Sự khuếch tán ánh sáng

Vietsciences- Võ Thị Diệu Hằng   31/07/2004  

 

Trong  bầu khí quyển yên lặng, trong suốt, nhiệt độ không đổi, ánh sáng truyền theo đường thẳng. Tuy nhiên trên đường đi của nó vô số thành phần vô cùng nhỏ hoạt động giống như những nguồn sáng và sẽ chiếu trả lại ánh sáng tứ phía và nhất là vào mắt ta. Người ta gọi là sự khuếch tán ánh sáng.

Nếu là chân không (le vide) thì ta chỉ nhìn thấy ánh sáng khi nó tới mắt ta mà thôi, còn với bầu khí quyển nhờ chứa những phân tử khí, những hạt bụi... nên ban đêm ta có thể thấy được những chùm tia sáng của những nguồn sáng thật mạnh mặc dù chúng không chiếu thẳng vào mắt ta. 

Trích một đoạn của bài "Những đặc điểm của một kính thiên văn tốt":

Khí quyển là một chướng ngại quan trong chính yếu cho sự quan sát thên văn. Trước tiên là những turbulences atmosphériques (sự rối loạn khí quyển) làm ảnh hường lớn trong  độ chính xác  hình ảnh.  Turbulences khí quyển   là  những khối khí di chuyển. Những  khối khí  nóng thì  bay lên  và  khối khí lạnh thì xuống thấp. Những  khôi khí này có tỷ trọng không đống đều nên gây ra nhiễu xạ và làm cho ánh sáng thay đổi chiều. hình ành nhận được sẽ  mờ, có  khi có vẻ  như đang "nhảy". Chính ví  những  turbulences  này mà  những ngôi sao  có vẻ như chớp nháy và thay đổi màu. Ðể giải quyết vấn đề trên, người ta xây  những đài thiên văn  trên đỉnh  núi cao, nơi đó  không khí  loãng  hơn  và nhiệt độ tương đối không đổi do đó  ít có sự hính thành của turbulence 

Như vậy có nghĩa là kính thiên văn  đặt nơi cao độ chừng nào thì  nó  càng  tiếp nhận nhiều tia sáng hơn và  càng ít nguồn ánh sáng thứ cấp làm rối nhiễu hình ảnh. Sự ô nhiễm ánh sáng là đề tài làm bận lòng các nhà vật lý thiên văn. Hiện tượng nàu gây ra bởi sự khuếch tán ánh sáng  bởi không khí và hơi nước trong khí quyển. Ánh sáng từ những đèn đường, đèn  trong thành phố khuếch tán ra làm sáng bầu trời. Bởi vậy trong thành phố trời ban đêm ít khi tối  và  trở nên  hơi hồng  khi có nhiều mây.  Ở nhà quên  ta thấy nhiều sao hơn  ở thành phố bởi vì ở thành phố, ánh sáng thứ cấp làm sáng bầu trời và   những ngôi sao có ánh sáng yếu ớt sẽ  biến mất trong  ánh sáng  mờ thành phố.  cũng vì vậy mà những đài thiên văn được  đặt ở những nơi cao, xa thành phố. Nơi cao khí  khô hơn nên  nguồn sáng thứ cấp sẽ  khuếch tán ít hơn , sự quan sát thiên văn sẽ  hoàn hảo hơn.

 

© http://vietsciences.net   và  http://vietsciences.free.fr Võ Thị Diệu Hằng