnh một khách sạn hạng sang (và còn có thể sang thêm nữa nếu chúng ta chịu chi thêm tiền) răm rắp tuân theo mọi sở thích của bịnh nhân, từ phòng riêng biệt trang bị như một suite sang trọng, cho đến thức ăn theo khẩu vị sắc tộc (ethnic food) của mình. Ðúng là có tiền mua tiên cũng được.

Thuốc men đắt tiền:

Ðã nói tiền thì phải nói đến thuốc men càng ngày càng tăng giá. Những thuốc tốt và ít phản ứng phụ mà chúng ta hiện nay coi như là không thể không có được vì đã quen xài như Claritin , Allegra, Nasonex, Zantac, Pepcid, Prilosec, Lipitor, Elidel.. chỉ mới xuất hiện có mấy năm gần đây và rất rất đắt tiền . Nhiều khi, tiền trả cho bác sĩ ra công khám và định bịnh, cho toa và theo dõi bịnh chỉ bằng một phần nhỏ của tiền đi mua một ống thuốc. Các hãng bảo hiểm cố gắng giảm thiểu vấn đề này bằng cách làm áp lực đổi tư thế thuốc mua có toa (prescription drug) thành thuốc mua tự do như trong trường hợp Claritin để họ không còn trách nhiệm trả tiền những thuốc rất thịnh hành này nữa. Vụ thuốc Claritin kéo theo những thuốc khác như Allegra, Zyrtec, Patanol.. làm những thuốc này cũng bị môt số hãng bảo hiểm từ chối không đài thọ nữa. Ðối với bịnh nhân nhi khoa chẳng hạn, trừ trường hợp thuốc trụ sinh, hầu hết các bịnh thông thường như dị ứng da, ho, sổ mũi, nóng, ngứa, dị ứng mũi , dị ứng mắt , thiếu máu do thiếu chất sắt đều có thể chữa bằng những thuốc bán over the counter không cần toa bác sĩ, mà cũng không được bảo hiểm đài thọ. Trong lúc đó thì các hãng thuốc càng ngày càng trở nên hung hãn trên mặt trận quảng cáo (tiếp thị) trực tiếp đến bịnh nhân qua các phương tiện truyền thông.

Cũng vì thuốc bên Mỹ đắt như vậy mà một số người Mỹ cũng như một số tiểu bang Mỹ tìm mua thuốc từ Canada hoặc những xứ khác (như Mexico) rẻ hơn nhiều, đặt ra vấn đề kiểm soát chất lượng đối với FDA và cũng đi ngược lại các luật lệ thuốc men của Mỹ. Tháng bảy năm 2003 , cả Hạ viện và Thượng Viện đều thông qua các dự luật trả tiền thuốc cho bịnh nhân già Medicare, lên đến 400 tỷ đô la trong 10 năm tới. Tháng 12 năm 2003 Tổng thống Bush ký thành luật cải tổ medicare. Tuy nhiên, hình như các người già cũng phải trả deductible khá nhiều và chính phủ chỉ sẽ bỏ ra chừng 40% giá thuốc mà thôi. Các hãng thuốc thì mừng vì thuốc sẽ được tiêu thụ nhanh hơn, nhiều hơn, nhưng ngược lại, chính phủ trả tiền thuốc thì chính phủ sẽ thương lượng trả giá gắt gao với các nhà sản xuất thuốc, sẽ kiểm soát giá cả thuốc nhiều hơn trước.

