Xem Video
MỤC LỤC
- • Lời nói đầu...........................................................5
- • Phương pháp ăn uống để chống bệnh ung thư........7
- • Tôi đã tự chữa lành bệnh ung thư.........................25
- • Mì chính - kẻ thù ngọt ngào..................................51
- • Những hiệu nghiệm chữa bệnh.............................83

LỜI NÓI ĐẦU
Đối với nhiều dạng bệnh tật, đặc biệt là bệnh ung thư – hàng năm cướp đi bao
nhiêu sinh mạng con người một cách vô nghĩa lý. Y học hiện đại đã và đang
làm hết sức mình để khắc phục căn bệnh hiểm nghèo, bằng: cắt bỏ, chiếu tia,
hoá chất... để nhằm tiêu diệt bệnh tật. Bên cạnh đó y học cổ truyền cực Đông
lại coi bệnh tật như những tín hiệu đèn báo cho người bệnh biết họ đã đi
chệch khỏi trật tự vũ trụ và cần phải biết quay về với thiên nhiên. Với cách đặt vấn đề như vậy nền y học cực Đông đã đối đãi với bệnh tật như
một người bạn, và người “bạn” đó đã thông báo rõ ràng tình trạng “đang là”
của cá nhân bạn. Nếu đã thông báo nhiều lần rồi mà bạn vẫn không hay biết,
cho đến khi bệnh quá rõ thì bạn mới hay. “Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên
giả vong” và bệnh tật sinh ra là để nhắc nhở cá nhân đó điều chỉnh lại nếp
sống, sinh hoạt, ăn uống không “thuận thiên” của mình. Nền y học cực Đông
cung cấp cho bạn một sự thật là bệnh tật, trong đó có bệnh ung thư không
phải đến một cách bất ngờ vô lý như chúng ta vẫn tưởng mà trái lại: Cấu tạo
tố chất, lục phủ ngũ tạng, khí chất, môi trường sống, điều kiện sinh hoạt,
trang thái tinh thần, những cảm xúc nặng nề... đều là những lý do để bệnh
tật xuất hiện. Vì thế không có nạn nhân của bệnh ung thư mà chỉ có những kẻ
tự tạo cho mình bệnh ung thư mà thôi. Đó là điều mà người thực hiện quyển
sách nhỏ này mong muốn khuyến cáo cùng độc giả. Chúng tôi xin giới thiệu một cách nhìn nhận bệnh ung thư của GS. Michio
Kushi người Nhật Bản và cách điều trị bệnh ung thư của ông áp dụng theo nền
triết lý cực Đông đã tỏ ra hữu hiệu ở khắp thế giới, trong đó có một số
người Việt Nam áp dụng đã thành công để bạn đọc cùng tham khảo. Nắm vững và thấu đạt được những điều được nêu trong quyển sách này mỗi chúng
ta sẽ tôn trọng cơ thể sự sống của mình hơn.
Hàng triệu người Pháp đã thấy và nghe một giáo sư Nhật Bản trình bày trên
màn hình phép dưỡng sinh “mầu nhiệm” mà căn bản là ăn gạo lứt muối mè.
Giới y khoa Pháp, các bác sĩ về chuyên môn dưỡng sinh, các bác sĩ chuyên
trị bệnh ung thư và tất cả dân chúng Pháp không ngớt bàn bạc về phương
pháp Macrobiotique của giáo sư Michio Kushi. Do đó báo Paris Match mới
phái ký giả Sabine De La Brosse đến phong vấn giáo sư Michio Kushi tại
viện nghiên cứu của ông ở Boston.
Kỹ thuật ăn uống có tiến bộ từ 50 năm nay thì bệnh ung thư cũng bành
trướng từ 50 năm nay. Vào tháng 8 năm 1982, toàn nước Mỹ chấn động vì một bài báo Life trên 8
trang giấy tường thuật trường hợp một bệnh nhân ung thư nặng được cứu chữa
bằng phương pháp Macrobiotique: tại Philadelphia, một bác sĩ y khoa tên là
Antony Satilaro loan tin rằng ông đã dứt bệnh ung thư nặng (khối u đã di
căn toàn cơ thể) nhờ phép dưỡng sinh “Macrobiotique draconian” một phương
pháp ăn uống loại bỏ tất cả thực vật do động vật cung cấp. Tháng 3 năm
1984, một lực sĩ trứ danh, 26 tuổi tên là Dirk Benedietos viết trên nhật
báo Time rằng ông đã bị ung thư bọng đái, nay được cứu chữa nhờ phép dưỡng
sinh của Michio Kushi. Vào tháng 7 năm 1984, tờ báo East West Journal có
đăng một trường hợp tương tự. Một thương gia tên Norman Alnold sống tại
Columbia bị ung thư gan: “Bác sĩ điều trị tôi bảo tôi chỉ có thể cầm cự
trong 6 tháng nữa thôi. Tôi đau khổ và tuyệt vọng, tôi đành chịu phép cầu
cứu cuối cùng là ăn uống theo phương pháp Macrobiotique như bác sĩ Antony
Satilaro, nghĩa là từ này tôi chỉ ăn những thức ăn từ thảo mộc và rông
biển. Tôi tìm đến giáo sư Nhật Michio Kushi và ông này đã trị dứt bệnh cho
tôi. Hôm nay, tôi trở nên mạnh khoẻ, da dẻ hồng hào, tình thần minh mẫn,
tôi trở lại đời sống bình thường, làm việc, chơi thể thao, yêu đời, vui
sống còn hơn xưa nữa”. Ba trường hợp trênn gây ảnh hưởng không ít trong giới y khoa; các bác sĩ
bệnh viện hết sức tin tưởng và cũng bắt đầu ăn uống theo phưong pháp
Macrobiotique. Rồi dần dần số người bệnh ung thư được chữa lành và thoát
chết nhờ phương pháp Macrobiotique tăng lên không ngớt. Các trường đại học
Harvard, Erooklyn, Cambridge, các viện nghiên cứu ở Hoa Kỳ và Trung Quốc
hết sức tin tưởng vào thuyết “Giữ gìn sức khoẻ, tránh bệnh tật bằng cách
ăn uống”. Tại Boston, giáo sư Michio Kushi và phu nhân là bà Avelyn (chuyên dạy cách
nấu bếp Ma crobiotique) sống với 5 người con.
Sabine De La Brosse
ký giả của
Paris Match, đến thăm giáo sư và phu nhân tại viện nghiên cứu của giáo sư.
Sau đây là cuộc phỏng vấn: S.B (Sabine De La Brosse) hỏi: Dân chúng đang chờ nghe giáo sư nói chuyện
trên đài truyền hình về bệnh ung thư. Chẳng hay, theo giáo sư những việc
nào làm cho con người mắc phải bệnh ung thư? M.K (Michio Kushi) đáp: Chúng
ta thường nghe nói “nạn nhân” của bệnh ung thư. Câu nói ấy có nghĩa là
người mắc bệnh ung thư phải có cơ thể lành mạnh đáng lý ra không mắc phải
bệnh ấy bao giờ. Ý nghĩa này không đúng mà còn vô lý nữa. Thành kiến cho
rằng người mắc bệnh ung thư là nạn nhân, là kẻ vô phước, mắc phải bệnh
hiểm nghèo và sẽ chết nay mai, nên bạn bè thân quyến đến thăm viếng, nuông
chiều, tặng hoa, biếu kẹo bánh, sôcôla. Nạn nhân sẽ ăn, để rồi bệnh ung
thư vì thế mà nặng thêm. Sự thật khác hẳn: Bệnh tật, trong đó có cả bệnh ung thư không phải hiện
đến một cách vô lý như chúng ta tưởng, mà trái lại bệnh tật có lý do rõ
rệt và đến một cách đương nhiên và hữu lý. Từ 50 năm nay, bệnh ung thư lan
tràn, chúng ta hãy xét xem có cái gì thay đổi trong thời gian ấy? Kỹ thuật
làm việc, môi trường sống và nhất là cách ăn uống có thay đổi nhiều. Khi
xưa tổ tiên ta không ăn gạo xay quá sạch, bánh mỳ quá trắng, không uống
Coca Cola, không ăn chất đường nhiều. Khi xưa khôgn có chất hoá học thêm
vào thức ăn như bột ngọt, mì chính, thức ăn được chế biến....Thật ra, đến
90% thói quen ăn uông của chúng ta hiện nay có thay đổi hoàn toàn so với
thế kỷ 19, thời của ông bà ta. Nhân loại khi xưa đã sống qua hàng triệu
năm bằng những món ăn đầy đủ chất bổ, gốc từ nông sản nguyên chất. Những
thức ăn “văn minh” hiện nay bắt đầu gây tạo cho cơ thể ta những chất độc
như chất dơ, chất ươn thói, chất hoá học, chất đường chứa đựng trong các
bữa ăn của chúng ta . Chúng ta bài tiết chất độc qua đường tiểu, qua máu,
qua mồ hôi, qua hơi thở, qua thể dục thể thao. Bởi vậy, từ lâu mỗi chúng
ta đã nuốt vào cơ thể nhiều chất độc và làm tiêu diệt chất độc ấy bằng sự
bài tiết. Nhưng khi số lượng chất độc quá cao, thì cơ thể làm sao tiêu
diệt cho hết được. Thế thì rất đơn giản, cơ thể tự vệ bằng cách riêng:
tiêu diệt chất độc bằng cách tự tạo ra một cơn bệnh, để đốt cháy chất độc
quá nhiều cho cơ thể được rửa sạch và trở lại quân bình. Đó là thế thủ tự
nhiên bảo tồn sự sống. Nhưng khi số lượng chất độc quá cao so với khả năng
bài tiết, nếu mỗi ngày chúng ta cứ tiếp tục nuốt vào cơ thể những thức ăn
có hại hơn là có lợi (nghĩa là độc nhiều hơn bổ dưỡng), chúng ta ăn nhiều
chất hoá học, chất đường, thịt thú vật, kem lạnh...thì cơ thể ta phải làm
sao? Nếu ta cứ tồn thêm chất độc thì cơ thể ta gom chất độc ấy vào một chỗ, ấy
là bệnh ung thư hiện ra Nếu ta cứ tiếp tục ăn vào những chất độc, chất thừa (thừa calori, thì khả
năng bài tiết do mệt quá thành bất lực vì chất độc quá nhiều so với khả
năng bài tiết) thì cơ thể ta chỉ còn phương cách cuối cùng để sinh tồn là
gom những chất độc ấy vào một cơ quan của cơ thể thường là ở vú, bộ phận
sinh dục, phổi.... Những khối chất độc ấy ứ đọng thành những mạng mỡ dễ
ung thối và ấp ủ vi trùng; vi khuẩn nảy nở thành khối u còn gọi là bướu
(kyste, tumeur). Thế là bệnh ung thư xuất hiện.
Bệnh ung thư chỉ là một cách chống đỡ tự nhiên của cơ thể để cứu vãn sự
sống. Phương cách này tuân theo luật thiên nhiên không thể tránh được,
luật này áp dụng cho tất cả sự vật trong vũ trụ.
Không có nạn nhân của bệnh ung thư chỉ có những kẻ tự tạo cho mình bệnh
ung thư mà thôi. Khi người ta tiêu thụ quá số nhu cầu cho sự sinh hoạt của
cơ thể, thì bệnh ung thư sinh ra để che chở cho cơ thể.
S.B: Vậy thì làm sao bây giờ, thưa giáo sư?
M.K: Nếu bệnh ung thư chợt đến, ta không nên quá chú tâm lo lắng cho khối
u, mà ta phải để tâm xem xét đến thức ăn, sớm kiểm soát chất lượng và phẩm
chất của thức ăn để số chất độc thặng dư tồn trữ tỏng cơ thể dưới hình
thức của bướu sẽ bị tiêu diệt dần dần.
S.B: Giáo sư nói số thặng dư đã có trong quá khứ. Vậy thì trẻ sơ sinh nào
có bao nhiêu chất độc mà cũng bị ung thư?
M.K: Những trẻ so sinh khi còn là bào thai được nuôi dưỡng bởi chất độc
trong thức ăn của người mẹ. S.B: Giáo sư đã nghiên cứu cách nào để khám phá ra điều này? Ông là một
bác sĩ y khoa đã dày công nghiên cứu?
M.K: Ông sẽ ngạc nhiên khi biết rằng tôi không hề tốt
nghiệp y khoa mà tôi lại tốt nghiệp luật khoa ở đại học Tokyo, chính trị
khoa ở Columbia Univercity tại New York và tôi có nghiên cứu nhiều năm
triết học Đông phương, Đông y và phương pháp Macrobiotique. Tôi say sưa
nghiên cứu phép dinh dưỡng. Tôi đã tìm cách thích nghi phương pháp dinh
dưỡng với nếp sống của thế giới văn minh hiện đại. Sau đó, tôi dịch nhiều
sách về ung thư trong 7 năm liền.
S.B: Xin giáo sư cho biết vài điểm thiếu sót và sai lầm trong ăn uống của
thế giới hiện đại so với phép dưỡng sinh của ông bà ta thuở xưa?
M.K: Chúng ta đã bỏ quên một số bột chứa đựng nhiều khoáng chất như lúa
mỳ, lúa mạch, bắp, các loại đậu (leguniaeuses) giàu sinh tố như đậu (poes,
đậu lentilen...(, chúng ta ăn quá ít rau, củ tươi như củ cải trắng, củ cải
đỏ pissenlita. Thức ăn của chúng ta hiện giờ chỉ toàn là thịt thú (thịt
bò, thịt heo, thịt vịt, chim). Tất cả các loại thịt thú chứa nhiều chất mỡ
khó tiêu. Lại nữa, chúng ta chê bỏ dầu thảo mộc để ăn toàn mỡ thú (mỡ heo,
mỡ bò). Còn về nước uống: toàn nước ngọt đựng trong hộp, trong chai như
coca cola. Cách nấu nướng cũng thật sai lầm vì chúng ta loại bỏ hết vỏ,
lá, rễ cây, ấy là những phần chứ nhiều sinh tố C, và để bù đắp lại, chúng
ta uống thuốc viên vitamin khó tiêu hoá hơn bội phần vitamin thiên nhiên.
Lại nữa, gạo trắng chúng ta đang ăn bị mất lớp vỏ chứa nhiều chất đạm,
nhiều sinh tố và chất khoáng. Bánh mì trắng là một món ăn xấu nhất. Ở Nhật
Bản, nơi mà nếp sống càng ngày càng theo lối Mỹ, người ta thấy rằng càng
ngày bệnh ung thư càng có nhiều, nhất là ung thư bao tử vì người ta ăn
nhiều thịt, trứng, phomat. S.B: Tôi nghe nói, phụ nữ thường hay bị ung thư vú, có thực vậy không?
Phương pháp Macrobiotique có thể cứu họ không?
M.K: Có chứ, vì cách dinh dưỡng thanh đạm, ăn uống đúng cách, có mục đích
lập lại sự quân bình của cơ thể. Những bà ấy cần kiêng ăn thịt, có thể ăn
cá thay vào, bớt ăn đường và phải kiêng uống rượu. Bù lại, họ nên ăn nhiều
rau củ cải, rau cải đủ loại, rau tươi luộc chín, không nên ăn quá nhiều
rau sống. Nếu người ta nhận thấy hiện nay ở Nhật Bản các bà bớt bị ung thư
vú, ấy là nhờ các bà bớt ăn thịt heo, bớt ăn phomat, bớt ăn đường và bớt
ăn dầu. S.B: Xin giáo sư cho tôi một mẫu thực đơn Macrobiotique?
M.K: Được, tôi sẽ đề nghị như thế này:
- Bữa ăn điểm tâm: Dùng một chén bột lúa mạch với vài miếng mì đen và một
tách trà (không ướp thơm). - Bữa ăn trưa: Một món salade, một đĩa rau luộc chín, cá, bột mì nguyên
chất (bột mì lứt) (nếu là người Âu), cơm gạo lứt (nếu là người Á), trà
không ướp hương. Người Pháp thích uống rượu nho, họ có thể uống vừa phải.
- Bữa ăn chiều: Xúp rau, đậu lentilen với poiseasses, cá, trái cây, bánh
taeta aux pommer không có đường, salade trộn với dấm làm bằng ngũ cốc
(đừng dùng dấm hoá học) và trộn với ít dầu thôi.
S.B: Giáo sư đã chữa lành bệnh ung thư bằng phương pháp Macrobiotique?
M.K: Tôi đã đạt được nhiều kết qua khả quan với phương pháp Macrobiotique.
Hàng năm, tôi nhận lời chữa 3000 bệnh nhân và phần nửa là bệnh ung thư, có
đến 40% số bệnh nhân ung thư đến giờ chót (vô vọng). Bác sĩ của họ đã
chạy, họ không còn chút hy vọng sống sót, họ mới tìm đến tôi. Tôi có thể
nói, phần nửa số bệnh nhân “chờ chết” ấy hiện nay đã bình phục hẳn, khoẻ
mạnh và trở lại vui sống bình thường.
S.B: Vậy còn phần nửa kia thì sao?
M.K: Số người ấy không theo đúng phương pháp Macrobiotique
mà tôi đã vẽ cho họ. Họ ăn uống sai, họ không kiêng ăn được, họ ăn uống
trái phép, họ tiếp tục tồn trữ chất độc. Phải nói rằng đối với người mắc
bệnh ung thư, thì phải theo đúng phương pháp Macrobiotique. Họ cho rằng
khó ăn, khó theo, khó kiêng cữ. Phải nhìn nhận rằng sự hợp tác của người
xung quanh nhất là người trong gia đình là rất cần. Trong gia đình, người
vợ nấu bếp phải nâng đỡ tinh thân người chồng bằng cách cùng ăn với chồng
theo phương pháp Macrobiotique.
Cách thức nấu ăn hiện nay đã tiêu huỷ tất cả những chất bổ dưỡng cho cơ
thể. Khi lần đầu tiên tôi đến thăm một bệnh nhân trong gia đinh, tôi có
thể đoán trước bệnh nhân ấy sẽ lành mạnh hay sẽ chết. Nếu vợ ăn một miếng
thịt băm viên trong khi ông chồng ráng ăn bột, ăn rau thì hỏng cả rồi.
Muốn cho một bệnh nhân hết bệnh, người xung quanh cũng phải ăn theo phương
pháp này. S.B: Chỉ có một phương pháp Macrobiotique duy nhất cho tất cả bệnh ung thư
hay là có thay đổi tuỳ bệnh nhân?
M.K: Có một phương pháp mẫu, những chuyên viên Macrobiotique trị bệnh cho
người có thể thay đổi thực đơn tùy trường hợp, có người thì cần ăn nhiều
rau luộc, có người thì chỉ cần ăn nhiều ngũ cốc.
S.B: Những bác sĩ chuyên môn trị ung thư có đồng ý với ông về phưong pháp
này không? M.K: Y khoa Mỹ hiện nay nghiêng về phương pháp mới này nhiều lắm. Mới đây
có một bài báo đề xướng cách ăn uống rất giống phương pháp Macrobiotique.
Tôi hợp tác chặt chẽ với nhiều bác sĩ chuyên môn trị bệnh ung thư như
Cohem, Iehman De Boston. Phương pháp của tôi không ngược lại lối trị bệnh
của họ từ bấy lâu nay như Chimiothéraple (chữa ung thư bằng cách tiêm ngay
vào khối u), chiếu tia cobalt hay giải phẫu. Lạ thật, khi tôi thảo luận
với họ thì họ chấp nhận phương pháp của tôi là hay là đúng, mà hễ khi họ
được phỏng vấn trên đài truyền hình, truyền thanh thì họ cố tránh phát
biểu ý kiến riêng. Dẫu sao tôi vẫn tin tưởng nơi tôi. Tôi tin chắc rằng,
trong 8 năm nữa y khoa sẽ nhìn nhận rằng bệnh ung thư có thể chữa trị được
bằng lối dinh dưỡng đúng cách. S.B: Khi ông săn sóc một người bệnh ung thư, ông có đồng ý cho họ tiếp tục
uông thuốc, tiêm thuốc hay chiếu tia cobalt như đã làm từ trước hay không?
M.K: Thông thường, tôi săn sóc bệnh nhân, tôi thảo luận với y bác sĩ điều
trị về phương pháp Macrobiotique của tôi. Nếu tiếp tục cho chiếu tia
cobalt, hoặc dùng Chimiothéraple thì có thể làm dịu cơn đau nhưng chắc
chắn làm suy yếu cơ thể rất nhiều. Vì lẽ đó, phải dùng thuốc cẩn thận,
phải theo dõi bệnh nhân rất kỹ và chớ nên lạm dụng thuốc. Còn nếu phương
pháp dinh dưỡng mới có kết quả tốt thì tôi nghĩ nên giảm thuốc từ từ.
S.B: Ngoài viện của giáo sư ở Boston, ông còn thành lập trung tâm truyền
dạy Macrobiotique nữa không? M.K: Tôi có thành lập tại Mỹ 5 viện khác cho dân chúng, cho các giáo sư
tương lai. Chính là những sinh viên cũ của tôi đã theo Macrobiotique. Khoá
học kéo dài từ một năm đến một năm rưỡi, và sẽ phải có thêm nhiều tháng
thực tập và thí nghiệm nữa. Tôi sáng lập những trại hè ở những vùng có
cảnh đẹp ở Hoa Kỳ và Châu Âu, có tới 7000 người sống trong đó, họ ăn uống
theo lối Macrobiotique, thử thích nghi với lối sống theo thuyết mới.
S.B: Xin giáo sư cho biết vài điểm hay báo hiệu sức khoẻ
dồi dào của một đệ tử của phương pháp Macrobiotique?
M.K: Phương pháp Macrobiotique giúp cho con người chóng khỏi sự sợ sệt, lo
lắng, kinh hãi. 1. Độ đường trong máu trở lại bình thường. 2. Áp huyết hạ xuống. 3. Độ colesteron thấp. 4. Nhịp tim tốt. 5. Sự tiêu hoá, sự bài tiết điều hoà.
Người đệ tử Macrobiotique trước kia nóng nảy, nay trở nên kiên nhẫn. Họ
trở nên dễ hoà hợp với kẻ quanh mình hơn, và đó là người không ganh ghét,
bình tĩnh, tinh thần vững mạnh. Trong những gia đinh Macrobiotique, mỗi
người cư xử hoà nhã với nhau, dịu dàng và hiền lành với nhau hơn, ít khi
cãi vã, giận dỗi. Những người theo phương pháp Macrobiotique ít khi cảm
thấy lo âu, chán nản, sợ sệt. S.B: Khi một bệnh nhân ung thư được chữa lành nhờ phương pháp
Macrobiotique nghĩa là chỉ dùng những thức ăn thảo mộc và hải sản, khi họ
ăn uống trở lại trước nghĩa là ăn thịt thú, thì bệnh ung thư có thể tái
phát không? M.K: Muốn được lành hẳn, cần phải có thời gian 7 năm ăn uống theo phương
pháp Macrobiotique và sau đó 8 năm dưỡng bệnh ( nghĩa là có thể ăn thịt
thú trở lại nhưng ít thôi). Nếu một bệnh nhân lơi kỹ thuật Macrobiotique
trước khi bệnh dứt hẳn, thì bệnh ung thư có thể tái phát.
S.B: Ngoài bệnh ung thư, phương pháp dinh dưỡng của giáo sư có giúp cơ thể
tránh những bệnh khác nữa không?
M.K: Những người theo phương pháp Macrobiotique thường thì được che chở
khỏi tất cả các bệnh tật, như bệnh đau khớp xương chẳng hạn. 15% người Mỹ
mắc bệnh này. Tại học đường Harvard nhiều sự nghiên cứu sưu tầm chứng nhận
rằng phương pháp Macrobiotique là phương thuốc thần hiệu để chữa các bệnh
đau khớp xương và các bệnh về tim.
S.B: Theo ý ông, nước nào trong tương lai sẽ tiến triển trong vấn đề chống
bệnh ung thư? M.K: Tôi nghĩ rằng nước Trung Hoa có thể qua mặt Hoa Kỳ trong cuộc chạy
đua này (cuộc chạy đua thắng bệnh ung thư).
Điều này do sự phối hợp chặt chẽ của hai nền y khoa: Đông y và y học cổ
truyền. S.b: Vợ ông và 5 con ông chỉ dùng những thức ăn thảo mộc, những thức ăn
biển, vậy vợ con ông có khỏi bệnh tật hay không?
M.K: Đã 35 năm nay, tất cả người trong gia đinh tôi không xài một xu để
mua thuốc uống (chỉ trừ khi vợ tôi sinh đẻ). Dĩ nhiên con cái tôi cũng có
bệnh vặt, bệnh nhẹ, nhưng chúng tôi săn sóc nhau bằng lối ăn đúng cách
thôi (sửa đổi thức ăn cho từng trường hợp).
S.B: Phép dinh dưỡng Macrobiotique có ảnh hưởng gì đến trí óc?
M.K: Có nhiều thí nghiệm về vấn đề này. Tôi có liên lạc với một người bạn
thân thiết, giám đốc một trung tâm cải huấn cho trẻ phạm pháp tại
Virginin. Một hôm ông quyết định bỏ hẳn những món ăn có nhiều chất đường.
Ít lâu sau, người ta thấy trẻ bớt hung hăng, dữ tợn. Còn những cậu thiếu
niên thần kinh suy nhược buồn rầu, không ăn đường thì lại có thêm nghị lực
muốn sống vui, sống hoà mình với người xung quanh. Những sự nghiên cứu
khác cho thấy phương pháp Macrobiotique làm cho con người được nhanh trí.
sáng suốt, tăng thêm trí óc. Người theo phương pháp Macrobiotique hiểu tâm
lý hơn, cởi mở hơn.
Trong khi giáo sư Michio
Kushi trình bày lý thuyết Macrobiotique thì nhiều người đến nghe, lặng lẽ
bước vào phòng họp, ngồi rải rác trên sàn nhà quanh lò sưởi. Giáo sư
Michio Kushi mỉm cười và nói tiếp: Nếu tương lai, thế giới văn minh hiện
đại không trở về phép tương dưỡng sinh theo thiên nhiên dù không hẳn là
phương pháp Macrobiotique hay phép dưỡng sinh tương tự, thế giới sẽ đi đến
một sự sụp đổ khủng khiếp. Về hình thức: mỗi gia đình sẽ có nhiều người
đau yếu luôn, dù bệnh ung thư hay bệnh khác, rồi ta sẽ thấy có một số cuộc
giải phẫu để cắt bỏ các cơ quan trong cơ thể, thay vào đó cơ quan nhân tạo
như tim, cuống phổi, cuống bao tử...Về mặt tinh thần, tư tưởng sẽ bị chi
phối bởi những phương cách nhân tạo, uống thuốc vitamin viên, dùng máy
điện để giúp trí nhớ. Phương pháp “Cách sinh trẻ nhân tạo” khiến giống
người của thiên nhiên sẽ tiêu dần để thay thế vào lớp người “tiền chế”. Ý
niệm gia đình, tôn giáo, tình cảm con người sẽ mất hẳn. Trái lại, nếu con
người trở về phép dưỡng sinh Macrobiotique hay gần như Macrobiotique thì
nhân loại sẽ sống dậy, tiến lên, đời sống tinh thần được nâng cao và thế
giới sẽ được cứu vãn. Muốn sống khoẻ, sống vui, chúng ta phải nghĩ rằng vũ
trụ rất đẹp và kiếp người rất quý.
S.B: Sau khi trình bày vè phép màu nhiệm Macrobiotique, xin giáo sư cho
biết vài nguyên tắc cơ bản? M.K: Nguyên tắc cơ bản thứ nhất là dùng những thức ăn toàn phần (complet),
nghĩa là không bỏ bớt phần bổ dưỡng như vỏ cám gạo, vỏ lá, rễ của rau củ.
Nhu vậy, thay vào ăn bánh mỳ tráng, chúng ta chọn bánh mỳ đen, ta sẽ ăn
gạo lứt thay vào gạo trắng và ăn đủ loại ngũ cốc để nguyên chất không xay,
không giã trắng, không chế biến; phải ăn rau cải từng ngày; về thức ăn
thảo mộc ta có thể ăn nhiều thứ, nhưng khi rửa rau ta nên giữ nguyên rau
từ rễ đến lá, đừng bỏ bớt những phần của cây rau vì mỗi phần đều chứa
những chất bổ riêng cần cho cơ thể. Tất cả những phần của rau đều cần vì
mỗi phần chứa một thứ sinh tố và khoáng chất, và vi tất cả đều ăn được.
Tôi có phổ biến nhiều cách nấu rau cải. Lời khuyên của tôi là hãy ăn rau
cải chỉ trồng bằng đất thường chứ không trồng bằng phân hóa học (có thể
dùng phân thiên nhiên). Nói về dầu ăn, khi chúng ta dùng dầu để ăn theo
phương pháp Macrobiotique, chúng ta hãy chọn dầu vừng là tốt nhất. Chúng
ta nên dùng dầu thảo mộc để chiên xào, không nên dùng bơ hay mỡ heo để ăn,
nấu ăn. Hãy giảm bớt hay bỏ hẳn những thức ăn từ gốc động vật, nhất là
thịt thú. Bù lại chúng ta có thể ăn cá, nếu chúng ta thèm ăn thịt, chúng
ta nên ăn thịt thú có lông như gà, vịt, chim. Muối là món cần sau nước,
chúng ta nên chọn muối có phẩm chất tốt (vừa phải, không quá đen; không
quá trắng). Rong biển rất tốt, rong biển là món ăn quan trọng, chứa nhiều
chất đạm, và chứa nhiều khoáng chất và sinh tố B12. Có nhiều loại rong
biển, và cũng nhiều cách thức nấu ăn với rong biển. Chúng tôi khuyên các
anh hãy ăn ngũ cốc nguyên chất, nên ăn những thứ rau cải tươi theo mùa vì
nó tươi tốt. Tuỳ theo đông, hạ, xuân, thu, thiên nhiên cho gì ta ăn nấy.
Còn về ngũ cốc thì có thể ăn quanh năm vì nó khô, giữ lâu được.
Tóm lại, ngũ cốc, rau đậu, trái cây là những món ăn chính của ta
Trong khi Michio trầm ngâm
suy nghĩ, tất cả mọi người yên lặng, một thứ yên lặng thiêng liêng như ở
thánh đường, một phụ nữ lục tuần hiện ra khung cửa, da dẻ mặn mà, tóc hoa
râm, có vẻ mạnh khoẻ, yêu đời. Bà nói: “Xin chào quý vị, xin lỗi tôi đến
trễ, nhưng tôi quyết đến để tường thuật trường hợp của tôi được cứu sống
nhờ phương pháp Macrobiotique. Tên tôi là Virginin Brown, là y tá ở bệnh
viện Turnbridge trong vùng Verment. Hồi năm 1978, tôi hay tin mình bị bệnh
ung thư đã di căn toàn cơ thể (thời kỳ 4). Khi ấy, nghĩ rằng không sống
được bao lâu nữa, tôi cảm thấy một nỗi chán nản. Tôi đã chứng kiến nhiều
người chết vì bệnh ung thư như tôi, mặc dầu đã được điều trị bằng
Chimiothéraple, hay chiếu tia cobalt, hay đã được giải phẫu. Vì vậy, tôi
không thể dối toi được, tôi nói cho chồng con tôi biết là tôi sắp sửa vĩnh
biệt những người thân yêu của tôi, thế là tất cả đều khuyên tôi đến giáo
sư Michio Kushi để chữa theo phương pháp Macrobiotique. Lúc ấy, tôi còn
nghi ngờ lắm, hơn nữa, lần đầu tiên tôi gặp giáo sư Michio Kushi, người đã
nói với tôi một cách giản dị rằng: “Chính bà đã tạo ra ung thư cho bà, thì
cũng chính bà hãy làm tiêu mất ung thư của bà đi”. Khi tôi trở về nhà, con
gái tối nấu cho tôi một bữa ăn đầu tiên theo phương pháp mới, thú thật là
tôi khó ăn, vì không ngon miệng, nhưng từ từ tôi quen dần, ăn dễ dàng, rồi
lại thấy ngon. Sau ba tuần, tôi nghe trong người dễ chịu, bớt bệnh. Sáu
tháng sau, tôi trở lại gặp giáo sư Michio. Ông tuyên bố rằng: “Bệnh của bà
đã lui tới 75% rồi đó, nhưng bà phải tiếp tục theo đúng phương pháp này
trong ba tháng nữa để bệnh dứt hẳn”. Rồi đến năm 1981, khi tôi đến bệnh
viện để xin khám tổng quát, các bác sĩ hết sức ngạc nhiên vì trong cơ thể
tôi không còn một dấu vết gì của bệnh ung thư cả. Tôi đã đạt được kết quả,
cơ thể tôi được rửa sạch, khối u ung thư tiêu mất. Giáo sư Michio Kushi
giải thích “trường hợp của V. Brown là độc đáo vì Virginin là bệnh nhân
duy nhất chưa hề dùng thuốc trị liệu trước khi theo phương pháp
Macrobiotique”. Một thanh niên có vẻ yêu đời, cởi mở, tươi tắn, hồng hào, ăn mặc thật sang
trọng, xin trình bày trường hợp của cậu. Cậu tên là John Carter, 42 tuổi,
xuất thân từ một gia đình thượng lưu danh tiếng ở Boston. Trong lúc cậu
đang tiến mạnh trên con đường công danh sự nghiệp, thì bỗng nhiên cậu ngã
bệnh, cậu bị ung thư não, khối u bằng cườm tay trong đầu, do bệnh viện
Boston Maxsachusetta General Hospital khám phá. Cậu nói: “Tôi thấy nhức
đầu kinh khủng, bác sĩ Ogomen quyết định giải phẫu để cắt bỏ cục bướu
trong não. Cuộc giải phẫu này rất nguy hiểm vì có thể động dây thần kinh
hệ. Hệ quả có thể lường là tôi có thể bị bại liệt trọn đời. Cuộc giải phẫu
kéo dài 18 tiếng đồng hồ, người ta chỉ lấy ra một chút tế bào khối u để
thử nghiệm chứ không thể lột hết khối u ấy. Tôi được chăm sóc chu đáo
trong 2 ngày. Thật là khủng khiếp, tôi chịu không nổi đau nhức. Khi tỉnh
dậy, bác sĩ phẫu thuật nói với tôi rằng: “Nếu không cắt bỏ, khối u đó sẽ
lan tràn ra”. Tôi phải chịu 7 tuần lễ chiếu tia Cobalt. Sau đó, người ta
cho tôi xuất viện về nhà chờ chết, tôi hoàn toàn kiệt sức và đau khổ vì
tuyệt vọng. Vào tháng 12 năm 1984, bạn bè quanh tôi khuyên tôi thử một
giải pháp cuối cùng, tìm đến giáo sư M. Kushi để theo phương pháp
Macrobiotique. Tôi hết sức ngạc nhiên trước hiệu quả rõ rệt, tôi trở nên
mạnh khoẻ, hết nhức đầu, ăn ngon, ngủ được, tinh thần tỉnh táo, sáng suốt,
tôi trở lại vui sống. Hôm nay, các bác sĩ điều trị cho tôi khi xưa hết sức
ngạc nhiên khi chụp hình não tôi vì thấy khối u đã tiêu mất. Giáo sư
Michio nói: “Chính anh đã tạo ra ung thư cho anh và cũng chính anh làm mất
khối u ấy”.
Những người có mặt hôm nay
trong phòng họp của giáo sư Michio chắc chắn là những bệnh nhân cũ của
ông. Đó là những người sống sót nhờ phương pháp Macrobiotique, nên hết
người này đến người khác lần lượt tường thuật trường hợp của mình và khoe
mừng họ được cứu sống nhờ phưong pháp dưỡng sinh Macrobiotique của giáo sư
Michio Kushi, kẻ bị ung thư máu, người bị ung thư gan, ung thư phổi, ung
thư vú. Nhìn những con người đang vui khoẻ, yeu đời, háo ăn tiến đến bàn
ăn dó bà Kushi nấu bếp và dọn ăn, chúng ta khó nghĩ, khó tin rằng đã có
một thời họ đã ở trong tình trạng tuyệt vọng chờ chết.
* Sabine de la Brosse
là một phóng viên dày dạn kinh nghiệm của tờ tuần báo
"Paris-Match" từ hơn mười lăm năm nay.