Quảng cáo thuốc trực tiếp cho người tiêu thụ và vấn đề an toàn thuốc men

Trong quá khứ, hầu hết các quảng cáo là chỉ để nhắc nhở trực tiếp bác sĩ về sự hiện diện của môn thuốc của mình và những thuận tiện nếu bịnh nhân xài thuốc này. Hiên nay một hãng thuốc bỏ ra hàng trăm triệu đô la để tìm ra một thuốc ăn khách đem lợi nhuận ào ạt vào cho người đầu tư. Ví dụ như thuốc Prilosec (omeprazole) chữa bịnh acid cao trong bao tử bằng cách ức chế cái bơm proton trong tế bào bao tử (proton pump inhibitor, PPI). Thuốc thành công quá mức tưởng tượng, đem về trên 4 t đô la một năm. Xã hội càng an nhàn, con người càng mập không những ở Mỹ mà khắp thế giới Âu Á, ăn uống càng nhiều, không điều độ, bao tử càng khó chịu, thức ăn nuốt vào như muốn trào ngược lên họng, xót ruột, ợ chua, gọi là gastroesophageal reflux disease (GERD, bịnh trào ngược thực quản) nên các thuốc trong loại này bán trên 10 t đô la một năm.. Năm nay, 2003, bản quyền thuốc Prilosec bị chấm dứt và những thuốc generic ra đời mùa thu năm nay kéo giá tiền thuốc từ 4 dollars còn chừng 50 cents, giảm xuống 90%. Hãng thuốc bèn dùng chiến thuật tung ra thị trường một thuốc khác tương tự (Nexium) và qung cáo ào ạt để bác sĩ và người tiêu thụ chuyển qua thuốc mới bán cao giá hơn.

Một chiến thuật khác là nhắm vào những vùng tranh tối tranh sáng (gray area) trong sự định nghĩa của một căn bịnh, và do đó mở rộng chỉ định, nghĩa là lãnh vực áp dụng (indication) của một thuốc sn có. Như lúc nào thì bịnh nhân bị trầm uất (depression), lúc nào thì bịnh nhân người lớn có thể được định bịnh thiếu chú ý (Adult Attention Deficit Disorder, ADDH), bịnh trào dịch thực quản (Gastroesophageal Reflux Disease, GERD), bịnh mỡ máu quá cao (hyperlipidemia), quá thấp, thiếu chiều cao (để có thể dùng hormon tăng trưởng /growth hormone rất đắt tiền)..? Chiến thuật của các nhà sản xuất thuốc là làm sao định bịnh các trạng huống cần chữa trị càng ngày càng nới rộng ra, bác sĩ càng xài thuốc nhiều và bịnh nhân càng đòi hỏi bác sĩ kê toa (do đó hãng bảo hiểm phải trả tiền) những thuốc mới hơn và đắt tiền hơn.

Ví dụ, tháng 7 năm 2003, Cơ Quan Quản Trị Dược Phẩm Li ên Bang (FDA) chấp nhận dùng hormon tăng trưởng (growth hormone) trong những trường hợp trẻ thiếu thước tấc (short stature) tuy chúng không bị thiếu growth hormone.Thuốc này tốn kém chừng ba chục ngàn đô la một năm, trong nhiều năm, chỉ để tăng bề cao chừng một hai inches mà thôi ở một trẻ hoàn toàn bình thường. Ðối với người lớn cũng như thiếu niên, thuốc hạ mỡ trong máu như Lipitor càng ngày càng được dùng để hạ mức cholesterol ở những bịnh nhân đang có mức thấp hơn trước đây nhiều.

Tuy nhiên,năm 2004 cũng là lúc những chiến thuật "aggressive" của các nhà thuốc bắt đầu khựng lại.Một số thuốc bán rất chạy, rất được bịnh nhân ưa chuộng , đem nguồn lợi lớn cho hãng bào chế đột nhiên bị rút khỏi thị trường vì những phản ứng phụ (side effects) không lường trước. Thuốc Vioxx giảm đau nhức cho người bị thấp khớp, và ít làm khó chịu bao tử, rất đắt tiền, được trên một triệu người ở Mỹ dùng, đem lại cho nhà sản xuất trên 5 tỷ đô la một năm, đã bị hãng Merk tình nguyện thu hồi vì thuốc làm gia tăng nguy cơ bịnh tim mạch (đau tim, tai biến mạch máu não, heart attacks and strokes) nếu dùng lâu dài. Giá trị trên thị trường chứng khoán của hãng Merck bi thiệt hại nặng vì vụ này. Nay đến phiên thuốc đau nhức khác cùng loại (Cox2 inhibitor), Celebrex cũng bị nghi gây ra những vấn đề tim mạch tương tự. Tháng 12 năm 2004, thuốc giảm đau thường dùng trên thị trường tự do không cần toa (Naprosyn, Aleve) cũng bị vấn đề tương tự. Trong những ngày tới, sẽ có áp lực để tăng vai trò kiểm soát của FDA làm co FDA hữu hiệu hơn trong vài trò bảo vệ sức khỏe người tiêu thụ và giới hạn bớt những quảng cáo của nhà thuốc nhắm trực tiếp người tiêu dùng (thay vì giới hạn quảng cáo vào giới bác sĩ).