Trước đây, bà bị bệnh ung thư, bất ngờ vì phải đối
mặt với thử thách khó khăn, đòi hỏi người bệnh phải sống với cuộc chiến đấu
thực sự. Phải tự mình vươn lên phấn đấu để vượt qua.
Sabine de la Brosse đã thực hiện một cuộc điều tra qui mô về các bác sĩ lỗi
lạc chuyên về ung thư tại Châu Âu và Hoa Kỳ.
Năm 1979 bà được trao giải văn chương y học Medec cho cuốn “Force de
vaincre” (thuộc loại sách “nhân chứng")
- Vietsciences
=================================
TÔI ĐÃ TỰ CHỮA LÀNH
BỆNH UNG THƯ.
Đối với bác sĩ trưởng một bệnh viện, không gì đáng ngạc nhiên và khó chịu
cho bằng khi hay tin mình đã mắc bệnh ung thư, không còn sống được bao lâu
nữa. Các vị cộng sự của ông còn ngạc nhiên hơn khi biết rằng vị thủ trưởng
của họ đã áp dụng phương pháp thực dưỡng OHSAWA, tự chữa lành bệnh mà
không cần họ giúp đỡ. Cuộc mạo hiểm này là của bác sĩ Anthony Sattilaro,
Giám đốc một bệnh viện lớn ở Philadelphia (Hoa Kỳ). Ông đã kể cho chúng
tôi nghe câu chuyện này với vẻ chân thành và không có ý đem mình ra làm
gương. Tuy thế, một hội nghị gồm 8000 bác sĩ ung thư vừa nhóm tại Seattle
(Hoa Kỳ) phải công nhận tầm quan trọng của ăn uống trong việc chữa trị và
phòng bệnh ung thư. Sau đây là câu chuyện do Anthony Sattilaro tự kể. Cũng phải nói thêm rằng:
câu chuyện về ông đã được đăng tải trên:
• Tạp chí Paris Match (Pháp) tháng 10 năm 1982. trang 17, 19, 24, 26, 29, 34, 37, và 42.
• Tạp chí LIFE (Hoa Kỳ) tháng 8 năm 1982 trang 62, 63, 65, 66,68, 70.
• Tạp chí Atarashiki (Nhật) tháng 10 năm 1982 trang 10
• Báo “Đại Đoàn Kết”(Việt Nam) số 43-51 tháng 11-1988.
Như thường lệ, từ hai năm nay, sáng ngày 23-5-1978, tôi thức dậy thì nghe
nơi lưng đau âm ỉ. Nuốt xong hai viên thuộc chấn thống, tôi cạo râu, thay
quần áo và dắt xe đạp vào thang máy của khu nhà tôi đang ở, cạnh công
trường Rittenhouse. Gần đây, tôi có thói quen đạp xe đến Unio League ăn
sáng rồi đi làm luôn. Sáng hôm đó, đường xá rất đông người, vừa đến một ngã tư, bất ngờ có người
băng qua trước mặt tôi. Tôi lách càng xe cố tránh thì đâm vào một ổ gà
trên đường và ngã xuống. Tay và hông tôi bị xóc mạnh. Tôi đứng dậy, phủi
bụi và gỡ mấy viên nhựa đường còn dính ở lòng bàn ta. Dịch hoàn bên phải
đau nhức dữ dội, nhưng tôi cố đạp xe đến nơi làm việc. Khi đến bệnh viện,
lưng và hang vẫn còn đau. Tôi liên lạc ngay với phòng quang tuyến. Vài
ngày sau tôi cho rọi kính, thử gan và máu rồi trở lại văn phòng làm việc.
Tôi mới nhậm chức giám đốc bệnh viện Methodist 6 tháng nay, còn trước đây
tôi làm trưởng phòng gây mê suốt 13 năm trời. Ngày hôm đó, tôi phải lo đối
đầu với cuộc sát hạch đầu tiên đúng nghĩa của nó: Bộ y tế Pennysylvania mở
cuộc thanh tra nha sở, các phòng ban và nhân viên.
Tôi đang lo lắng về cuộc thanh tra này hơn là việc khám nghiệm cơ thể tôi,
thì chuông điện thoại reo lên. Bác sĩ Anthony Renzi, trưởng phòng quang
tuyến đang đợi tôi ở đầu dây, ông hỏi:
- Tony này, anh thấy trong người ra sao? - Khoẻ lắm, có chuyện gì vậy? - Này, tôi xem phim chụp thấy ngực anh không được bình thường. Anh nên ghé
qua tôi một chút. Khi tôi đến, Renzi đặt phim trên máy rọi, tôi thấy nơi sườn phải có một
vết lớn. Trong lúc cùng Renzi thảo luận về mấy tấm phim thì tôi thấy phổi
bên phải như khác lạ. Hơi thở của tôi như nghẽn lại, miệng khô rang. Tôi
ráng dằn, nới lỏng cà vạt ra. Sau khi tôi xem hết các phim quang tuyến,
Renzi bàn với tôi nên cho khám xương ngay, tôi đồng ý.
Một giờ sau, tôi trở lại
phòng quang tuyến. Renzi và người phụ tá tiêm vào người tôi một thứ chất
thuốc nhuộm. Tôi phải đợi suốt ba tiếng đồng hồ cho chất thuốc ngấm khắp
cơ thể. Sau đó họ treo phía sau tôi một cái máy giống như các công tơ
Geiger dùng theo dõi sự phản ứng của thuốc nhuộm. Trong trường hợp, một
người bị ung thư thì chất thuốc nhuộm này sẽ tụ lại những nơi có tế bào
ung thư. Khi máy rà xương chĩa vào những nơi có thuốc nhuộm tụ lại thì kêu
lên ròn rã, ồn ào. Nếu không có ung thư thì thuốc lan đều khắp cơ thể và
máy chỉ phát ra những tiếng tích tắc nhẹ nhàng, đều đặn.
Tôi nằm dài trên chiếc bàn hẹp bên dưới cái máy, người gần như trần
truồng, chỉ mặc độc chiếc áo bệnh viện. Tôi cảm thấy lạnh và sốt ruột.
Người run cầm cập như đang nằm trên một khối nước đá. Tôi ngước mắt nhìn
cái máy. Đầu cảm ứng của cái máy hình thù như một cái trống nhỏ được nối
liền với một máy điện tử (computer) dùng để phân tích dữ kiện, một bộ phận
dao động gắn trên máy điện từ sẽ cung cấp hình rọi của bệnh nhân. Ung thư
sẽ hiện lên màn ảnh của bộ phận dao động, dưới hình thức những vết đen.
Nếu người khoẻ mạnh, máy sẽ chiếu một hình người trong và rõ. Tôi thầm
khấn nguyện trời đất. Ngay trước khi Renzi cho máy chạy, để trấn an, tôi
thầm nhủ với mình rằng: Đã là bác sĩ thì không bao giờ có bệnh.
Renzi bật cần mở máy. Như một con vật khổng lồ đột nhiên tỉnh giấc, máy
bắt đầu phát ra những tiếng tích tắc chậm rãi như đang thu lấy những phân
tử phóng xạ trong không khí. Đầu cảm ứng hình cái trống nhỏ được treo ngay
đầu tôi. Bỗng nhiên tiếng tích tắc êm dịu và rời rạc biến thành những âm
thanh cuồng loạn như tiếng súng liên thanh. Tim tôi đập mạnh, da sởn ốc và
căng ra vì adrenaline đột nhiên được phóng thích và thân nhiệt bốc cao.
Tôi liếc nhìn màn ảnh và sợ hãi khi thấy cái gì như là một vết đen ở ngay
đỉnh đầu. Renzi đưa máy xuống vai phải của tôi. Tiếng kêu im lặng đi chốc
lát rồi lại vang lên thật man rợ...nơi xương ức, lưng, sườn phải của tôi
cũng đều như thế. Tôi co rúm người lại như thể bị sốc, nhưng những âm
thanh đó vẫn tiếp tục xoáy sâu vào người tôi. Dường như chúng phát ra từ
chính giữa não tôi và chính đấy là tiếng kêu của các tế bào ung thư báo
cho biét sự hiện diện của chúng.
Tôi ngồi dậy, bước xuống bàn và cảm thấy buồn nôn. Nhưng tôi vẫn cố nén
lại và cùng Renzi xem lại các kết quả. Theo máy rà thì tôi có những vết
ung thư ở sọ, ở xương sườn số 6 bên phải, vai phải, xương ức và lưng.
Sau đó, Renzi đến tìm tôi tại văn phòng và tìm cách an ủi tôi. Dáng điệu
của ông ta không được tự nhiên dường như ông ta muốn thở mạnh mà không thở
được, ông nói với tôi: - Tony này, thật tình mà nói thì chúng ta cũng chưa kết luận được gì qua
buổi khám xương này. Hy vọng máy rà đã phản ứng theo một hoạt động còn
lành của mô xương. Chúng ta chưa thể quyết chắc được trước khi giải phẫu.
Xin anh đừng suy luận vẩn vơ trước khi biết rõ sự thật. Đồng ý không Tony?
- Đồng ý! – Tôi lẩm bẩm nói và mơ hồ nghe tiếng mình lẫn lộn trong mớ âm
thanh của máy còn vang vọng trong đầu tôi.
Sáng hôm sau, tôi đem tất cả các kết quả thử nghiệm đến cho vị bác sĩ
riêng, bác sĩ Sheldon Lisker. Là một bác sĩ nội khoa và ung thư, một
chuyên viên chẩn đoán và trị liệu u bướu, bác sĩ Lisker vừa là bác sĩ
riêng, vừa là bạn thân của tôi từ cuối năm 1960. Ông khám người tôi và chú
trọng đến hòn dái sưng bên phải lúc bấy giờ cũng cứng cách khác thường.
Ông nói với tôi là những thử nghiệm máu cho thấy mức phosphatase lên rất
cao, chứng tỏ khả năng bị ung thư, gan cũng có những hoạt động không bình
thường, cũng có những dấu hiệu mà ông đã thấy trong lần thử gan cho tôi
vào dịp hè năm ngoái. Rồi ông cầm những tấm phim của máy rồi đặt vào giấy
rọi. Ông nói: Anh Tony này, sau khi xem xét kỹ tất cả, tôi đành phải cho
anh biết là tôi ngờ anh bị ung thư ở hòn dái và nhiếp hộ tuyến. Nguy hiểm
là ung thư phân tán ở nhiều nơi trong cơ thể như mấy tấm phim cho thấy.
Tôi khuyên anh nên cho cắt bỏ hòn dái và mổ nhiếp hộ tuyến ngay.
Bác sĩ Lisker và tôi còn bàn
bạc thêm về các dữ kiện. Có hai điều trong bệnh tình của tôi xem ra có vẻ
mâu thuẫn với mô hình cổ điển của bệnh ung thư dịch hoàn và nhiếp hộ
tuyến. Ung thư dịch hoàn thường không lan qua xương, trong khi phim quang
tuyến lại cho thấy có vết u ở xương. Còn ung thư nhiếp hộ tuyến thường
không có ở những người da trắng cỡ tuổi tôi, mới 46 tuổi. Người da trắng
ít khi mắc bệnh ung thư nhiếp hộ tuyến trước tôi năm 50. Nếu óc những
người dưới 50 tuổi thì khác với trường hợp của tôi và nguy hiểm hơn nhiều
so với bệnh ở những người cao tuổi, nó thường giết nạn nhân trong vòng 2-3
năm sau khi phát hiện. Lisker cố an ủi tôi, nhưng cả hai chúng tôi đều biết rằng, dầu chịu đựng
giải phẫu đi chăng nữa, tôi cũng không thể ăn mừng thọ ngũ tuần của tôi.
Phòng mạch của Sheldon Lisker ở gần nhà tôi. Từ biệt ông, tôi thả bộ về
quảng trưòng Rittenhouse. Hôm đó là ngày đầu tháng 6, trời xuân nắng ấm.
Ghế đá công viên đầy những người ngồi ăn trưa dưới bóng cây. Một làn gió
nhẹ lào xào lướt qua mấy tán lá. Tôi thầm nghĩ rõ là một ngày lý tưởng để
căng buồm lướt gió. Ở góc đường, một nghệ sĩ đang trưng bày các tác phẩm. Tôi dừng lại xem
tranh và chú ý đến bức tranh dầu vẽ hai người đang chơi quần vợt, trong
lòng muốn mua, toi sắp hỏi hoạ sĩ giá cả thì một ý nghĩ mà tôi cố gắng xua
đuổi ra khỏi tâm trí một cách vô vọng chợt đến với tôi: mày sắp chết đến
nơi rồi, mua sắm làm gì? Tôi vội quay gót về nhà.
Chiều hôm đó, tôi gọi điện đến bác sĩ John Prehatry, trưởng khoa giải phẫu
thuộc bệnh viên của tôi, để nhờ mổ dịch hoàn và nhiếp hộ tuyến, tôi đành
phải cắt bỏ hòn dái. John và tôi thoả thuận cho cuộc mổ xẻ vào thứ 3 tới.
Sau đó tôi thu xếp để ngày thứ hai vào nằm bệnh viện Methodist như là
những bệnh nhân khác. Vào cuối tuần, tôi lái xe về nhà nghỉ hè của tôi ở Long Beach Island NJ để
nghỉ ngơi và để ghé thăm cha mẹ tôi sống gần đó. Thật là trớ trêu, cha tôi
đang chết mòn chết dần vì bệnh ung thư từ 6 tháng nay, nên tôi không dám
cho cha mẹ tôi biết là tôi cũng đang mang bệnh ung thư. Lẽ ra tôi phải nói
rõ với bà là tôi sắp đi nằm bệnh viện thì tôi chỉ nói thác đi là tôi đi
công tác trong 2,3 tuần và khi tôi về sẽ gọi điện cho bà hay.
Tuần sau, tôi được chính nhân viên trong bệnh viên của tôi giải phẫu hòn
dái bên phải, các u hạch tuyến nằm bên hang cũng đã bị cắt bỏ, nhiếp hộ
tuyến cũng được mổ xuyên qua ruột. Khi đem phân tích, nhiếp hộ tuyến cũng
bị ung thư. Bước tiếp theo cũng quá rõ ràng, xương sườn số 6 bên phải rồi
đây cũng được cắt bỏ nếu ung thư lan sang những nơi được máy rà chỉ định.
Chỉ còn một cách duy nhất là mổ xương sườn ra khám nghiệm.
Ngày 13 tháng 6, tức là sau lễ sinh nhật lần thứ 47 của tôi một ngày,
xương sườn bị mổ ra xem, trên mặt xương có một cục u to bằng quả mận,
xương sườn có cục u được gửi tới phòng xét nghiệm nghiên cứu. Nếu cục u là
u lành thì hy vọng máy rà đã phản ứng theo hoạt động còn lành của bộ xương
và ung thư nhiếp hộ tuyến được chữa lành bằng phẫu thuật. Kết quả của
phòng thí nghiệm sẽ kết luận và quyết định điều đó. Một tuần sau, bác sĩ
Prehatry, người đã mổ xẻ cho toi, đến thăm tôi tại phòng bệnh. Ông ngồi
cạnh giường và trước khi ông nói, ông nhìn thẳng vào tôi, có lẽ toi kịp
nhận ra những điều bất thường trên mặt ông, John nói:
- Anh Tony này, thật đáng buồn khi phải cho anh hay điều này, xương sườn
đã bị ung thư.
Cuộc giải phẫu đã xác nhận
những điều chẩn đoán: Ung thư nhiếp hộ tuyến vào thời kỳ IV (D). Tôi biết
rằng tôi chỉ còn sống được từ 18 tháng đến 3 năm nữa thôi.
- Tuyệt vọng quá John ơi! – Tôi vừa nói vừa ứa nước mắt.
Prehatry im lặng một lát rồi nói thêm: “Tôi đã bàn với bác sĩ Lisker, ông
ta cũng đồng ý là phải cắt bỏ cả hòn dái bên kia”. Sáng hôm sau, tôi lại
phải lên phòng mổ lần thứ 3. Chỉ trong 3 tuần, lần giải phẫu lần này, gọi
theo danh từ chuyên môn là giải phẫu dịch hoàn, mất gần 1 tiếng đồng hồ.
Tôi được trở về phòng lúc 2 giờ.
Đến gần trưa, ảnh hưởng của thuốc tê mới hết, nằm dài trên giường, tôi
nghĩ miên man. Tôi không còn hoàn toàn nữa, nhân phẩm đã bị giảm sút. Tôi
sẽ ra sao? Số phận đó tôi thừa biết. Tôi bật lên khóc nức nở, từng mảng
lớn của cuộc sống đã trôi đi. Trong cơn xúc động, bực tức, tôi la lên:
“Không, trời ơi, không...!” Tôi nằm điều trị suốt mùa hè hầu như nhờ vào percodan, một loại ma tuý
chấn thống. Vào nằm bệnh viện là cốt giảm cơn đau, thế mà giờ đây tôi đau
đớn hơn bao giờ hết. Nỗi đau đớn chi phối mọi hành vi của tôi. Cứ 6 tiếng
đồng hồ là tôi nốc 2 viên percodan, tác dụng chấn thống an thần của thuốc
cũng làm tôi khoẻ khoắn, thoải mái. Kỳ lạ, những ưu tư như được cất vào
những ngăn kéo nhỏ trong não. Đời sống trở nên êm dịu. Nhưng sự khoẻ khoắn
đó không lâu dài, 2, 3 giờ sau, hiệu quả của percodan giảm đi thì tôi lại
rơi vào trạng thái chán chường trống vắng. Người tôi đã suy nhược hẳn,
những triệu chứng này quá quen thuộc với tôi vì tôi đã phải chứng kiến nỗi
đau đớn mà chết dần mòn. Ngày cuối tháng 7, cha tôi lên cơn đau não, ông cần được cấp cứu, mẹ con
tôi quyết định đưa cha tôi vào bệnh viện Methodist. Chính hôm đó, tôi nói
cho mẹ tôi hay rằng tôi cũng mắc bệnh ung thư. Tôi nói chắc với bà:
- Mẹ đừng lo, bệnh tình nằm yên một chỗ và đã cắt đi rồi.
Mẹ tôi bảo: - Thế không phải là mẹ con mình từng nói về bệnh tình cha con
đó sao: “Bệnh nằm yên, đừng lo”.
Im lặng một lát rồi bà nói thầm:
- Cha con biết hết rồi!
- Biết cái gì?
- Cha con biết con bị ung thư, ông đã nói cho mẹ hay khi cha con gặp con
lần cuối. Ông nói: “Tony cũng mắc bệnh đó” và ông vừa lắc đầu vừa nói:
“Tony cũng mắc bệnh đó”. Tôi nghĩ thầm, thì ra người bệnh và người hấp hối hiểu rõ nhau.
Ngày 7 tháng 8 cha tôi qua đời. Ngày 8 tháng 8, chúng tôi cử hành tang lễ
tại nhà thờ St.Prancis ở Long Beach Island. Ngày hôm sau, chúng tôi an
táng ông trong nghĩa trang gia đình tại Hopelawn N.J. Buổi chiều nóng và
ấm. Người tôi phờ phạc, bệnh ung thư dường như không chịu buông tha, tôi
đau nhức vô cùng, đưa đám cha tôi cứ ngỡ như đưa đám mình.
Trên đường trở lại Philadelphia, có 2 người đứng bảo vệ xin quá giang, cả
hai đều còn trẻ, chạc độ 20, tóc phủ tai, bận quần jean và áo pull. Thường
thì tôi lờ đi vì tôi chúa ghét bọn trẻ để tóc dài và có thái độ lấc cấc,
nhất là vì họ hay chỉ trích nghề nghiệp của tôi. Nhưng hôm đó, không hiểu
sao, tôi lại cho họ quá giang. Tôi không ngờ rằng hai thanh niên này mang
sứ mệnh trọng đại bước vào đời tôi.
Trên đường trở lại Philadelphia, Sean Me Lean ngồi với tôi phía trước còn
Bill Bochbracher nằm dài ở đằng sau mà ngủ. Me Lean cùng tôi trò chuyện.
Thì ra hai anh chàng vừa học xong khoá dạy nấu ăn tự nhiên do quán cơm
thực dưỡng Seventhinn tại Boston bảo trợ. Về phần tôi, toi cho Me Lean
biết là tôi vừa chôn cất cha tôi xong và tôi cũng sắp chết vì ung thư.
Người bạn đồng hành đáp lại tôi vẻ bất cần đời: “Thưa ông bác sĩ, xin ông
biết cho là ông không cần phải. Bệnh ung thư có quái gì lâ khó chữa đâu”.
Tôi nhìn anh ta như một đứa trẻ con còn khờ dại. Tôi thầm nghĩ, một chú bé
nấu bếp mới 20 tuổi đầu mà biết gì về bệnh ung thư. Tôi cho rằng do tính
bốc đồng của tuổi trẻ mà anh ta có luận điệu như vậy. Tôi bảo cho anh ta
biết: - Sean này, thật ra bệnh ung thư rất khó chữa, hàng năm chừng 400.000
người chết vì nó. Nó là tên sát nhân thứ số 2 ở Hoa Kỳ. Không thể giải
quyết đâu, chú tin tôi đi!
Sean đáp lại:
“Xin ông nghe tôi. Bệnh ung thư chỉ là kết quả hiển nhiên của lề lối ăn
uống sai lầm. Khi ông ăn nhiều thịt, hàng lô thức ăn chết từ sữa, trứng,
thức ăn tinh chế từ đường và bột trắng, cùng những thứ cho nhiều hoá chất
để bảo quản, thì ông phải mang bệnh ung thư, nếu trước đó không chết vì
bệnh đau tim”. Anh ta khẳng định: “Chính thức ăn gây ra ung thư, nhưng ông có thể đảo
ngược tình hình bằng cách thay đổi ăn uống và chỉ ăn cốc loại lứt với rau
cỏ. Rất nhiều người đã làm như vậy và ông cũng nên làm như họ”.
Khi người khách qua giang xuống xe, tôi quên ngay lời khuyên nhủ của anh
ta. Trong 20 năm lăn lộn ở trong ngành y, tôi từng gặp đủ loại lang băm.
Như vậy, tôi bỏ ngoài tai những lời Me Lean đã nói.
Vài ngày sau, mang cái lưng đau nhức trở về nhà toi đựơc người gác dan
trao cho một tấm giấy báo bưu phẩm và cho tôi biết có một món quà đang đợi
tôi ở phòng bưu điện với 67 xu cước. Gói quà của Me Lean. Mở ra tôi thấy
một cuốn sách nhan đề: “Những hiệu nghiệm kỳ diệu của phương pháp thực
dưỡng đối với bệnh ung thư”. Phương pháp thực dưỡng à? Không biết có phải
cái lối ăn uống điên khùng gạo lứt muối mè không? Tôi vào phòng khách, nằm
xuống đi văng một cách khó khăn và lật ra xem.
Thì ra Những hiệu nghiệm kỳ diệu của phương pháp thực dưỡng đối với bệnh
ung thư là một cuốn sách nhỏ đăng những bức thư chân tình của những người
nhờ phưong pháp thực dưỡng OHSAWA mà chữa lành bệnh ung thư, đa số là
những bệnh nhân bị giới bác sĩ cho là vô phương cứu chữa. Tôi đọc lướt qua
toàn bộ cuốn sách rồi chực ném nó vào sọt rác thì tên của bác sĩ Ruth
Schaefer làm tôi chú ý. Bức thư cho biết là bà đã nhờ phương pháp thực
dưỡng mà chữa lành bệnh ung thư vú. Bà còn cho biết hiện giờ bà là bác sĩ
đang hành nghề ở Philadelphia. Tôi đặt cuốn sách xuống, lật danh mục y tế
tìm số điện thoại của bà Ruth Schaefer và quyết định gọi cho bà. Có giọng
đàn ông đáp lại. Tôi nói: “A lô, có bác sĩ Ruth Schaefer ở nhà không?.
- Ông quen với vợ tôi à? – thì ra là ông Schaefer.
- Ồ không! Nhưng tôi vừa đọc được bức thư chân tình của bà nhà đăng trong
cuốn “Những hiệu nghiệm kỳ diệu của phương pháp thực dưỡng đối với bệnh
ung thư”. Xin ông cho được tiếp chuyện với bà nhà về việc này.
Ông ta nói: “Rất tiếc là bà xã nhà tôi không có mặt ở đây. Bà ta đang nằm
chờ chết vì bệnh ung thư ở bệnh viện”.
- Ồ! Tôi biết ngay mà. Cảm ơn ông đã giúp tôi giải quyết được thắc mắc của
tôi. Phương pháp thực dưỡng không trị được bệnh ung thư – Tôi sắp gác máy
thì ông Schaefer gọi giật tôi trở lại:
- Hãy nghe tôi, thật ra nó rất hiệu nghiệm. Trong lúc bà xã nhà tôi áp
dụng cách ăn uống này, quả là nó đã giúp ích cho bà ấy. Đúng là bà ấy có
dấu hiệu khả quan. Nhung bà ấy không theo nổi, bà ấy ngán mấy cái món đó.
Tôi hỏi: Thế ông cho là nó đáng được lưu tâm? Tôi cũng sắp chết vì bệnh
ung thư đây. Ông Schaefer trả lời: “Vâng, đúng vậy”. Rồi ông cho tôi số điện thoại của
Denny Waxman, chủ nhiệm East West Foundation ở Philadelphia, một cơ sở
truyền bá phương pháp thực dưỡng OHSAWA.
Tôi quay số gọi Denny Waxman, và thế là tôi bước vào thế giới kỳ lạ của
phương pháp thực dưỡng. Suốt 7 tháng tôi ăn cơm chung với gia đình Waxman,
chia sẻ thức ăn của họ và nghe giảng lý thuyết của phương pháp thực dưỡng.
Vì bệnh tình của tôi quá trầm trọng, nên Denny Waxman và vợ của ông đã cố
gắng cho tôi ăn theo phương pháp triệt để. Mọi thứ tôi hay ăn và thích ăn
nhất đều bị loại trừ như thịt, thức ăn chế từ sữa, cốc loại đã tinh chế
như bánh mỳ trắng và các loại bánh làm bằng bột trắng, đường mỡ, hạt dẻ,
trái cây, nước uống có ga, những thức ăn có gia vị hoá chất và chất bảo
quản. Rượu là món cấm kỵ. Chế độ ăn uống của tôi chỉ gồm 50-60% cốc loại
lứt, nhất là cơm lứt, 25% rau cỏ trồng tự nhiên ở địa phương đã nấu chín,
15% đậu và rong biển, phần còn lại là súp Miso và các loại dùng nêm nếm.
Tôi nghĩ đã phó mình vào tay một nhóm lang băm. Nỗi khốn cùng đã dễ dàng
biến tôi thành một con mồi. Nhưng lâm vào ngõ bí, tôi không thể nào làm
khác được. Hoặc là tôi chết hoặc là tôi phải thử một cái gì đó khác với
những cái mà tôi đã thử. Duy có điều chắc chắn, đây là cái khác đó. Đến ăn
tại nhà Waxman, tôi có gặp gỡ nhiều bạn ăn lứt nhiệt tình, tôi nghe họ nói
về triết lý thực dưỡng mà lòng vẫn hồ nghi. Chứng bệnh này theo tôi biết
qua sách vở thì vô cùng phức tạp, ở đây chỉ được xem như một trường hợp
điển hình trong muôn vàn bệnh trạng được giải thích bằng quan niệm quân
bình âm dương.
Sự thiếu lòng tin ở khả năng
chữa trị của phương pháp thực dưỡng đã dần dần biến đổi đi mỗi khi nghe
Denny Waxman đào sâu lý thuyết thực dưỡng, ông khởi sự nói về lịch sử dinh
dưỡng ở Hoa Kỳ để chứng minh rằng từ đầu thế kỷ đến nay, cách ăn uống của
chúng ta đã suy thoái trầm trọng. Vào năm 1990, người Mỹ chỉ ăn cốc loại
lứt, rau quả tươi, còn các món ăn như thịt đỏ, các loại chế biến từ sữa,
hoá chất nhuộm màu và thuốc bảo quản, chỉ chiếm mọt tỷ lệ rất nhỏ nhoi.
Thức ăn nếu nhu vậy, chỉ còn gồm có carbonhyrat phức tạp lấy từ gạo mì
lứt, khoai, gạo mạch và gạo tẻ.
Do công cuộc kỹ nghệ hoá của thế kỷ 20, sự dinh dưỡng càng nghiêng về
những sản phẩm tổng hợp. Hiện nay, phần lớn những thức ăn của ta đều bị
nhiễm hoá chất hoặc phân bón hoá học, hoặc thuốc trừ sâu. Rau cỏ bị tụt
xuống làm thức ăn phụ trong khi thịt được xem là thức ăn chính. Chúng ta
trở nên quen ăn thịt và những thức ăn gốc động vật, đến nỗi, 40% calo mà
chúng ta tiêu thụ được lấy từ mỡ động vật, phần còn lại là lấy từ cốc loại
xay sát trắng, rau quả đóng hộp, đường và hoá chất nhân tạo.
Đồng thời bệnh tật cũng bộc phát dữ dội, nhất là bệnh tim mạch và ung thư.
Waxman xác nhận rằng sự tăng vọt của bệnh tật hầu hết là do sự suy thoái
từ trong cách dinh dưỡng hiện nay của người Mỹ.
Ở nơi nào cách ăn uống gần với phương pháp thực dưỡng OHSAWA thì nơi đó ít
bệnh ung thư, và các đồng nghiệp của vị bác sĩ tán dương ông ta đã tự chữa
lành bệnh một cách kỳ diệu. Ở những xứ người ta ăn uống nhưu phương pháp thực dưỡng, bệnh tim mạch và
ung thư rất hiếm. Phương pháp thực dưỡng quan niệm rằng muốn chặn đứng cơn
suy thoái này chỉ cần ăn uống đúng cách và có cuộc sống lành mạnh. Waxman
cho rằng bệnh ung thư chỉ là một tình trạng mất quân bình trong cơ thể do
ăn uống sai lầm. Sự quân bình sẽ được phục hồi khi ta chỉ ăn những thức ăn
giúp cơ thể bỏ được các chất độc do thức ăn tinh chế tổng hợp, mỡ, hoá
chất đem vào... Chấp nhận luận cứ của Waxman đối với tôi là cả một vấn đề. Bảo rằng thức
ăn là nguyên nhân sâu xa của bệnh ung thư thì quá đơn giản và khó tin so
với sự nghiên cứu của y học về nguồn gốc của bệnh này. Waxman lại không đề
cập đến những nguyên nâhn khác như di truyền, vi rút và những yếu tố gây
ung thư hiện diện trong môi trường sống. Sau cùng, phương pháp thực dưỡng
đòi hỏi niềm tin mà tôi lại không mấy tin tưởng. Tôi không thể tin mấy
người này (hầu hết không được đào tạo tối thiểu về khoa học) lại có thể
giải quyết được một vấn đề đã làm các bậc trí thức sáng suốt nhất nước ta
phải bó tay. Tuy vậy, tôi chấp nhận tiếp tục ăn cơm tại nhà Waxman. Tôi không còn quyền
lựa chọn khi cái chết đã gần kề. Trong cơn tuyệt vọng, người ta không thể
giữ mãi óc thành kiến, sự tự cao vì chúng đã trở nên vô dụng. Tôi chưa bỏ
được lối chữa trị theo tây y (mỗi ngày chích kích thích tố nữ oestrogen)
nhưng tôi phải cố gắng bỏ thuốc. Phương pháp thực dưỡng là lối thoát duy
nhất mà tôi phải đi theo. Thế là kể từ tháng 9, chiều nào tôi cũng đến ăn
cơm tại nhà Waxman, còn phần trưa hôm sau thì Judy sắp đặt cho tôi mang
về. Buổi sáng tôi tự lo lấy, chỉ có bột gạo lứt và súp Miso. Vậy là tôi có
thể yên tâm làm việc đủ giờ tại bệnh viện. Ngày nào toi cũng mang đến sở
cái hộp gỗ nhỏ kiểu Nhật đựng bữa cơm lứt và rau. Ở bệnh viện, người ta
nhìn tôi với vẻ tò mò lẫn thương hại, mắt họ đượm vẻ ngán ngẩm lạ lùng như
thể tôi đã bỏ rơi họ. Hẳn họ nghĩ rằng: “Cha đó tin bọn lăng băm”.
Tôi vẫn bị đau nhức hành hạ,
kích thích tố nữ làm tôi phát phì. Chỉ có mấy tuần lễ mà trọng lượng cơ
thể tăng từ 70 đến 85 kg. Nước bị giữ lại trong người làm cơ thể trương
lên và da bị ngứa ngáy khó chịu. Để giải khuây, tôi lao vào nghiên cứu đề
án khuyếch trương bệnh viện, và phương pháp thực dưỡng. Tôi đâm ra mê say
triết thuyết này và mỗi lần ngồi vào bàn ăn ở nhà Waxman tôi lại trở thành
một cậu sinh viên ngoan ngoãn. Trong vài tuần lễ đầu, tôi nghe bệnh tình có đôi chiều thay đổi. Rồi đột
nhiên tấn tuồng sân khấu mở ra. Ngày 26-9-1978, vào ngày thứ 3, như thường
lệ, tôi thức giấc vào lúc 6 giờ sáng. Mắt nhắm, mắt mở, tôi vớ tay lấy
chai percodan để trên chiếc bàn nhỏ cạnh giường. Đó chỉ là phản xạ có điều
kiện, thình lình tôi sững người ra vì có một cảm giác lạ, chứng đau nơi
lưng không còn nữa. Sau hai năm quằn quại vì chứng đau lưng, chỉ có hàng
lô thuốc chấn thống an thần mới làm dịu đau đôi chút, thì nay, bỗng nhiên
tôi lại hết đau, chẳng khác nào người ta mới cởi hộ tôi cái áo quá chật.
Vừa tới văn phòng, tôi gọi điện thoại báo tin cho Waxman ngay. Tôi hỏi ông
ta có phải nhờ ăn uống không? Waxman trả lời: “Đúng đó anh Tony. Đấy là dấu hiệu quan trọng. Giờ thì mọi
sự đang trở nên tốt lành”. Tuy nhiên, mấy tuần sau đó, niềm hân hoan lại nhường chỗ cho nỗi âu sầu.
Cuối tháng 10, tinh thần tôi rơi rụng theo lá úa. Tôi phải chịu đựng hai
thử thách, bệnh ung thư và phương pháp thực dưỡng. Nội bệnh ung thư cũng
đã đủ làm cho người xung quanh khó chịu. Những người này hoặc tỏ ra quá
chú ý đến tôi hoặc xa lánh tôi như là bệnh ung thư rất hay lây.
Phương pháp thực dưỡng chỉ làm cho tình hình rắc rối thêm. Tôi tìm cách
thoái thác không đi ăn nhậu với bạn bè và đồng nghiệp nữa. Vì lý do ngề
nghiệp, tôi buộc lòng phải tham gia bữa tiệc thì tôi mang phần ăn theo.
Trong lúc mọi người đang xẻ thịt thì tôi mở hộp gỗ lôi mấy nắm cơm lứt và
rau ra ăn. Phần đông các bạn đồng nghiệp tò mò nhìn tôi ra vẻ khoan dung:
“Ờ! ờ cũng ngon đấy, Tony!”. Nhưng những người khác lại tỏ ra nghiêm khắc,
họ khong còn nói chuyện với tôi. Lẽ tự nhiên, tôi hiểu rõ tình cảm tâm tư
của họ. Giới bác sĩ xem lối trị liệu khác với tây y là điều thuộc phường
lang băm và mang tính chất phỉnh gạt công chúng. Khi thấy tôi áp dụng lối
trị liệu khác lạ, họ cho là tôi đang gây uy tín cho một phương pháp có thể
gây nguy hại cho những bệnh nhân khác.