Thường trú mệt mõi và lỗi lầm y giới

Nói về chuyện nhà thương và hành nghề sơ sót (malpractice) , tưởng cũng nên nhắc lại một báo cáo gần đây của Viện Y khoa Hoa kỳ ước lượng có chừng 100,000 (một trăm ngàn ) người bị thiệt mạng vì sơ sót của y giới (medical mistakes) trong các nhà thương Mỹ. Con số này làm cho chính chúng ta cũng phải giật mình và suy gẫm. Không biết ở các xứ khác thiếu phương tiện hơn, tinh thần phục vụ thấp hơn vì cuộc sống người làm việc trong ngành ít được ưu đãi hơn, các lỗi lầm y khoa sẽ phổ biến tới mức nào.

Liên hệ tới chuyện này là năm nay, bắt đầu áp dụng khắp Hoa kỳ những luật mới giới hạn giờ làm việc và giờ gác trực của các nội trú và thường trú tại các chương trình huấn luyện. Ý thức về tình trạng khai thác quá lố sức lao động rẻ (cheap labor) của các bác sĩ thực tập khởi phát từ New York. Ðó là trường hợp một cô gái con một luật sư bị uống thuốc quá liều, nhâp viện ở một nhà thương New York, dưới tay của một bác sĩ thường trú đang quá mệt mi vì thiếu ngủ và không được bác sĩ thực thụ (attending physician) giám sát chặt ch . Phong trào đòi quyền nghỉ ngơi và lập nghiệp đoàn theo luât lao động của các resident thực tâp là một chiều hướng mới trong ngành giáo dục y khoa.

Thi bịnh lý (clinical competency testing)

Các bác sĩ trẻ tranh đãu cho quyền lao động của mình thì ngược lại quần chúng càng ngày lại càng chuẩn hoá các bác sĩ mới ra trường cũng như đang hành nghề. Y khoa Mỹ càng ngày càng có tính cách máy móc và kỹ thuật hơn là một nghệ thuật săn sóc và trị bịnh giữa con người bác sĩ và con người bịnh. Một bài báo gần đây của một resident Mỹ trong báo Washington Post nói lên nỗi lòng của người bác sĩ trẻ hiện nay mà cũng là ni lo của một số bịnh nhân cũng như nhà giáo dục y khoa. Ví dụ, chụp Xquang phổi có vẻ lẹ hơn và khách quan hơn là nghe bằng ống nghe để chẩn đoán, đó là chưa nói đến CT scan, MRi , EKG đo tim, Holter monitoring.. để theo dõi tình trạng tim.. Cho nên, đối với người bác sĩ trẻ, cách làm việc ở nhà thương giống một phòng thí nghiệm hơn là một phòng chẩn bịnh. Người bịnh bằng xương bằng thịt được giản dị hóa thành tổng số những dữ kiện tìm thấy trong computer dưi tên và số hồ sơ của người đó. Quan hệ giữa bác sĩ và bịnh nhân có thể gần như không có và nghệ thuật làm người lương y "healer" sẽ mất dần dần.

Bắt đầu từ năm 2005, các bác sĩ bên Mỹ sẽ phải thi một kỳ thi lâm sàn (nghĩa là bên cạnh người bịnh bằng xương bằng thịt tuy là do người đóng vai bịnh giả) để xem bác sĩ có nói rõ đủ cho bịnh nhân hiểu hay không (nghĩa là nếu là người ngoại quốc có nói tiếng Mỹ "nghe được" hay không), có biết dùng ngũ quan (sờ, nghe, gõ, nắn, nhìn, ngưĩ..) để thu góp những dấu hiệu trên người bịnh vân vân. Kỳ thi này tốn kém chừng cả ngàn đô la, chỉ có ở vài thành phố lớn ở Hoa kỳ và lại thêm một mối lo cho các bác sĩ trẻ.