Mặc dù có những vấn đề xã giao đắng cay này, tôi đã bắt đầu tin rằng, lối
ăn uống có vẻ điên khùng này đem lại cho tôi một thể chất tốt đẹp mà nhiều
năm tôi chưa hề biết. Thí dụ 20 năm nay, tôi bị đau ruột kinh niên, tốn
biết bao nhiêu là thuốc mà không khỏi. Vậy mà chỉ ăn uống theo lối thực
dưỡng đôi tuần lễ, bệnh về đường tiêu hoá đã biến mất, nhất là sinh lực
trở lại dồi dào và tinh thần sáng suốt hơn trước kia bội phần. Thoạt tiên,
tôi cho là nhờ giải phẫu mà tôi có được thể chất và tinh thần đó. Nhưng
càng ngày, sức khoẻ càng tăng tiến khiến tôi phải công nhận rằng thức ăn
đã có liên quan phần nào. Ngày 22 tháng giêng năm 1979, tôi cho thử máu và gan tại bệnh viên
Methodist. Hôm sau kết quả được chuyển đến bác sĩ Sheldon Lisker để ông
này giao cho tôi. Cách đây 7 tháng vào ngày 31 tháng 5 năm 1978, những kết
quả thực nghiệm đã xác định bệnh ung thư hiện diện. Mức alkalin
phosphatase trong máu là 69, trong khi mức bình thường là từ 9 đến 35. Kết
quả về SGOT và SGPT thử nghiệm về gan và xác định mức ung thư là 100 và
273, trong lúc con số bình thường xê dịch trong khoảng 13 và 40.
Nhưng ngày 23-1, những kết
quả lại cho thấy sự thay đổi khả quan. Mức alkan phosphatase tụt xuống 36,
SGOT còn 21 và SGPT còn 27. Tình trạng sức khoẻ của tôi đã cải thiện thấy
rõ. Bác sĩ Lisker cho là nhờ cắt bỏ dịch hoàn và chữa bằng oestrogen. Ông
cho rằng đấy là những dấu hiệu tốt và đây là trường hợp ngoại lệ. Nhưng
ông ta vẫn dè dặt khi giải thích những kết quả thử nghiệm, ông nói “điều
này khong có nghĩa là ung thư đã bị loại trừ và thuyên giảm. Có thể bệnh
chỉ tạm thời ngừng phát triển”.
Dầu sao tôi cũng rất phấn khởi. Tôi đọc lại hồ sơ bệnh lý của những người
mắc bệnh cùng loại ung thư như tôi, thì thấy rằng trường hợp của tôi là
độc nhất vô nhị. Khi xem xong kết quả thử nghiệm, tôi dè dặt hỏi Sheldon
xem ông ta có nghĩ rằng cách ăn uống của tôi có liên quan gì đến sự cải
thiện sức khoẻ này không. - Không, Tony ạ. Tôi không thấy một bằng chứng khoa học nào có thể khiến
tôi nghĩ rằng cách ăn uống của anh đóng vai trò nào trong việc điều trị
bệnh ung thư, dẫu là vai trò khiêm nhường mà anh mới nêu ra.
- Thôi được, Sheldon, có lẽ không có bằng chứng nào thật, nhưng tôi bắt
đầu tin rằng phương pháp ăn uống này đang giúp tôi. Tôi không rõ nguyên
nhân vì sao, nhưng rõ ràng tôi thấy khoẻ ra nhiều, hơn cả những điều anh
phỏng định về tình trạng cải thiện sức khoẻ nhờ giải phẫu.
Tháng 6-1979, tôi lái chiếc xe đến Phoenxville để nhờ ông Michio Kushi
khám lần thứ hai. Michio Kushi là người sáng lập East West Foundation và
hãng buôn bán thực phẩm thiên nhiên Erewhon. Ông đã viết nhiều sách về y
học cổ truyền Đông phương và là người đứng đầu phong trào thực dưỡng ở Hoa
Kỳ. Như những thầy thuốc cổ truyền đã làm từ nhiều thế kỷ nay, Michio Kushi
dùng khoa chẩn bệnh Đông phương để xem xét tình trạng sức khoẻ của người
bệnh. Chỉ cần xem qua diện mạo mắt, chẩn đoán một vài nơi trên cơ thể, ông
biết rõ bệnh trạng không hề sai chạy. Sau khi dùng ngón tay cái ấn nhiều
nơi trên người tôi, Michio ngồi thẳng lên và nhìn tôi chăm chú như để ghi
nhớ khuôn mặt tôi. - Ông Tony, ông đã khỏi bệnh ung thư, ông đã chiến thắng được bệnh.
Một bức tường đầy căng thẳng, chán chường, tuỵêt vọng và đau đớn đột nhiên
sụp đổ. Nỗi vui mừng tràn ngập lòng tôi nư một làn nước mát. Tôi hỏi Kushi
khi nào có thể khám xương bằng quang tuyến. Tôi muốn có thực chứng khoa
học xác nhận tôi đã chiến thắng bệnh ung thư.
Michio nói:
- Nguy hiểm lắm ông Tony ạ! ông nên biết rằng dùng quang tuyến là đi ngược
với đường lối dưỡng sinh - rồi Kushi khuyên tôi nên đợi đến tháng chạp.
Tôi giải thích: “Tôi cần giải thích, và chỉ có cách đó thôi”.
Bị thúc đẩy bởi vì nỗi nghi ngờ còn vương vấn, tôi quyết định trắc nghiệm
cách ăn uống của tôi, vào giữa tháng 6-1079, tôi bỏ hẳn không dùng
oestrogen nữa, và kể từ đó đến nay, tôi không bao giờ phải dùng kích thích
tố nữa. Đồng thời tôi hẹn khám xương vào ngày 27 tháng 9.
Sáng sớm mùa thu hôm đó, trên đường lái xe đến nơi làm việc, tôi thì thầm
cầu nguyện như thể đang đi đến đoạn đầu đài. Đến bệnh viện, tôi xuống ngay
phòng quang tuyến. Bác sĩ Renzi lại tiêm chất phóng xạ vào người tôi.
Trong khi chờ đợi 3 tiếng đồng hồ cho thuốc thấm khắp cơ thể tôi, Renzi
đến gặp tôi tại văn phòng để thổ lộ với tôi những gì ông đang mong đợi
trong cuộc khám xương này. Đề cập đến những bản thử nghiệm máu và gan, ông
nói: “Tony, anh đã chặn được bệnh. Nếu các tấm phim cho thấy bệnh không
còn phát triển nữa thì cũng là dấu hiệu tốt rồi”. Tuy nhiên, Renzi cũng
khuyên tôi không nên thất vọng nếu thấy những xương vẫn bị bệnh giống tình
trạng đã thấy ngày 31-5-1978. “Phải mất nhiều thì giờ để xương lành lặn. Bệnh anh quá nặng nên không thể
trông mong có sự thay đổi nào trong vòng 13 tháng”. Renzi rời ghế đứng
lên, bắt tay tôi và nói: “Hai giờ nữa mình gặp lại nhau”.
Khi đã nằm yên trên phòng quang tuyến, tự dưng tôi thấy bồn chồn lo lắng,
tôi nhìn vào máy rà xương và đâm ra sợ hãi một cách phi lý. Không thể mong
đợi lòng từ tâm nơi cái máy lạnh lùng này. Tôi biết rằng nó sẽ lục soát
khắp người tôi như một con quỷ khát máu cố tìm cho được những u ung thư.
Tuy nhiên, khi nhắc lại những lời chẩn đoán của Michio Kushi tôi lại cảm
thấy hy vọng.
Renzi cho máy chạy, nó bắt
đầu kêu rù rù. Khi ông chĩa cái trống nhỏ vào đầu tôi, tiếng tích tắc phát
ra, máy đã bắt được chất phóng xạ tản mát trong người tôi. Những âm thanh
vẫn đều đặn bình thường. Tôi nhìn vào bộ phận dao động và thấy hình rọi
của đầu tôi. Không thấy vết đen nhu đã thấy trước đây 15 tháng. Sọ tôi
không còn u nữa. Renzi dịch đầu cảm ứng xuống vai tôi. Tiếng kêu vẫn không
thay đổi, trên màn ảnh vẫn không có vết đen, vai tôi đã lành. Renzi rà từ
đầu đến chân, Renzi rà cẩn thận ở những nơi trước đây có ung thư như háng,
lồng ngực, xương sống và cơ quan sinh dục. Trong khi máy rà lục lạo khắp
cơ thể thì tim tôi, toàn cơ thể phập phồng theo nhịp điệu của máy kêu. Mỗi
lần cái trống dừng lại nơi nào, tôi lại nhìn vào bộ phận dao động, tất cả
đều bình thường, xương đã lành, ung thư đã biến mất, còn Renzi thì sững
sờ. Tôi bước xuống bàn để người ta chụp X quang. Cơ thể chẳng còn dấu vết
sưng u. Renzi vô cùng kinh ngạc thú nhận với tôi rằng: Chưa bao giờ ông
thấy cảnh như thế. Còn tôi thì quá đỗi vui mừng. Tôi ôm chầm lấy Renzi
xiết mạnh. Ông nói: “Anh Tony này, tôi chẳng biết gì về việc anh làm cả.
Nhưng cứ tiếp tục đi! Lạy trời, cứ tiếp tục đi”.
Chiều lại, tôi mang kết quả quang tuyến đến hco Sheldon Lisker, cũng như
Renzi, ông chỉ mong thấy được vài thay đổi nhỏ trong bệnh tình của tôi.
Lisker nói: “Anh Tony này, tôi thật sung sướng khi thấy anh được như vậy.
Nhưng dù sao tôi cũng cần cho anh hay là chúng mình vẫn phải tiếp tục theo
dõi những diễn biến của bệnh”. Rồi ông tuyên bố “Ngày hôm nay tất cả những
kết quả của các cuộc xét nghiệm đã cho thấy anh hoàn toàn bình phục. Tôi
xin chúc mừng anh”. Ông cười và xiết tay tôi.
Tôi hỏi: “Sheldon này, anh nghĩ cái gì đã gây ra tình trạng cải thiện
này?”. - Thành thật mà nói, tôi không biết gì hết, tôi chỉ có thể cho rằng sự
điều trị lâu nay: cắt bỏ dịch hoàn và dùng oestrogen đã giúp cơ thể anh đủ
sức chống lại bệnh ung thư. Tôi hỏi: “Thế có bao giờ anh thấy được trường hợp như tôi không?”
- Không, trường hợp của anh rất hiếm, tôi cũng biết một vài trường hợp như
thế được ghi trong sách vở Anh quốc. Theo tôi nghĩ có lẽ chúng ta cần
nghiên cứu những trường hợp như thế này để xem có điểm nào tương tự.
Tôi hỏi thêm: Có bao nhiêu người sống được 5 năm?
Sheldon nói: “Anh Tony này, có lẽ chúng ta nên ném hết sách vở qua cửa sổ.
Khi xương lành lặn thì bệnh đi về đâu? Về điểm này, chúng tôi không biết
cái gì đến với anh, vì vậy, chúng tôi yêu cầu anh xem chừng thể trạng của
mình. Lúc đó, Lisker mới nói với tôi rằng: không biết có nên khuyên anh bỏ cách
ăn uống theo phương pháp thực dưỡng để dùng lại oestrogen hay không nhưng
phương pháp ăn uống này hình như đã giúp anh thành công. Chúc anh ưng ý.
Những tháng tiếp theo, tôi bắt đầu cuộc sống mới, lòng đầy hân hoan và tin
tưởng, thể xác tâm hồn như được tái sinh.
Tuy nhiên, cuối năm 1980, tôi lại lo âu. Tháng 9, lưng đau trở lại, thágn
10 phát hiện một vết sưng nhỏ nơi sườn số 8 bên phải. Bệnh ung thư trở lại
chăng? U ung thư nổi lên từng đám chăng? Có phải 15 tháng qua tôi không
dùng oestrogen nên bệnh ung thư đủ sức tái phát.
Các bạn ăn gạo lứt quả quyết rằng: Vết đen đó chỉ là dấu hiệu cơ thể tiếp
tục đào thải độc tố, nay mai sẽ hết. Hai ngày sau lễ Nôen, tôi cho rà
xương. Vết đen hầu như biến mất. Renzi cho tôi biết cục u giờ chỉ là một
vết mờ. Tôi lại tin tưởng. Ngày 6-8-1981, tôi lại cho rà xương lần thứ 6 trong 3 năm. Vết xám mờ ở
bên sườn phải đã hoàn toàn tan biến. Khắp người không còn dấu vết ung thư.
tôi được các bác sĩ chẩn đoán là hoàn toàn bình phục.
Hiện nay, sức khoẻ của tôi tốt hơn bao giờ hết, kể từ 30 năm nay, chức vụ
Giám đốc bệnh viện Methodist và những buổi diễn thuyết thường xuyên của
tôi về phương pháp thực dưỡng và bệnh ung thư làm tôi bận rộn vô cùng. Lúc
nào tôi cũng thận trọng trong cách ăn uống, có điều tôi đã ăn nới rộng,
thêm rau củ và trái cây.
==============================================
MÌ CHÍNH - KẺ THÙ NGỌT
NGÀO
I.LỊCH SỬ BỘT NGỌT – MÓN GIA VỊ CHẾT NGƯỜI
Cách đây hàng ngàn năm khi người Nhật bắt đầu dùng rong biển làm thực
phẩm, họ phát hiện ra loại rong lá (có tên khoa học Laminaria japonica)
còn là một loại gia vị hảo hạng. Vào thời ấy, hoạt chất của loại rong lá
làm cho thức ăn có hương vị đậm đà (do acid glutamic) chưa được nhận diện.
Vào năm 1980, nhà bác học Rittenhausen ở Humburg (Đức) đang tìm kiếm để
xác định cơ cấu của các protêin động vật, đặc biệt là acid amin kể cả acid
glutamic. Họ là các nhà khoa học thuần tuý, cố gắng nhận ra các đặc tính
hoá học của các protein khác nhau. Tuy nhiên, công trình của họ trở nên
thiết yếu cho Kikunae Ikeda nhận diện được hoạt chất của rong biển làm cho
thức ăn thêm có vị và việc sản xuất hoạt chất đó.
Ikeda là một thanh niên Đông Kinh, theo học Viện đại học Đông Kinh và tốt
nghiệp khoa hoá vào năm 1889. Sau một thời gian ngắn dạy trung học, ikeda
qua Đức tu nghiệp và có quan hệ với WOff trong nghiên cứu hoá học về
protein acid glutamic được tổng hợp trong suốt nhiều năm tập sự.
Trở về quê hương, Ikeda làm việc cho khoa hoá của Viện Đại học Hoàng gia
Đông Kinh. Vào năm 1908, khi trở nên thành viên thực thụ của giáo sư đoàn,
ông bắt đầu nghiên cứu loại rong biển mà vợ ông vẫn dùng để làm cho món
xúp thêm ngon,, và chẳng bao lâu ông nhận diện được hai thứ hoạt chất làm
cho thức ăn có vị đậm đà đó. Ông khám phá ra thứ hoạt chất trích từ loại rong biển ngon ngọt kia có
những đặc tính của acid glutamic, và hoạt chất đó là monosodium glutamate,
một muối của acid glutamic. Phát hiện của ông mang nhãn hiệu trình toà của
Anh với Paten số 9440 – nhan đề “sản xuất chất liệu gây vị” ngày 21 tháng
4 năm 1909. Kikunae Ikeda biết mình đang nắm trong tay bí quyết có nhiều áp dụng thực
tiễn. Trong lúc giảng dạy tại Viện đại học Hoàng gia, ông vẫn nộp hồ sơ để
có được những patent bảo đảm quyền sáng chế của mình trên các quy trình
công nghiệp mang tính thương mại, trước là dùng protein của lúa mì phân rã
về sau dùng protein đậu nành. Vào năm 1909, ông kết hợp với một nhà kinh doanh có khiếu làm ăn tên là
Saburosuke Suzuki – nguyên là một dược sĩ - thuyết phục ông này rằng họ
sắp phất lớn nhờ cung cấp cho thế giới một chất mới tạo vị. Họ chọn từ
“Aji – no – moto” làm tên cho sản phẩm trình toà của mình và về sau nó trở
thành tên của công ty có trách nhiệm triển khai sản xuất và phân phối bột
ngọt trên toàn thế giới. “Aji” có nghĩa là nguồn gốc, sự khởi phát, hay cơ
bản; còn “moto” có nghĩa là vị hay hương vị. Vì vậy Aji – no – moto theo
từng từ có nghĩa là “Ngay tại nguồn gốc của hương vị”.
Đến năm 1933 sản xuất bột ngọt tại Nhật Bản đạt đến 4 triệu rưỡi kilogram
hàng năm, và bột ngọt trở thành món gia vị quan trọng hàng đầu ở Đông
phương. Ngày nay Aji – no – moto cung cấp hơn phân nửa nhu cầu bột ngọt
trên toàn thế giới. Vào thời kỳ trứng nước của ngành sản xuất bột ngọt thế độc quyền
Aji–no–moto chỉ bị thách thức có một lần. Trung Hoa bắt đầu sản xuất bột
ngọt những năm 1920, đến năm 1930 sản lượng hàng năm là 200.000 kilôgam.
Vào giữa những năm 1930, Trung Hoa là mối đe doạ nghiêm trọng trong việc
cạnh tranh thị trường bột ngọt với hai loại bột ngọt mang nhãn hiệu
Ve-tsin. Thế nhưng khi chiếm đóng các tỉnh ven duyên hải, Nhật đã dẹp các
nhà máy không cho làm bột ngọt nữa.
Mặc dù cố gắng rất nhiều từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, Aji – no –
moto vẫn khó thâm nhập vào Hoa Kỳ. Câu chuyện Aji – no – moto đến Mỹ không
gây mấy ảnh hưởng và nhân vật kích cho nó được triển khai bị đi vào lãng
quên. Vào năm 1925, James E. Larrowe và Công ty Larrowe Milling tiếp xúc với
Công ty gia vị Suzuki yêu cầu giúp đỡ xử lý “nước thải” trong quy trình
làm đường củ cải sao cho có lợi vì nước thải có chứa acid glutamic với hàm
lượng đáng kể. Người ta gọi loại này là “nước thải của ông Stephen” theo
tên của nhà khoa học đã triển khai quy trình xử lý. Vào năm 1925, Hoa Kỳ
hay chính xác hơn Công ty Larrowe Milling thặng dư chất này sau Đệ nhất
Thế Chiến. Lúc ấy Hoa Kỳ bị cạn nguồn potash (của Đức) để làm phân bón và việc rút
các muối kali (potassium) từ nước thải trở nên nguồn lợi hấp dẫn. Nhiều
nhà máy chế biến củ cải đường chuyển qua nhà máy potash vì giá potash quá
hấp dẫn: 400 Mỹ kim một tấn. Nhưng vào năm 1918, khi cuộc chiến chấm dứt,
giá potash hạ xuống đến chóng mặt cho nên Công ty Larrowe bị ứ đọng hàng
ngàn tấn “nước thải của ông Stephen” chứa trong các bồn lớn ở thành phố
Mason City (bang Lowa). Larrowe đã mở rộng việc sản xuất potash hy vọng
đáp ứng nhu cầu về potash và giờ đây bị kẹt vốn nặng nề. Ông phải tìm cho
ra cách sử dụng loại nước thải này.
• Bột ngọt làm bằng nước
thải – phát hiện Hoa Kỳ Bột ngọt hay mì chính, là thứ gia vị phổ biến đến nỗi làm món ăn gì người
ta cũng nêm nó cả. Tệ hại hơn nữa, gian thương còn trộn thêm chất độn - kể
cả những chất độc hại – hòng trục lợi mặc dù bản thân bột ngọt cũng đủ có
hại cho sức khoẻ của chúng ta rồi.
Sử dụng nước thải bằng mọi cách - kể cả dùng nó làm chất chống băng giá
cho xe hơi đã gặp thảm bại. Trong khi tuyệt vọng, Larrowe đến Viện nghiên
cứu Công nghệ Mellon ở thành phố Píttburg, bang Pennsylvania, và trình bày
nỗi khổ của mình. Ấy là vào năm 1923, nước thải đã chờ đợi suốt năm ròng.
Vốn lên đến hàng triệu Mỹ kim bị giam, còn nước thải thì dường như là loại
nguyên liệu chỉ đợi vứt đi. Sau khi suýt làm hư chiếc xe mới toanh hiệu Packard của mình, Larrowe muốn
Viện nghiên cứu Công nghệ xác định tại sao không thể dùng nước thải làm
chất chống đóng băng giá. Tiến sĩ Đonald Tressler, một nhà khoa học trẻ
được cấp một học bổng nhằm phân tích và tìm ra cách sử dụng nước thải có
hàm lượng lượng acid glutamic cao này. Sau khi hỏi ý kiến của thầy mình là
Giáo sư Elmer Mc Collum, một nhà khoa học nổi tiếng về sinh tố tại Viện
Đại học John Hopkins, ông khuyên Larrowe nên bỏ việc dùng nước thải để làm
chất chống đóng băng giá mà nên tiến hành việc dùng nó để làm bột ngọt.
Larrowe tiếp xúc với Suzuki và Ikeda đề nghị họ nên mua loại nước thải
giàu acid glutamic của mình. Năm 1926, Tiến sĩ Ikeda, Suzuki và con trai
rời Nhật Bản, vất vả tìm đường qua thành phố Mason (bang Lowa)
Đoàn của Công ty cho rằng họ có thể sản xuất bột ngọt và bán nó ở Phương
Đông và Hoa Kỳ qua Công ty Larrowe – Suzuki. Về mặt kinh tài mà nói, vụ
hợp tác này là một thảm họa đối với Larrowe, nhưng ông vẫn quyết tâm làm
cho được bột ngọt từ loại nước thải của mình.
Tiến sĩ Ikeda qua đời vào năm 1931, năm năm sau Suzuki cũng quy tiên, việc
làm ăn giữa Larrowe và Suzuki chấm dứt. Lúc ấy Larrowe đã vào tuổi thất
tuần, sức khoẻ kém mà vẫn chưa sử dụng được nước thải của mình cho có lợi
dù đã rót vốn rất nhiều vào rồi. Tiến sĩ Albert Marshall là cố tri của
Larrowe, vô cùng khâm phục quyết tâm của bạn. Quả vậy, theo Marshall chỉ
có dùng lời của Shakespeare mới diễn tả nổi con người của Larrowe: “Những
gì ta mưu cầu, ta sẽ đạt được và đó là một cứu cánh”.
Dù có sanh lợi hay không, cuối cùng rồi Larrowe cũng tìm ra cách sử dụng
loại nước thải của mình: sản xuất bột ngọt. Công ty của ông, Amino
Products, chung cuộc lại về tay Công ty International Mineral and
Chemicals (Công ty khoáng và hoá chất quốc tế).
Dù được sản xuất ở Hoa Kỳ, bột ngọt vẫn không được chấp nhận làm gia vị
cho thức ăn của người Mỹ. Trớ trêu thay, vào Đệ nhị Thế chiến, binh lính
Mỹ quan tâm đến việc Nhật Bản dùng bột ngọt trong khẩu phần ăn của lính
Nhật. Sau cuộc chiến, có một hội nghị bàn về việc sử dụng bột ngọt, đặc
biệt là để làm những thực phẩm dùng trong cuộc hành quân cũng như cho
ngành công nghệ thực phẩm đông lạnh ở vào thời kỳ trứng nước.
Vào năm 1948, cuộc hội thảo đầu tiên về bí ẩn của bột ngọt được tổ chức
tại khách sạn Stevens ở Chicago và được Chỉ huy trưởng Cục hậu cần chủ
trì. Muốn hiểu ra niềm phấn khởi phát sinh từ cuộc họp này, chúng ta hãy
quay vè dĩ vãng. Năm 1948... Hãy tưởng tượng bạn là một thành viên có tầm cỡ trong nền công nghiệp thực
phẩm được mời đến Chicago vào năm 1948 để nghe về điều kỳ diệu của một
loại gia vị: một bí quyết làm cho thức ăn của quân đội Nhật bản ngon hơn.
Vừa bước vào phòng họp, bạn được Franklin Dove - Trưởng ban thực phẩm và
đóng gói thuộc Cục hậu cần, một nhà thông thái – đón tiếp. Rồi lại được
Giám đốc Viện hậu cần vồn vã cho biết ông cũng mong đợi sự kiện này mà
lòng tràn trề hy vọng. Ông nói: “Tôi rất tò mò về cái chất kỳ lạ này”.
Nhìn quanh, bạn nhận ra toàn những khuôn mặt lớn, có vai vế lãnh đạo ngành
công nghiệp thực phẩm, chế biến thực phẩm và phân phối trên toàn nước Mỹ.
Cuộc họp này đánh dấu một cuộc cách mạng Hoa Kỳ trong thực phẩm, một sự
kiện kéo dài trong tám tiếng đồng hồ có hậu quả liên hệ đến triệu triệu
con người qua một thời gian rất dài.
Nhìn khắp đại sảnh, bạn thấy ai nấy đều chăm chú hăng say ghi ghi chép
chép trong khi từng diễn giả đưa ra các bài tham luận không tiếc lời ca
tụng loại bột ngọt thần diệu này, không khí phấn khởi bao trùm lên phòng
họp. Bột ngọt đã được đăng quanh. Nền công nghiệp thực phẩm bột ngọt của
Hoa Kỳ cất cánh đi vào hoạt động. Và nếu những phát hiện tuyệt vời nêu
trên chưa đủ thì những lời phát biểu của diễn giả cuối cùng chả khác gì
một lớp kem ngon lành phủ lên trên chiếc bánh tuyệt hảo.
Tiến sĩ Carl Pfeiffer thuộc trường Y của Viện Đại học Illinois là một bậc
thầy nổi tiếng trong ngành Y dã dành thì giờ đến dự buổi họp này và thông
báo rằng nay các nhà khoa học đang bắt đầu thử nghiệm để xem bột ngọt có
tác dụng trong việc nâng cao chỉ số trí tuệ thông minh của các người có
trí tuệ chậm lụt. Thật ra thì những ai tham dự hội nghị chẳng cần được
động viên hơn nữa, thế nhưng thông tin mới này chả khác nào thứ động cơ có
sức đẩy mãnh liệt. Còn nền công nghiệp thực phẩm chẳng mảy may nghĩ đến mặt đen tối, xấu xa
của loại bột nêm thần diệu này mà hậu quả là gây ra hội chứng bột ngọt.
II. TÁC HẠI CỦA MÌ
CHÍNH ĐỐI VỚI CƠ THỂ.
1.Lời bạt cho một cuốn sách
Tiến sĩ Y khoa Arthur D.Colman là Giáo sư lâm sàng khoa Tâm thần thuộc
Trung tâm Y khoa của Viện Đại học Califonia đã viết lời bạt được trích
dịch dưới đây cho một cuốn sách nói về hội chứng bột ngọt đồng thời giúp
bạn tự chủ cuộc sống của mình. Bột ngọt (còn được gọi là mì chính) có nguy hiểm cho sức khoẻ bạn không?
Và nếu cơ thể của bạn bị mẫn cảm với bột ngọt, không chịu nổi bột ngọt,
bạn cần phải làm những gì để loại bỏ bột ngọt, loại bỏ những thực phẩm có
dùng bột ngọt ra khỏi những món ăn, thức uống của mình? Cuốn sách này sẽ
trình bày đầy đủ những dữ kiện về lịch sử, khoa học, lâm sàng, và dinh
dưỡng để cho bạn tự quyết định trước những mối nguy hiểm tiềm tàng của bột
ngọt đối với bạn và con cái của mình.
Đây là cuốn sách đầu tiên thuộc loại này được xuất bản vừa nhằm vào độc
giả mà nghề nghiệp có liên quan đến bột ngọt vừa nhằm vào quần chúng rộng
rãi: Bởi vì ước tính có đến 25% dân chúng mà cơ thể có phản ứng nguy hại
đối với bột ngọt. Trong số nạn nhân, có nhiều người bị bệnh vì không biết
rằng ăn đồ hộp có bột ngọt, dù ít đi nữa – món ăn bày bán tại các quầy
hàng – là nguyên nhân của bệnh tật, thậm chí đe doạ tính mang của thực
khách. Những nạn nhân này không biết rằng từ 20 năm nay các bác sĩ, nhà
khoa học đã cho xuất bản các công trình nghiên cứu nghiêm túc về đề tài
này rồi. Ngày nay, các bài báo vẫn tiếp tục xuất hiện trên những tạp chí
khoa học có uy tín, có số phát hành cao đề cập chi tiết đến tính độc hại
của bột ngọt. Tuy nhiên vẫn còn thiếu những thông tin cần thiết mang tính
giáo dục để cho quần chúng rộng rãi tự mình nhận định về những tác động
của bột ngọt. Tôi (Tiến sĩ Arthur D.Colman) ngày càng quan tâm đến biết bao nhiêu thân
chủ cùng đồng nghiệp của mình bị nhức đầu, có các triệu chứng đường ruột,
trầm cảm, buồn bực và mặt bừng bừng. Vào năm 1978, bài viết chi tiết của
tôi về hai ca bệnh: mỗi lần ăn uống thứ gì có bột ngọt là cả hai thân chủ
của tôi có những triệu chứng trên cơ thể và cả tâm thần rất rõ - kể cả
trầm cảm buồn bực đến ủ dột. Bài viết này được đăng trên tạp chí Y học
vùng Tân Anh Cát Lợi (New England Jounal of Medicine, gọi tắt là TCYH)(*)
Các triệu chứng tâm thần đặc biệt khó lường bởi những dấu hiệu này chỉ lộ
ra hai ngày (48 giờ) sau khi ăn uống thứ có chứa bột ngọt và có khi kéo
dài suốt nhiều tuần lễ. Nhưng khi thức ăn của họ không có bột ngọt thì các
triệu chứng đó không xuất hiện. Một thân chủ của tôi là một cậu bé gặp
muôn ngàn khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày ở nhà cũng như ở trường: tình
trạng u ám như vậy kéo dài suốt bao nhiêu năm do thức ăn em dùng có chứa
bột ngọt. Sau khi loại bỏ hoàn toàn bột ngọt ra khỏi thức ăn của em này,
thì tính khí của em trở nên ngoan cường đến cả cô giáo dạy em, lẫn bác sĩ
tâm thần trị bệnh cho em đều ngẩn người ra vì kinh ngạc. Họ hỏi bố mẹ của
em đã làm gì, thay đổi những gì! Mười năm sau, cậu bé ngày xưa bị xếp vào
hạng “Ngổ ngáo và bướng bỉnh” thì ngày nay là sinh viên danh dự của khoa
hoá Viện Đại học Califonia ở Berkeley.
Bài báo đăng trên TCYH tức khắc tạo ra tiếng vang trong quần chúng và được
các phương tiện thông tin đại chúng - nhất là báo chí – quan tâm. Tôi đã
đọc lại hàng trăm lá thư của bác sĩ, của các nhà chuyên môn gửi đến cho
biết các kinh nghiệm lâm sàng của riêng họ cùng thư từ của các nạn nhân
bột ngọt kể lể những nỗi khổ đâu mà họ phải chịu đựng.
Một tờ báo tiếng Nhật hàng đầu ở một thành phố lớn ở Miền Tây tuy đã dự
kiến lên một chương trình phỏng vấn tôi, nhưng đã huỷ bỏ cuộc phỏng vấn vì
bị đe doạ mất tiền quảng cáo từ các nhà sản xuất thực phẩm. TCYH này cũng
nhận được một lá thư giọng đầy hằn học của Hiệp hội bột ngọt, một tổ chức
quốc tế chi hầng triệu Mỹ kim tại hậu trường chính trị, còn nói rằng họ
thất vọng và lo lắng khi tạp chí đã in bài của tôi, đề nghị rằng tạp chí
này nên đưa ra một chính sách rõ ràng làm tiêu chuẩn cho việc xuất bản.
Chiến dịch chống lại bài viết dài vỏn vẹn có ba đoạn của tôi vẫn chưa
ngừng tại đây. TCYH còn nhận được một lá thư từ một nhà nghiên cứu chất
vấn về những phát hiện lâm sàng của tôi. Ban biên tập dành cho tôi điều
kiện để phản bác ngay trên tạp chí. Đối với tôi, đây là một việc đơn giản:
ngay trong lá thư của nhà nghiên cứu này có nhiều lời quảng cáo hơn là các
nội dung khoa học. Cuối cùng, những lá thư như vậy không còn được gởi đến toà soạn nữa. Điều
đó không có nghĩa là tôi không gặp rắc rối: một đồng môn Harvard của tôi
mà có hơn mười năm nay không gặp bỗng dưng xuất hiện ở San Franciosco.
Chúng tôi gặp nhau cùng ăn sáng và câu chuyên hàn huyên nhanh chóng chuyển
hướng về công trình của tôi nghiên cứu bột ngọt gây hội chứng tâm thần.
Thoạt tiên, anh bạn của tôi nói với vẻ xem thường các phát minh của tôi,
rồi đề nghị tài trợ cho tôi nghiên cứu “các hiện tượng mẫn cảm” khác thay
vì hội chứng tâm thần do bột ngọt. Tôi cảm thấy thất vọng, không phải vì
bạn tôi xem thường công trình lâm sàng của mình mà vì động cơ thúc đẩy anh
ta làm như vậy. Sau khi bị tôi cật vấn về lòng tốt khác thường của anh, anh thú nhận là Tổ
chức bột ngọt mướn anh làm tham vấn. Anh ta giận dữ thật sự khi tôi nói
thẳng rằng anh là một “con rối”, từ đấy đến nay tôi không còn nghe tăm hơi
gì của người bạn đồng môn Harvard của mình nữa!
Rõ ràng có một ngành công nghiệp cần bảo vệ tiếng tốt cho bột ngọt. Tuy
nhiên dù đã tiêu hàng đống tiền cho quảng cáo và gaio tế nhân sự nhằm ca
tụng bột ngọt là loại gia vị có tác dụng “tự nhiên”, nhưng nỗi hoang mang
đối với bột ngọt ngày càng tăng.
Trong lúc khám bệnh, tôi vẫn đặt thành nếp: nghi ngờ có độc tính của bột
ngọt mỗi khi có sự kết hợp giữa các triệu chứng đường ruột, thần kinh và
trầm cảm. Đôi khi tôi giúp được cho bệnh nhân của mình khỏi phải chịu đau
đớn và tốn kém. Tôi biết các bác sĩ nhi khoa hỏi bố mẹ của các cháu mắc
bệnh (bệnh nhi) là thức ăn của các cháu có chứa bột ngọt không. Có bác sĩ
còn dùng liều bột ngọt thử cho bệnhnhân để loại bỏ hoặc xác nhận nỗi nghi
ngờ của mình. Những cố gắng như vậy dễ bị trắc trở vì mục tiêu quá rộng,
đó là: “dị ứng thực phẩm” hơn là các độc tính đặc thù. Điều quan trọng là
với liều đủ mạnh thì bột ngọt là chất độc với mọi người. Còn đối với những
người không có khả năng biến dưỡng nó, bột ngọt trở thành thứ thuốc độc.
Tiếc thay trong hoàn cảnh hiện nay bỏ bột ngọt không dễ dàng gì. Ngay cả
khi bố hay mẹ của người bệnh hay chính người tiêu thụ có học vị tiến sĩ
dinh dưỡng đi chăng nữa cũng khó có khả năng loại bỏ hoàn toàn bột ngọt!
Chính vì vậy, cuốn sách này rất có giá trị. Nếu bạn, hay người bạn quen
biết là nạn nhân của bột ngọt, thì cuốn sách này có thể thay đổi cuộc đời
của mình: điều đó không hải là lời nói ngoa đâu.
______________________
(*) New England Jounal of Medicine (Tạp chí Y học vùng Tân Anh Cát Lợi)
tập hợp được các nhà y học hàng đầu của Hoa Kỳ và Thế giới. Vùng này có
Viện Đại học Harvard, MIT (Viện Kỹ thuật Massachusetts)... rất nổi tiếng
cho nên rất có uy tín và tầm cỡ quốc tế.
2. Bột ngọt – mì chính –
món gia vị hiện đại giết người dần dần.
Sau muối và tiêu, đây là thứ gia vị xếp hàng thứ ba và là thứ gia vị của
thời đại chúng ta. Ở Mỹ nó được gọi là Monosodium glutamate, ở Nhật là Aji
– no – moto, ở Việt Nam nó là bột ngọt, là mì chính, và còn mang nhiều tên
gọi khác nhau ở quốc gia trên thế giới này.