Trường y khoa của Bắc Virginia

Về một phát triển mới trong giáo dục y khoa liên hệ tới địa phương chúng ta là khuynh hướng các trường y khoa thiết lập những campus vệ tinh để đa dạng hóa kinh nghiệm học hỏi của các sinh viên y khoa cũng như đáp ứng nhu cầu y tế của những đîa phương đang phát triển mạnh về dân số và về sức mạnh kinh tế. Nói một cách khác, bịnh nhân tiền bạc ở đâu thì đến trường đại học cũng theo đến đó. Tại Virginia, noi gương môt số trường y khoa ở Texas và Nevada, trường Y khoa Medical College of Virginia (MCV) của Dại học VCU (Virginia Commonwealth University), Richmond, sẽ thiết lập một campus thứ nhì tại Inova Fairfax Hospital và dạy toàn thời gian cho sinh viên năm thứ ba và thứ tư y khoa tại đây. VCU Medical School Inova Fairfax Campus sẽ bắt đầu hoạt động từ năm 2005. Như vây là lần đầu tiên vùng bắc Virginia sẽ có trường y khoa riêng của mình và hy vọng cung cấp cho vùng những bác sĩ gốc gác ở đây, được hưởng tiền học phí tiểu bang và hy vọng ở lại Virginia hành nghề cho đîa phương mình. Thiết tưởng, đây cũng là một tin mừng cho giới sinh viên Việt nam, học tại chỗ, gần nhà đỡ tốn kém hơn nhiều

Sars và khủng bố sinh học

Nói về địa phương Washington Metropolitan Area chung quanh thủ đô chúng ta, vì "gần mặt trờI" nên hơn ai hết chúng ta lại càng chịu ảnh hưởng của những biến cố chính trị và đặc biệt là những đe dọa về chiến tranh sinh học. Sau ngày 11 tháng 9 năm 2001, vùng chúng ta được cảnh giác liên miên về những đe dọa sinh học có thể hoặc đã xảy ra. Bịnh than (anthrax) , bình thường chỉ là một đe dọa cho thú vật hoặc những người nuôi thú vật, trở thành một đe dọa cho những dân đô thị tại vùng này vì vi trùng bịnh than được quân khủng bố gởi trong những bao thơ bề ngoài có vẻ vô hại. Nhiều người bịnh, nhất là những người làm việc cho bưu điện vùng Washington, trong số vài người tử vong có một phụ nữ Việt nam tại New York. Với thời gian, sau khi đem đến không biết bao nhiêu tiền lời cho những nhà thuốc sản xuất thuốc trụ sinh đắt tiền Cipro vì ai cũng muốn tích trữ thuốc này mặc dù bịnh than có thể chữa bằng thuốc tetracycline r tiền hơn, bịnh này dần dần đi vào quên lãng.

Bịnh đậu mùa (small pox) , cũng được nhắc tới nhiều trong thời gian qua. Bịnh này cần phân biệt với chickenpox , hoặc varicella, tiếng Việt là trái rạ, hoặc thủy đậu. Chicken pox nhẹ hơn nhiều, trước đây trẻ con bị nổi mụt nước chừng vài hôm, bị sốt và ngứa , không uống thuốc cũng khỏi, chỉ bị thẹo nhẹ và ít. Trường hợp hiếm chicken pox mới gây biến chứng nặng như sưng phổi (pneumonia), sưng óc (encephalitis). Gần đây một số tiểu ban còn xuất hiện bịnh monkeypox, tạm dịch là đu khỉ, tên và vết mụn nước ngoài da cũng dễ gây lầm lẫn với hai bịnh trên. Tuy nhiên bịnh này nhẹ hơn smallpox, do một số chuột đồng nuôi làm pet truyền sang người và chỉ xảy ra lẻ tẻ vài trường hợp.