Bột ngọt lần đầu tiên được triển khai tại phòng thí nghiệm của Kikunae
Ikeda nguyên được phân lập từ rong biển để làm cho vị của món ăn thêm đậm
đà. Tiến sĩ Ikeda nào có ngờ công trình của ông, nhằm nhận diện thứ hoạt
chất trong rong biển mà các đầu bếp Nhật Bản đã sử dụng hàng ngàn năm nay,
lại mở đường cho một ngành công nghiệp có khoản thu nhập lên hàng tỷ Mỹ
kim trong thế kỷ XX này. Không bao lâu sau khi phân lập được bột ngọt, Kikunae Ikeda trở thành
người hùn vốn trong một cơ ngơi sau này biến thành công ty Aji – no – moto
(có nghĩa: bản chất của vị). Sự thật là trên toàn thể các nước phương
Đông, ai cũng biết là Aji–no -moto có nghĩa là bột ngọt, và trở thành tên
gọi gần gũi dễ hiểu. Và để ghi công cho Tiến sĩ Ikeda, thứ bột nguyên gốc
của ông phân lập hiện nay được đóng vào khuôn giữ tại một đài kỷ niệm tại
Viện Đại học Đông Kinh. Ngày nay bột ngọt được dùng trong các thực phẩm được chế biến, các thức ăn
liền và các món ăn của người Hoa có các vị đặc biệt. Được tìm thấy trong
hầu hết các loại súp, nước sốt và các protein thực vật thuỷ giải (*), bột
ngọt trở nên là thứ nguyên liệu thô cho nền công nghiệp thực phẩm hiện
đại. Vậy sao chúng ta lại lo lắng về cái chất làm cho các thứ thực phẩm nhạt
nhẽo thêm đậm đà, làm mất các mùi khó ưa của đồ hộp và kích thích các gai
vị giác mệt mỏi của chúng ta? Tại sao lại có người muốn thách thức những
đặc tính có vẻ lợi của bột ngọt?
Câu trả lời: bột ngọt đơn giản là mọt chất độc với nhiều người mẫn cảm đối
với các tác dụng của nó. Các phản ứng của cơ thể đối với bột ngọt là từ nhẹ đến rất nặng. Quả thật
vậy, qua bài đầu tiên được đăng trên New England Journal of Medicine (Tạp
chí Y học vùng Tân Anh Cát Lợi) vào năm 1968, Bác sĩ Ho Man Kwok tường
trình các triệu chứng tương đối nhẹ như nhức đầu, da bừng bừng. Tuy nhiên,
càng về sau này các công trình nghiên cứu tích luỹ nhiều tư liệu cho thấy
bột ngọt gây ra những hậu quả tai hại hơn và kéo dài hơn như bệnh suyễn,
nhức đầu như búa bổ và các tai biến về tim đe doạ tính mạng. Các loại
triệu chứng khác thoạt nhìn có vẻ do tâm thần nhưng rà soát lại thì do
dùng bột ngọt: tính khí thất thường một cách quá đáng, dễ nóng giận, trầm
cảm, thậm chí cảm thấy mình bị thù ghét.
Nhiều ca bệnh trầm trọng vì bột ngọt đã được các bác sĩ đúc kết thành tài
liệu và ngày càng có nhiều bài xuất hiện trong y văn mà các chuyên gia có
thể dùng để nghiên cứu, tham khảo. Tuy nhiên đại đa số những người bị mẫn
cảm đối với bột ngọt lại không biết rằng những khổ sở khó khăn trong đời
của mình rất có thể là do bột ngọt gây ra: họ đi khám bác sĩ mà vẫn không
thấy khỏi, bác sĩ không sao giải thích được những lời than vãn của thân
chủ nổi giận dữ và buồn bực do bột ngọt gây ra, thậm chí dẫn tới nguy cơ
tự vẫn nếu không tìm ra được nguyên nhân do đâu mà có những rối loạn tâm
thần như vậy. Một công trình nghiên cứu qua bản trả lời những câu hỏi đặt ra (được công
bố vào tháng 4 năm 1977) cho thấy rất đông mẫu chọn do Tiến sĩ Liane Reif
– Lenrer cho thấy có 30% người lớn và có từ 10 đến 20% trẻ em có phản ứng
đối với thức ăn có chứa bột ngọt. Như vậy có nghĩa là hiện nay có hàng
triệu sinh mạng đang bị đe doạ vì bột ngọt.
Bột ngọt được tìm thấy hầu hết trong các thức ăn liền trên quy mô cả nước.
Những loại thức ăn liền này lại được trẻ em và thanh thiếu niên rất ưa
chuộng, có thể trở thành “chất độc màu xanh” - một cụm từ mà các nhà
nghiên cứu thuộc Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia dùng để giải thích cho
nguyên nhân gia tăng hội chứng trầm cảm trong số trẻ em và lứa tuổi niên
thiếu. Những triệu chứng về thể chất và phong thái của trẻ em – như những
cơn động kinh và mất khả năng tự chủ được định bệnh và chữa khỏi khi chúng
được xem như là phản ứng đối với bột ngọt.
Vào cuối thập niên 60, bột ngọt bị loại bỏ khỏi thức ăn cho trẻ con. TS
Jean Mayer, một nhà khoa học thực phẩm hàng đầu thuộc Viện Đại học Harvard
đã tuyên bố trong buổi họp phụ nữ tại Câu lạc bộ báo chí Quốc gia rằng:
“Dù có cảm thấy hơi áy náy vì chưa có đủ bằng chứng nhưng tôi vẫn mong
loại bỏ hẳn cái thứ trời đánh này (bột ngọt) ra khỏi thức ăn trẻ con”.
Ngay tức khắc các nhà sản xuất thực phẩm Gerber Heinz và Beechnut tuyên bố
không dùng bột ngọt trong việc chế biến thức ăn cho trẻ con nữa. Thế nhưng
các cháu vẫn dùng bột ngọt qua các món ăn thường được gia đình nấu nướng.
Các sự kiện khoa học thu thập được từ các ca bệnh cần được quảng đại quần
chúng quan tâm, chú y. Riêng ở Mỹ có ít ra là 20 triệu người và trên thế
giới có ít ra là 100 triệu người có phản ứng đối với bột ngọt. Điều này có
nghĩa rằng trong khi có người dùng bột ngọt mà không bị tác hại thì nhiều
người lại bị thương tổn về mặt thể chất và tâm thần khi dùng bột ngọt làm
gia vị mà không hề hay biết rằng đối với họ, bột ngọt có những tác động
của một loại thuốc mạnh. Cuốn sách “Dở - hội chứng bột ngọt” là câu chuyện
về những tác động tai hịa của bột ngọt đối với sức khoẻ và sự an lành của
họ. Sách trình bày chi tiết những công trình của các nhà khoa học hiến
trọn đời mình để khuyến cáo đừng dùng bột ngọt nữa. Cuốn sách còn đề cập
đến một nền kinh tế liên hệ phụ thuộc vào việc sản xuất và tiêu thụ bột
ngọt, và các nhà tâm lý học, các bác sĩ, các bệnh viện, trường học và luật
sư liên hệ với nhau như thế nào trong vấn đề này do tác động sâu rộng của
bột ngọt. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cũng như trên hiện trường đều cho
thấy một hình ảnh bất biến: 30% dân số có những triệu chứng khó chịu khi
dùng bột ngọt theo liều lượng như được dùng để nêm nếm thức ăn. Những dữ
kiện lâm sàng cho thấy rằng đối với một số người những triệu chứng không
thuộc loại nhẹ hay chóng qua mà thuộc loại nặng và nguy hiểm, và rất có
thể - dù không phải khi nào cũng vậy - dẫn đến những chứng bệnh mãn tính
hoặc gây thương tổn vĩnh viễn. Ngày cnàg có nhiều người bị nguy hại do
việc sử dụng bột ngọt ngày càng tăng. Hiện tượng không chịu được bột ngọt
không phải là phản ứng quá mẫn cảm – nhưng đúng là một tác động do thuốc.
Một liều đủ cao có khả năng gây bệnh cho bất cứ ai, và có nhiều người hơn
nữa đang tiến dần tới cái liều nguy hại đó – nghĩa là khi có đủ lượng thì
triệu chứng bệnh lộ ra – do tiêu thụ bột ngọt. Hội chứng bột ngọt không
còn là thứ phản ứng khó tiêu của cơ thể đối với các món ăn Tàu.
Những ai có phản ứng với bột ngọt, trước hết phải nhận ra cho rõ các phản
ứng đó của mình, và rồi học cách ăn không có bột ngọt.
Những ai không chịu được bột ngọt mà có những phản ứng mạnh mẽ thường phải
chịu khổ sở liên miên với các triệu chứng tâm lý và sinh lý. Biết né tránh
không dùng bột ngọt có khả năng thay đổi cục diện rất tốt đẹp.
________________________
(*) Thuỷ giải protein thực vật là một trong những phương thức hoá học sản
xuất bột ngọt. Hỗn hợp này có hàm lượng bột ngọt đến 20%, được dùng rất
phổ biến trong các loại thực phẩm được chế biến.
3. Hội chứng bột ngọt – dâu
có phải chuyện đùa!
Thoạt tiên khi đọc bài của Bác sĩ Ho Man Kwok viết trên tạp chí Y học
(TCYH) miền Tân Anh Cát Lợi (New England Journal of Medicine) vào năm 1968
tường thuật phản ứng cơ thể đối với bột ngọt, nhiều người tưởng lầm chuyện
đùa mà thôi. Ông viết: “Hội chứng này thường bắt đầu sau khi dùng món ăn
đầu tiên chừng 15 đến 20 phút, kéo dài 2 tiếng đồng hô và không để lại dư
chứng gì. Những triệu chứng rõ nét nhất là cảm thấy tê tê sau gáy, và cảm
giác đó lan dần xuống hai cánh tay rồi lan xuống lưng, mệt mỏi toàn thân
và hồi hộp”. Qua thư bạn đọc gởi cho toà soạn, có độc giả yêu cầu: nếu là
người thật việc thật thì Ho Man Kwok hãy ra mặt và thú nhận là ông đã đùa
dai. Thế nhưng không những Bác sĩ Ho Man Kwok là con người bằng xương bằng
thịt mà triệu chứng bệnh của ông cũng rất cụ thể và rõ ràng.
Vào năm 1969, Bác sĩ Herbert Schaumberg thuộc Đại học Y Albert Einstein
bắt đầu một cuộc nghiên cứu khoa học tỉ mỉ về hậu quả của bột ngọt, và ông
viết: “dù muốn làm bớt đi nỗi lo sợ khủng khiếp và ngăn chặn việc làm cho
các chủ tiệm ăn của người Hoa khỏi bị sụp đổ, chúng tôi buộc phải trưng ra
những điều cần thông bào về nguồn gốc của bệnh, tâm lý bệnh học và dược lý
học lâm sàng về hội chứng do dùng món ăn của người Hoa (đúng là những món
ăn nêm bột ngọt). Và Bác sĩ Schaumberg cám ơn vô số nạn nhân đã gọi điện thoại cho ông vào
những lúc khuya khoắt để tường thuật trường hợp lâm bệnh của mình.
Vào ngày mùng 1 tháng 8 năm 1969, Franz Ingel finger, Tổng biên tập của
TCYH viết: “Dù được đặt tên gì cho hay nhất đi nữa thì phản ứng với bệnh
nhân Kwok được miêu tả trong số báo ra ngày 16 tháng 5 của chúng tôi đã
vén bức màn che khuất biết bao nạn nhân chịu khổ đau thầm lặng. Rõ ràng là
rất nhiều người phải ngồi chịu đựng dằn vặt mà không dám hé môi, mỗi nạn
nhân đều nghĩ chỉ có mình là bị đoạ đày chớ không bao giờ nghĩ rằng chính
người bạn cùng mâm ra vẻ hồ hởi thưởng thức món súp yến sào cũng là người
“đồng hội đồng thuyền” đang ngắc ngoải. Ngay cả vợ chống cũng muốn tránh
cho nhau cái nghịch cảnh này”. Thế nhưng thật là nực cười biết bao? Sau khi Bác sĩ Herberg Schaumberg và
các cộng sự của ông điều tra kỹ hơn, họ đã nhận ra các triệu chứng do dùng
bột ngọt như nóng bỏng, mặt nặng, đau ngực và nhức đầu. Họ khám phá ra
rằng một chén súp (khoảng 20ml) cũng đủ làm cho những người nhạy cảm với
bột ngọt có những triệu chứng bệnh đó rồi.
Khi 56 người bình thường có tuổi từ 21 đến 67 được thử nghiệm (30 đàn ông;
26 đàn bà), thì 55 người đều có triệu chứng của hội chứng bột ngọt xuất
hiện ngoại trừ một người. Nhưng người này có triệu chứng khi có được tiêm
bột ngọt vào tĩnh mạch. Công trình nghiên cứu của Schaumberg phát hiện, một triệu chứng nặng là
tức ngực lan khắp và có khi còn lan tới cánh tay hay cổ nữa. Cái cảm giác
đáng ngại này đã khiến cho một người trong nhóm là một bác sĩ phải làm
điện tâm đồ vì nghĩ rằng triệu chứng này là do cơn đau tim.
Qua bài viết đăng trong tạp chí Science (tạp chí khoa học) - tạp chí chính
thức của Hàn lâm viện khoa học Hoa Kỳ - vào năm 1969, Bác sĩ Schaumberg
trịnh trọng kết luận “bột ngọt gây ra các tác động bất lợi dù với lượng
vẫn được nêm nếm các thức ăn thường dùng”.
Tám năm sau, Tiến sĩ Liane Reif-Lehrer, một nhà nghiên cứu thành danh
trường Y thuộc Viện Đại học Harvard, thực hiện một cuộc thăm dò và nghiên
cứu phản ứng đối với bột ngọt. Trong số 1529 người trả lời một loạt các
câu hỏi thì 30% cho biết có những triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, đau
bụng, mờ mắt, mệt mỏi, hụt hơi và sức yếu (Federtation Proceeding, tháng
4/1977). Trong nghiên cứu của Tiến sĩ Reif-Lehrer thì triệu chứng phổ biến nhất là
nhức đầu và có cảm giác mặt căng. Một số đáng kể còn có triệu chứng chóng
mặt, tiêu chảy, buồn nôn và bụng đau thắt. Có 50 người có triệu chứng về
mắt: từ cảm giác nóng ở mắt và mờ mắt tới thấy có ánh sáng và thấy nhiều
màu sắc khác nhau. Nhiều người có những phản ứng tình cảm: từ ủ dột, mất
ngủ đến “cảm giác” căng thẳng. Tiến sĩ Reif-Lehrer còn thăm dò cả lứa tuổi
học trò: 317 học sinh từ lớp 2 đến lớp 6 thuộc các thành phố và thị trấn
khác nhau. Sau khi ăn các thức ăn khác nhau, các cháu được yêu cầu miêu tả
cảm giác của mình. 19% trẻ con có phản ứng bất lợi với bột ngọt, mà phổ
biến nhất là đau bụng và buồn nôn. Trong khi hầu hết những người tham gia
cho biết triệu chứng trên chỉ kéo dài trong 3-4 giờ thì 10% cho biết chúng
kéo dài nhiều hơn. Tiến sĩ Arthur Colman, một thầy thuốc về tâm thần đáng kính ở San
Francisco, bắt đầu thu nhập dữ kiện sau khi phát hiện hai ca đầy kịch tính
do phản ứng của người bệnh chống lại bột ngọt. Một trường hợp đặc thù là
Noah, do bản thân người cha – cũng là một bác sĩ – tường thuật: “Noah lên
9. Khi chúng tôi nhận ra rằng mõi lần cháu ăn những loại thức ăn thuộc
nhóm “ăn liền” thì cháu bị nhức đầu và đau bụng. Cháu gặp khó khăn trong
việc nín đi tiểu, đi tiêu. Có khi cháu đi ra quần. Với cậu bé lên 9 mà còn
đái ra quần thì còn thể thống gì nữa. Cháu còn có những hoạt động quá mức,
thậm chí quá quắt trong phong cách cư xử mà không rõ nguyên nhân nào khiêu
phát ra nữa”. “Vị bác sĩ khoa nhi trị cho cháu cũng chịu thua. Thường Noah là cậu bé dễ
thương, dịu dàng, thông minh và đầy thiện cảm. Nhưng những lúc thay đổi
tính khí thì cháu dễ hờn giận, lầm bầm, la hét và không còn biết phải trái
gì nữa. Nhà trường cũng thấy rõ những thay đổi của cháu và chúng tôi có
trao đổi với thầy, cô giáo: họ đều bảo cháu là một học sinh thường thì rất
là hoạt bát và thân thiện, nhưng có những lúc cháu thay đổi đến mức tưởng
như cháu là con người khác hẳn. Chúng tôi vô cùng lúng túng. Chưng tiêu
chảy và không nín đi tiêu được của cháu có tác động khủng khiếp lên nhân
cách của cháu, bởi cháu không còn vui đùa cùng bạn bè đồng trang lứa nữa.
Cháu bắt đầu được một bác sĩ tâm thần chạy chữa vì bác sĩ khoa nhi không
sao tìm được nguyên nhân gây ra tính cách kỳ cục của cháu.
“Chúng tôi nhận ra rằng những triệu chứng của cháu trầm trọng thêm sau khi
dùng món gà rán hiệu Kentucky, cuối cùng phát hiện ra rằng trong món gà
rán hiệu này, bọt ngọt được nêm rất nhiều để làm gia vị theo lối “bí
truyền”. Họ còn nêm vào bột pha với trứng để làm áo gà lúc rán. Suốt hai
tuần lễ sau, chúng tôi giữ không cho cháu đụng vào bất cứ thức ăn nào có
nêm bột ngọt. Những triệu chứng bệnh của cháu mất đi như có phép lạ và
cháu kiểm soát được việc đi tiểu, đi tiêu rất đàng hoàng.
“Một hôm gia đình cháu đi nhà hàng dùng món ăn của người Hoa. Noah ăn một
to Hoàng thánh, chỉ năm phút sau cháu bị nặng mặt và sau đó bị đau thắt
bụng phải chạy vội vào nhà vệ sinh. Suốt tuần lễ sau đó tất cả các triệu
chứng cũ trở lại hết. Chúng tôi có cảm nhận rằng nguyên nhân gây bệnh của
cháu là bột ngọt cho nên chúng tôi rất thận trọng trong việc ăn uống của
cháu. “Chúng tôi không kể cho vị bác sĩ tâm thần về phát hiện của mình mà vẫn để
cho cháu được điều trị tiếp. Lúc gặp chúng tôi vào dịp khám cho cháu vào
tháng sau, vị bác sĩ ấy hỏi chúng tôi đã làm gì mà nay cháu Noah trở thành
một con người khác hẳn. Bác sĩ đề nghị ngưng điều trị nếu tình trạng tiếp
tục được cải thiện như vậy. Khi gặp các thầy cô giáo của cháu, các thầy cô
cũng đều nhận thấy nay cháu có sự thay đổi nhân cách vừa thuần hậu vừa ổn
định. “Nay thì tánh khí của cháu tự nhiên hơn và không còn cảm thấy bị bức bách
nữa. Không có lời nào tả nổi sự vui sướng của chúng tôi - kể từ ngày gia
đình không cháu Noah đụng tới thức ăn có bột ngọt nữa”.