Hiện nay, do luật đa số tiểu bang, các em đều đã được chích ngừa bịnh trái rạ (thủy đău, chickenpox). trái lại, bịnh đău mùa nguy hiểm hơn nhiều và mấy chục năm trước tất cả mọi người đều được chủng ngừa đău mùa, cho đến lúc bịnh đău mùa được Cơ quan Y tế Quốc tế (WHO) tuyên bố là đã tiệt gốc (eradicated) trên tòan thế giới năm 1980 . Cái thẹo lớn mà ai cũng mang trên vai hay đùi là do chủng ngừa đu mùa. Sau đó, chỉ còn hai phòng thí nghiệm trên thế giới, một ở bên Mỹ, một ở Nga (Russia) còn giữ những mẫu sống của con virus smallpox. Một số virus bịnh này có thể đã lọt vào tay những kẻ có tham vọng gây chiến tranh bằng võ khí vi trùng. Do đó, đầu năm nay, chính phủ Mỹ định phát động một phong trào chủng ngừa đău mùa cho nhữngngười ở tuyến đầu mặt trận chiến tranh vi trùng ( như bác sĩ , y tá cấp cứu, nhân viên y tế, quân đội, ..) nhưng một số bịnh viện cũng như cá nhân còn ngần ngại vì các biến chứng có thể xảy ra, nhất là ở những người có hệ thống miễn dịch bị yếu kém (immunocompromised).

Ðầu năm 2003, lại xuất hiện bịnh mới là SARS, viết tắc chữ Severe Acute Respiratory Distress Syndrome, dịch là Hội Chứng Suy Hô Hấp Cấp Tính Nặng. Bịnh này phát xuất từ miền nam Trung Quốc, do một virus tên corona virus , có lẽ từ con chồn hương (civet), truyền qua những người đầu bếp làm thịt chồn, qua các bác sĩ, nhân viên y tế . Một ông bác sĩ người Tàu đem bịnh này qua Hồng Kông, lây qua cho nhiều người ở chung một từng lầu khách sạn. Những người này đem bịnh phân phối đi khăp nơi: Việtnam, Canada, Ðài loan , Singapore và luôn tới Mỹ, tuy ở Mỹ không ai bị chết. Sau khi làm tê liệt nền kinh tế Ðông N am Á cũng như Trung Quốc, thiệt hại chừng 50 tỷ đô la, bịnh này tự nhiên biến mất vào mùa hè, không biết bao giờ xuất hiện lại. Việt nam được khen là nước đầu tiên khắc phục được bịnh SARS, có lẽ một phần do hiện diện các chuyên gia y tế quốc tế ở Hà nội và Sài gòn, một phần có lẽ hệ thống điều hòa không khí tái lưu thông mầm bịnh trong bầu khí các bịnh viện ít xãy ra ở Việt nam. Ðiều đáng kể là từ trước tới nay, Tổ Chức Y Tế Quốc Tế (WHO) chỉ trông cậy vào các báo cáo chính thức của các nước liên hệ để theo dõi bịnh. Sau vụ chính phủ Trung Quốc dấu diếm các trường hợp SARS, WHO đổi chính sách và quyết định sẽ thu thập tin tức dịch học tực tiếp từ mọi nguồn không chính thức (báo chí, truyền hình, internet..) và sẽ có biện pháp ngăn chặn dịch nhanh hơn.

Bịnh cúm .

Trong những ngày cuối năm 2003 trong lúc một số nước sống về nghề du lịch Châu Á đang lo âu không biết SARS có trở lại làm tê liệt nền kinh tế thì tại Mỹ lại đang lo lắng về bịnh cúm (influenza). Năm 2003-2004 bịnh cúm đến sớm , mới tháng mười hai mà đã lan ra trên hai chục tiểu ban. Một số nơi, trẻ con chết vì cúm đã quá 40 trường hợp và là một chuyện ít khi xảy ra. Yếu tố thứ ba là strain virus cúm năm nay có hơi khác strain chứa trong thuốc chng ngừa cho năm 2003-2004, cho nên dù được chích ngừa, tỉ suất được che chở khỏi bịnh cũng không cao lắm, có thể chỉ 50-60%.