Giá mà các triệu chứng nhẹ hơn hoặc không có những tác dụng lâu dài hay
nguy hiểm, ta có thể dễ dàng bỏ qua cho bột ngọt. Nhưng phản ứng của Noah
đối với bột ngọt lại trầm trọng cho mạng sống của cháu - về mặt thể xác
cũng như xã hội. Tuy nhiên, còn có những trường hợp nặng hơn vậy, làm cho
nạn nhân của bột ngọt lâm vào cảnh thập tử nhất sinh.
4. Phản ứng của mì chính
đối với cơ thể.
Vào những năm mở cửa, mì chính ồ ạt tràn vào nước ta. Thứ gia vị “quý như
vàng” của thời bao cấp trở nên quá thông dụng đến thành lạm dung, đến mức
mà quãng năm 1991 – 1992 nhiều phương tiện thông tin đại chúng phải lên
tiếng uốn nắn khi nhiều bà mẹ bán thịt, bán trứng gà mua mì chính quấy bột
cho con. Đài báo ngày ấy chỉ nói rằng: mì chính cũng giống đường hóa học,
ăn chỉ ngọt miệng dù không bổ dưỡng nhưng dễ ăn, không độc hại! Không sao.
Vậy nhiều năm nay chúng ta cứ “vô tư” dùng mì chính văng mạng, thành thói
quen. Nồi canh rau, xoong thịt kho, đĩa xào, bát nước rau, thậm chí bát
nước mắm chấm thường được nêm cỡ 1 thìa cà phê mì chính.
Mới đây một công trình khảo nghiệm khoa học của nhà nghiên cứu người Mỹ
gốc Hàn Quốc Hwo Woong Zhong đăng trên tờ tạp chí Khoa học Mỹ số 7 – 1996
(Science No 7) với tên: “Hội chứng món ăn tài” (Chira Distres Symtoms) đã
công bố những tác hại của việc dùng mì chính: Nếu dùng quá sẽ gây những
tác hại cho các nơron thần kinh duy trì trí nhớ. Mặc dù muối Natri gốc
Axít glutamic có tác dụng làm giảm lượng Amoniắc trong hệ tuần hoàn não
nên phần nào có tác dụng làm giảm đau đầu (một thời có người đã chữa chứng
đau đầu bằng... ăn nhiều mì chính). Nhưng sau đó, chính nó lại hạn chế khả
năng trao đổi chất của các tế bào thần kinh, gây nên lão hoá. Đó chíh là
nguyên nhân làm suy giảm trí nhớ.
Từ công trình nghiên cứu khoa học trên đây, ngày nay, tổ chức WHO (Tổ chức
vì sức khoẻ của thế giới) và tổ chức Nông lương thế giới FAO đã khuyến
nghị: Không nên dùng mì chính trong chế biến cho trẻ em dưới 6 tuổi. Cũng
tác giả bài báo này đã thống kê và chỉ ra rằng: Châu Âu và các nước phát
triển hầu như không ăn mì chính. Các nước sản xuất nhiều mì chính chỉ
đem....xuất khẩu (Mỹ tiêu thụ nội địa 0,7%; Pháp 0,9%; Braxin 1%). Ngay
nước Nhật, nước phát minh ra mì chính cũng chỉ làm ra để bán chứ tiêu thụ
nội địa có 1,5% lượng mì chính làm ra. Một số trắc nghiệm của các nhà hoá
thực phẩm Anh - Mỹ còn chỉ ra rằng: Ăn nhiều mì chính trong thức ăn một
lần có thể gây triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, ngứa dị ứng toàn thân hoặc
từng phần; đặc biệt là phản ứng tăng nhanh nhịp tim... rất nguy hiểm cho
người cao huyết áp. Từ vài chục năm nay, mì chính, bột canh luôn là bạn đường thuỷ chung của
các món ăn, nhà bếp Việt Nam. Bất kỳ món ăn nào của ta hiện nay cũng đều
được nêm cỡ 1 thìa cà phê mì chính. Các món ăn hướng dẫn trên ti vi, trên
báo, không món nào nêm dưới 2 thìa cà phê thứ muối a xít này. Ngay mì tôm,
thứ đồ ăn rẻ tiền, dẫn dã cũng có tới 4 gr mì chính 1 gói. Chả thế mà hiện
nay, hai nhà máy chuyên sản xuất mì chính ở Việt Trì và Vedan ở Đồng Nai
và nhiều nhà máy bột canh ở Hà Nội, Sài Gòn cũng chưa cung cấp đủ nhu cầu
nội địa. Hàng năm ta vẫn phải nhập mì chính từ Nhật, Đài Loan, Nam Triều
Tiên, Braxin với rất nhiều tên thương phẩm như Ajinomoto, Aone...và cả mì
chính Tàu nữa mới đủ cho nhu cầu thị trường. Thử làm một tính nhẩm nhỏ:
trung bình một gia đinh 4 người 1 ngày dùng bình thường cỡ 7 thì cà phê
cho các món ăn của 3 bữa, ước tính bình quân 4gr/thìa, tức là, bình thường
1 người dùng 7 gam: đã vượt quá giới hạn cho phép đến 15-20%. Nếu hiện
tượng này không nhanh được uốn nắn liệu mai đây cái gì sẽ xảy ra?
Đặc biệt là các cửa hàng, nhà hàng lại càng lạm dụng mì chính để hấp dẫn
khách, nhất là các cửa hàng phở, bún, miến... Ngày xưa để bán được phở,
bún trong các nồi nước dùng phải có thật nhiều xương và tôm nõn ninh lấy
vị ngọt. Ngày ấy phở, bún không mọc như nấm như ngày này. Ngày nay vô tình
chúng ta đang tự đầu độc hoặc bị đầu độc bằng chất độc ngọt ngào: Mì
chính. Đã đến lúc các nhà khoa học, các phương tiện thông tin đại chúng cần vào
cuộc tuyên truyền, uốn nắn một thói quen có hại của việc lạm dụng mì chính
trong chế biến thực phẩm. Đừng để đến lúc các tác hại của hội chứng lạm
dụng mì chính phát tác thì sẽ là quá muộn.
5.Phương cách loại bỏ
mì chính.
Những năm qua chúng tôi đã đọc được lời cảnh báo về MGS (mì chính, hay bột
ngọt): đầu tiên là từ các sách hướng dẫn phòng và trị bệnh bằng phương
pháp thực dưỡng Ohsawa, mãi sau này là từ các sách báo như tạp chí “Thuốc
và sức khoẻ”...Kể từ đó trong gia đình tôi “bỏ mì chính” một cách từ từ.
Chúng tôi đã ăn chay trường tức là bỏ cá, thịt, trứng, rượu bia được hai
năm rồi sau đó mới bỏ được mì chính, bỏ mì chính rất khó vì người thường
không rõ tác hại ngay lập tức của nó. Bỏ nó khónhư bỏ thuốc lá, có lẽ còn
khó hơn nữa vì người ta dễ cho rằng mì chính cũng là thức ăn chay. Trước
đây có thời nó được quảng cáo dùng để trị bệnh “nhức đầu” và suy nhược
thần kinhh và làm dễ nuốt cơm. Kỳ thực ăn mì chính rất có hại cho cơ thể vì nó đánh lừa cảm giác. Khi cơ
thể co s cảm giác chán ăn đó là do mỏi mệt hoặc đầy ứ chất độc cần được
nghỉ ngơi bằng phép tiết thực hoặc thải bỏ chất độc ra ngoài thì người ta
hay dùng lý trí và cảm tính lệch lạc để nhồi nhét những thức ăn đã được
cho nhiều mì chính hơn để dễ nuốt!
Thực ra người ta cần có trực giác phát triển để cảm nhận chính xác về cơ
thể, để ứng xử với “nó” cho phải. Nhưng phần đông dân chúng thay vì để cho
cơ thể nghỉ ngơi một chút khi có cảm giác chán ăn (điều này giống như
đènhiệu đỏ báo tạm dừng xe cộ) thì thay vào đó người ta chế ra đủ thứ món
ăn ngon vật lạ, đặc sản....với cách nấu ăn cực kỳ phức tạp để đáp ứng một
mục đích “dễ nuốt” mà bất cần xem cơ thể có thực sự cần những thức ăn đó
hay không? Nếu người ta biết gốc của Đạo là Tự nhiên thì người ta dễ dàng
nhận thức ngay được mì chính là một thứ hoá chất nhân tạo chế biến theo
phương pháp hoá học phản tự nhiên hết sức.
Tôi có một anh bạn Việt kiều ở Mỹ về, da anh bóng lưỡng hông hào béo tốt
khoẻ, được biết anh ăn chay rất kỹ, anh không dùng trứng và đặc biệt anh
không dùng mì chính, anh nói anh chỉ cần ăn chút thức ăn có mì chính là
cái cổ anh nó rát liền, anh có cơ thể mẫn cảm. Tôi hỏi anh bí quyết để có
làn da đẹp – anh bảo do anh biết kỹ thuật thở và thiền định. Tôi chợt giật
mình vì thấy cách đây 5, 7 năm về trước mỗi bát phở người ta có cho chút
mì chính (do trước đây mì chính phân phối và đắt đỏ), nay người ta cho gấp
2-3 lần. Không biết có phải do quảng cáo về mì chính trên các phương tiện
thông tin đại chúng mà ra hay không?
Một người bạn nhắc tôi: Cứ để ý cái thìa họ thường xuyên múc mì chính mà
xem! Nếu là thìa nhôm - loại thìa xúc bột trẻ con – thì thấy ngay nó gỉ
két lại. Sở dĩ có hiện tượng dó vì thực chất mì chính là một loại có gốc
axít (MSG Mono Sudium Glutamate).
Mỗi lần tôi có việc phải đi ăn cơm khách hay nhà hàng, mặc dù họ nấu chay
là trở về nhà tôi bị hỏng vị giác mất 2, 3 hôm. Sau đó vị giác tôi mới hồi
lại, ăn những thức ăn mẹ tôi nấu mới thấy ngon. Tôi đã qua kinh nghiệm này
hàng chục lần, đều cho một kết quả y như vậy. Có một người mà tôi biết có
vị giác rất tinh nhạy – đó là bà Diệu Hạnh Ngô Thành Nhân ở 390 Điện Biên
Phủ, quận Bình Thạnh TP.Hồ Chí Minh. Xem cách phán đoán về thức ăn của bà,
tôi rất lấy làm khâm phục về trực giác và vị giác của bà.
Theo sự học hiểu của chúng tôi, một người gọi là khoẻ mạnh là người đạt
được 7 tiêu chuẩn:
1.Không mệt mỏi. 2.Ngon ăn. 3.Ngủ ngon giấc. 4. Trí nhớ tốt. 5.Sắc mặt vui tươi. 6.Phán đoán và thực hành nhanh nhạy 7.Công bằng.
Trong đó “ngon ăn” là một trong những tín hiệu của cơ thể khoẻ mạnh. Theo
Ohsawa, nếu gặp bất cứ món ăn thiên nhiên nào các bạn cũng ăn một cách
nhác nhớm không ngon lành, thế là các bạn không ngon ăn; nếu các bạn gặp
một miếng bánh mì khô hẩm hoặc một nắm cơm, các bạn cũng ăn một cách ngon
lành, thế là các bạn ăn ngon, dạ dày các bạn được tốt. Ăn ngon miệng tức
là có sức khoẻ. Vậy nếu các bạn ngon ăn rồi thì các bạn còn dùng mì chính làm chi nữa? Có
phải mì chính được cho vào thức ăn để làm cho các bạn ngon ăn và ăn được
nhiều lên không? Nếu nhờ mì chính mà bạn mới thấy ngon ằn thì đúng là bạn
không còn ngon ăn nữa rồi và do vậy bạn đâu còn khoẻ mạnh. Thực sự con
người ta rất tham ăn và luẩn quẩn – Vì không ngon ăn (tức là cơ thể không
còn khoẻ mạnh, đáng lẽ phải tiết thực để lấy lại trạng thái ngon ăn) nên
sử dụng mì chính để tự mình lừa cảm giác của mình. Cứ đưa thức ăn vào làm
cho cơ thể muốn nghỉ ngơi một chút cũng không được, và cứ thế...trong vòng
lẩn quẩn. Không còn lúc nào biết ngon ăn thật và ngon ăn giả (do thức ăn
có mì chính...), kéo theo không còn biết tình trạng cơ thể mình lúc nào
khoẻ mạnh thật sự lúc nào mệt mỏi cần nghỉ ngơi... cho đến lúc bệnh lộ ra,
viêm họng, ung thư; các loại bệnh nặng lộ ra...lúc đấy bạn cũng không biết
nguyên nhân do đâu mà lại phải nhờ đến các loại bác sĩ, thầy thuốc...Con
đường của chúng tôi là con đường tự mình làm thầy của mình, tự mình làm
bác sĩ cho mình. Để kiểm chứng về tác hại của bột ngọt (mì chính) tôi đã đọc tài liệu về
tác hại của mì chính cho một người quen của tôi - một người rất hay dùng
mì chính. Bạn đó nói: Đúng, đúng toi mắc một số bệnh đúng như báo nói.
Không biết sau đó bà có chịu bỏ mì chính để đổi lấy một cơ thể lành mạnh
hơn lên không? Cách thức mà tôi bỏ thành công mì chính là: Bỏ từ từ, tìm chất ngọt từ
thiên nhiên như cà rốt, củ đậu...nhất là từ tương cổ truyền và đặc biệt là
Misô. Chúng tôi làm lấy gia vị: Muối đãi sạch, rang, giã nhỏ trộn với một
chút đường hoa mai (đường vàng) cùng với cà rốt nhỏ sao khô, tán nhỏ trộn
vào....thay bột canh trên thị trường (có trộn nhiều mì chính nội). Các bạn
có thể sáng tạo những món bột canh thiên nhiên khác. Gần đay trên thị
trường có bán một số bột canh thiên nhiên từ nấm hương...của Hồng Kông,
Đài Loan...tuy nhiên chỉ nên dùng hạn chế, ở giai đoạn “chuyển tiếp” để
sang giai đoạn không dùng bột ngọt trong bất cứ tình huống nào là tốt
nhất.
6. Lời kêu gọi
Từ tháng 7 năm 1987 cuộc họp của 15 tổ chức thuộc 5 nước: Indonesia, Nhật,
Nam Triều Tiên, Thái Lan, Mã Lai ở Bangkok đã quyết định hình thành “Tổ
chứ hành động chống Bột ngọt” đưa ra tuyên bố Bangkok kêu gọi: “Cấm dùng
bột ngọt trong thực phẩm cho trẻ em, thiếu niên và phụ nữ có thai”.
Hội nghị lần thứ 12, “Hội bảo vệ người tiêu dùng thế giới” họp ở Ma drit
(Tây Ban Nha) với 13 nước thành viên cũng lập lại một lần nữa các đề nghị
của tuyên bố Bangkok. Tổ chức hành động chống bột ngọt “No MSG please day”
(MSG: Mono Sodium Glutamate) ra đời.
Tầm lan rộng bột ngọt nguy hại hơn thuốc lá và rượu! Vì rượu và thuốc lá
chỉ có một số thanh niên và người lớn dùng có giới hạn; còn bột ngọt thì
pha trộn trong thức ăn cho mọi lứa tuổi dùng thường xuyên hàng ngày, mà
chính người dùng hoàn toàn không biết hậu quả về lâu về dài rất nguy hiểm.
Một điều khẳng định rằng: “Bột ngọt chỉ tạo ảo giác ngon miệng sự thực
không phải là chất bổ dưỡng cần thiết, mà trái lại gây hậu quả thật là vô
cúng”. Nhiều tài liệu các nước Đông Âu, Mỹ, Pháp, Nhật, Hồng Kông... đã
yêu cầu không nên sử dụng bột ngọt trong thức ăn trẻ nhỏ và khuyên người
lớn cần tránh! Nhiều cán bộ, Tiến sĩ, Dược sĩ, Bác sĩ, các nhà chuyên môn giữ nhiều chức
vụ then chốt trong ngành dinh dưỡng, Y khoa tại Việt nam đều nhất trí cao
lên tiếng cảnh báo về tầm nguy hại sức khoẻ trầm trọng lâu dài trong việc
ăn bột ngọt. Giáo sư Tiến sĩ Hà Huy Khôi (Viện trưởng Viện dinh dưỡng Việt
nam- Bộ y tế), đồng chí Lê Văn Thiệu (Tổng thư ký Hội bảo vệ tiêu chuẩn và
Người tiêu dùng Việt Nam), Tiến sĩ Dược khoa Phạm Văn Tất (Chuyên viên
Viện vệ sinh Y tế công cộng), Dược sĩ Diệu Phương (Tổng Hội Y dược học –
Hội dược học Việt Nam), Bác sĩ Nguyễn Lân Đính... và nhiều nhà nghiên cứu
khác đã ra thông báo, đăng bài khắp các báo: Tạp chí Thuốc và Sức khoẻ (sô
8-9/92 và số 18/93), Thông báo của Viện dinh dưỡng Bộ Y tế, công văn số
266/VSTP (ngày 22/9/93), Nhật báo Sài Gòn Giải Phóng (1/1193), Báo Khoa
học Phổ Thông (số 407, số 561)....
Do đó không nên chấp nhận việc sản xuất và nhập khẩu vào Việt Nam một
lượng mì chính với những con số khủng khiếp như hiện nay.
Điều đớn đau nhất là một dân tộc vừa chập chững đứng lên sau nhiều năm
chiến tranh liên miên, hiện nay bị đầu độc gây bệnh thấp khớp, đái đường,
teo não, bại não, mất trí nhớ dần dần. Thần kinh là cơ quan trung ương của
con người mà bị huỷ hoại thì cả thế hệ phải tự triệt tiêu nòi giống.
-Hết-
|