Năm nay (mùa 2004-2005), bịnh cúm lại đến trể, đến tháng 12 rồi mà chỉ có những trường hợp lẻ tẻ thôi. Ước mong năm nay không có dịch cúm lớn vì năm 2004 thuốc chích ngừa cúm ở Mỹ giờ phút chót bị khan hiếm nặng do nhà máy sản xuất ở Anh bị đóng cửa đột ngột vì thiếu chất lượng. Nhà máy này lại cung cấp gần một nửa cho nhu cầu nước Mỹ. Những người già trên 65 tuổi , những người bịnh kinh niên và trẻ em 6-24 tháng tuổi nằm trong diện ưu tiên được chích ngừa cúm. Tuy vậy cũng phải chờ đợi rất lâu, đôi khi còn gây ấu đã.Hiện nay chính phủ đang thu mua thêm ở một số nứôc khác, và mua thêm FluMist là một loại vaccin mới dùng virus sống, xịt vào mũi, khỏi phải chích. Ðây là một tin mừng cho hãng thuốc đang bị lỗ lã vì trước đây thuốc này rất ế, vì mới tung ra thị trường, đắt tiền và ít người chịu dùng.

Một mối lo âu khác về virus bịnh cúm là cúm gà (avian flu) do virus loại (strain) H5N1 đang gây những vùng dịch (endemics) ở Việt nam và các nước lân cận làm hang tiệu gà vịt bị chết hoặc phải tiêu diệt . Cúm gà không những giới hạn ở gà mà còn ở những loài khác như vịt nuôi (domestic ducks)tuy con vịt trông vẫn mạnh khoẻ, chúng vẫn thải ra virus tạo nên một nguồn "dự trữ" (reservoir) lây các gia cầm khác. Bình thường strain virus gà chỉ nhiểm trùng gà vịt, tuy nhiên điều đáng ngại là trong một số trường hợp strain virus này lại nhảy qua gây bịnh ở người ta. Ở Việt nam đã có 20 người chết vì cúm gà vịt và 12 người khác chết ở Thái lan. Đặc biệt là ở Thái lan có trường hợp virus cúm truyền từ người lây qua người , tuy nhiên chỉ một hai trường hợp thôi.Strain từ gà vịt qua người này có thể trao đổi với những strain virus cúm khác của người và tạo nên những giống (strain) mới mà cơ thể người không có kinh nghiệm đề kháng.Hiện tượng này có thể là điểm khởi đầu cho một dịch lớn (pandemic) lan rộng toàn cầu và gây nhiều người chết vì đa số nhân loại không có sức miễn nhiểm (immunity) sẳn có để đối phó.

Trong thế kỷ thứ 20, đã có 3 pandemics bịnh cúm: năm 1918, gọi là Spanish flu làm chết 675.000 người ở Mỹ nhưng 20% đến 40% dân số toàn cầu mắc bịnh và làm 50 triệu người chết ,1957 Asian flu (cúm Á châu) chết 70.000 người ở Mỹ và năm 1968 Hong Kong flu chết 43.000 người ở Mỹ. Người ta e ngại rằng thời điểm dịch cúm toàn cầu cũng đã gần kề và thủ phạm sẽ có thể là cúm gia cầm đang tung hoành tại Đông Nam Á.

Hiện tượng toàn cầu hóa và thuốc Việt Nam tại Mỹ.

Với hiện tượng toàn cầu hóa và giao thông giữa Việt nam và Mỹ càng ngày càng gia tăng, chúng ta chắc sẽ thấy hiện tượng những bịnh xảy ra ở Việt nam lan tràn qua Mỹ hoặc ngược lại. Ví dụ số người ở Việt nam bị nhiểm HIV nay đã lên đến 300 000, và hàng ngàn người chết mỗi năm. Với mức phòng ngừa bịnh lỏng lo tại Việt nam, đây có thể là một nguy hiểm đáng kể cho một số người về giải trí ở quê nhà, cho vợ và cả con của họ.

Chính phủ Việt nam hiện nay hình như ý thức về mối đe dọa này và đang gia tăng giáo dục chuyên môn cho bác sĩ y tá về các phương pháp điều trị cũng như những biện pháp ngăn ngừa. Cũng có những biện pháp gia tăng ý thức của quần chúng về bịnh HIV, như giáo dục giới tính trong lớp học, phổ biến các bao cao su (condom). Chính phủ Bush cũng cho Việt nam ưu tiên trong ngân khoản trợ cấp giúp chống HIV/Aids. Tuy nhiên, do nạn mãi dâm lan rộng, phong trào du lịch ào ạt , cùng với mức khác biệt gia tăng giữa người giàu và người nghèo làm cho người ta bị cám dỗ muốn làm ra tiền nhanh chóng bằng mọi phương tiện, khó nhìn thấy được một sự ngăn chặn hữu hiệu bịnh HIV/AIDS ở Việt nam trong tương lai gần.

Sau hết, một hiện tượng đáng chú ý trong giới Việt nam chúng ta tại Mỹ. Ðành rằng càng ngày càng có một số bịnh nhân đáng kể từ Việt nam qua Mỹ chữa những bịnh phức tạp, cần khoa học kỹ thuật Mỹ. Nhưng đáng kể và đáng ngạc nhiên là một số người Việt ở Mỹ lại về VN để chữa bịnh như giải phẩu thẩm mỹ, cắt amygdale, chữa răng, m mắt chữa cận thị, vì rẻ hơn bên Mỹ nhiều.. Chỉ có việc đem bầu về Việt nam để sanh thì không nên thôi vì vấn đề quốc tịch rắc rối.

Một số bịnh nhân mua thuốc Việt nam hoặc Châu Âu bán Việt Nam đem về Mỹ xài cho mình hoặc cho con cái. Giới bác sĩ chúng ta ở đây có lẽ nên để ý tới những thuốc này. Báo chí nói nhiều về những thuốc giả đang lưu thông tại Ðông Nam Á và ngày tại Mỹ. Một số thuốc khỏe như Coramine, thuốc nhét đít được người Việt và người Pháp quen dùng mà không có hoặc không bán tự do tại Mỹ, tuy nhiên vì đa số bịnh nhân dùng bừa bãi, không đúng chỉ định, một số trường hợp có thể nguy hiểm tính mạng nhất là thuốc dùng cho trẻ con có chứa aspirin hay salicylate có thể làm ói mửa nguy hiểm (hội chứng Reye).

Nhìn kỹ, thì việc này cũng nằm trong chiều hướng chung của thị trường thế giới hiện nay. chúng ta thấy các cơ sỡ y tế tư nhân ở Việtnam quảng cáo nhiều bằng Anh ngữ trên các website, và thật ra hình như các cơ sở y tế có vẽ gần với tiêu chuẩn quốc tế hơn trước. Theo luật kinh tế thị trường , ở đâu làm rẻ thì khách đến, và cũng như trong các lãnh vực khác, sản phẩm từ Việt nam , trước đây là thủ công nghệ, tới cá catfish, tới hột điều, nay tới chuyên viên computer, các ca sĩ, có thể tới lúc các bác sĩ ở Việt nam bắt đầu có những khách hàng ngay tại Mỹ và hiện nay đang là bịnh nhân phòng mạch ở đây.

Chúng ta rời quê hương thấm thoát đã mấy chục năm, lúc thế giới còn trong thế lưỡng cực của chiến tranh lạnh, lúc chưa có CT, MRI , Sono, CD, DVD, Internet, website, cellular phone. Nay thì, thay vì ở trong "cái nhà là nhà của ta, công khó ông cha làm ra, cháu con ta gìn giữ lấy", chúng ta lại sống trong cái làng thế giới (global village), trong cái tháp Babel, đủ màu da, đủ thứ tiếng. Các thay đổi trong ngành y tế chịu ảnh hưởng từ mọi mặt của sinh hoạt cộng đồng thế giới và riêng với người Việt hải ngoại, không ít thì nhiều, bằng cách này hay cách khác, lắm lúc chúng ta lại được lạc về đường xưa lối cũ mà không hay.

 

Falls Church, Virginia

www.bshien.net 

© http://vietsciences.free.fr  http://vietsciences.net  Hồ Văn Hiền